ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ NĂm thứ 67 ngọc hoàng thưỢng đẾ BỬu cáo thiện ngộ



tải về 279.08 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích279.08 Kb.
#26970
1   2   3

ĐỊNH MỆNH ĐỒ

Vận chuyển một thế hệ như vậy là 30 năm, mỗi một nan là 2 năm gồm một năm Dương và một năm Âm.

Ví dụ: chữ NGÂN gồm 2 năm là: Giáp Tý và Ất Sửu cũng chữ NGÂN mà vận chuyển lần sau là 2 năm Giáp Ngọ và Ất Mùi, cũng đều là Kim Trường Sanh (ấn Kim) nên có khác nhưng phân biệt là Hải Trung Kim và Sa Trung Kim. Kim Vượng là Tráng Kim, Kim Mộ là Lão Kim, tương tự như vậy cho các mệnh hành khác.

Cổ đức có đặt bài thơ định mạng như vầy :

Tý, Ngọ : Ngân đăng giá bích câu,

Tuất, Thìn : yên mãn tự chung lâu,

Dần, Thân : Hán địa thiêu sài thấp

Lục Giáp chi trung bất ngoại cầu.”

Để dạy học trò nạp âm dễ nhớ, mỗi chữ đều cho ngũ hành bộ ẩn trong nên biết liền, thí dụ nạp âm chữ “địa” có bộ thổ ta biết là mệnh THỔ liền, tuỳ thế hệ trước hay sau ta có :

Con nhà Giáp Thân là Ốc Thượng Thổ

Con nhà Giáp Dần là Sa Trung Thổ.

Để phân biệt ta cũng nên thuộc lòng bài thơ sau đây để tiện dụng:

Hải Lư Lâm Lộ Kiếm



Sơn Giang Thành Lạp Dương

Tuyền Ốc Tích Tòng Trường

Sa Sơn Bình Bích Bạch

Phúc Hà Trạch Xoa Tang

Khê Sa Thiên Thạch Đại”

6 câu này đi với 6 Giáp để dễ nhớ.

Thí dụ:

Giáp Tuất : SƠN GIANG THÀNH LẠP DƯƠNG



Ta nạp âm tìm mạng là : yên mãn tự chung lâu

Nghĩa là : Hỏa, Thủy, Thổ, Kim, Mộc.

Như vậy ta có :

Giáp Tuất, Ất Hợi là : Sơn Đầu Hỏa

Bính Tý, Đinh Sửu là : Giang Hạ Thủy

Mậu Dần, Kỷ Mão là : Thành Đầu Thổ

Canh Thìn, Tân Tỵ là : Bạch Lạp Kim

Nhâm Ngọ, Quý Mùi là : Dương Liễu Mộc.

Giáp Thìn, Giáp Tuất nạp âm đủ ngũ hành, nôm na gọi là Giáp lành; các Giáp khác không đủ gọi là Giáp rách, các mạng hành chế hoá có thể may vá làm kín lại được cho nên có tích Nữ Oa luyện đá vá Trời ! Chớ như gặp Giáp Thìn, Giáp Tuất, thì đã đủ ngũ hành , Trời đã giăng, đất đã bủa, làm sao lọt lưới được nữa, nên mỗi người chúng ta tự quay về mình, xét nét gọi là hồi tâm định trí vậy :

Lưới Đất cùng giăng khắp địa cầu



Ta nên sớm biết tự hồi đầu

Ăn năn sám hối tiêu tam nghiệp

Thức tỉnh tu thân chớ vọng cầu.

Hoạ :


Thiên La ngang dọc ở trên đầu

Chằng chịt làm thêm rối khổ nhau

Vi tính, viễn thông càng nhiệt não,

Ai ai cũng khổ hãy thương nhau.

Thương nhau thiện sự hãy chung lo

Anh trước em sau chữ dặn dò

Đạo đức chớ quên, đời hỗn độn,

Rau tương dưa muối sẵn Trời cho.

Trời cho sống tạm cõi trần gian,

Tu tĩnh cho qua buổi khốn nàn;

Lập đức bồi công gìn lẽ Đạo,

Biển trần là khổ lẽ nào than, …"

Như vậy chúng ta biết mạng của mình rõ ràng không có gì thắc mắc. Ấy là Thiên Mạng phải không các bạn ? Rồi đến cung, cung này cũng vậy là Thiên Cung ấy, ta nghe lại Kinh :

“… Rảnh mình đâu đặng thảnh thơi

Thiên Cung lỡ lối chơi vơi cõi trần

Nay gặp đặng hồng ân chan rưới

Giải trái oan sạch tội tiền khiên …”

Ở trên lỡ bước rơi xuống Đất, nhập thai làm người chới với nơi biển khổ, nên khi sanh ra ta có 2 cung : Cung Sanh và Cung Phi, Cung Sanh chỉ xét 60 năm.

Theo Lạc-Thơ có 9 cung, còn gọi là Liên Hoa Cửu Cung của Diêu Trì Kim Mẫu quản lý :

Cung Sanh là cung ký, ký là gởi đấy, vì có câu “sanh ký tử qui” nghĩa là sống gởi thác về, đừng có lộn với hàng ký gởi là phiền lắm.

Trong 6 Giáp có 5 Giáp bắt đầu khởi tính Cung Sanh tại Cung Quái ban đầu của mình chỉ riêng Giáp Tý khởi từ Cung Chấn (vì Đế Xuất hồ Chấn, tế hồ Tốn, tương kiến hồ Ly mà …)

Cổ Đức có bài thơ như vầy :



“Giáp Tý tầm Lôi (Chấn), Giáp Tuất Càn”

“Giáp Thân Khôn thượng, Giáp Dần san (Cấn)”

“Giáp Ngọ Ly cung phò thượng vị”

“Giáp Thìn tòng Tốn định kỳ chân”

Ví dụ: ta áp dụng tìm Cung Sanh các tuổi con nhà Giáp Tuất.

Giáp Tuất : sanh cung Càn (6)

Ất Hợi : sanh cung Đoài (7)

Bính Tý : sanh cung Cấn (8)

Đinh Sửu : sanh cung Ly (9)

Mậu Dần : sanh cung Khảm (1)

Kỷ Mão : sanh cung Khôn (2)

Canh Thìn : sanh cung Chấn (3)

Tân Tỵ : sanh cung Tốn (4)

Nhâm Ngọ : sanh cung Tốn (5) Trung cung Ly

Quý Mùi : sanh cung Càn (6)

Giáp Tuất và Quý Mùi sanh cùng ở một cung, vì đã giáp vòng, nên Giáp Tuất tuần Thân Dậu vong.
Tương tự các Giáp khác cũng vậy, khởi cung đầu tính thuận theo số Lạc-Thơ đến hết tuổi là giáp trùng cung ban đầu.

Trong một Giáp như vậy có tuổi nhập Trung Cung ta phải trả ngược lại gọi là phá Trung Cung như sau :

Giáp Tý : tuổi Bính Dần nhập Ngũ Trung Cung trả ngược về Cung (1) Khảm.

Giáp Tuất : tuổi Nhâm Ngọ nhập Trung Cung, trả ngược về Cung (9) Ly.

Giáp Thân : tuổi Đinh Hợi nhập Ngũ Trung Cung, trả ngược về Cung (8) Cấn.

Giáp Ngọ : tuổi Kỷ Hợi nhập Trung Cung, trả ngược về Cung (8) Cấn.

Giáp Thìn : tuổi Ất Tỵ nhập Trung Cung, trả ngược về Cung (7) Đoài.

Giáp Dần : tuổi Canh Thân nhập Trung Cung, trả ngược về Cung (2) Khôn.

Chú ý :

Nên thuộc lòng câu sau đây để dễ tính Cung :



“Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung Cung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly”.

* Khởi tính thuận, tuổi nhập Trung Cung trả nghịch thứ tự cung trả 6 Giáp như sau : 1, 9, 8-8, 7, 2.



Áp dụng Cửu cung

trên bàn tay để tính

Về cung sanh thì nam hay nữ gì đều không phân biệt nghĩa là xem cùng một cung nếu cùng một tuổi, chỉ xét trong một Ngươn (60 năm) mà thôi.

Việc ăn ở của con người, sinh hoạt luôn diễn biến kế tục trên mặt Địa Cầu, nên cung còn được mở rộng và phân biệt thành Tam Ngươn Giác Thế. Cung Phi Bát Trạch được đặt ra để diễn tả sự tuần hoàn này vậy.

Nguyên tắc định Phi Cung Bát Trạch :



“Thượng Ngươn Giáp Tý nhứt Dần Cung”

“Trung Ngươn khởi Tốn, Hạ Đoài Thân”

“Thượng ngũ, Trung nhì, Hạ bát : Nữ”

“Nam nghịch, Nữ thuận, định kỳ chân”

Để định trí dễ hiểu, nguyên tắc định Phi Cung Bát Trạch rất tự nhiên, khởi đầu Giáp Tý ở Cung 1 Khảm, tuần tự đi nghịch thứ tự số Lạc-Thơ, Giáp trở lại Giáp Tý lần thứ 2 ở cung 4 tốn và Giáp trở lại lần thứ 3 ở cung 7 Đoài. Từ đấy phân biệt được Giáp Tý Thượng Ngươn, Trung Ngươn và Hạ Ngươn.

Thí dụ: Giáp Tý (1924) là Giáp TÝ Trung Ngươn

Qua năm Giáp Tý 1984 là Giáp Tý Hạ Ngươn vậy.

Cho nên, người nam sẽ lấy cung của năm tuổi mình trong chu kỳ Tam Ngươn đấy làm cung để xem gọi là Gung Phi Bát Trạch. Còn Cung Phi cho người nữ, ta chỉ cần biết Cung Phi của người nam đồng tuổi mà biến ra cho mau.

Biến ra như thế nào ? Biến ra theo qui tắc :



1 5 6 9

2 4 7 8

3 3

Tổng cộng 2 cung biến nhau phải 6 hay bằng 15.

Lưu ý : Khi thấy tuổi nào nhập Trung Cung thì phải tuỳ nam hay nữ ta có :

Nam cung Khôn

Nữ cung Cấn

Thí dụ dễ hiểu: Tìm Cung Phi Bát Trạch của tuổi Đinh-Mão, Trung Ngươn, nữ ?

Ta tìm được Đinh Mão Trung Ngươn, Nam là Cung 1 Khảm, biến tìm cho người nữ ấy là 5 Trung Cung.

Vậy ta phải biết người nữ ấy là Cung CẤN.

Phi Cung này được áp dụng trong việc day hướng nhà, hướng bếp, đường đi xem tốt xấu. v.v… Nên gọi là Cung Bát Trạch. Lại còn được để xem vợ chồng cưới gã tốt xấu nửa.

Sau khi đã lưu diễn 2 thế hệ ta định được 30 mệnh hành cho 60 tuổi.

Tập hợp các tuổi cùng một mệnh hành lại một nhà ta sẽ có 5 nhà do 5 vị Đế làm chủ, rồi tuỳ mỗi vị Đế mới khởi sự phân trực.

Ngũ Đế là :

Thanh Đế : làm chủ các mệnh Mộc

Xích Đế : làm chủ các mệnh Hỏa

Bạch Đế : làm chủ các mệnh Kim

Hắc Đế : làm chủ các mệnh Thủy

Hoàng Đế : làm chủ các mệnh Thổ.

Có tất cả 12 trực, thứ tự như sau :

Kiên, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai và Bế.

Nguyên tắc phân trực :

Trực Kiên được phân tại Mộ Địa của mệnh hành, rồi tiếp tục thuận phân theo thứ tự.

Ở chỗ này, ta nên biết qua Mộ Địa của các chỗ nào ?

Mộ địa là vị trí sao Mộ trong vòng Trường Sinh tác động lên Địa Chi. Ta phải biết :

Tý, ứng với phương Bắc : Thủy Đế Vượng

Ngọ, ứng với phương Nam : Hỏa Đế Vượng

Mão, ứng với phương Đông : Mộc Đế Vượng

Dậu, ứng với phương Tây : Kim Đế Vượng.

Từ đó, áp dụng riêng với hành THỦY ta có :



Tý: Vượng; Sửu: Suy; Dần: Bệnh; Mão: Tử; Thìn: Mộ; Tỵ: Tuyệt; Ngọ: Thai; Mùi: Dưỡng; Thân: Sanh; Dậu: Mộc Dục; Tuất: Quan Đái; Hợi: Lâm Quan.

Tương tự cho các hành khác, đặc biệt hành Thổ có cùng Mộ Địa với hành Thủy.

Ta có kết quả :

Kim Mộ Địa ở Sửu

Hỏa Mộ Địa ở Tuất

Mộc Mộ Địa ở Mùi

Thủy và Thổ Mộ Địa ở Thìn

Nên Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gọi là Tứ Mộ, nôm na dễ nhớ là “trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước rồng.”

Tý, Ngọ, Mão, Dậu là tứ Vượng.

Và Dần, Thân, Tỵ, Hợi là tứ Sanh.



Phân Trực con nhà BẠCH ĐẾ:

Phân Trực con nhà XÍCH ĐẾ:

Phân Trực con nhà HẮC ĐẾ:

Phân Trực con nhà HOÀNG ĐẾ:



Phân Trực con nhà THANH ĐẾ:

Như vậy với 12 Trực được phân chia rành rẽ, phận sự ai nấy lo, tương quan nhau, giúp đỡ nhau, khắc chế sanh hoá lẫn nhau tạo sự sống chung tốt đẹp gọi là :

Dựng đời Ngũ Đế Tam Hoàng

Muôn nhà trăm họ vững vàng thảnh thơi

Không ai thấu đáo cơ Trời

Rồi ra kích bát lắm lời dị đoan …”

Đời nay ta thường nghe nói : “Chúng ta phải kiên định lập trường. V.v… “Kiên định lập trường đâu phải dễ ! vì có kiên định được lập trường của mình thì mới có thành công được vậy. Đòi hỏi đủ ngũ Kiên, ngũ Định.

Ngũ Kiên là :

Kiên Thủy : Nhâm Thìn

Kiên Mộc : Quý Mùi

Kiên Hỏa : Giáp Tuất

Kiên Thổ : Bính Thìn

Kiên Kim : Ất Sửu

Có Kiên là Kiến được ngũ hành mới định được ngũ hành.

Định ngũ hành :

Định Thủy : Giáp Thân

Định Mộc : Kỷ Hợi

Định Hỏa : Bính Dần

Định Thổ : Mậu Thân

Định Kim : Tân Tỵ

Định được Ngũ Hành, có nghĩa là định chỗ nào là giếng nước (Giáp Thân, Tuyền Trung Thủy); chỗ nào trồng cây (Kỷ Hợi, Bình Địa Mộc); chỗ để thờ phượng Ông Bà (Bính Dần, Lư Trung Hỏa); chỗ nào tiếp khách (Mậu Thân, Đại Trạch Thổ), v.v…

Định Ngũ Hành lâu thì Ngũ Hành thành tựu chớ gì ! Nhưng thành công nào không có sự phá hoại, nên phải chấp nhận ngũ PHÁ :

Phá Thổ : Bính Tuất, Ốc Thượng Thổ

Phá Kim : Ất Mùi, Sa Trung Kim

Phá Thủy : Nhâm Tuất, Đại Hải Thủy

Phá Mộc : Quý Sửu, Tang Đố Mộc

Phá Hỏa : Giáp Thìn, Phúc Đăng Hỏa

Ngũ Phá, tác động lên ngũ Chấp gọi là Phá Chấp để đổi mới tư duy, thấy xa biết rộng, hiểu được lẽ Trời-Đất trong lòng người, thuận được nhân tâm thì ắt là thành công tốt đẹp vậy.

* TRỰC CÒN LẠI LỆ THUỘC NGŨ HÀNH NHƯ SAU :

Trực KHAI, THÀNH, BẾ thuộc KIM

Trực TRỪ, ĐỊNH thuộc MỘC

Trực THÂU, BÌNH, NGUY thuộc THỦY

Trực CHẤP, PHÁ thuộc HỎA

Trực KIÊN MÃN thuộc THỔ.

Có thơ như vầy :

Khai, Thành, Bế Kim



Trừ, Định Mộc tìm

Thâu, Bình, Nguy Thủy

Chấp, Phá Hỏa

Kiên, Mãn Thổ”

* Một ứng dụng về Trực trong việc cất nhà

Người đứng ra cất cái nhà của mình thì cây đòn dông mang Trực của tuổi mình, rồi từ đó tính tiếp các cây đòn tay, cây đòn tay cuối cùng không được khắc cây đòn dông chủ.

Thí dụ người cất nhà Trực PHÁ chẳng hạn, chọn 6 cây đòn tay mà thả.



PHÁ (Hỏa)

NGUY (Thủy)

THÀNH (Kim)

THÂU (Thủy)

KHAI (Kim)

BẾ (Kim)

KIÊN (Thổ)

BÁT QUÁI SƠN HƯỚNG

Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn

Ngũ Trung Cung thuộc Thổ Thần

Lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly

Khảm làm Nước, Ly làm Lửa

Chấn, Tốn làm Mộc

Càn, Đoài làm Kim

Cấn, Khôn làm Thổ vậy.



Định lý về 7 biến của một cung Bát Trạch

Nhứt biến thượng Sanh Khí

Nhị biến trung Giao Chiến (Ngũ Quỷ)

Tam biến hạ Phước Đức (Diên Niên)

Tứ biến trung Du Hồn (Lục Sát)

Ngũ biến thượng Tuyệt Thể (Hoạ Hại)

Lục biến trung Thiên Y

Thất biến hạ Tuyệt Mạng

Bát biến trung Qui Hồn (Phục Vị)

(Khỏi chứng minh)



Cho một thí dụ : 6, cung Càn ( )

  • Nhứt biến thượng thành cung ( ) 7 Đoài thì được Sanh Khí, nghĩa là người cung Càn lấy người cung Đoài (xem cưới vợ gả chồng) thì được Sanh Khí chẳng hạn; hay là người cung Càn cất nhà quay hướng về cung Đoài (hướng Tây) thì được Sanh Khí chẳng hạn, nghĩa là có sức sống.

  • Nhị biến trung thành cung ( ) 3 Chấn thì Giao Chiến, không tốt, dễ kình lộn : thứ hạng.

  • Tam biến hạ thành cung ( ) 2 Khôn thì được Phước Đức, Diên Niên tốt.

  • Tứ biến trung thành cung ( ) 1 Khảm là Du Hồn, Lục Sát : hung; Du Hồn nghĩa là bắt hồn phải lang thang tội nghiệp.

  • Ngũ biến thượng thành ( ) 4 Tốn là Tuyệt Thể hay Hoạ Hại cũng hung.

  • Lục biến trung thành ( ) 8 Cấn được Thiên Ythì tốt vậy.

  • Thất biến hạ thành ( ) 9 Ly là Tuyệt Mạng đại hung không nên liều mạng.

  • Bát biến trung thành ( ) 6 Càn trở lại cung của mình là Qui Hồn, hay Phục Vị cũng được.

Áp dụng định lý trên cho các cung khác còn lại ta được hệ quả như sau :

Các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn, tương quan với nhau được kiết, nếu tương quan với các cung khác thì hung. Ngược lại, các cung Khôn, Cấn, Càn, Đoài tương quan với nhau được kiết, nếu tương quan với các cung khác thì chia làm 2 phe Đông và Tây mạng.

Đông mạng : Khảm, Ly, Chấn, Tốn

Tây mạng : Khôn, Cấn, Càn, Đoài

Có thơ lưu ý rằng :

Ngũ Quỷ, Tuyệt Mạng hướng chẳng hiền



Xây dựng gia đình phải đảo điên

Vợ chồng gặp nhau ghê quá dữ

Có phước khỏi chết, ở chẳng yên”

Nói về dựng vợ gả chồng, cất nhà xem hướng thường phải dùng đến Cung Phi Bát Trạch. Còn như kết bạn làm ăn thì phải xem đến Cung Lữ Tài (bạn bè và tiền bạc). Khổ nỗi, cưới vợ gả chồng ăn ở với nhau cũng coi như bạn đời làm ăn chung, ở chung sanh con đẻ cái nên phải xem cả 2 cung Bát Trạch và Lữ Tài vậy.



* CUNG BÁT TỰ LỮ TÀI LÀ THẾ NÀO ?

Về nữ : không thay đổi, cung Bát Trạch là cung Bát Tự vậy.

Về Nam : thì từ cung Bát Trạch của mình tính thuận theo số Lạc-Thơ 6 cung, lấy cung đấy làm Bát Tự Lữ Tài.

Thí dụ :


Nam, tuổi Giáp Tuất (1934), Cung Phi Bát Trạch là 3 chấn, thuận theo Lạc-Thơ 6 cung đến cung 9 Ly. Vậy tuổi Giáp Tuất, người nam, cung Lữ Tài là Ly vậy. Còn nữ tuổi Giáp Tuất thì Bát Trạch hay Bát Tự cũng đều là 3 Chấn.

* ĐỊNH LÝ 7 BIẾN VỀ BÁT TỰ LỮ TÀI (khỏi chứng minh)

“Nhứt Khí, nhì Y, tam Thể, tứ Du

Ngũ Quỷ, lục Đức, thất Mạng, bát Quỷ”

Thí dụ dễ hiểu :

Cung Lữ Tài 6 Càn

Nhứt biến thượng thành 7 Đoài : Sanh Khí

Nhì biến trung thành 3 Chấn : Thiên Y

Tam biến hạ thành 2 Khôn : Tuyệt Thể

Tứ biến trung thành 1 Khảm : Du Hồn.

Ngũ biến thượng thành 4 Tốn : Ngủ Quỷ, Giao Chiến

Lục biến trung thành 8 Cấn : Phước Đức.
Thất biến hạ thành 9 Ly : Tuyệt Mạng .

Bát biến trung thành 6 Càn : Qui Hồn.

Lưu ý : Cung Lữ Tài so với cung Lữ Tài

Cung Bát Trạch so với cung Bát Trạch

2 cung đều tốt thì quá tốt, 2 cung đều hung thì chừa vậy ! Tuy nhiên đời có tốt có xấu nên thường được cung này mất cung kia, châm chế tu sửa lẫn nhau cũng thành cũng nên.

Đến đây ta tự tìm hiểu mỗi người chúng ta, bị đặt để một bổn mạng, phân cho một Trực, ở một Cung.

Thí dụ : Tuổi Ất Mùi

Mệnh Sa Trung Kim (con nhà Bạch Đế)

Trực Phá

Sanh cung Khảm

Nam phi Cung Ly, Lữ Tài : Càn

Nữ phi Cung Càn, Lữ Tài : Càn.

Biết như vậy cũng lý thú, Cổ Đức trù liệu trong Cửu Cung nhơn sự, ăn ở mỗi người để tự biết mình thuận mạng, hạp với lẽ Trời Đất rất đáng kính trọng vậy thay.!

* * *


Chúng ta tạm kết thúc phần tìm hiểu ở đây vậy./.

Thiện Ngộ

Thánh Đường Tuy Hòa, năm Giáp Tuất (1994)



tải về 279.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương