UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 46.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích46.15 Kb.
#28357


QUỐC HỘI KHÓA XIII

UỶ BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 1127/BC-UBQPAN13

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2013



BÁO CÁO

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam


Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội

Thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 2013, dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là dự án Luật) được Quốc hội khoá XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2014). Ngày 27/8/2013, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (TTUBQPAN) đã tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật theo Tờ trình số 302/TTr-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ. Tham dự phiên họp có đại diện Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Đối ngoại, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, thông tin và du lịch, Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

TTUBQPAN xin trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật này như sau:



I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1. Về sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

TTUBQPAN nhất trí về sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về chính trị - pháp lý, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là khi nước ta đang tích cực chủ động hội nhập quốc tế. Theo đó, dự án Luật được xây dựng phải thể hiện rõ và đầy đủ nguyên tắc chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế, kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế, mở rộng đối ngoại với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thể chế hiện hành(1). Những quy định trong Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn qua thực hiện đã ổn định, có hiệu quả, được thực tiễn kiểm nghiệm cần được luật hóa nhằm giảm bớt văn bản hướng dẫn, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện.



2. Về sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; tính khả thi của dự án Luật

TTUBQPAN thấy rằng, nội dung dự án Luật phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại. Quy định của dự án Luật nhìn chung có tính khả thi cao, vì được xây dựng trên cơ sở kế thừa, bổ sung Pháp lệnh hiện hành và cơ bản thống nhất với quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần tiếp cận những vấn đề mới có liên quan đến việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 để bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế.



3. Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật

TTUBQPAN nhất trí với tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật như Chính phủ trình.

Tuy nhiên, có ý kiến tham dự thẩm tra đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Theo đó, cần đổi tên Luật là “Luật Xuất, nhập cảnh”. Về vấn đề này, TTUBQPAN thấy rằng, tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật do Chính phủ trình là phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước đang đặt ra trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa. Vấn đề xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trong trong thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp là một thực tế(1), nhưng cần phải được tổng kết toàn diện để có sở đề xuất xây dựng luật hoặc pháp lệnh điều chỉnh vấn đề này.

4. Về hồ sơ dự thảo Luật

TTUBQPAN nhận thấy, dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, tuân thủ quy trình và yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để UBTVQH xem xét trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013).



II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO LUẬT

1. Về nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Điều 3)

TTUBQPAN cho rằng nguyên tắc là những quy định cơ bản, ổn định có tính chuẩn mực cho cả chủ thể tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, theo đó, đề nghị thể hiện lại nội dung mang tính chất điều kiện tại các khoản 2, 3, 4 Điều 3 cho phù hợp với tên Điều là “Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”; bổ sung nguyên tắc: “Giữ vững chủ quyền quốc gia và bình đẳng trong quan hệ quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội”.



2. Về thị thực (Chương II)

TTUBQPAN cơ bản nhất trí với quy định tại các điều của Chương II dự thảo Chính phủ trình, nhưng có một số đề nghị cụ thể như sau:



- Về giá trị của thị thực, ký hiệu thị thực và điều kiện cấp thị thực (Điều 7, Điều 8 và Điều 11)

+ Đối với khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật, cần quy định cụ thể ngay những trường hợp đặc biệt được chuyển đổi mục đích thị thực (hoặc trong dự thảo nghị định kèm theo) để bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch trong chính sách, pháp luật, tạo thuận lợi cho người nước ngoài thực hiện và chặt chẽ trong công tác quản lý.

+ Đối với Điều 8 của dự thảo Luật, đề nghị rút gọn số lượng các loại ký hiệu thị thực đối với người nhập cảnh Việt Nam với mục đích ngoại giao và công vụ, vì thực tế cho thấy không có vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý đối tượng này khi nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú tại Việt Nam. Mặt khác, nếu phân biệt ký hiệu thị thực theo cả “cơ quan mời” có thể còn gây khó khăn cho người nước ngoài vào làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Tham khảo quy định của pháp luật một số nước (Mỹ, Trung Quốc), số lượng ký hiệu thị thực ngoại giao, công vụ thường không nhiều, trong khi số lượng ký hiệu thị thực phổ thông rất chi tiết, có sự phân biệt cao để công tác quản lý được tập trung, hướng vào đối tượng dễ làm phát sinh những vấn đề phức tạp(2).

+ Đối với Điều 11 của dự thảo Luật quy định về “Điều kiện cấp thị thực”, đề nghị nghiên cứu, cân nhắc quy định chặt chẽ, cụ thể hơn điều kiện kèm theo để được cấp thị thực thuộc nhóm dễ phát sinh những vấn đề phức tạp như : du lịch, lao động, những người được cấp thị thực ký hiệu D theo Pháp lệnh hiện hành có thể thông qua việc chứng minh về tài chính, vé máy bay khứ hồi…(3).



- Cấp thị thực ở nước ngoài (Điều 12)

Có ý kiến cho rằng, sự phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trong việc xét duyệt nhân sự để cấp thị thực ở nước ngoài như hiện nay còn mất nhiều thời gian, gây phiền hà cho người nước ngoài. Ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định mở sao cho khi đủ điều kiện và xét thấy cần thiết, nước ta có thể tham gia cơ chế thị thực chung (hiện nay Thái Lan và CPC đã tham gia cơ chế thị thực chung viết tắt là ACMECS), khi đó cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra mời không phải của Việt Nam mà có thể là từ một nước khác trong khối ASEAN.

Về xét duyệt nhân sự, TTUBQPAN cho rằng, trong tình hình hiện nay, quy định của dự thảo Luật về xét duyệt nhân sự trước khi quyết định cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam là cần thiết và phù hợp, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải tiến trình tự và cách thức phối hợp giữa hai bộ trong xét duyệt nhân sự là cơ chế vận hành nội bộ, đề nghị Chính phủ cần có quy chế bảo đảm thực hiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

3. Về việc cư trú của của người nước ngoài (Chương V)

- TTUBQPAN cơ bản tán thành các quy định tại Chương V. Tuy nhiên, đây là vấn đề thực tế đang có nhiều hạn chế, bất cập, để bảo đảm hiệu quả cao trong quản lý nhà nước, đề nghị nghiên cứu, xem xét các quy định có liên quan trong Nghị định 21/2001/NĐ-CP đã và đang được thực hiện ổn định, có hiệu quả để đưa vào dự án Luật như các quy định về đăng ký, khai báo tạm trú, thường trú; cấp thẻ tạm trú, cấp thẻ thường trú ...; điều kiện đi lại, tạm trú, thường trú của người nước ngoài tại khu vực biên giới, khu công nghiệp, khu chế xuất; các hoạt động của tổ chức NGO; việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trong trường hợp cần thiết để xử lý những công việc khẩn cấp; quản lý người nước ngoài bị trục xuất trong thời gian chờ giải quyết thủ tục trục xuất…, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về Điều 27 dự án Luật quy định về “thời hạn thẻ tạm trú”, TTUBQPAN đề nghị quy định cần bảo đảm tính thống nhất về thời hạn của thị thực và thẻ tạm trú, nhất là đối với những trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích làm việc, học tập, hợp tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan, tổ chức có liên quan và cho người nước ngoài.

4. Về quyền, trách nhiệm của của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam (Chương VI)

- Về Điều 31 dự thảo Luật quy định về Các trường hợp được xét cho thường trú”, TTUBQPAN đề nghị cân nhắc bổ sung đối tượng người nước ngoài là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các trường Việt Nam, các nhà khoa học, chuyên gia giỏi đang sống và làm việc tại Việt Nam mà Việt Nam cần tranh thủ để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

- Về Điều 36 dự thảo Luật quy định về “Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài”, TTUBQPAN thấy rằng, để thể hiện rõ chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tạo niềm tin và điều kiện thuận lợi thu hút người nước ngoài yên tâm đến Việt Nam, đề nghị bổ sung quy định thể hiện rõ chính sách bảo hộ của Nhà nước ta đối với tính mạng và tài sản hợp pháp của người nước ngoài trong thời gian cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời, quy định rõ người nước ngoài phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra (kể cả trách nhiệm về chi phí phát sinh do lỗi của họ), bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Chương VII)

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương : TTUBQPAN cơ bản nhất trí với quy định tại các điều của Chương, nhưng đề nghị bổ sung trách nhiệm của một số bộ có liên quan nhiều đến lĩnh vực này như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế. Bổ sung trách nhiệm của Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, biên chế của cơ quan xuất nhập cảnh; công bố công khai, minh bạch địa chỉ, quy chế làm việc của cơ quan xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho người nước ngoài khi có nhu cầu tiếp xúc, làm việc với cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam, đồng thời giúp cho hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng được thuận lợi.

- Đối với chính quyền địa phương (Điều 43 dự án Luật) : Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò, vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nhưng Pháp lệnh hiện hành chỉ xác định trách nhiệm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nên việc quản lý đối với người nước ngoài ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn và đây là khâu yếu nhất hiện nay. Khắc phục hạn chế này, dự án Luật đã quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nhưng còn chung chung, khó bảo đảm tính khả thi và hiệu quả. Vì vậy, TTUBQPAN đề nghị cần quy định cụ thể hơn, đặc biệt là về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cấp xã, nơi trực tiếp quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại địa phương.

6. Về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

TTUBQPAN cơ bản nhất trí với quy định của dự án Luật, nhưng đề nghị bổ sung cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan; bổ sung một số quy định về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu; xây dựng đồng bộ hệ thống mạng máy tính và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất và chính xác để quản lý dữ liệu, thông tin nhằm đảm bảo kịp thời, chặt chẽ và thông suốt cho công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quy định việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài theo hướng sử dụng chung cho các cơ quan chuyên trách và tiến tới mở rộng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu truy cập.



Trên đây là Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, kính trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thành viên UBQPAN;

- Lưu HC, Vụ QPAN;



- Số Epas:

TM. ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

CHỦ NHIỆM

Nguyễn Kim Khoa



1(1) Cụ thể như: quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam; người có quốc tịch nước ngoài đồng thời có quốc tịch Việt Nam; thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục xét cấp thị thực, nhập cảnh, xuất cảnh, tạm trú, thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam; trách nhiệm của các bộ, ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài...

1() Người lao động sang lao động thời vụ ở các nước láng giềng, lấy danh nghĩa du lịch để đưa lao động sang làm việc chui tại Nga và nhiều nước trên thế giới đang gia tăng; Ngày 31/7/2013 vừa qua, Cảnh sát và giới chức Nga đã bắt giữ gần 1200 người Việt Nam định cư trái phép, có 600 lao động chui bị Nga trục xuất.


2() Mỹ quy định thị thực không định cư thành 11 loại khác nhau, Trung Quốc mới đây đã sửa luật nâng số thị thực phổ thông từ 8 loại thành 12 loại.

3() Điều kiện của Singapore là du lịch đi cá nhân phải có ít nhất 500 USD, gia đình phải có ít nhất 2000 USD; tương tự Thái Lan quy định là 10 ngàn và 20 ngàn bath), có vé khứ hồi trong phạm vi thời hạn thị thực còn giá trị (mặc dù quy định như vậy, nhưng lượng khách du lịch đến Singapore khoảng trên 10 triệu, Thái Lan trên 14 triệu - số liệu năm 2007).


Каталог: SiteResources
SiteResources -> Danh sách dự án trúng giải
SiteResources -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteResources -> Số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở
SiteResources -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteResources -> Quyết định 135/2007/QĐ-ttg ngày 17 /8 /2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
SiteResources -> Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
SiteResources -> THÔng tư CỦa bộ CÔng an số 10/2006/tt-bca ngàY 18 tháng 9 NĂM 2006
SiteResources -> Cu chuyÖn hai thµnh phè ë ViÖt Nam
SiteResources -> Giíi thiÖu Lêi c¶m ¬n
SiteResources -> References

tải về 46.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương