Hôm nay lại hàn huyên cùng các bạn những chuyện trên trời dưới đất chẳng có chi là quan trọng sau đây



tải về 379.06 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.06.2018
Kích379.06 Kb.
#39386
1   2   3

ASPIRIN VÀ UNG THƯ

Vai trò của Aspirin làm giảm nhiều loại ung thư đã được nghiên cứu rộng rải. Trước đây, nghiên cứu cho biết aspirin không hiệu quả trong việc điều trị ung thư tiền-liệt-tuyến (prostate cancer). Ảnh hưởng của aspirin lên ung thư lá lách (pancreatic cancer) cũng không rõ ràng; tường trình nghiên cứu năm 2004 cho thấy aspirin làm gia tăng nguy cơ ung thư lá lách ở phụ nữ, trong lúc nghiên cứu năm 2006 thì thấy không có liên hệ gì giữa việc xử dụng aspirin và nguy cơ ung thư lá lách. Aspirin thấy có hiệu quả làm giảm nguy cơ của vài loại ung thư như ung thư ruột già (colon), phổi, phần trên của hệ thống tiêu hóa (upper gastrointestinal tract, gồm từ cổ họng cho tới tá tràng- duodenum). Aspirin cũng ngăn ngừa được nguy cơ adenocarcinomas, một loại ung thư ở các mô tuyến (glandular tissue).

          Nhóm Đại Học Yale và Iowa năm 2009 cho biết aspirin ngăn ngừa được ung thư gan (liver cancer). Cũng năm 2009, tường trình cho biết đàn ông hay đàn bà có triệu chứng ung thư đường ruột (colorectal cancer) nếu uống đều đặn aspirin thì ít có nguy cơ tử vong.

          Năm 2010, tạp chí Journal of Clinical Oncology cho rằng aspirin có khả năng giảm tử vong ở ung thư vú (brest cancer).

          Trong một nghiên cứu với 25000 bệnh nhân tham gia thực hiện ở Đại Học Oxford (Anh) do GS Rothwell chỉ đạo, tường trình năm 2010 cho biết hàng ngày uống một liều nhỏ (75 mg) aspirin trong 4 đến 8 năm có thể giảm số tử vong 20% cho mọi loại ung thư, và nếu uống trong 20 năm sẽ có hiệu quả lớn hơn nữa. Riêng ung thư ruột (bowel cancer) giảm tử vong 40%, ung thư phổi (lung cancer) giảm 30%, ung thư tiền-liệt-tuyến (prostate cancer) giảm 10%, ung thư thực quản (Oesophageal cancers) giảm 60%. Riêng về các loại ung thư lá lách (pancreas), bao tử (stomach), não bộ (brain), vú, ổ trứng (ovarian) chưa có kết quả và nghiên cứu đang tiến hành. Nghiên cứu của nhóm Oxford cũng cho biết thêm là aspirin làm gia tăng gấp đôi nguy cơ chảy máu bên trong (internal bleeding), rất hiếm (1 phần ngàn) ở tuổi trung niên, nhưng gia tăng đáng kể ở tuổi quá 75.

          Các nghiên cứu của nhóm khoa học này trước đây chứng minh rằng aspirin đã được khuyến cáo dùng làm giảm-đau-nhức (painkiller) và chống chứng viêm. Ngoài ra, với lượng nhẹ (75 mg), aspirin được khuyến cáo dùng trị bệnh tim mạch (cardiovascular), ngăn ngừa tai biến đột quị (stroke) và đau tim (heart attack). Nghiên cứu của nhóm ông về xử dụng aspirin hàng ngày trong 20 năm làm giảm 20% số tử vong ung thư.

          Trong tường trình ngày 21/3/2012, kết luận từ 51 cuộc thử nghiệm với 77 ngàn bệnh nhân do GS Rothwell của Đại Học Oxford chỉ đạo, xử dụng aspirin hàng ngày với liều lượng nhỏ trong vòng 3-5 năm không những có thể ngăn ngừa nhiều loại ung thư, mà còn ngăn chận ung thư phát triển ra khắp cơ thể. Theo tường trình này, uống hàng ngày với liều lượng nhẹ (75-300mg) có thể cắt giảm tổng số trường hợp ung thư tới 25% chỉ sau 3 năm, và giảm số tử vong do ung thư tới 15% trong vòng 5 năm. Nếu xử dụng với liều lượng >300 mg, hiệu quả còn nhiều và sớm hơn. Nếu bệnh nhân tiếp tục uống aspirin lâu dài hơn, số tử vong giảm 37% sau 5 năm.

          Với liều lượng nhẹ, aspirin ngăn chận tế bào ung thư lan đến bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt ung thư ruột (bowel), có thể chận đứng (metastasise) tới 50% trong vài trường hợp. Một cách tổng quát, cứ mỗi 5 bệnh nhân chữa trị với aspirin, thì có 1 bệnh nhân ngăn chận được ung thư lan nhiễm bộ phân khác.

          Đồng thời, aspirin cắt giảm nguy cơ đau tim và tai biến, nhưng làm gia tăng nguy cơ xuất huyết. Tuy nhiên, chứng xuất huyết (chảy máu) thường thấy trong một vài năm đầu tiên chửa trị với aspirin, nhưng sau đó giảm dần.

          Đối với người khỏe mạnh, GS Rothwell khuyến cáo điều quan trọng nhất để ngăn ngừa khả năng bị ung thư là không hút thuốc, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Sau đó là aspirin sẽ giúp thêm ngăn ngừa ung thư, nhất là trong gia đình ruột thịt có người mắc ung thư đường ruột.

 

ASPIRIN TRỊ BÁ BỆNH ?

Trong y khoa, aspirin được dùng chửa trị nhiều bệnh: cảm sốt, đau nhức, phong thấp, viêm, phong thấp khớp (rheumatoid arthritis), bệnh sưng màng ngoài tim (pericarditis) và bệnh viêm mạch máu trẻ em (Kawasaki disease). Aspirin cũng được xử dụng để ngăn ngừa tai biến đột quị, đau tim, ung thư và ngăn ngừa chứng cao-áp-huyết ở phụ nữ mang thai, có nguy cơ tính mạng của mẹ lẫn thai nhi.



Đau nhức: Aspirin dùng trị đau nhức (pain killer), nhất là sau khi nhổ răng hay giải phẫu nhẹ, kinh kỳ đàn bà. Không hiệu quả để trị đau bắp thịt do vận động nặng. Aspirin với liều lượng cao rất hữu hiệu hạ sốt và đau nhức khớp xương do phong thấp trong vòng 3 ngày và trị liệu chấm dứt sau 1 hay 2 tuần lễ. Cũng rất hữu hiệu trị đau cổ họng (throat sore).

Nhức đầu: Aspirin rất hiệu quả trị 50-60% trường hợp chứng nhức nửa đầu (migraine), 60-70% với chứng nhức đầu do căng thẳng, mỏi mệt (tension-headache).

Cảm sốt thông thường: Từ hơn 100 năm nay, aspirin được dùng trị hạ nhiệt và nhức mỏi do cảm cúm thông thường. Cứ 1 gram aspirin giảm thân nhiệt từ 39,0°C xuống 37,6 °C sau 3 giờ. Nhiệt bắt đầu giảm sau 30 phút, và sau 6 giờ thân nhiệt dưới 37,8 °C.

Ngăn ngừa đau tim (heart attack) và tai biến đột quị (stroke): Phân biệt 2 trường hợp.

          Đối với bệnh nhân có triệu chứng bệnh cơ mạch, như đau tim và tai biến, uống aspirin hàng ngày với liều lượng nhẹ có thể ngăn ngừa 20% bệnh tái phát, và ngăn ngừa tử vong 10%. Ngày nay, bác sỉ đều khuyên bệnh nhân có vấn đề về tim mạch một liều lượng nhỏ (75mg) aspirin hàng ngày.

          Đối với người lành mạnh, không có hay chưa có triệu chứng, uống aspirin để ngăn ngừa không có lợi, bởi vì khả năng ngăn ngừa 10% bệnh tim mạch, nhưng gia tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng ở bao tử và não bộ.

Hậu-giải-phẫu tim

Động mạch vành (coronary) đưa máu về tim. Aspirin khuyến cáo xử dụng trong 6 tháng sau khi giải phẫu nối mạch máu với ống mạch nhân tạo (stent), hay nhiều năm khi ghép động-mạch-vành nhân tạo cho tim (coronary artery bypass graft, CABG)

          Động mạch cổ (carotid) đưa máu lên não bộ. Bệnh nhân có vấn đề tắc nghẽn dòng máu động mạch cổ, sau khi ghép ống mạch nhân tạo, cũng khuyến cáo xử dụng aspirin.

          Sau khi giải phẫu ghép mạch máu nhân tạo ở chân, aspirin cũng khuyến cáo xử dụng để giúp máu dễ lưu thông.



Trầm cảm (depression)

Ở thân người bị trầm cảm lượng cytokines cao. Aspirin làm giảm lượng cytokines nên cũng giúp giảm trầm cảm. Trong một nghiên cứu kéo dài 10 năm trong số 386 phụ nữ có 22 người bị trầm cảm sau 50 tuổi, 19 người không uống aspirin, 1 người uống aspirin. Số người còn lại không có trầm cảm, 1/3 số này uống aspirin.



Trị mụn (acne): Bột aspirin trộn với nước thoa lên da nơi có mụn, trong 2 phút, rồi rữa sạch. Mụn sẽ khô da và tróc vài ngày sau.

Trị gầu (Dandruff): Nguyên do chính là một loại men Pityroporum phát triển trên da đầu. Aspirin là một loại diệt nấm nhẹ nên trị được gầu. Tán 2 viên aspirin rồi trộn với xà bông gội đầu (shampoo), thoa lên da đầu trong 2 phút rồi gội sạch.

Bệnh ngứa lở chân (Athelete’s foot) do các loại nấm phát triển, nên aspirin cũng hữu hiệu.

Cao-áp-huyết lúc mang thai (Pre-eclampsia). Chứng bệnh này nguy hiểm cho người mẹ cũng như thai nhi. Một nghiên cứu tường trình trong tạp chí Lancet với 32000 bà mẹ tham gia, cho biết hàng ngày uống aspirin thì ít có nguy cơ chứng bệnh này.

Côn trùng chích: Ong, kiến và nhiều loại côn trùng chích làm đau đớn, da ngứa đỏ. Uống aspirin hay thoa bột aspirin hòa với nước lên chỗ chích.

Trị dời (shingles): Aspirin rất hữu hiệu trị dời. Hai viên tán nhỏ trộn với nước rồi đấp lên chỗ lở của dời.

Mất trí nhớ (Dementia): Có thể dùng aspirin để chửa trị chứng bệnh Alzheimer. Nghiên cứu tại Utah (Hoa Kỳ) thử nghiệm trên 3000 người cho thấy bệnh nhân giảm nguy cơ mất trí nhớ khoảng 23%.

 

CÁC TÁC HẠI CỦA ASPIRIN

Tác hại nguy hiểm của aspirin là làm gia tăng xuất huyết nội. Một nghiên cứu y học thực hiện tại St George's University ở London với trên 100,000 người khỏe mạnh không có triệu chứng về bệnh tim mạch cho thấy aspirin có cơ nguy tác hại. Hàng ngày trong 6 năm liên tục, một nửa số người tham dự thử nghiệm cho uống aspirin thật, nửa số kia là aspirin giả (không có chứa aspirin, hay thuốc gì khác, nhưng hình dạng giống y aspirin thật). Kết quả được công bố cho thấy aspirin làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch 10%, nhưng gia tăng 30% nguy cơ bị xuất huyết ở bao tử, và não bộ có thể làm chết người. Việc công bố kết quả nghiên cứu này làm bệnh nhân điều trị với aspirin lo sợ. Để giúp bệnh nhân an tâm, cơ quan thẩm quyền y tế khuyến cáo là những ai triệu chứng bệnh cơ mạch như tim và tai biến tiếp tục uống aspirin hàng ngày. Theo hướng dẫn y tế công cộng ở Anh năm 2005, những ai trên 50 tuổi, có nguy cơ bệnh tim mạch như cao-áp-huyết (high blood pressure) nên uống aspirin hàng ngày với liều lượng nhỏ.

          Ngoài ra, với liều lượng mạnh làm gia tăng độc hại lên gan của trẻ em.

 

Tài liệu tham khảo

1. P M Rothwell, J F Price, F G R Fowkes, A Zanchetti, M Ca Roncaglioni, G Tognoni, R Lee, J F F Belch, M Wilson, Z Mehta, TW Meade (21/3/2006). Short-term effects of daily aspirin on cancer incidence, mortality, and non-vascular death: analysis of the time course of risks and benefits in 51 randomised controlled trials. The Lancet.



http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736%2811%2961720-0/fulltext?version=printerFriendly

2. P M Rothwell, M Wilson, J F Price, J FF Belch, T W Meade, Z Mehta (21/3/2012): Effect of daily aspirin on risk of cancer metastasis: a study of incident cancers during randomised controlled trials. The Lancet. http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(12)60209-8/fulltext?version=printerFriendly

3. A M Algra, P M Rothwell (21/3/2012). Effects of regular aspirin on long-term cancer incidence and metastasis: a systematic comparison of evidence from observational studies versus randomised trials. The Lancet Oncology: http://www.thelancet.com/journals/lanonc/article/PIIS1470-2045(12)70112-2/fulltext?version=printerFriendly.

4. Aspirin. http://en.wikipedia.org/wiki/Aspirin

5. The drug that can treat depression, dementia, cancer and in-growing hairs. http://www.thesun.co.uk/sol/homepage/woman/health/health/4210700/The-drug-that-can-treat-depression-dementia-cancer-and-in-growing-hairs.html

6. Should I take aspirin? http://www.bbc.co.uk/news/health-17465853

7. Daily aspirin 'prevents and possibly treats cancer'

http://www.bbc.co.uk/news/health-17443454

 

Reading, 3/2012



Trần-Đăng Hồng, PhD


------------


Sau đây là email của cô Mỹ Dung thắc mắc về đậu nành.
----trích---
From: My dung Trinh [mailto:my-xyz.trinh@u-psud.fr]
Sent: Friday, April 13, 2012 6:07 AM
To: HCD; Chu Thim Tài
Cc: TRINH DUC-KHAI; TRINH DUC-THINH; Chu' Thim Nghia; van minh thai; van thanh le; Thanh HoNgoc; MyHue trinh
Subject: Re: * ĐẬU NÀNH TRONG LÃNH VỰC Y KHOA

Kinh' thua chu' Dang,
Truoc'  tie^n con xin Ha^n Hanh duoc quen biet chu' Dang qua mail cua chu' Tai` và con cam' on chu'  Dang da goi cho con bài Dau nanh` trong lanh vuc y khoa.
Ho^m nay con co' chut'  thoi gio xem lai bai` nay` trong Website  cua chu' . Vay thi` sua dau nanh` mang nhieu tai hai  so voi' sua tu*o*i ( sua bo`) vi` sua tuoi con cung~ nghe noi' uong thuong xuyen cung~ bi problèmes ve duong  ruot .

Nhu chu' Dang co' ne^u ra  6 dieu HAI,


1- Suy giam chuc nang ve tha^n.
2- Kho' tie^u
3- Tang nguy co*  xo* vua~ do^ng mach
4- Thie^u' cha^t'  iode (đó là tác giả bài viết nói tôi không tìm được bằng chứng tin được về chuyện nầy).
5- giam luong tinh trung`
Con xin hoi chu' Dang là trong sua da^u nanh` hoàn toàn ko co' chut'  gi` LOI  :  nhu giam luong cholestérol, cho^ng' muc xuong ? Xin chu' Dang làm on giai thich'cho con ro~  ho*n.
 Va^y cac' Qui' Tha^y`, Hoà THuong, Su Co^, cac' Phat Tu ~An Chay truong` phai   làm sao  da^y  vi` thieu cha^t' Protéine ( tau` hu~, da^u nanh` dem lai Protéines cho co* the^~ de thay the^' cho viec an  thit....)
Cam on chu'
MD
6-Apr-2012
Kính thưa quí bạn hiện nay có một bài nói về
“Sáu Lý Do Không Nên Ăn Nhiểu Đậu Hủ”, cũng như bài “Đậu Nành Trong Lãnh Vực Y Khoa” đang lan tràn trong internet trong email làm cho có nhiều người thắc mắc và nếu nghe theo thì tôi e có hại lắm lắm.
Vì vậy tôi xem lại bài viết cách nay khá lâu và update với đầy đủ chứng cứ có thể tin được chớ không nói khơi khơi như hai bài nêu trên, nếu quí bạn không phải là Sư, Ni ăn chay trường thì tưởng nên đọc qua mà tránh tai hại:

Ăn Nhiều Đậu Nành Và Sản Phẩm Từ Đậu Nành Lợi Hại Ra Sao (2012).Doc < -- click để download


 -----hết trích ----
Thưa cô Dung,
Trước tiên thì phần số 4 thiếu iod là do tác giả nào đó viết, tôi không tìm ra được bằng chứng khoa học của bất cứ truờng đại học hay viện nghiên cứu nào nói chuyện thiếu iod nầy. Bài viết 6 lý do không nên ăn nhiều đậu nành đúng được 5 lý do, có bằng chứng đáng tin như cô thấy tôi chụp hình trình trong bài.

Tuy nhiên chuyện đời bao giờ cũng có hai mặt, ăn nhiều bất cứ thứ nào cũng tai hại. Đậu nành cũng như mọi thứ, cũng như con người, có mặt tốt và có mặt xấu. Do vậy ăn vào cũng chẳng chết ai, nó có cái tốt của nó, nhưng ăn theo cái kiểu trị bịnh vì tin vào những bài đề cao nó thì có hại cho sức khỏe.

Thịt cá, đường đậu, muối, hột, cây trái, cơm gạo chi ăn nhiều một thứ vào là tai hại. Nước lã uống nhiều hơn như cầu hàng ngày thì lâu ngày cũng ngất ngư nói chi mấy thứ khác.

Sữa đậu nành uống ít thì chẳng sao, nhưng tôi rất lo lắng không an lòng là có một số nhỏ cha mẹ ở Việt Nam và có khi ở ngoại quốc vì “tin càng” tin bừa những bài viết đề cao đậu nành và sữa đậu nành tới mây xanh, bèn cho trẻ sơ sinh bú sữa đậu nành thay cho sữa mẹ hay sữa bò. Nhớ tác giả một bài đề cao nào đó còn nói bên Nhật người ta làm như vậy. Thiệt là thất đức (theo tôi).

Cha mẹ cho con bú sữa đậu nành sẽ làm cho đứa bé không phát triển trí óc được bình thường, tôi nghiệp cho đời nó sau nầy. Đức Phật nói thương chúng sinh ngu muội. Tại sao không phát triển thì xin nhìn bản phân chất dưới đây. Bày toàn là chuyện trái thiên nhiên không hà.

Những người đề cao đậu nành có ý tốt là không muốn sát sanh nên ca ngợi nó hoài hoài, tưởng vậy là tạo phước, mặt trái của nó là tạo nghiệp xấu. Hại một người tàn phế hay ngu ngơ cả đời thì nghiệp chướng sâu lắm. Đó là chưa kể đứa bé suy dinh dưỡng thiếu sức đề kháng rồi bị bịnh mà chết đi. Giết gián tiếp một mạng người dù xây “bảy đợt phù đồ’ cũng không chuộc được.



Con xin hoi chu' Dang là trong sua da^u nanh` hoàn toàn ko co' chut'  gi` LOI  :  nhu giam luong cholestérol, cho^ng' muc xuong ? Xin chu' Dang làm on giai thich'cho con ro~  ho*n.

Thưa cô giãm cholesterol thì không có (cô thấy bằng chứng trong bài). Còn chống loãng xương thì có trên người phụ nữ, vì ngày xưa (cô nhớ là ngày xưa) người phụ nữ mãn kinh được bác sĩ cho dùng kích thích tố oestrogene để chống “nóng mặt” và làm chậm sự loãng xương. Sau nầy thấy ra chấy oestrogene làm tăng nguy cơ ung thư ngực nên bỏ rồi, đa số bác sĩ khuyên để tự nhiên chớ không dùng kích thích tố nữa. Trong đậu nành có chất giống như kích thích tố oestrogene nên người ta nói là chống loãng xương. Đó là cho quí bà.

Vì oestrogene là kích thích tố nữ nên quí ông ăn nhiều sản phẩn từ đậu nành thì khó có con, ăn nhiều nhiều hoài hoài thì giống như “Nhạc bất Quần” là tự thiến. Cho trẻ con trai ăn hoài đậu nành thì tương tợ chích kích thích tố nữ vào cơ thể nó, nó sẽ trở thành gì ?.

Tỷ như người nữ thích thể thao, thích tranh tài thường lén lút chích kích thích tố nam testosterone vào cơ thể đều đều, lâu ngày sẽ mọc râu, và cơ thể biến đổi vì tập luyện vì dùng testosterone nhìn thấy như một nam lực sĩ. Đó là chưa kể bịnh hoạn đeo theo trong tương lai gần.

Vì có hàng ngàn bài viết ca ngợi và chống đối đậu nành nên tôi chỉ bàn cùng cô vài chuyện thật nhỏ thôi không thể đi sâu vào một chuyện khá phức tạp và tranh cài nầy. Các bạn hãy tự suy xét và tin vào chính các bạn, mạng ai nấy giữ, nhưng đừng có hủy hoại mạng trẻ sơ sinh vì cho bú sữa đậu nành thay sữa mẹ hay sữa bò hoặc sữa bột do các hãng bảo chế sản xuất cho trẻ con sơ sinh.



Va^y cac' Qui' Tha^y`, Hoà THuong, Su Co^, cac' Phat Tu ~An Chay truong` phai   làm sao  da^y  vi` thieu cha^t' Protéine ( tau` hu~, da^u nanh` dem lai Protéines cho co* the^~ de thay the^' cho viec an  thit....)

Thưa chính vì vậy mà trong bài tôi viết, tôi có nói là quí sư quí ni đừng có đọc. Lý do là đâu làm sao tránh cho được, ăn chaythì ăn đậu nành. Nó là nguồn protein chánh cho thực phẩm chay. Tuy rằng protein trong đậu nành vẫn thiếu vài essential amino acid. Cô tìm chữ nầy trong internet sẽ thấy rõ nghĩa và sự quan trọng của nó. Tôi nhớ không lầm thì loại essential amino acid đậu nành thiếu thì có trong bắp.  
Dưới đây là bản phân chất chi tiết chút xíu về đậu nành:






============

Câu chuyện cái bồn cầu trên máy bay hút ruột người ngồi


From: phuc doanhong [mailto:phucdoanhong@yahoo.com]
Sent: Saturday, March 10, 2012 8:00 PM
To: HCD
Subject: Fw: Fwd: FW: Canh bao khi ngoi tren toilet may bay.

Ki'nh anh Hai!
Cai na`y co thiet khong vay anh? sao ma` thay khung khiep vay ?!?!
                                 Ca'm o*n anh nhie^`u.
 
----------Anh Phúc Forwarded message nầy mà anh nhận được qua email ----------
From: mai_thanh_tran888@hotmail.com
Subject: FW: Canh bao khi ngoi tren toilet may bay.
Date: Sun, 12 Jun 2011 03:56:55 +0000


Rat it nguoi nghi den dieu nay, RAT NGUY HIEMday la dieu dang  chu y nen thong bao cho cac nguoi than.
 

                   (CẢNH BÁO : Chuyện sau đây rất bình thường nhưng lại nguy hiểm và rất ít người để ý...)

 
Ông ngoại cỡ đang khoan khoái vì vừa xả được nỗi buồn cá nhân trên máy bay, quành tay ra sau để ấn nút giật nước. Bỗng ông giật mình khi nhìn thấy dòng chữ "không xả nước khi còn ngồi trên toilet".




Một chiếc toilet trên máy bay. Ảnh: Farm.

Каталог: Email%20ngay%20truoc
Email%20ngay%20truoc -> Kính thưa quí bạn, Hôm nay tôi gởi đến các bạn vài chuyện vui chơi thôi
Email%20ngay%20truoc -> Kính thưa các bạn
Email%20ngay%20truoc -> Tôi kể chuyện nầy có thật các bạn coi như chuyện vui cũng được
Email%20ngay%20truoc -> THỬ giải thích một bài thơ ĐÁng chú Ý
Email%20ngay%20truoc -> Kính thưa quí bạn
Email%20ngay%20truoc -> Hôm nay đến với quí bạn vài nồi cháo vịt và một số sách hiếm ngày xưa
Email%20ngay%20truoc -> Kính thưa quí bạn Hôm nay tôi đến cùng các bạn hai chuyện, một đúng một sai
Email%20ngay%20truoc -> Đạt được mục tiêu
Email%20ngay%20truoc -> Kính gởi các bạn hai chuyện
Email%20ngay%20truoc -> Vì email nầy dài e bị cắt đuôi, các bạn chưa thấy chữ Hết dưới cùng hay không thấy hình thì đọc attachment

tải về 379.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương