Hệ thống hoá kiến thức 12 cb sở gd & dt bến Tre Lưu hành nội bộ, năm học 2011 2012



tải về 156.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích156.55 Kb.
#12746

Hệ thống hoá kiến thức 12 CB Sở GD & DT Bến Tre - Lưu hành nội bộ, năm học 2011 - 2012

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

VIỆT NAM 1919 - 1945

Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1919 - 1925

I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp



2. về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam





II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.



Giai cấp

Hoạt động đấu tranh

Tư sản DT VN

- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

- Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ

- Tư sản và địa chủ lớn lập Đảng Lập hiến (1923), đưa khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ …


TTS

- Đòi quyền tự do, dân chủ, lập Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên , ... tổ chức mittinh, biểu tình, bãi khóa.

- Xuất bản báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, …



Công nhân

- Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn tuy còn lẻ tẻ, tự phát

- 8/1925 công nhân Ba Son - Sài Gòn bãi công phản đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, chuyển sang tự giác





III. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC


Thời gian

Sự kiện

1911

Tìm ñöôøng cöùu nöôùc

1917

Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp

1919

gia nhập Đảng XH Pháp

1919

gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam

07/1920

đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam

25/12/1920

dự Đại hội Đảng XH Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập ĐCS Pháp

1921

Lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris

1922

Ra báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

1923

dự Hội nghị Quốc tế nông dân

1924

dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V

11/11/1924

về Quảng Châu - Trung Quốc

6/1925

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên



*****

Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930

I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên


Nội dung

Thời gian

Sự kiện

Sự ra đời

2/1925

Lập Cộng sản đoàn

6/1925

Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đánh đổ đế quốc, tự giải phóng

Hoạt động

1925

Mở lớp huấn luyện chính trị

21/6/1925

Báo Thanh niên cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên

1927

Xuất bản “Đường Kách mệnh”

1927

Xây dựng cơ sở khắp cả nước

07/1925

Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông

1928

Hội chủ trương “vô sản hóa”, phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ

1929

Bãi công của công nhân có sự liên kết giữa các ngành, địa phương thành phong trào chung

Vai trò




Là tiền thân của Đảng vô sản

2. Việt Nam Quốc dân đảng - khởi nghĩa Yên Bái:








II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

1. Sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929



2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Bảng hệ thống về sự ra đời của ĐCSVN


Hòan cảnh

- Cuối 1929, phong trào công nhân, yêu nước phát triển mạnh, công nhân trở thành lực lượng tiên phong.

- Ba tổ chức CS ra đời năm1929 họat động riêng rẽ  Yêu cầu thống nhất. Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất tại Hương Cảng 01/1930.



Nội dung

- Phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ

- Nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản lấy tên : ĐCSVN.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn (cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng).


Ý nghĩa

- Kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt

- Sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

+ Đảng trở thành chính Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng VN.

+ Từ đây cách mạng VN có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo.

+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới.

+ Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam.



Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên


Chiến lược sách lược cách mạng

Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập, tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.

Lực lượng

Công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản.

Lãnh đạo

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vs giữa vai trò lãnh đạo.

Quan hệ với cách mạng Thế giới

Cách mạng VN là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới,liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

* Nhận xét: Tuy còn vắn tắt nhưng đúng đắn, sáng tạo.
******

Bài 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935



I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929-1933

1. Kinh tế

Từ 1930, tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế VN khủng hỏang:

- Nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng hoang

- Công nghiệp: suy giảm

- Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ, hàng hóa khan hiếm.

=> Khủng hoảng kinh tế ở VN rất nặng nề



2. Xã hội

- Công nhân thất nghiệp, giảm lương

- Nông dân bần cùng hóa

- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

- Mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt

- Sự khủng bố sau khi khởi nghĩa Yên Bái

 Tăng mâu thuẫn và bất ổn xã hội

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VÀ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Toàn quốc

- ĐCSVN lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước.

- Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra .

- 5/1930 trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày 1/5

- 6 - 8/1930 phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi.



Nghệ - Tĩnh

- 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.

- 12/9/1930, nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình Pháp đàn áp dã man. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã, “Xô viết” ra đời.



2. Xô viết Nghệ - Tĩnh:

Tg thành lập

9/1930 ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh

Hoạt động

+ Chính trị: Thực hiện tự do, dân chủ

+ Kinh tế: chia ruộng đất, bỏ thuế thân

+ Văn hóa, xã hội: tệ nạn xã hội cũ bị xóa bỏ, xây dựng đời sống mới.


 Chứng tỏ bản chất ưu việt của Xô viết (nhà nước của dân, do dân, vì dân).

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930).

* Nét chính về H.nghị:

- Địa điểm: Hương Cảng

- Thời gian: 10/1930

- Đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD

- Cử Ban Chấp hành Trung ương, Trần Phú làm Tổng bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930: (so sánh với Cương lĩnh)


N.dung so sánh

Luận cương (10/1930)

Chiến lược sách lược cách mạng

Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa .

Nhiệm vụ

Đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

Lực lượng

Giai cấp công nhân và nông dân.

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Quan hệ với cách mạng Thế giới

Quan hệ với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

* Hạn chế của Luận cương:

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương,

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp, tầng lớp khác.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931:

Ý nghĩa

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của công nhân

- Liên minh công nông hình thành, đòan kết

- Cuộc tập dượt đầu tiên

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế



Bài học

Về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh ….

*****

Bài 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939



I. Tình hình thế giới và trong nước: (Hoàn cảnh lịch sử phong trào 1936 - 1939)







II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939



5. So sánh hai thời kì 1930 - 1931 và 1936 - 1939 theo các nội dung sau:


Nội dung

1930 - 1931

1936 - 1939

Kẻ thù

Đế quốc và phong kiến

Thực dân Pháp phản động & tay sai

Mục tiêu (nhiệm vụ)

Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình

Tập hợp lực lượng

Liên minh công nông


Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước & tiến bộ.

Hình thức đấu tranh

Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.

Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là công nông

Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn chủ yếu

Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp

Chủ yếu ở thành thị

*****


Bài 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 - 1945 VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP.

I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)









Đảng phải kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.



II. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945

1. Hội nghị BCH Trung ương Đảng CS Đông Dương tháng 11/1939



2. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hôi nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (ngày 10 đến 19/05/1941)





4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền


Xây dựng lực lượng chính trị

Thời gian

Sự kiện

1942

Khắp 9 châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc.

1943

Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam"

1944

Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam thành lập

Xây dựng lực lượng vũ trang

2/1941

Các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân I

15/9/1941

Trung đội Cứu quốc quân II ra đời

Xây dựng căn cứ địa cách mạng

11/1940

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 chủ trương xây dựng Bắc Sơn - Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng

1941

Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa.

Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

02/1943

Trung ương Đảng họp vạch ra kế hoạch khởi nghĩa vũ trang

25/02/1944

Trung đội cứu quốc quân III ra đời. Ở Cao Bằng, đội tự vệ vũ trang, du kích thành lập.

1943

19 ban “ xung phong “Nam tiến” được lập ra …

05/1944

Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”

22/12/1944

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập
III. KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN

1. Khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945: (Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa).

a. Hoàn cảnh lịch sử

* Thế giới

- Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, Nhật bị giáng những đòn nặng nề. Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật - Pháp gay gắt.



* Trong nước

- 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương.

- Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhận định :

+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương: phát xít Nhật.

+ Khẩu hiệu: “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật

+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước”.

b. Diễn biến khởi nghĩa từng phần (cao trào kháng Nhật cứu nước)

- Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện.

- Ở Bắc Kỳ, “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, thu hút hành triệu người tham gia.

- 11/3 ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lập chính quyền cách mạng và đội du kích Ba Tơ.

- Ở Nam Kỳ, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ ở Mỹ Tho, Hậu Giang.

c. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa

- 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ quyết định: Thống nhất các lực lượng vũ trang, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến, Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được thành lập.

- 5/1945, Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

- 6/1945 thành lập Khu giải phóng Việt Bắc và Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.



2. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945


Thời gian

Sự kiện

Ghi chú

5/1945

phát xít Đức bị tiêu diệt

Khách quan

Thời cơ lịch sử

8/1945

Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật

15/8/1945

Nhật đầu hàng Đồng minh. Đảng đã tận dụng cơ hội ngàn năm có một này để tiến hành Tổng khởi nghĩa

13/8/1945

Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố : “Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Chủ quan

14 đến 15/8/1945

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

16 đến 17/8/1945

Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

13/08

Uỷ ban khởi nghĩa Trung ương ra lệnh Tổng khởi nghĩa.

Diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám

16/08/1945

Một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu Tổng khởi nghĩa

18/ 8/1945

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị.

19/8/ 1945

Thắng lợi ở Hà Nội

23/8/1945

thắng lợi ở Huế

25/8/1945

thắng lợi ở Sài Gòn

2/9/1945

khai sinh nước VNDCCH
Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn

+ Nêu những quyền thiêng liêng không ai có thể xâm phạm

+ Tố cáo tội ác của Pháp, Nhật

+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta

+ Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ

4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945:

a. Ý nghĩa

* Dân tộc

- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời..

- Mở đầu kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước.

* Thế giới

- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít

- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.

b. Nguyên nhân thắng lợi

* Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Đồng minh chống phát xít, cổ vũ tinh thần, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

* Nguyên nhân chủ quan

- Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm

- Lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác Hồ.

- Chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.

- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo, chớp thời cơ.

c. Bài học kinh nghiệm

- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu.

- Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở liên minh công nông, tạo sức mạnh toàn dân.

- Kết hợp đấu tranh chính trị - vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thới cơ tổng khởi nghĩa cả nước.

******


---------------------------------------------------- ------------------------------------------------ email: nguyenminhngn@gmail.com





tải về 156.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương