Di tích Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (1961-1962) tại Chiến khu Đ- từ ý tưởng đến hành động



tải về 19.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích19.16 Kb.
#13235
Di tích Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (1961-1962)

tại Chiến khu Đ- Từ ý tưởng đến hành động.


(Đồng Chí Võ Văn Kiệt cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đi khảo sát địa điểm thành lập Trung ương Cục Miền Nam tại Chiến Khu Đ- Ảnh: Phan Dẫu)
Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá III) ngày 23-1-1961 quyết định thành lập Trung ương Cục Miền Nam- là một bộ phận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm một số đồng chí ủy viên Trung ương được Ban chấp hành Trung ương ủy nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam. Ngày 27-3-1961, Ban chấp hành Trung ương quyết định nhân sự của Trung ương Cục miền Nam gồm 8 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, UVBCH TW Đảng, Bí thư Trung ương Cục. Về sau bổ sung hai đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương cục miền Nam.

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 10 tháng 10 năm 1961, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn linh Bí thư Trung ương Cục, Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam được tổ chức tại địa điểm chiến khu Đ, (nay thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai). Hội đã quán trịêt chỉ thị của Bộ Chính trị, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện phong trào cách mạng miền Nam, nhất là từ sau phong trào Đồng khởi, quán triệt phương châm đấu tranh cách mạng do Trung ương đề ra: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt trận chính trị và quân sự”. Đồng thời Trung ương Cục đề ra 10 nhiệm vụ cách mạng của Đảng bộ và quân dân miền Nam, làm cơ sở đưa phong trào cách mạng miền Nam tiến lên vững chắc và giành thắng lợi to lớn. Chiến khu Đ, căn cứ địa cách mạng của miền Đông trong kháng chiến chống Pháp, trở thành căn cứ đầu tiên của Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.



Từ ý tưởng khôi phục, tôn tạo di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Xác định di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại Mã Đà-Chiến khu Đ là di tích lịch sử có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng; xuất phát từ ý tưởng của Thường trực Tỉnh ủy; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Cục Miền Nam, nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc khôi phục di tích Trung ương Cục (1961-1962) tại địa bàn Chiến khu Đ thuộc tỉnh Đồng Nai, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo lập dự án phục hồi di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962) và dự án khu Trung tâm văn hóa-lịch sử chiến khu Đ gắn với việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; từng bước phát triển tuyến tham quan, du lịch các di tích lịch sử-văn hóa khu vực miền Đông Nam bộ liên hoàn với quy hoạch các công trình di tích lịch sử đấu tranh cách mạng ở Chiến khu Đ.



đến hành động

Chuyến khảo sát đầu tiên do lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì được tiến hành vào ngày 28/2/2000, tiếp theo đó là gần 40 chuyến điều tra, khảo sát với lực lượng phối hợp gồm Ban quản lý Dự án Chiến khu Đ, Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng LLVT miền Đông, Công ty Mỹ thuật Trung ương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Văn hóa-Thông tin, Bảo tàng Đồng Nai, cùng một số đồng chí cán bộ cách mạng lão thành vào cuộc. Việc xác định địa điểm đặt căn cứ, nơi tổ chức hội nghị Trung ương Cục miền Nam lần thứ I là cả một vấn đề đầy khó khăn, thử thách. Trong các lần khảo sát, hai nhân chứng lịch sử quan trọng là đồng chí Võ Văn Kiệt (là 1 trong 8 Uỷ viên Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1961-1962) và Đại tá Trần Công An, Anh hùng lực lựơng vũ trang nhân dân Việt Nam đã trực tiếp đến hiện trường xác định địa điểm, vị trí tại đồi Bằng lăng- Chiến khu Đ (Nay thuộc Phân trường 4, Lâm trường Vĩnh An, xã Phú Lý-Vĩnh Cửu) là nơi đặt căn cứ đầu tiên của Trung ương Cục, đồng thời là nơi tổ chức hội nghị đầu tiên của Trung ương Cục ngày 10/10/1961, quyết định những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng miền Nam.

Mặc dù Trung ương Cục và các cơ quan tham mưu, phục vụ Trung ương Cục đóng ở căn cứ Chiến khu Đ chỉ gần 2 năm (1961-1962) nhưng căn cứ được xây dựng, phân bổ rất chặt chẽ và khoa học, tạo nên một hệ thống phòng thủ chắc chắn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Trung ương Cục lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng toàn Miền Nam trong thời kỳ đầu đồng khởi; làm chuyển biến tình thế cách mạng từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng. Ngày 19-1-2004, Bộ Văn hóa thông tin đó ra Quyết định số 02/QĐ/BVHTT/2004, công nhận địa điểm Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại xó Phỳ Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là Di tích Quốc gia.
Ngày 13/3/2004, Tỉnh Đồng Nai đó long trọng tổ chức lễ khởi công trùng tu tôn tạo Di tích căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, đúng vào ngày 50 năm trước, quân dân ta mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp, lập nên chiến công vang dội khắp thế giới.

Sau 7 tháng khẩn trương thi công các hạng mục công trình theo quyết tâm của Đảng bộ, các đơn vị thi công đó vượt qua mọi khó khăn về thời tiết, điều kiện sinh hoạt trong rừng sâu và phải bảo đảm môi trường sinh thái, phấn đấu hoàn thành cơ bản giai đoạn I các hạng mục của công trình, bảo đảm tiến độ thời gian kịp khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 43 năm Hội nghị lần thứ I Trung ương Cục Miền Nam (10/10/1961) tại Chiến khu Đ.



Về ý nghĩa việc khôi phục, trùng tu, tôn tạo khu di tích Trung ương cục miền Nam

- Đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ, nguyên Uỷ viên Trung ương cục Miền Nam cho rằng “Là hết sức cần thiết, là căn cứ đầu tiên của Trung ương cục miền Nam. Có thể nói là độc nhất vô nhị, có giá trị lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hiện nay và mai sau”.

- Đồng chí Phạm Văn Xô, nguyên Uỷ viên Trung ương Cục Miền Nam phát biểu: “Các đồng chí (ở Đồng Nai) biết giữ gìn các di tích lịch sử, tôn vinh nó để giáo dục truyền thống cách mạng, là việc làm hết sức có ý nghĩa, nếu các đồng chí không biết quý trọng, giữ gìn giá trị đó thì các thế hệ mai sau sẽ quên hết cội nguồn, quên hết xương máu của chiến sỹ, đồng bào”…Đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn, cần tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng không vì thế mà ta bỏ quên các giá trị lịch sử, như thế là có tội, đến khi cần, chúng ta chúng ta có đầu tư gắp trăm lần cũng không được”.

- Đồng chí Trần Công An, Anh hùng LLVT nhân dân Việt Nam xúc động nói: Cảm ơn Ban quản lý Dự án đã cho ông trở lại với căn cứ, trở lại với quá khứ oai hùng của người lính./.



Bửu Huỳnh






tải về 19.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương