DỰ thảO 4 chiến lưỢc quốc gia phòng chống và loại trừ BỆnh sốt rét giai đOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


c) Giải pháp giám sát, đánh giá chương trình



tải về 403.52 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích403.52 Kb.
#21795
1   2   3   4

c) Giải pháp giám sát, đánh giá chương trình.

- Phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá chương trình từ trung ương đến cơ sở theo hướng hiện đại tiên tiến, đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu của chương trình quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Xây dựng qui trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá chương trình cho từng tuyến và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác theo dõi giám sát, đánh giá chương trình ở tất cả các cấp.

- Đánh giá hiệu quả của chương trình và phân vùng dịch tễ SR can thiệp định kỳ sau mỗi 5 năm thực hiện kế hoạch.

- Hàng năm và sau mỗi 5 năm, tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả của chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm kết hợp với thi đua khen thưởng, và xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm tiếp theo sát với tình hình thực tế và đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tại các vùng tiến hành loại trừ SR: Tập huấn và triển khai giám sát các biện pháp loại trừ bệnh SR từ tuyến trung ương đến tuyến xã thôn. Đảm bảo hoạt động giám sát nhanh nhạy, quản lý và thống kê báo cáo nhanh, chính xác đến từng ca bệnh.



d) Giải pháp về nghiên cứu khoa học

- Xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu theo hướng phát triển cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu đánh giá phục vụ chương trình phòng chống và loại trừ SR.

- Ưu tiên nghiên cứu cơ chế kháng thuốc của các chủng SR và áp dụng các biện pháp ngăn chặn SR kháng thuốc Artemisinin, muỗi kháng hóa chất, phòng chống SR trong dân di biến động theo mùa vụ, dân làm nương ngủ rẫy và SR biên giới, biện pháp loại trừ bệnh SR.

- Nghiên cứu thuốc SR mới có hiệu lực cao điều trị SR kháng thuốc. Tăng cường giám sát, quản lý chất lượng thuốc SR đặc biệt trong lĩnh vực y dược tư nhân, bảo đảm thuốc SR đang sử dụng đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Tăng cường các hoạt động chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Định kỳ tổ chức các hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm, công bố các kết quả nghiên cứu, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phòng chống SR.

3.6. Các giải pháp về xã hội hóa

Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành và các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tại địa phương tích cực hợp tác và phối hợp với ngành y tế triển khai biện pháp phòng chống và loại trừ SR:



  • Xã hội hoá cao công tác phòng chống và loại trừ bệnh SR, huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất cả các ban ngành, tổ chức đoàn thể, cộng đồng, y tế tư nhân và cá nhân trong công cuộc phòng chống và loại trừ bệnh SR.

  • Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, các nhóm cộng đồng, y dược tư nhân tham gia công tác phòng chống và loại trừ bệnh SR: công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống SR; khám và điều trị bệnh SR.

  • Tăng cường tính chủ động của cộng đồng, phát huy tính tích cực, chủ động của cộng đồng tham gia triển khai, thực hiện các hoạt động phòng chống và loại trừ SR: ngủ màn thường xuyên, đến cơ sở Y tế khám bệnh khi bị sốt, vệ sinh môi trường...

- Vận động và áp dụng các biện pháp khuyến khích thích hợp để Y dược tư nhân tham gia phát hiện và điều trị SR tại cộng đồng (cấp tét chẩn đoán nhanh, cấp thuốc SR (có kiểm tra giám sát) cho y tế tư nhân để họ xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân SR không lấy tiền, đồng thời truyền thông cho cộng đồng về việc này và yêu cầu y tế tư nhân báo cáo hàng tháng về bệnh SR...).

  • Cơ quan phụ trách chuyên ngành tại địa phương thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp, công, nông, lâm trường, xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống SR cho người lao động.

IV. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Các kế hoạch hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh SR được triển khai đồng thời, lồng ghép với nhau trong từng giai đoạn kế hoạch 5 năm:



  1. Kế hoạch hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ bệnhSR để các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng hiểu rõ hơn về chiến lược loại trừ bệnh SR và chỉ đạo, tham gia triển khai các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

  2. Kế hoạch phân vùng dịch tễ SR can thiệp và đánh giá hiệu quả của chương trình phòng chống và loại trừ SR: được triển khai trên toàn quốc nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư, triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh SR; phân vùng dịch tễ bệnh SR nhằm định kỳ xác định lại mức độ nguy cơ SR của từng giai đoạn, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp và có hiệu quả cao thực hiện mục tiêu của Chiến lược.

  3. Kế hoạch ngăn chặn và chống lây lan chủng ký sinh trùng SR kháng thuốc Artemisinin và dẫn chất: được triển khai ở các vùng có ký sinh trùng SR kháng thuốc nhằm giảm thiểu sự phát triển kháng, mức độ kháng và sự lây lan của chủng ký sinh trùng SR ra các vùng khác trên toàn quốc, một khó khăn kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của Chiến lược.




  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

  1. Giai đoạn 2011-2015.

Trong giai đoạn này tập trung xây dựng các dự án nhằm triển khai thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu của Chiến lược đến năm 2015. Lấy đơn vị xã (phường), thôn (bản, ấp) là trọng điểm cho việc triển khai các giải pháp của Chiến lược.

  • Thực hiện có hiệu quả cao các giải pháp phòng chống SR: tiếp tục làm giảm mắc, giảm chết, không để dịch lớn xảy ra ở các vùng SR lưu hành căn cứ vào kết quả Phân vùng dịch tễ SR năm 2009. Phát triển các yếu tố bền vững duy trì thành quả phòng chống SR đã đạt được.

  • Xây dựng và triển khai chương trình loại trừ bệnh SR ở 16 tỉnh vùng nguy cơ SR quay trở lại, vùng SR đã giảm thấp trong nhiều năm và triển khai giai đoạn loại trừ SR ở 14 tỉnh có SR lưu hành nhẹ.

  • Xây dựng và triển khai Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét để các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng hiểu rõ hơn về chiến lược loại trừ bệnh SR và chỉ đạo, tham gia triển khai các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét

  • Xây dựng và triển khai Chương trình Quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh trên toàn quốc nhằm đáp ứng các nhiệm vụ giao trong tình hình mới.

  • Xây dựng các dự án hỗ trợ chương trình phòng chống và loại trừ bệnh SR với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ SR.

  • Xây dựng và triển khai kế hoạch ngăn chặn sự phát triển và lan truyền chủng SR kháng thuốc Artemisinin và dẫn xuất nhằm huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế, áp dụng các biện pháp mạnh có hiệu quả cao để ngăn chặn sự phát triển kháng và lan truyền chủng ký sinh trùng SR kháng Artemisinin và dẫn xuất ra các vùng lân cận và các khu vực khác ở Việt Nam.

  • Xây dựng và đề xuất ban hành các chính sách, chế độ phù hợp nhằm động viên, khuyến khích người làm công tác phòng chống SR, đặc biệt ở xã, thôn. Cập nhật, bổ xung các văn bản qui định thống nhất về quản lý chương trình, giám sát đánh giá, thông tin báo cáo về phòng chống và loại trừ SR từ trung ương đến cơ sở.

  1. Giai đoạn 2016-2020.

  • Tiếp tục triển khai các kế hoạch như trên căn cứ vào kết quả thực hiện của giai đoạn 2011-2015 nhưng tập trung đầu tư và triển khai các giải pháp phòng chống SR mạnh ở các vùng SR lưu hành còn lại trên toàn quốc.

  • Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và mở rộng triển khai chương trình loại trừ bệnh SR tại 16 tỉnh mới ở vùng SR đã giảm thấp trong giai đoạn 2011-2015 và đạt các chỉ số đánh giá ở giai đoạn loại trừ SR; Đánh giá đề nghị công nhận 14 tỉnh đã đạt chỉ tiêu loại trừ bệnh SR trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thực hiện các biện pháp đề phòng bệnh SR quay trở lại.

  • Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm mô hình về “kế hoạch ngăn chặn và loại trừ chủng SR kháng Artemisinin”, áp dụng mở rộng mô hình ở những vùng SR dai dẳng do kháng thuốc trên toàn quốc.

  • Tổ chức phân vùng dịch tễ SR can thiệp và đánh giá hiệu quả chương trình hành động phòng chống SR và loại trừ SR vào năm 2019-2020.

2. Trách nhiệm thực hiện Chiến lược của các bộ ngành liên quan và của địa phương.

  1. Bộ Y tế là cơ quan chủ trì có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh SR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan trung ương có liên quan để tổ chức chỉ đạo, triển khai các nội dung của Chiến lược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

  2. Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, cơ quan phòng chống SR cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh SR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

  3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh SR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quản lý. Xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng chống và loại trừ bệnh SR trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Các địa phương chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng chống và loại trừ bệnh SR. Các tỉnh thuộc vùng SR lưu hành nặng và SR lưu hành vừa tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp mạnh làm giảm chết, giảm mắc và không để dịch SR xảy ra. Các tỉnh thuộc vùng SR lưu hành nhẹ tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp từng bước triển khai có hiệu quả các giai đoạn của chương trình loại trừ bệnh SR.

  4. Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tin truyền thông các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống và loại trừ SR nhằm thay đổi nhận thức, hành vi phòng chống SR và các hành vi về loại trừ SR trên địa bàn toàn quốc. Tập trung đưa thông tin đến người dân sống ở vùng có bệnh SR lưu hành, vùng đặc biệt khó khăn, các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc SR cao, chủ động đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các chương trình truyền thông về phòng chống và loại trừ SR.

  5. Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì và phối với Bộ Y tế, các cơ quan liên quan xây dựng các bài giảng về truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng chống SR chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh trong các trường học về phòng chống và loại trừ bệnh SR.

  6. Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo Ban Dân tộc các tỉnh phối hợp với các cơ quan Y tế phụ trách công tác phòng chống SR cùng cấp tham gia thực hiện nội dung và các chương trình hành động của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh SR.

  7. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp phục vụ công tác y tế dự phòng trong đó có phòng chống và loại trừ bệnh SR.

  8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn lực theo đúng qui định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật cho chương trình phòng chống và loại trừ bệnh SR theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hàng năm.

  9. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống, loại trừ bệnh SR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lực lượng vũ trang theo đặc thù của mỗi bộ, chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này; tham gia các hoạt động phòng chống SR ở nơi đóng quân.

  10. Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh SR cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ở các dự án phát triển kinh tế, các nhà máy, các công trường, xí nghiệp tại vùng SR lưu hành; chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này.

  11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh SR cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ở các dự án phát triển kinh tế, các công nông lâm trường xí nghiệp tại vùng SR lưu hành; chủ động đầu tư ngân sách cho công tác này.

PHẦN IV

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Tiếp tục triển khai chương trình Phòng chống và loại trừ bệnh SR tại các huyện, tỉnh còn lại. Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ bệnh SR trên toàn quốc.



  • Trong giai đoạn này, Nhà nước tiếp tục tăng cường việc quản lý chỉ đạo và tăng cường đầu tư cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh SR, tiếp tục thực hiện các cam kết quốc gia và quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh và duy trì sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống và loại trừ SR.

  • Đảm bảo ưu tiên đầu tư kinh phí hợp lý và hợp tác kỹ thuật chặt chẽ, thích hợp cho các huyện, tỉnh còn bệnh SR lưu hành để bảo đảm triển khai và hoàn thành chương trình loại trừ SR vào năm 2030.

  • Các địa phương thuộc vùng SR lưu hành nặng và vừa còn lại tiếp tục triển khai chương trình phòng chống và loại trừ SR có hiệu quả cao để làm giảm số người mắc và chết do SR, không để dịch SR lớn xảy ra; làm giảm mức độ lưu hành bệnh căn cứ vào phân vùng dịch tễ SR năm 2020 và 2025.

  • Hàng năm và sau mỗi 5 năm, chương trình phải được tổng kết đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm tiếp theo sát với thực tế và đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt.

  • Tiến hành nghiên cứu ứng dụng để hỗ trợ cho các biện pháp và hoạt động loại trừ bệnh SR ở các huyện, tỉnh còn lại vì đây là những đơn vị cuối cùng loại trừ SR, nơi tập trung nhiều khó khăn nhất cả về kinh tế xã hội cũng như khó khăn về chuyên môn kỹ thuật.

  • Theo dõi giám sát, đánh giá tiến độ loại trừ SR hàng năm và sau mỗi 5 năm.


Phụ lục 1. Dự kiến ngân sách cho phòng chống và loại trừ SR đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Nhu cầu kinh phí (ước tính)

Tổng nhu cầu

Ngân sách Nhà nước cấp

Kinh phí địa phương

Ngân sách cần bổ sung (nguồn huy động hợp pháp khác)

2011

577.000

98.700

2.468

475.832

2012

347.000

103.635

2.591

240.774

2013

264.000

108.817

2.720

152.463

1014

349.000

114.258

2.856

231.886

2015

352.000

119.970

2.999

229.031

2016

330.000

125.969

3.149

200.882

2017

397.000

132.267

3.307

261.426

2018

349.000

138.881

3.472

206.647

2019

346.000

145.825

3.646

196.529

2020

337.000

153.116

3.828

180.056

Cộng

3.648.000

1.241.438

31.036

2.375.526

Dự kiến nhu cầu ngân sách đến năm 2020 là 3.648 tỷ đồng, trong đó:



  • Nguồn từ ngân sách nhà nước: 1.241,438 tỷ đồng (34,04%)

  • Nguồn kinh phí hỗ trợ của các địa phương: 31,036 tỷ đồng (0,85%)

  • Nguồn huy động hợp pháp khác (viện trợ quốc tế...): 2.375,526 tỷ đồng (65,11%).




  • Cơ sở tính toán nguồn ngân sách Nhà nước: dựa trên kinh phí Nhà nước cấp cho dự án quốc gia phòng chống SR năm 2010 là 94 tỷ đồng, Kinh phí của các năm tiếp theo sẽ được tính tăng thêm 5% do trượt giá hàng năm.

  • Cơ sở tính toán nguồn ngân sách của các địa phương: Kinh phí của dự án quốc gia phòng chống SR hàng năm dành khoảng 50% là kinh phí trợ cấp có mục tiêu cấp trực tiếp cho địa phương. Kinh phí huy động của địa phương hàng năm (ngoài kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên của các đơn vị làm công tác phòng chống SR) được tính bằng 5% kinh phí trợ cấp có mục tiêu do trung ương cấp.

  • Cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí dự kiến: gồm kinh phí mua vật tư hoá chất xét nghiệm phát hiện bệnh, hoá chất diệt muỗi, thuốc SR các loại, màn tẩm hoá chất tồn lưu dài, phương tiện giám sát, kính hiển vi, bình phun hoá chất, đào tạo và đào tạo lại, truyền thông, hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động triển khai và giám sát...của địa phương thuộc vùng SR nặng, vừa, nhẹ và vùng nguy cơ SR quay trở lại theo phân vùng dịch tễ SR can thiệp.

Phụ lục 2. Một số kết quả chính về mắc, chết do SR và dịch SR

toàn quốc từ năm 1990 - 2010

Năm

Số mắc

Tỷ lệ mắc /1.000 dân

Số chết

Tỷ lệ chết

/100.000 dân



Số vụ dịch SR

1990

902.789

13,68

2.911

4,41

85

1991

1.091.251

16,23

4.646

6,91

144

1992

1.294.426

18,91

2.658

3,88

115

1993

1.111.452

15,96

1.054

1,51

19

1994

857.999

12,11

604

0,85

8

1995

666.153

9,25

348

0,48

3

1996

532.860

7,28

198

0,27

1

1997

445.200

5,99

152

0,20

11

1998

383.311

5,08

183

0,24

4

1999

341.529

4,46

190

0,25

8

2000

293.016

3,77

71

0,19

2

2001

257.793

3,28

91

0,12

1

2002

185.529

2,33

50

0,06

0

2003

164.706

2,04

50

0,06

2

2004

128.622

1,57

24

0,03

0

2005

99.276

1,19

18

0,02

5

2006

91.635

1,08

41

0,15

1

2007

70.910

0,83

20

0,02

1

2008

60.426

0,70

25

0,03

1

2009

60.867

0,69

27

0,03

0

2010

53.876

0,61

20

0,02

1

Nguồn số liệu: Thống kê báo cáo tổng kết hàng năm của Dự án quốc gia phòng chống SR.

Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=duthaovanban
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
file-remote-v2 -> THỦ TƯỚng chính phủ
file-remote-v2 -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 6 năm 2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ Số
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> Số: /2008/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 403.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương