DỰ thảO 4 chiến lưỢc quốc gia phòng chống và loại trừ BỆnh sốt rét giai đOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030



tải về 403.52 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích403.52 Kb.
#21795
  1   2   3   4


CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(DỰ THẢO 4)
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT

GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số ...../...../QĐ-TTg

ngày .....tháng.....năm......của Thủ tướng Chính phủ)

Hà Nội, tháng 01 năm 2011

MỤC LỤC



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................

1

PHẦN II: KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT ĐẾN NĂM 2010...................

3

I. TÌNH HÌNH SỐT RÉT TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC.......................................

3

II. KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT ĐẾN NĂM 2010..........................

3

2.1. Tình hình bệnh sốt rét trước năm 1991.............................................................

3

2.2. Tình hình thực hiện các mục tiêu trong phòng chống bệnh sốt rét ở Việt

Nam từ năm 1991 đến năm 2010......................................................................


4


2.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống sốt rét.................................

5

III. THÁCH THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT HIỆN NAY......

6

3.1. Thách thức về kinh tế xã hội .............................................................................

6

3.2. Thách thức về nguồn lực ..................................................................................

6

3.3. Thách thức về chuyên môn kỹ thuật..................................................................

6

PHẦN III: CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...................................................



I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC.....................................................................

7

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG, LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT.............

8

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.............................................................

9

1. Mục tiêu chiến lược..............................................................................................

9

2. Chỉ tiêu chiến lược................................................................................................

10

3. Giải pháp thực hiện...............................................................................................

11

IV. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..........................................................................

16

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................

17

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030............................................................

20

PHỤ LỤC......................................................................................................................

21


CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

PHÒNG CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT

GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số ...../...../QĐ-TTg

ngày .....tháng.....năm......của Thủ tướng Chính phủ)

PHẦN I


ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo một chiến lược mới quy mô toàn cầu đó là loại trừ sốt rét (SR). Chiến lược mới này với mục đích cắt đứt lan truyền SR nội địa một cách bền vững.

Tại Hội thảo ở Geneva năm 2008, WHO khuyến cáo các nước có bệnh SR lưu hành xem xét triển khai chiến lược phòng chống và loại trừ SR tại bản thân mỗi quốc gia: (1) Ở các vùng áp dụng biện pháp phòng chống SR tích cực, khi tỷ lệ ký sinh trùng dương tính dưới 5% lam sốt thì chuyển sang giai đoạn tiền loại trừ sốt rét; (2) Triển khai các giai đoạn loại trừ SR ở các vùng (huyện hoặc tỉnh) có tỷ lệ ký sinh trùng dương tính dưới 1 phần nghìn dân vùng SR lưu hành/năm, không giới hạn thời gian cho mỗi giai đoạn.

Đến năm 2009, 82 quốc gia trên thế giới đang triển khai chương trình phòng chống SR; 27 quốc gia đang thực hiện chương trình loại trừ bệnh SR (8 quốc gia triển khai giai đoạn tiền loại trừ SR, 10 quốc gia triển khai giai đoạn loại trừ SR, 9 quốc gia triển khai giai đoạn đề phòng SR quay trở lại); 95 quốc gia và lãnh thổ đã được WHO kiểm tra công nhận không còn bệnh SR.

Tại Việt Nam, Chương trình tiêu diệt SR đã thực hiện ở miền Bắc từ năm 1958 - 1975, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị (từ 1958 - 1961) và giai đoạn tấn công tiêu diệt SR (từ 1962-1964). Đến năm 1964, bệnh SR đã giảm 20 lần. Chương trình tiêu diệt SR được duy trì trong suốt thời gian chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc cùng với chương trình phòng chống và diệt trừ SR trong các vùng giải phóng ở miền Nam đến năm 1975. Sau thống nhất đất nước, do hậu quả của chiến tranh và do nhiều nguyên nhân khác, tình hình bệnh SR trên toàn quốc không ổn định, tỷ lệ mắc và chết do SR tăng dần. Từ năm 1976 nước ta đã chuyển chiến lược tiêu diệt SR sang chiến lược thanh toán SR không hạn định về thời gian. Từ năm 1987 bệnh SR đã quay trở lại ở hầu hết các tỉnh vùng rừng núi và ven biển với tốc độ nhanh và nghiêm trọng, với khoảng 80% dân số sống trong vùng SR (57 triệu người). Năm 1991, toàn quốc có 144 vụ dịch SR, gần 5 nghìn người chết do SR và trên một triệu người mắc sốt rét.

Năm 1979, WHO đã khuyến cáo các nước có bệnh SR lưu hành thực hiện chiến lược phòng chống SR. Năm 1991, Việt Nam đã chuyển chiến lược thanh toán SR sang chiến lược phòng chống SR và Chương trình phòng chống SR trở thành một trong các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS từ đó cho đến nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia có chương trình phòng chống SR thành công, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác phòng chống SR từ năm 1991 khi chuyển từ chương trình tiêu diệt SR sang phòng chống SR: SR đã giảm mạnh, thậm chí nhiều tỉnh, thành phố trong một vài năm gần đây đã không ghi nhận trường hợp mắc SR tại địa phương. Số vụ dịch SR giảm dần, năm 2010 không có dịch SR xảy ra trong cả nước. Năm 2010, toàn quốc ghi nhận 20 người chết do SR, 53.876 trường hợp mắc SR. Tỷ lệ chết do SR/100.000 dân là 0,02, giảm 89,5% và giảm 99,7%; tỷ lệ mắc SR/1.000 dân là 0,61, giảm 84,1% và giảm 96,4% so với năm 2000 và năm 1991. Đã có 28 tỉnh miền Bắc và Nam bộ trong 10 năm (2001-2009) giảm số mắc và không có tử vong do SR và 6 tỉnh không có tử vong do SR 4 năm (2006 - 2010).

Kết quả phân vùng dịch tễ SR năm 2009 cho thấy các xã vùng SR lưu hành và dân số sống trong vùng SR lưu hành đã giảm rõ rệt so với phân vùng dịch tễ SR năm 2003: Số xã vùng SR lưu hành năm 2009 là 2.678 xã, giảm 12,8% (3.072 xã 2003). Số xã vùng SR lưu hành nặng là 341 xã, giảm 55,8% (771 xã 2003), số xã vùng SR lưu hành vừa là 810 xã, giảm 19,2% (1.003 xã 2003)). Số dân sống trong vùng SR lưu hành 15.279.489 người, giảm 17,7% so với 18.563.244 năm 2003.



Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=duthaovanban
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file-remote-v2 -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
file-remote-v2 -> THỦ TƯỚng chính phủ
file-remote-v2 -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 6 năm 2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> CHÍnh phủ Số
DownloadServlet?filePath=duthaovanban -> Số: /2008/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 403.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương