Câu Nội dung Điểm



tải về 91.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích91.91 Kb.
#12161
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM LỊCH SỬ 11.

(Đáp án gồm 07 trang)



Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1.

(3.0 điểm)



Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một cường quốc? Em hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn đó?

a, Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối thế kỉ XIX, CNTB phương Tây ngày càng phát triển và đẩy nhanh quá trình mở rộng xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó ở Châu Á nói chung chế độ phong kiến trên đường suy yếu và hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước TB lớn ….. ( trừ Nhật Bản )

- Ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, mầm mống KT TBCN xuất hiện, giai cấp nông dân, thị dân bị phong kiến bóc lột thậm tệ, mâu thuẫn xã hội ở Nhật ngày càng gay gắt làm chế độ Mạc Phủ bị khủng hoảng trầm trọng.

- Trước nguy cơ xâm lược của các nước TB phương Tây, Mạc Phủ lại ký kết các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ, Anh, Pháp,…. dẫn đến phong trào “Đảo Mạc” ngày càng phát triển.

- Tháng 1/1868, một số quí tộc và tầng lớp Samurai cùng nhân dân lật đổ chế độ Mạc Phủ, trao quyền cho Minh Trị Thiên Hoàng. Ngày 3.1.1868, Chính phủ mới của Thiên Hoàng thành lập, thực hiện cuộc cải cách Minh Trị…

b, Cuộc cải cách Minh Trị

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu… Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống…

- Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển.

- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài…

- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa, trở thành một cường quốc ở Châu Á......



c, Liên hệ với Trung Quốc và Việt Nam

- Ở Trung Quốc có cuộc cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, nhưng bị thế lực phong kiến bảo thủ cản trở nên cuộc cải cách thất bại. Vì vậy Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

- Triều Nguyễn ở Việt Nam đã từ chối những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của những sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ... Vì vậy Việt Nam ngày càng kiệt quệ suy yếu và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.


0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

0,25



0,25

0,25


0,5

0,25


0,25


Câu 2.

(3.0 điểm)



Hãy trình bày ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam?

a, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga

* Ý nghĩa với nước Nga

- Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga.

- Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Lịch sử nước Nga đã sang trang: Một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho người lao động.



* Ý nghĩa với thế giới: ảnh hưởng tiến trình lịch sử và cục diện thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Sự xuất hiện nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Thực tiễn cách mạng tháng Muời Nga không những đã thức tỉnh cổ vũ ý chí đấu tranh mà còn mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thê giới.

b, Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam

- Năm 1920 sau khi đọc bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga - con đưòng cách mang vô sản.

- Từ năm 1921 – 1930: Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phong trào cách mạng Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Đó là lí do dẫn tới sự ra đời 3 tổ chức cộng sản năm 1929 và đến năm 1930 hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam và và là sự chuẩn bị đầu tiên cho những thắng lợi nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam...

0,25
0,25

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5


Câu 3.

(3.0 điểm)



Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? Các nước tư bản đã có những biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng? Tại sao có sự khác biệt trong cách thức giải quyết ấy?

a, Nguyên nhân:

- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế

- Tháng 10/1929: khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm trầm trọng nhất là năm 1932.

b, Hậu quả

- Tàn phá nền kinh tế thế giới, đồng thời gây ra hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói túng quẫn.

+ Các cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dân diễn ra khắp mọi nơi...

+ Đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

c, Các biện pháp giải quyết:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách về kinh tế, xã hội, để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất

- Đức, Ý, Nhật: thiết lập chế độ độc tài phát xít để quân sự hóa nền kinh tế, chuẩn bị lực lượng phát động chiến tranh chia lại thế giới..

d, Vì sao có sự khác biệt:

- Mĩ, Anh, Pháp: có nhiều vốn, thị trường, thuộc địa, đồng thời muốn duy trì trật tự Véc-xai – Oasinhtơn....

- Đức, Ý, Nhật: ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đồng thời muốn thanh toán trật tự Véc-xai – Oasinhtơn...


0,5

0,5

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


0,25

0,25
0,25




Câu 4

(3.0 điểm)



Bằng những sự kiện lịch sử em hãy làm sáng tỏ vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

a, Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai:

Trước chiến tranh:

Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc, Liên Xô đề nghị hợp tác với các nước tư bản dân chủ thành lập Mặt trận chống phát xít và chống chiến tranh nhưng bị từ chối.

( Vì các nước Anh, Pháp, Mĩ theo đuổi chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít để đổi lấy hòa bình)

Trong chiến tranh:

- Đánh bại phát xít Đức:

+ Ngày 22.6.1941: Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, sự kiện này làm cho tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi chuyển từ tính chất phi nghĩa sang tính chất chính nghĩa.

+ Chiến thắng bảo vệ Mátxcơva thời gian, kết quả, ý nghĩa…

+ Ngày 1.1.1942, Liên Xô cùng Mĩ và Anh đã kí bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc, khẳng định quyết tâm chiến đấu đến cùng chống chủ nghĩa phát xít, đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít ra đời..

+ Chiến thắng Xtalingrát thời gian, kết quả, ý nghĩa…

+ Chiến thắng ở Cuốc- xcơ....

+ Tháng 8.1944, Hồng quân Liên Xô giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô Viết…

+ Hồng quân tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu, Nam Âu…hình thành nên hệ thống các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

+ Trận công phá Béc-lin (từ 16.4.1945), tiêu diệt sào huyệt của Hítle, chính phủ Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

- Đánh bại quân phiệt Nhật:

+ Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật, 15-8-1945 chính phủ Nhật đầu hàng. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.



b, Nhận xét:

- Liên Xô giữ vai trò quan trọng, là lực lượng đi đầu góp phần quyết định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.

- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á, tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc phương Tây, lập lên các quốc gia độc lập mới ở châu Á, châu Phi.


0,25

0,25

0,25

0,25


0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25



Câu 5 (3.0 điểm)

Em hãy nhận xét về đặc điểm phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 – 1884?

a, Hoàn cảnh lịch sử:

- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã bùng nổ, diễn ra liên tục trong suốt gần 30 năm. Từ chỗ liên minh với triều đình kháng chiến (1858 – 1862) nhân dân ta đã tách thành một mặt trận riêng chống quân xâm lược (1862 – 1884)...



b, Đặc điểm của phong trào:

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra kịp thời, anh dũng: ngay khi Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân đội triều đình tiến hành chiến thuật “thanh dã” để ngăn chặn quân Pháp tiến sâu vào nội địa, không cho chúng bắt lính và vơ vét lương thực... Đốc học Phạm Văn Nghị đã tập hợp lực lượng, đưa vào Huế xin vua cho ra trận...

- Phong trào kháng chiến lôi cuốn được đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia: nông dân, thợ thủ công, binh lính, nho sĩ...

- Cuộc kháng chiến thể hiện tinh thần quả cảm và sáng tạo của nhân dân: Kết hợp nhiều lối đánh mưu trí sáng tạo (tập kích, phục kích, vườn không nhà trống,...)

- Nhân dân đứng lên kháng chiến mạnh hơn so với quân đội triều đình:Triều đình xây dựng lực lượng chủ yếu là để đàn áp nhân dân, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vì vậy dưới sự thống trị của nhà Nguyễn tiềm lực đất nước bị suy yếu, khả năng phòng thủ đất nước bị hạn chế nên khi Pháp xâm lược quân đội triều đình không hoàn thành sứ mệnh bảo vệ đất nước.Nhưng ngay khi Pháp xâm lược(1858) thậm chí khi triều đình phản bội lại lợi ích dân tộc, nhân dân ta vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống xâm lược kết hợp với chống phong kiến đầu hàng : ở Đà nẵng, ở miền Đông Nam kỳ, ở miền Tây Nam kỳ, ở Hà nội...

- Nhân dân chống Pháp với lòng tự tôn dân tộc cao:

+ Trước khi Pháp xâm lược: mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình là hết sức gay gắt, vì vậy đã nổ ra hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống triều đình...

+ Khi Pháp xâm lược: nhân dân tạm gác mâu thuẫn giai cấp, đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu và coi đây là nhiệm vụ cấp thiết nhất của mỗi người dân Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra trên cả mặt trận quân sự và mặt trận văn thơ: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

- Cuộc kháng chiến của ta đã kết hợp và đoàn kết với các dân tộc thiểu số cùng với các nước láng giềng: Cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pucômbô, A-cha Xoa ở Campuchia...



c, Kết luận:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân ta thể hiện sự nhạy bén, biết hòa dịu mâu thuẫn trong nước trước kẻ thù ngoại bang xâm lược..

+ Tinh thần yêu nước là nhân tố chính được thể hiện trong suốt cuộc kháng chiến, trước sau nhân dân ta bền bỉ kháng chiến không chịu khuất phục nhằm vào kẻ thù số 1 là thực dân Pháp xâm lược và đấu tranh chống sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.

0,5


0,25

0,25
0,25

0,25

0,25


0,25
0,25

0,25
0,5



Câu 6

(2,5 điểm)



Lập bảng về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo các nội dung sau: Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, căn cứ chính, địa bàn chủ yếu, cánh đánh. Từ bảng trên hãy chỉ ra vì sao các cuộc khởi nghĩa đó lại thất bại?

a, Lập bảng:

Tên khởi nghĩa

Thời gian

Lãnh đạo

Căn cứ chính

Địa bàn chủ yếu

Cách đánh

Điểm

Ba Đình

1886 – 1887

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Ba Đình

Nga Sơn (Thanh Hóa)

Phòng ngự

0,25

Bãi Sậy

1883 - 1892

Nguyễn Thiện Thuật

Bãi Sậy (Hưng Yên)

Hưng Yên và các vùng phụ cận

Du kích

0,25

Hùng Lĩnh

1887 - 1892

Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước

Hùng Lĩnh (Thanh Hóa)

Miền núi Thanh Hóa

Du kích

0,25

Hương Khê

1885 - 1896

Phan Đình Phùng, Cao Thắng

Vụ Quang (Hà Tĩnh)

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Chính quy kết hợp du kích

0,25

b, Nguyên nhân thất bại:

- Khách quan:

+ Con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ XIX đã không còn phù hợp....

+ Thực dân Pháp đang chuyển sang giai đoạn đế quốc, mạnh hơn ta về nhiều mặt...

- Chủ quan:

+ Thiếu một bộ máy lãnh đạo thống nhất, thiếu sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa, chưa tập hợp được lực lượng trên quy mô lớn tạo thành một phong trào toàn quốc...

+ Chiến thuật nặng về phòng ngự thủ hiểm, vũ khí thô sơ, các căn cứ khởi nghĩa dễ bị bao vây cô lập...

0,25
0,25

0,5

0,5


Câu 7

(2,5 điểm)



Thông qua những hoạt động của Phan Bội Châu ở đầu thế kỉ XX, em hãy làm rõ xu hướng bạo động trong tư tưởng cứu nước của ông? Vì sao ông lại chọn xu hướng đó?

a, Hoạt động của Phan Bội Châu:

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê hương Nam Đàn - Nghệ An, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh cách mạng lâu đời...

- Năm 1885, khi phong trào Cần vương bùng nổ, ông thành lập đội thí sinh quân hơn 60 người nhằm mục đích đánh Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của chiếu Cần vương.

- Năm 1901, Phan Bội Châu cùng với các đồng chí vạch ra kế hoạch: liên kết với dư đảng Cần vương và các tráng kiện ở chốn sơn lâm xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc phục thù với thủ đoạn bạo động.

- Năm 1902, ông vào Nam, ra Bắc tìm cách liên kết với những người có cùng chí hướng...

- Tháng 5/1904, thành lập hội Duy Tân nhằm đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập và xác định cứu nước bằng con đường bạo động... Vì vậy Phan Bội Châu đã sang Nhật cầu viện với mong muốn được Nhật viện trợ để đánh Pháp...

- Từ năm 1905 – 1908, tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng đánh Pháp sau này...

- Sau khi phong trào Đông Du kết thúc, Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan chờ thời cơ hoạt động trở lại... Sau cách mạng Tân Hợi tháng 6.1912 ông trở lại Quảng Châu cùng các đồng chí tuyên bố giải tán Duy Tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội với mục đích: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam thành lập Cộng hòa dân quốc Việt Nam” bằng bạo lực quân sự, vì vậy đã thành lập đội Quang phục quân được tuyển mộ trong đồng bào miền núi gần biên giới Việt- Trung..

- Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, hội đã cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động dư luận trong và ngoài nước...

b, Vì sao phải chọn xu hướng đó:

- Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trên vùng quê có truyền thống đấu tranh vũ trang chống giặc ngoại xâm...

- Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp, Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc phải là nhiệm vụ hàng đầu và muốn giành được độc lập không có con đường nào khác ngoài con đường bạo động vì “nợ máu phải trả bằng máu”...


0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25



0,25
0,25


Hết





tải về 91.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương