HƯỚng dẫn chấm kì thi chọn học sinh giỏi khu vực mở RỘng năm họC 2011- 2012



tải về 217.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích217.93 Kb.
#33632

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ




ĐỀ CHÍNH THỨC


HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG

NĂM HỌC 2011- 2012

MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 10


Câu 1 (1,0 điểm)

Những nhận định sau là đúng hay sai ? Nếu sai thì hãy sửa lại thành đúng ?



a. Trong phân tử amilôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết β 1, 4 glycozit, có phân nhánh.

b. Các vitamin A, D, E, K có bản chất photpholipit.

c. Prôtêin chính của tơ tằm có cấu trúc bậc 2 là dạng gấp nếp β.

d. Trong tổng số ARN của tế bào, rARN chiếm tỉ lệ 2% - 5%, tARN chiếm tỉ lệ 10% - 20%, mARN chiếm tỉ lệ 70% - 80%.

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




1

(1,0 điểm)

a

Sai, Trong phân tử amilôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết β 1, 4 glycozit, không có phân nhánh.


0,25

b

Sai, Các vitamin A, D, E, K có bản chất steroit.

0,25

c

Đúng. Prôtêin chính của tơ tằm có cấu trúc bậc 2 là dạng gấp nếp β.

0,25

d

Sai, Trong tổng số ARN của tế bào, mARN chiếm tỉ lệ 2% - 5%, tARN chiếm tỉ lệ 10% - 20%, rARN chiếm tỉ lệ 70% - 80%.

0.25

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác dụng)?

b. Cho tế bào vi khuẩn Gram âm, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizôzim. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




2

(2,0 điểm)

a

- Vai trò của lưới nội chất trơn:

+ Tổng hợp các loại lipit như dầu thực vật, photpholipit, streroit.

+ Khử độc rượu, thuốc...

- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do:

+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn và các enzim khử độc liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc. Điều đó lại làm tăng sự chịu đựng đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng liều cao mới đạt hiệu quả.


0,25

0,25

0,25

0,25

b

- Dung dịch đẳng trương có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi ra, đi vào tế bào bằng nhau.

- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng do lizôzim không tác động tới cấu trúc của hai loại tế bào này.

- Tế bào vi khuẩn bị lizôzim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành thể hình cầu trong dung dịch.


0,25

0,5

0,25

Câu 3 (3,0 điểm):

a. Nêu các bằng chứng lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm để chứng minh ôxi sinh ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước?

b. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp?

c. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng độ O2. Tác động đó là gì và thực vật đó có thể có lợi như thế nào?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




3

(3,0 điểm)

a

* Bằng chứng lý thuyết:

- Phản ứng quang phân ly nước:

2H2O → 4H+ + 4 e + O2

- Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là H2O thì không tạo ra O2 mà lại các sản phẩm như S, ...

H2S + CO2 → CH2O + S + H2O

* Bằng chứng thực nghiệm:

- Sử dụng O18 để tổng hợp H2O, dùng làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp và O2 được giải phóng là O18.


0,25

0,25

0,5


b

- Pha sáng:

12 H2O + 12 NADP+ + 12 ADP + 18 Pi → 12 NADPH + 18 ATP + 6 H2O + 6 O2

- Pha tối:

6 CO2 + 12 NADPH + 18 ATP + 12 H2O → C6H12O6 + 12 NADP+ + 18ADP + 18 Pi

Pha sáng xảy ra ở màng tilacoit, pha tối xảy ra ở stroma vì:

- Trên màng tilacoit có định vị các sắc tố quang hợp, hệ enzim của chuỗi truyền electron và phức hệ ATP synteaza để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha tối.

- Trong stroma có hệ enzim khử CO2


0,25

0,25

0,25

0,25

c

- Do không có PSII nên không có quá trình quang phân li nước nên không sản sinh ra O2 trong tế bào bao bó mạch.

- Do tránh được vấn đề O2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim rubisco trong các tế bào bao bó mạch  thực vật C4 tránh được hô hấp sáng.



0,5

0,5

Câu 4 (2,0 điểm)

a. Sự thiếu O­2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm?

b. Nêu vai trò của NAD+ và FAD trong hô hấp hiếu khí?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




4

(2,0 điểm)

a

- Không có ôxi để nhận e, H+ không được bơm vào xoang gian màng của ti thể

 hóa thẩm không xảy ra, photphoryl hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP.



0,5

0,5

b

- NAD+ và FAD là các coenzim dạng khử,

có khả năng tiếp nhận điện tử và H+ tạo thành NADH và FADH2.

- NADH và FADH2 vận chuyển H+ và điện tử đến dãy truyền điện tử định vị trên màng trong ti thể (tại đó xảy ra quá trình tổng hợp ATP hóa thẩm).


0,5

0,25

0,25


Câu 5 (3,0 điểm):

a. Tế bào phôi chỉ cần 15 – 20 phút là hoàn thành 1 chu kì tế bào, trong khi đó tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao?

b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




5

(3,0 điểm)

a

- Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R). Điểm kiểm soát R là một hệ thống điều hòa rất tinh vi ở cấp độ phân tử.

- Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục phân chia, còn nếu tế bào không vượt qua được điểm R thì sẽ đi vào biệt hóa.

- Tế bào phôi liên tục vượt qua được điểm R nên thời gian pha G1 rất ngắn và có thể phân chia liên tục, cứ 15 – 20 phút là có thể hoàn thành 1 chu kì phân bào.

- Tế bào thần kinh không vượt qua được điểm R nên pha G1 kéo dài suốt cơ thể, tế bào không phân chia trong suốt đời cá thể.



0,25

0,25

0,25

0,25





b

Cách nhận biết:

- Cách 1: Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi :

+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn → 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân.

+ Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn → 2 tế bào con đó sinh ra sau giảm phân I.

- Cách 2: Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con :

+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ → tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân.

+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào giảm phân.


0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

Câu 6 (1,0 điểm):

Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. Giải thích tại sao có hiện tượng trên?



Câu

Ý

Nội dung

Điểm




6

(1,0 điểm)




- Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng,

- Phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.



0,5

0,5


Câu 7 (3,0 điểm)

a. Hãy nêu và giải thích ít nhất hai sự thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong môi trường quá khắc nghiệt đối với các sinh vật khác?

b. Vi khuẩn lactic chủng I tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tổng được phenylalanin (một loại axit amin). Còn vi khuẩn lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trong môi trường thiếu axit folic và axit phenylalanin được không? Vì sao?

c. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính theo đơn vị g/l:

NH4Cl - 1 FeSO4.7H2O - 0,01 K2HPO4 - 1 CaCl2 - 0,01 MgSO4.7H2O - 0,2 H2O - 1 lít

Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10-5

Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường:



Chất bổ sung

Các loại môi trường




M1

M2

M3

M4

Glucose

0

5g

5g

5g

Axit nicotinic

0

0

0,1mg

0

Cao nấm men

0

0

0

5g

Sau 24h nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên các môi trường M3, M4 còn trên môi trường M1 và M2 không có vi khuẩn phát triển.

- Các môi trường M1, M2, M3 và M4 thuộc loại môi trường gì?

- Nêu vai trò của axit nicotinic đối với vi khuẩn Proteus vulgaris?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




7

(3,0 điểm)

a

- Khả năng hình thành nội bào tử cho phép các tế bào sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và phục hồi khi môi trường thuận lợi trở lại.

- Một số vi khuẩn có lớp vỏ nhày và vi khuẩn Gram (-) có lớp màng ngoài (LPS) bảo vệ cơ thể khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ.



0,5

0,5


b

- Hai chủng trên là các vi sinh vật khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển được vì thiếu nhân tố sinh trưởng

- Nếu nuôi chúng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp → bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo ra chủng nguyên dưỡng thì có thể phát triển được trong môi trường tối thiểu.



0,5

0,5

c

- M1: MT tối thiểu.

- M2, M3: MT tổng hợp.

- M4: MT bán tổng hợp.

- Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó (môi trường M1, M2) vi khuẩn không phát triển.



0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 8 (2,0 điểm)

a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lactic đồng hình và lên men rượu?

b. Hãy cho biết các loại vi sinh vật sau đây có kiểu dinh dưỡng nào? Nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu, hình thức sống của mỗi loại vi sinh vật đó (vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam Anabaena, vi khuẩn tả, Nitrosomonas, Nitrobacter).

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




8

(2,0 điểm)

a

Chỉ tiêu so sánh

Lên men rượu

Lên men lactic đồng hình

VSV

Nấm men rượu

Vi khuẩn lactic đồng hình

Enzym xúc tác

- Giai đoạn đầu : Đecacboxilaza

- Giai đoạn cuối cùng :



Alcoldehydrogenaza

- Lactacdehydrogenaza

Chất nhận hidro và e từ NADH

- Axetaldêhit

- Axit pyruvic

Sản phẩm đặc trưng

Etanol

Axit lactic



0,25

0,25

0,25

0,25







b



Loại vi khuẩn

Kiểu dinh

dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn

cacbon

Hình thức sống

Vi khuẩn lactic

Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Sống tự do trong môi trường giàu dinh dưỡng.

Vi khuẩn lam Anabaena

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2


Cộng sinh, có khả năng cố định nitơ.

Vi khuẩn tả

Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Ký sinh trong đường ruột động vật và người

Nitrosomonas, Nitrobacter

Hoá tự dưỡng

Chất vô cơ NH4+, NO2 -.

CO2

Tự do trong môi trường đất.



0,25

0,25

0,25

0,25





Câu 9 (3,0 điểm):

a. Vì sao virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống?

b. Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào để nó tổng hợp được vỏ protein và ARN của mình để hình thành virut HIV mới?

c. Thế nào là phagơ độc và phagơ ôn hòa?

Câu

Ý

Nội dung

Điểm




9

(3,0 điểm)

a

- Virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống vì chúng mang những đặc điểm sinh học cơ bản của cơ thể sống.

- Về thành phần cấu tạo: virut cũng được cấu tạo từ 2 dạng vật chất chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic.

- Về hoạt động sống: Ở virut cũng thấy những đặc trưng sống cơ bản như:

+ Trao đổi chất: virut sử dụng vật chất sống trong tế bào vật chủ để tổng hợp nên vật chất sống của cơ thể mình.

+ Sinh trưởng và phát triển: qua quá trình trao đổi chất trong tế bào vật chủ mà virut hoàn thiện.

+ Sinh sản: Từ một virut lây nhiễm vào tế bào vật chủ, axit nuclêic của virut nhân lên nhiều lần rồi hình thành nên nhiều virut mới.

+ Có khả năng di truyền và dễ bị biến đổi.


0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Virut HIV tổng hợp ARN: ARN của virut HIV là mạch + không dùng làm khuôn tổng hợp mARN mà phải:

- Nhờ có enzim phiên mã ngược của chúng (reverse transcriptaza) xúc tác để tổng hợp 1 sợi ADN bổ sung trên khuôn ARN thành chuỗi ARN / ADN, sau đó mạch ARN bị phân giải. 

- Sợi ADN (-) bổ sung lại được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch ADN (+) tạo ADN mạch kép, sau đó ADN kép chui vào nhân và cài xen vào hệ gen của tế bào chủ.

- Tại nhân, nhờ enzim ARN polimeraza của tế bào chủ, chúng tiến hành phiên mã, tạo hệ gen ARN của virut.



0,5

0,5


c

- Phagơ ôn hòa là virut nhiễm vào vi khuẩn, có tính đặc hiệu đối với vi khuẩn, cài xen vật chất di truyền vào hệ gen của vi khuẩn.

- Phagơ độc là loại virut sau khi nhiễm vào vi khuẩn thì gây ra chu trình tan bằng cách nhân nhanh thành các phagơ trong tế bào và làm tan tế bào.



0,25

0,25




----------- HẾT------------


Trang



tải về 217.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương