BS. Trần Kiêm Hảo TÓm tắt polyp đường tiêu hoá là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Mục tiêu



tải về 91.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích91.27 Kb.
#33316


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẮT POLYP

TRỰC TRÀNG, ĐẠI TRÀNG XÍCH MA QUA NỘI SOI Ở TRẺ EM

BSCK2. Nguyễn Thái Hưng, TS.BS. Trần Kiêm Hảo
TÓM TẮT

Polyp đường tiêu hoá là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em.



Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học polyp trực tràng, đại tràng xích-ma ở trẻ em. Đánh giá kết quả điều trị cắt polyp trực tràng, đại tràng xích - ma qua nội soi và một số biến chứng của kỹ thuật này.

Đối tượng, phương pháp: 42 bệnh nhân trong độ tuổi từ 2 tuổi đến 15 tuổi vào điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011. Thực hiện nội soi đại tràng bằng ông nội soi mềm của hãng Olympus ký hiệu CF-V/I để chẩn đoán polyp. Tiến hành cắt polyp qua nội soi bằng thòng lọng Acu - snare. Gửi mẫu bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh.

Kết quả: 96,4% polyp trực tràng và đại tràng xích - ma được cắt bỏ bằng thòng lọng qua nội soi, 92,8% polyp được cắt nguyên gốc, 3,6% polyp cắt thành từng mảnh. Kết quả lấy được polyp ra ngoài bằng rọ Roth-Net là 96,4%. Biến chứng chảy máu sớm sau cắt chiếm 2%, không có biến chứng thủng trực tràng và đại tràng xích - ma. Kết luận: Nội soi đại tràng là một phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán và điều trị polyp trực tràng, đại tràng xích-ma ở trẻ em.

Từ khóa: polyp, trực tràng, xích-ma.
STUDY ON ENDOSCOPY FINDINGS AND RESULTS OF ENDOSCOPIC POLYPECTOMY OF RECTAL AND SIGMOID COLON POLYPS IN CHILDREN
ABSTRACT

Gastrointestinal polyps is rather common in children. Objective: Describing endoscopy findings and histological characteristics of rectal and sigmoid colon polyps in children. Evaluating the results of endoscopic polypectomy of rectosigmoideal polyps and some complications of this technique. Subjects and method: 42 patients aged from 2 years to 15 years treated at the Pediatric Department, Hue Central Hospital from April 2010 to April 2011. Colonoscopy with Olympus CF-VI colonoscope is carried out on these patients to find out polyps. Removing the polyps with Acusnare during colonoscopies. Sending the specimens to the Pathology Department. Results: Results of endoscopic polypectomy of rectosigmoideal polyps: 96,4% of rectosigmoideal polyps are removed with snare during colonoscopies, 92,8% of polyps are totally excised, 3,6% of polyps are cut into fragments to be removed. 96,4% of polyps are retrieved with a Roth retrieval net. 2% of the patients suffer from early bleeding complication related to polyp removal, there is no cases with rectal and sigmoid colon perforation. Conclusions: Colonoscopy is effective for diagnosis and treatment of rectosigmoideal polyps in children.



Keywords: polyp, rectum, sigmoid colon

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Polyp đường tiêu hoá là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em chiếm tỷ lệ từ 1% - 3,7%. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, chủ yếu là từ 2 đến 5 tuổi []. Về mặt phân bố giải phẫu thì polyp ở trực tràng và đại tràng xích - ma chiếm đa số, hay gặp là loại polyp thiếu niên đơn độc 97% [Error: Reference source not found].

Trước khi chưa có nội soi, việc phát hiện polyp đại trực tràng thường bằng thăm khám qua trực tràng, hoặc chụp baryt đại tràng, với những phương pháp này việc phát hiện polyp còn hạn chế, cũng như về mặt điều trị phần lớn là phẫu thuật cắt bỏ [].

Ngày nay với sự ra đời của nội soi ống mềm, việc chẩn đoán polyp đường tiêu hoá ngày càng kịp thời và chính xác hơn, đặc biệt trong chẩn đoán và cắt bỏ polyp đại trực tràng có thể phát hiện một cách rõ ràng về vị trí, số lượng, hình dáng và kích thước của polyp, có thể nhận dạng sớm khả năng nguy cơ qua hình dáng của polyp loét, sùi. Qua nội soi còn có thể thực hiện một số kỹ thuật điều trị như cầm máu và đặc biệt là cắt đốt polyp. Cắt polyp đại trực tràng qua nội soi có độ tin cậy cao, an toàn hiệu quả, và ít biến chứng [].

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị cắt polyp trực tràng, đại tràng xích - ma qua nội soi và một số biến chứng của kỹ thuật này.

2. Mô tả đặc điểm mô bệnh học polyp trực tràng, đại tràng xích-ma ở trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm 42 bệnh nhân trong độ tuổi từ 2 tuổi đến 15 tuổi vào điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: Những bệnh nhân được phát hiện có polyp trên nội soi trực tràng, đại tràng xích-ma bằng ống soi mềm và mô bệnh học phù hợp polyp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và tiến cứu.

- Các bước tiến hành:

Bước 1: Khám lâm sàng và chỉ định nội soi đại trực tràng bằng ông nội soi mềm của hãng Olympus ký hiệu CF-V/I. Thực hiện tại Phòng nội soi Tiêu hóa, Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế

Bước 2: Tiến hành cắt polyp qua nội soi bằng thòng lọng Acu - snare (có nhiều kích thước khác nhau) do Bác sĩ Ngoại Nhi thực hiện tại khoa Nội soi, Bệnh viện Trung ương Huế

Hình 2.1. Cắt polyp nguyên gốc



1) Mở thòng lọng và choàng qua polyp. 2) Đặt thòng lọng ngay giữa cuống polyp.

3) Siết thòng lọng để cắt polyp.

Hình 2.2. Cắt polyp từng mảnh



1+2) Cắt polyp từng mảnh. 3) Sẹo sau cắt polyp
Bước 3: Gửi bệnh phẩm làm mô bệnh học tại Khoa Giải phẫu Bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế

Bước 4: Đánh giá kết quả cắt polyp và biến chứng (nếu có). Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Y học, ứng dụng phần mềm SPSS 19.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi

Tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

2 - <5

26

61,9

5 - <10

12

28,5

10- 15

4

9,6

Tổng cộng

42

100

Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 2 - <5 tuổi: 61,9%.

B
Tỷ lệ%
ảng 3.2. Phân bố theo giới


Giới

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nam

25

59,5

Nữ

17

40,5

Tổng cộng

42

100

Nam (59,5%), nữ (40,5%), với tỷ lệ: nam/nữ =1,5. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Bảng 3.3. Sự phân bố polyp

Vị trí

Số polyp

Tỷ lệ (%)

p

Trực tràng

39

79,6

< 0,01

Đại tràng xích - ma

10

20,4

Tổng cộng

49

100




Trong 42 trường hợp nội soi, chúng tôi phát hiện được 49 polyp.

Polyp định vị ở trực tràng 79,6%, đại tràng xích - ma 20,4%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).


3.2. Kết quả cắt polyp và biến chứng

Bảng 3.4. Kỹ thuật cắt

Kỹ thuật

Số trường hợp

Tỷ lệ (%)

Nguyên gốc

47

92,8

Cắt từng mảnh

01

3,6

Đốt bằng dao điện

01

3,6

Tổng cộng

49

100

92,8% polyp được cắt nguyên gốc; 3,6% cắt từng mảnh.

Bảng 3.5. Kết quả lấy polyp

Kỹ thuật lấy polyp

Số trường hợp

Tỷ lệ (%)

Lấy bằng lưới

48

96,4

Không lấy được bằng lưới

01

3,6

Tổng số

49

100

96,4% polyp sau khi cắt được gắp ra bằng rọ lưới; chỉ có 3,6% không lấy được bằng rọ lưới.

Bảng 3.6. Tỷ lệ biến chứng khi cắt polyp

Biến chứng

Số trường hợp

Tỷ lệ (%)

Chảy máu

01

2

Thủng

00

0

Hội chứng sau cắt polyp

00

0

Nhiểm trùng máu

00

0

Tổng số

01

2

Trong 49 trường hợp có 1 biến chứng chảy máu sớm với tỷ lệ 2%.
3.3. Đặc điểm mô học của polyp

Trong 42 trường hợp bệnh nhân có polyp, chúng tôi chỉ thu được 36 mẫu polyp và xét nghiệm tế bào học.



Bảng 3.7. Kết quả mô bệnh học

Kết quả

Số trường hợp n=36

Tỷ lệ (%)

Polyp thiếu niên

32

88,8

Polyp tuyến lành tính

04

11,2

88,8% polyp trực tràng, đại tràng xích - ma là polyp thiếu niên.
4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung

Đa số trẻ em có polyp ở đại trực tràng thường xảy ra trong mười năm đầu đời sống của trẻ, cũng hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Trong nghiên cứu của KoFy [] và Nguyễn Ngọc Khánh [], lứa tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là 2 đến 10 tuổi, một số tác giả khác cho thấy tuổi trung bình mắc polyp đại trực tràng là 4, 8 tuổi đến 6,5 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 6 tháng [], [].

Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp một trường hợp nào dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh thấp nhất của chúng tôi là 2 tuổi, cao nhất là 15 tuổi. Nhóm tuổi mắc polyp trực đại tràng xích - ma cao nhất là 2 đến 5 tuổi chiếm tỷ lệ 61,9% tương đương với các nghiên cứu Ngyễn Ngọc Khánh và Ukarapol U.

Về giới, nhiều tác giả [], [] cho rằng, có sự trội hơn không đáng kể về giới giữa nam và nữ, tỷ lệ này thay đổi từ 1,4 đến 3,1. Trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ là 1,5 không có khác biệt với nghiên cứu Kofy và Phạm Đức Lễ [Error: Reference source not found].


4.2. Kết quả cắt polyp

Cắt polyp đại trực tràng bằng nội soi là phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn. Việc chỉ định cắt polyp đại trực tràng ở trẻ em tuỳ thuộc đặc điểm cuống của từng loại polyp có cuống, không có cuống, chân của polyp, sự xâm lấn của polyp vào thành ruột và kích thước của polyp.

Có nhiều kỹ thuật cắt polyp đại trực tràng qua nội soi, trong thực tế tại bệnh viện chúng tôi đã áp dụng phần lớn kỹ thuật cắt polyp qua nội soi bằng thòng lọng đơn cực, Kết quả trong nghiên cứu chứng tôi có 96,4% polyp được cắt bằng thòng lọng.

Đối với những polyp không cuống có kích thước dưới 5mm, nông, dẹt chúng tôi dùng kỹ thuật đốt bằng dao điện, kết quả có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,6%. Kết quả trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Lê Quang Liêm (3,9%) [].

Đối với những polyp có cuống đường kính dưới 10mm,hoặc polyp có cuống đường kính trên 10mm thì tiêm adrenalin vào cuống trước khi cắt và dùng thòng lọng cắt bỏ nguyên gốc.Trong nghiên cứu của chúng tôi có 92,8% polyp được cắt bỏ nguyên gốc, tỷ lệ này không khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Huy (97,5%) [].

Một số tác giả ứng dụng cắt bỏ từng phần đối với những polyp không cuống kích thước trên 10mm, trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp polyp không cuống kích thước trên 10mm phải tiến hành cắt bằng kỹ thuật này với tỷ lệ 3,6%, kết quả này cao hơn báo cáo của Lê Quang Liêm 2,78% [].

Theo tác giả Yoshihiro Sakai [] cho rằng những polyp có đường kính trên 1cm thường có khuynh hướng chuyển ác tính. Vì vậy khi phát hiện loại polyp này chúng tôi phải tiến hành quản lý và động viên người nhà để tiến hành cắt bỏ sớm. Trong số liệu của chúng tôi có đến 32,7% loại polyp có đường kính trên 1cm.

Để giúp cho việc lấy mẫu làm xét nghiệm mô học. Sau khi cắt polyp, mẩu polyp thường được lấy ra bằng cách hút, kẹp hoặc bằng lưới. Đối với hút polyp, mẩu mô sẽ bị mất, dùng kẹp lấy có thể sẽ làm mẩu mô bị biến đổi gây khó khăn cho chẩn đoán mô học. Vì vậy để giúp cho việc xét nghiệm mô học được tốt hơn chúng tôi đã tiến hành lấy polyp ra ngoài bằng rọ lưới, kết quả có đến 96,4% số mẩu polyp được lấy bằng rọ lưới.


4.3. Biến chứng của kỹ thuật cắt polyp qua nội soi

Chúng tôi đã đảm bảo tất cả các khâu cho người bệnh và thực hành đúng qui trình để nhằm hạn chế tối đa những tai biến có thể xẩy ra.

Trong quá trình thực hành nghiên cứu, về biến chứng của nội soi chẩn đoán chúng tôi không gặp biến chứng thủng đại tràng xích - ma và chảy máu, cũng như không gặp những biến chứng khác.

Trong quá trình điều tri cắt polyp bằng thòng lọng qua nội soi chúng tôi gặp 1 trường hợp chảy máu sớm và đã được xử lý tốt, tỷ lệ biến chứng chảy máu sau cắt polyp đại trực tràng của chúng tôi là 2% tương đương với các nghiên cứu trong nước [], [] và ngoài nước. Ngoài ra trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp những biến chứng khác như rối loạn điện giải, nhiểm trùng hoặc hội chứng sau cắt polyp.

Sau khi cắt xong bệnh nhi chỉ nằm theo dõi một thời gian ngắn, đa số bệnh nhân được xuất viện trước 48 giờ chiếm 91,7%.
4.4. Đặc điểm mô học của polyp trực tràng, đại tràng xích - ma

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 36 mẩu polyp của 42 bệnh nhân được gởi đến khoa giải phẫu bệnh để xét nghiệm mô học.

Không một trường hợp nào chuyển thành ác tính hoặc nghi ngờ được quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi. Chẩn đoán mô bệnh học trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 88,8% polyp thiếu niên và 11, 2% polyp tuyến lành tính. Loại polyp thiếu niên, Mandhand P có đến 93% [].
5. KẾT LUẬN

Qua 42 trường hợp nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lứa tuổi hay gặp nhất là 2 - <5 tuổi (61,9%). Polyp định vị ở trực tràng 79,6%, đại tràng xích ma 20,4%.


5.1. Kết quả cắt polyp trực, đại tràng xích ma qua nội soi

- 96,4% polyp trực tràng và đại tràng xích ma được cắt bỏ bằng thòng lọng qua nội soi, 92,8% polyp được cắt nguyên gốc, 3,6% polyp cắt thành từng mảnh.

- Kết quả lấy được polyp ra ngoài bằng rọ Roth-Net là 96,4%.
5.2 Biến chứng của kỹ thuật cắt polyp qua nội soi: Chảy máu sớm sau cắt chiếm 2%, không có biến chứng thủng trực tràng và đại tràng xích ma.
5.3 Đặc điểm mô học của polyp trực tràng, đại tràng xích ma

88,8% polyp thiếu niên và 11,2% polyp tuyến lành tính. Loại polyp thiếu niên, Mandhand P có đến 93%


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Thị Hoài, Trần Văn Huy (2007). “Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại trực tràng qua nội soi ống mềm tại bệnh viện Trường Đại Học Y Khoa Huế”, Tạp chí Y Dược Học quân sự, 2(32), tr. 158-164.

2. Nguyễn Ngọc Khánh, Mai Thị Hội, Đỗ Đức Vân, "Điều trị cắt polyp đại trực tràng trẻ em bằng nội soi ống mềm", Y học Việt Nam, số 8/2001.

3. Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Bệnh đường tiêu hóa”, Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, NXB Y Học, tr. 293 - 301.

4. Lê Quang Liêm, Nguyễn Dung (2002), “Nghiên cứu một sô kết quả cắt polyp đại trực tràng trẻ em qua cắt đốt nội soi tại Bệnh Viện Trung Ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 57 -65.

5. Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Việt HahHà, Nguyễn Gia Khánh, Phan Thị Hiền (2006), “Đặc điểm lâm sàng và điều trị cắt polyp đại trực tràng ở trẻ em”, Báo cáo hội nghị nhi khoa toàn quốc, tập 14, tr.122-126.

6. Durno C.A. (2007), Colonic polyps in children and adolescents, Can J, Gastroenterol, Apr, 21(4), pp. 233-9.

7. Huaroto M., Lozano R., Beteta O., et al. (1994), Pediatric colonoscopic polypectomy, Rev Gastroenterol Peru, Sep-Dec, 14(3), pp. 204-8.


8. Ko F.Y., Wu T.C., Hwang B., et al. (1995), Intestinal polyps in children and adolescents-a review of 103 cases, Zhonghua Min Guo Xiao Er Ke Yi Xue Hui Za Zhi, May, 36(3), pp. 197-02.

9. Mandhan P. (2004), Juvenile colorectal polyps in children: experience in Pakistan, Pediatr Surg Int. May, 20(5), pp. 339-42.

10. Ramírez-Mayans J.A., Rivera M., Coronado E., et al. (2007), Polyps of the rectum and colon in children, Bol Med Hosp Infant, Aug, 41(8), pp. 437-41

11. Uchiyama M., Iwafuchi M., Yagi M., et al. (2001), Fiberoptic colonoscopic polypectomy in childhood: report and review of cases, Pediatr Int, Jun,43(3), pp. 259-62.



12. Yoshiro S. (2001), Clinicopathological characteristic type colorectal adenomas obtained by endoscopic resection, Gastrointestinal Endoscopy, Feb, 59(2), pp. 213-19.


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 91.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương