Peru- tình cảm còn theo



tải về 106.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích106.91 Kb.
#31350
Peru- Tình cảm còn theo

TV
Bước chân ra khỏi cửa hải quan của phi trường Lima, tôi đã được nhận ngay một sự giúp đỡ rất tận tình của các nhân viên chỉ dẫn. Một thanh niên trong y phục lớn, đứng ngay cửa hỏi tôi cần gì, có ai đón không. Trả lời tôi cần một tắc xi. Anh hỏi tiếp đi theo công ty du lịch nào, đáp "Explore". "Thế thì chị đến bàn Information ở kia, nơi đó có người của công ty Explore, họ sẽ có tắc xi đưa chị về khách sạn."


Đón tôi tại quầy Information là một cô gái trẻ. Cô nói ngay giá tắc xi từ đây về khách sạn là 23 đô la, bà trả tiền tại đây và không phải trả thêm cái gì khác cho tài xế cả. Sau khi thanh toán, cô gái liền đẩy cái xe hành lý của tôi ra cửa bên hông. Đứng đợi không đầy ba phút thì xe đến. Cô nhắc lại một lần nữa xe này sẽ đưa bà về khách sạn và bà khỏi phải trả thêm đồng nào cho tài xế đâu nghe. Tôi cảm ơn cô và an lòng ngồi vào tắc xi. Không khí nửa đêm lành lạnh, phố Lima êm đềm, yên lặng, người tài xế vui vẻ nói vài câu chào đón ... bấy nhiêu thật đã để lại cho tôi một ấn tượng tốt đẹp.
Cái mỹ cảm đó còn theo tôi suốt cả chuyến đi dài qua các thành phố Arequipa, Puno, Cusco, Madre de Dios. Lima là thủ đô, có thể nó được trang điểm kỹ lưỡng hơn để tạo đường nét đáng yêu cho xứ sở, nhưng không hẳn thế. Những thành phố mà tôi đi qua ở rất xa thủ đô Lima, lại ở trên vùng núi rất cao (trên 3000 mét), hoặc ở vùng quê xa phố thị, có nhiều sắc tộc khác nhau sinh sống. Thế nhưng người dân ở đó cũng lịch sự, nói năng rất từ tốn, nhẹ nhàng, đặc biệt không có trẻ em đường phố. Điều đó chứng tỏ họ được giáo dục rất tốt từ trong gia đình đến trường học và do đó đổ ra ngoài xã hội. Đi vào một xóm quê, lèo tèo có hai ba người bán lẻ bên lề đường, tôi đưa ra một đồng Peru (khỏan 30 cents mỹ) rồi chỉ tay vào trái quýt. Bà bán hàng bốc ba trái bỏ vào bao nylon cho tôi. Ăn thử thấy được, tôi quay lại mua cho bà bán hàng bên cạnh. Bà này bán những bốn trái cùng giá một đồng. Tôi thật phục, họ là những người dân quê, biết chắc tôi là du khách, thế nhưng họ không lợi dụng du khách để bán giá cao hơn, ngược lại họ cũng có khuyến mãi để bán được nhiều hàng hơn.
Những người dân quê mà còn lịch sự như thế thì những người có đào tạo từ trường lớp hẳn phải đáng nể hơn nhiều. Các tiếp viên hỏa xa, tiếp viên hàng không ... ôi lịch sự khỏi chê. Trước tiên là đồng phục. Nhân viên soát vé xe lửa nam cũng như nữ đều mặc măng tô đen bằng len dài đến nửa ống chân, sơ mi trắng, cà vạt, vét tông, giày đen, trông không biết ai là quản trị gia cao cấp, ai là nhân viên thường. Đến cả nhân viên phục vụ trong toa nhà ăn cũng một đồng phục như thế, chỉ có thêm cái tạp đề trắng quàng ngang bụng hay cái khăn đen vắt ngang tay khi rót rượu cho khách. Họ có một trí nhớ hay nhận xét bén nhạy. Hai trong số các thành viên của nhóm tôi đã đổi chỗ ngồi cho nhau sau khi gọi món ăn. Khi mang thức ăn đến, cô tiếp viên đã ngập ngừng chút đỉnh rồi nói "hình như hai ông đã đổi chỗ cho nhau?". Hai ông khách cười xòa bảo đúng vậy, còn tôi không thể nín một tiếng khen rằng cô có trí nhớ tốt quá.


Nhân viên phục vụ trên tàu lửa Tiếp viên hàng không hãng bay Star Peru

Tôi còn nhớ, trong chuyến đi Ấn độ năm ngoái, các tiếp viên hàng không nội địa của Ấn chỉ toàn thanh niên trẻ, thì ở đây các tiếp viên của hãng bay Aero Condor hay Star Peru của Peru chỉ toàn phụ nữ, trong đó có một vị trông đã đứng tuổi. Tôi đề cập đến nét đứng tuổi của cô tiếp viên đó để nhấn mạnh rằng cô đã có nhiều năm trong nghề, và qua đó thấy rằng người Phụ Nữ ở Peru cũng có cơ hội nghề nghiệp từ rất lâu trước đây. Điểm lại các nơi tôi đã đi qua thì rõ ràng người phụ nữ có mặt khắp nơi. Các cửa hàng buôn bán nhỏ đều có một phụ nữ trông coi, cửa hàng lớn như hệ thống Inka Farma (nhà thuốc tây) hiện diện rất nhiều phụ nữ từ dược sĩ đến dược viên, đến thâu ngân và cả người quét dọn. Ở các quầy đón tiếp tại khách sạn số nam nữ tiếp viên ngang ngửa, không biết mèo nào ca(‘n mỉu nào.


Nữ giới Peru quả thật xông xáo, xốc vác ngòai xã hội, nhưng thật sự họ cũng có những lãnh vực "cấm" riêng. Học sinh nam nữ có trường riêng, chỉ khi vào Đại học hay College mới học chung với nhau. Phá thai là điều hoàn tòan bất hợp pháp và cấm kỵ của tôn giáo. Đối với giới trẻ, một số rất ít chấp nhận sống chung với nhau trước hôn nhân, phần lớn vẫn còn theo phép tắc của gia đình. Tuổi trẻ có cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu nhau trước khi đến hôn nhân, nhưng nếu cô gái lỡ dại mang bầu thì cha mẹ có thể cảm thông, nhưng các bậc ông bà có thể "giết" cổ đấy. Được biết tuổi trung bình để hẹn hò là 18-20, kết hôn chừng một hay hai năm sau đó. Đối với họ gia đình có bốn con là đông, các bậc cha mẹ đang lứa tuổi trên dưới năm mươi phần lớn đều có bốn con.
Ở đâu cũng vậy, tuổi trẻ là rường cột của quốc gia. Tôi không có số thống kê dân số của Peru, nhưng theo quan sát riêng thì có thể nói dân tộc Peru là dân tộc trẻ. Đất nước Peru rộng lớn (gấp bốn lần diện tích Việt Nam), địa lý hình thể gồm cả núi, biển, hồ, sông và đồng bằng, chế độ khí hậu thay đổi nhiều, hẳn phải là nơi cung cấp nhiều cơ hội để tuổi trẻ phát triển tài năng. Thế nhưng, theo một số bạn trẻ, cơ hội phấn đấu của họ cũng rất khó khăn. Quy chế vào đại học là phải qua một cuộc thi và học năm năm mới xong bậc cử nhân. Hẳn là cuộc thi này rất cam go cho nên nhiều học sinh chọn hệ thống Institute, theo đó họ cũng phải qua một cuộc tuyển sinh nhưng chỉ học trong ba năm thôi. Cuối năm thứ ba sinh viên phải thi tốt nghiệp để lãnh bằng. Cả hai hệ thống University hay Institute đều có trường công và tư, gia đình giàu có thể cho con theo học trường tư. Các bạn không may măn đậu vào các University hay Institutes đành phải kiếm việc làm tạm thời nào đó, chờ sang năm thi lại.
Tôi đã gặp các bạn trẻ này. Họ rất trẻ, tương lai còn rất dài trước mặt . Họ gặp nhau và thành lập một băng nhạc dạo, lưu động theo các chuyến xe lửa từ Puno đến Cusco và ngược lại. Hát dạo là một nghề kiếm sống khó khăn, nhưng các bạn trẻ này vẫn phấn đấu, mang tiếng hát, tiếng đàn lại cho hành khách đỡ chán trên một chuyến đường dài hơn 10 tiếng đồng hồ, đồng thời cũng là cơ hội để các bạn trẻ tự tiếp thị sản phẩm của mình: các CD do họ tự sản xuất. Nhìn họ tôi thật thương và cảm phục biết bao! Con đường học vấn cao hơn chưa mở cửa cho họ, nhưng họ không chán nản cũng chẳng bi quan. Họ chấp nhận hoàn cảnh nhưng không đầu hàng số phận, và không bỏ lỡ cơ hội gìn giữ tài năng, cho dù đó là khả năng phụ . Các bạn trẻ này đã vui lòng nói chuyện với tôi, chỉ cho tôi coi cái đàn charango. Tôi hỏi một du khách Mỹ về cái đàn này, họ gọi nó là Small Guitar, song tôi không nghĩ nó là ghi ta. Đàn có năm nhóm dây, mỗi nhóm hai sợi, dây chính mang tên sol do mi la mi . Cũng qua họ tôi tìm thấy một loại đàn khác, rất phổ biến trong dân gian Peru, có tên banjodolin.


Các bạn trẻ hát dạo



Đàn Charango Đàn bandoria (trái) và banjodolin

Đàn banjodolin có 4 nhóm dây, mỗi nhóm ba sợi. Đàn bandoria có 5 nhóm dây, mỗi nhóm 2 sợi.
Các bạn trẻ trong băng nhạc trên đây không thuộc săc tộc Tây Ban Nha, những người đã một thời chiếm Nam Mỹ làm thuộc địa. Họ thuộc về một số sắc tộc sống ở vùng núi cao trên 3300 mét, phía nam rặng Andes. Hướng dẫn viên du lịch cho biết có đến 50 săc dân khác nhau sống trong khu vực này mà nổi tiếng nhất là săc dân Inka, đã một thời làm mưa làm gió cả vùng đất lớn bao gồm cả Peru, Bolivia và Chi lê ngày nay. Những săc tộc này tự phân biệt nhau bằng các kiểu mũ đội đầu, ngôn ngữ thì cùng nói tiếng Tây Ban Nha như những người thành thị
Tôi chưa có dịp đi vào các vùng núi non Việt Nam, nơi có 50 người con theo me. Âu Cơ đến sinh cơ lập nghiệp, để xem cái nhà sàn, dòng suối chảy, rẫy nương .. của ho. Nghe "Sơn Nữ Ca" của Phạm Duy hay "Sáng Rừng" của Phạm Đình Chương, tôi tưởng tượng ra những màu xanh êm ả, khói lam sương mai, tiếng cười trong trẻo của cô sơn nữ vang lên trong khung cảnh yên lặng của núi rừng. Những hình ảnh đó hiện lên trong tôi để so sánh với phong cảnh của miền núi Andes này. Ở đây chỉ là núi đá và đất. Núi trùng điệp, đất mênh mông, đó là nguyên liệu thiên nhiên để cư dân xây nhà. Họ dùng đất trộn với rơm đúc lại thành từng khối chữ nhật, lớn hơn viên gạch của VN rất nhiều ( tôi đóan cỡ 5x4x3 tấc), rồi phơi khô trong năng và gió. Vì không nung nên gạch không có màu đỏ mà chỉ là màu đen của đất, cho nên nhà, đất và núi cùng một màu, trông cô đơn, âm u và buồn man mác!


Nhà, đất và núi cùng một màu Nhà quay lưng ra đường


Nhà quay lưng ra đường. Nhà không có cửa sổ, mỗi căn như trong hình này là một phòng, hoặc phòng ngủ hoặc nhà bếp, không có phòng khách cùng phòng ăn. Họ tiếp khách và ăn ngòai trời. Một số nơi lợp mái bằng ngói âm dương giống như một số đình làng quê VN. Tôi thăc măc, người dân miền núi ở đây thật cách xa muôn trùng với dân quê VN, sao họ cũng lợp nhà bằng ngói âm dương giống nhau vậy? Có lẽ phải hỏi các nhà nhân chủng học thôi.



Phòng ngủ Nhà bếp
Nhà lợp ngói âm dương
Những người dân miền núi này sinh sống bằng trồng trọt, mỗi gia đình có một mảnh đất và canh tác các loại nông sản như khoai tây, băp. Người ta cho biết, trước đây, vào thời đại Inka, có ít nhất là năm ngàn loại khoai tây khác nhau, nhưng lần lần bị mất giống, đến nay chỉ còn khỏan một ngàn rưỡi loại. (Tôi cảm thấy nghi ngờ về số lượng chủng loại khoai tây này lăm, nhưng tra cứu thêm trong wikipedia thì thấy có 4000 loại, khoai lang có 2016, bắp: 35, cá: 2000, trái cây: 650 – http://en.wikipedia.org/wiki/Peruvian_Cuisine ). Cũng theo tự điển wikipedia thì khoai tây đã được trồng ở vùng núi cao phía nam rặng Andes từ bảy ngàn năm trước. Nó được trồng ở khu vực này vì khí hậu qúa lạnh không thích hợp cho việc trồng băp. Nó là lương thực chính của người dân ở đây và chỉ được giới thiệu cùng thế giới sau khi người Châu Âu đặt chân lên Nam Mỹ Châu. Tôi chỉ đủ thì giờ và bụng để nếm thử hai loại khoai tây và một loại khoai lang do cư dân địa phương đãi. Củ nhỏ, chăc thịt mà dẻo, ăn lúc đói bụng cũng ngon đáo để. Họ cũng có kỹ thuật làm khoai tây khô bằng cách phơi năng gió và cả sương đêm. Khi khô củ khoai tây có màu trắng và xốp, nhẹ hơn khoai tươi rất nhiều. Muốn nấu khoai tây khô phải ngâm chúng vào nước cả tiếng đồng hồ rồi nấu thêm vài tiếng nữa mới đủ mềm để ăn. Đặc biệt người dân ở làng này còn nấu một loại xốt từ đá , tôi không nhớ rõ tên của loại đá này, tôi lấy một ít, thử đem rửa nước lạnh thì nó mềm và bể vụn ra.


Các loại khoai tây Khoai tây được phơi khô trên đồng


Xốt nấu từ đá - hàng dưới, bên trái Bắp

Đá để nấu xốt - hàng trên, tận cùng bên trái
Bên cạnh khoai tây là rất nhiều giống băp, có giống màu tím đậm, có giống màu đen. Hạt băp rất lớn, ông tua gai cho du khách xem một hột băp lớn gần 2cm, dày khỏan 2-3 mm. Trong các nhà hàng có dọn một loại jello làm từ trái băp đen. Trái cây gồm cả các loại trái nhiệt đới như đu đủ, xoài, mãng cầu xiêm, dừa, chuối cùng những loại trái riêng có ở Peru như vài hình ảnh mà tôi ghi được như sau:

Hình bên trái la` trái granadille, tôi không rõ tên trái cây trong hình bên phải, chỉ nhớ nó rất thơm. Rủi là khi chúng tôi đến viếng trang trại, trái này chưa được chín nên chưa có dịp nếm.

Cây cỏ ở Peru đặc biệt nổi tiếng "bí mật" là lá Coca. Ngày đến Puno hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách một loại trà địa phương gọi là Coca Tea. Họ nói loại trà này được dân địa phương dùng thường xuyên bởi vì nó là một vị thuốc giúp cơ thể chống lại các triệu chứng gọi là elevation sickness (hiệu ứng cao nguyên). Tôi đã được khuyến cáo điều này. Trước chuyến đi hai tuần tôi đã phải chích ngừa sốt vàng da, sốt thương hàn, mang theo thuốc sốt rét và thuốc điều chỉnh cơ thể khi lên cao trên 4000 mét. Quả đúng thế, khi đến Puno, du khách được đưa đi thăm thung lũng Colca Valley, trên đường đi xe đã dừng lại ở địa điểm có độ cao 4910 mét. Tôi chuẩn bị bước ra khỏi xe thì hướng dẫn viên du lịch bảo "cẩn thận đấy, chị hãy coi chừng vì cao độ đấy nhé ". Tôi mỉm cười gật đầu và từ tốn bước xuống. Thật lạ lùng, ngồi trong xe thì vẫn cảm thấy bình thường, nhưng chỉ đi chừng năm bước sau khi xuống xe, tôi bỗng cảm thấy như bị trượt, chóng mặt và buồn nôn một cách kỳ la. Trời năng, gió nhẹ vậy mà tôi lạnh run dù có mặc áo ấm. Vội nhăm măt lại rồi quờ quạng đi vào quán nước, gọi ngay một ly trà coca nóng; thấy nét mặt của tôi cô bán hàng biết ngay là trúng … cao độ nên cô vội vàng bưng ly trà đến bàn và dịu dàng nói với tôi hãy thong thả, đi chầm chậm thôi, đừng vội . Chỉ uống được nửa ly trà, tôi quờ quạng leo lên xe và ngồi yên, giữ cho cái đầu và cái lưng không đụng vào lưng ghế bởi vì xe dằn làm cho mình càng khó chịu hơn. Một tiếng đồng hồ sau, xe xuống đến độ cao 4000 mét, tôi vẫn còn trong tình trạng đó, cho đến chiều khi trở về khách sạn (độ cao 3800 mét) mới hết.


Lá coca đến nay vẫn còn là một bí mật. Tôi hỏi người tua gai chỉ cho tôi xem cây coca. Ông nói coca không phải cây mà là bụi, nó mọc ở vùng Cusco và đã từng là tài sản quý báu nhất thời Đế chế Inka. Lúc đến Cusco, tôi đã hỏi thêm để tìm xem cây này mọc ở đâu nhưng không ai chỉ cho cả, tôi chỉ thấy một cây mẫu được trồng trong khuôn viên Machu Pichu như trong hình sau:


Sách vở nói rằng lá coca đã không những là một vật phẩm cúng tế Thượng Đế cùng Mẹ Mặt Trăng của người dân vùng núi Andes mà còn là một loại thuốc gây mê thiên nhiên cho các ca mổ quan trọng như mổ sọ chẳng hạn, từ 4000 năm trước Thiên Chúa. Người ta truyền miệng nhau rằng nhai lá coca có thể kềm chế được đói, khát, tăng cường lực cho cơ thể, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng Thượng Đế . Vì tính cách thần bí đó, Đế Chế Inka đã dành độc quyền trồng và khai thác quyền lợi từ lá coca . Họ dùng lá coca để trao đổi các sản phẩm khác, làm quà "cống" cho các đồng minh, trả lương cho quân đội và quan chức triều đình. Vào thời kỳ đế quốc, lá coca được dùng để trả thuế cho mẫu quốc Tây Ban Nha. Mặt khác, các viên chức Tây Ban Nha cũng băt đầu "nhai" lá coca để chống mệt mỏi và căng thẳng thần kinh. Hơn thế, các giáo sĩ Tây Ban Nha cũng dùng lá coca như những người bản xứ trong mục đích cải đạo cho họ theo Thiên Chúa Giáo. Ngày nay, trong thời đại cộng hoà, lá coca đã bị giới hạn khai thác vì chất á phiện đã được tìm thấy trong đó. Các phân tích khoa học và sự cấm sử dụng á phiện đã lấy mất tính chất linh thiêng và nguồn dược liệu truyền thống mà người dân Andes đã đặt vào lá coca từ hàng ngàn năm qua (Coca, The Sacred Leaf of the Incas, không ghi tên tác giả).
Một số các bạn tôi nói rằng lá coca được dùng để làm nước CocaCola. Tự điển wikipedia cũng nói vậy:
Industrial use

Coca is used industrially in the cosmetics and food industries. The Coca-Cola Company used to buy 115 tons of coca leaf from Peru and 105 tons from Bolivia per year, which it has used as an ingredient in its Coca-Cola formula (famously a trade secret). The cocaine itself does not end up in the drink nowadays, but the non-drug containing flavourings are still used. The cocaine is generally sold to the pharmaceutical industry where it is used for various anaesthetic procedures. [1] In Colombia, the Paeces, a Tierradentro (Cauca) indigenous community, started in December 2005 to produce a drink called "Coca Sek." The production method belong to the resguardos of Calderas (Inzá) and takes about 150 kg of coca per 3000 produced bottles.

( http://en.wikipedia.org/wiki/Coca#Industrial_use )
Ngày nay, lá coca phơi khô được bày bán ngoài chợ , được chế biến thành trà trong bao nhỏ hay làm kẹo ngậm . Vào tiệm ăn, gọi một ly trà coca, du khách sẽ nhận một ly nước sôi trong đó bềnh bồng chừng năm sáu lá coca lớn bằng ngón tay út. Chờ đến khi ly nước nguội vẫn chưa thấy được màu trà coca là xanh hay vàng. Trong các khách sạn ở vùng Nam Andes này đều có sẵn mộ t bình trà coca nóng, miễn phí, tại phòng khách. Những ngày lưu lại ở đây tôi đã uống trà này một hay hai ly gì đó trong ngày và không biết có phải nhờ nó hay không mà tôi đã leo nổi 1117 bậc cấp, lên đến đỉnh núi Waynapichu.

Ngoài trồng trọt, những người dân miền núi này còn sống bằng nghề chăn nuôi. Họ nuôi những súc vật đặc thù của Peru: llama, alcapa, vicunas, cừu. Những con vật này vừa cho lông vừa cho thịt. Đặc biệt con llama trắng trước đây thường được dân Inka dùng để tế lễ tạ ơn đất. Hằng năm vào ngày lễ, dân Inka căt cổ một con llama trăng rồi tưới huyết tươi vào đất, nơi hành lễ. Hiện nay vẫn còn di tích hành lễ này tại nghĩa địa Inka. Họ cũng nuôi bò để lấy sữa. Không thấy dê và heo ở những nơi tôi đã đi qua.


Alcapa Suri Cừu



Alcapa Huacayo Llama




Llama trên đồng … đất mênh mông
Cũng nhờ nuôi những con vật cho lông này nên họ có kỹ thuật làm len khá tốt, dù chỉ làm theo lối thủ công. Lông thú được giặt thật sạch, se thành sợi rồi nhuộm màu bằng rễ cây hay bằng một loại đá cho màu. Sau đó phải luộc len để giữ màu, phơi khô rồi cuộn thành búp.

Các loại rễ, lá, hoặc đá cho màu để nhuộm len





Nhuộm len Cuộn len

Trong các chủng tộc sống ở miền nam rặng Andes thì chủng tộc Inka nổi bật hơn cả. Họ đã từng chinh phục một vùng đất rộng lớn bao gồm một phần của Peru, Bolivia và Chi lê ngày nay, tạo nền đế chế Inka. Họ đã đặt chính quyền tại Peru và thống tri. Peru trong vòng ba trăm năm. Thời gian thống trị không lâu lắm (so với 1000 năm Băc thuộc của Việt nam), nhưng họ đã đặt một nền móng cai trị thật vững chăc, tạo dấu ấn Inka rất sâu đậm trong cuộc sống hằng ngày. Khi đánh bại họ, người Tây Ban Nha đã cố tình đập phá hết tất cả dấu tích của Inka, nhưng họ đã không thể .


Dấu tích đậm nét Inca nhất là kỹ thuật đẽo đá. Các ngôi đền còn lại từ thời Inka đều được xây bằng những tảng đá rất lớn. Các tảng đá được cắt không theo đúng một hình vuông hay chữ nhật mà có những gờ hay độ lệch nào đó để chúng cài lẫn nhau khi chồng lên nhau. Chúng cũng được đẽo để tạo thành góc lồi hay lõm để tạo thành góc tường. Nó cũng được đẽo và đục thành trục và khuy để buộc mái nhà. Tua gai giäi thích rằng để đẽo các tảng đá này người ta dùng một loại đá cứng hơn để đục từng lỗ nhỏ theo các đường vạch trước. Sau đó dùng các khúc gỗ đẽo nhọn một đầu đóng vào các lỗ đục đó rồi tưới nước vào khúc gỗ. Bị ngâm nước khúc gỗ sẽ nở ra và làm vỡ tảng đá. Tôi thắc mắc thế bao lâu mới làm vỡ được một tảng đá? Câu trả lời là một cái lắc đầu với chữ không biết được, có thể nói đẽo đá là công việc của những người không hề có ý niệm về thời gian. Với kỹ thuật đẽo đá vững chăc đó, người Tây Ban Nha đã không tài nào phá hủy được hai ngôi nhà thờ lớn ở Cusco (xem hình). Họ đành phải xây lại theo lối Tây Ban Nha nhưng trên nền móng của Inka.

Hai ngôi nhà thờ lớn tại trung tâm thành phố Cusco có kiến trúc Tây Ban Nha nhưng chỉ bề mặt thôi. Các bức tường bên trong và nền móng bên dưới là kiến trúc của Inka.


Đá được đẽo theo các hình dạng bất cân đối. Đá được đẽo thành góc lồi hay góc lõm




Đá được đẽo thành khuy Đá được đẽo thành trục để buộc mái nhà
Kế đến là cách khâm liệm và các xác ướp. Người chết được đặt vào tư thế bó gối và bó tay, bó lại bằng vải, xong phủ lên thật nhiều lớp vải rồi đặt vào một cái thúng. Cái thúng được đưa xuống một cái hầm đào theo hình cái chai bầu, nghĩa là miệng hầm thì nhỏ nhưng khoét rộng bên dưới. Những người giàu có thể chôn theo những đồ đạc cùng của cải người ấy dùng lúc còn sống.
Điển hình cho cách an táng này là nghĩa địa ngầm dưới nền nhà thờ San Francisco ở Lima. Trong nghĩa địa ngầm này có 25000 xác chết, hiện giờ xương sọ và xương ống vẫn còn la liệt. Vào khoản năm 1532 việc ký gời người chết vào hầm này đã bị cấm chỉ. Những người đã mồ yên mã đẹp trong đó lần lượt hóa thân thành tro bụi, hòa lẫn với bột vôi dùng để khử mùi hôi khi mới được đưa vào, nào biết ai đã từng lẫy lừng gươm giáo, ai đã từng ôm hận sầu đau… Tất cả là một đống bụi đen thui thui trong căn hầm âm u buồn bã.



Người chết được đặt vào thúng rồi bỏ vào Nào biết ai đã từng lẫy lừng gươm giáo…

hầm cùng với đồ dùng của người ấy lúc còn sống
Người Inka ở triền núi nam Andes còn có lệ chôn người trong núi tuyết. Xác ướp tìm được vào năm 1995 trên độ cao 6380 mét vùng núi Ampaco Vocalno cho thấy điều này. Đó là xác ướp của một cô gái khoản 14 tuổi, được đặt tên Momy Juanita. Theo giải thích của các nhà khảo cổ thì cô gái đã được đưa lên núi để hiến cho thần linh, theo đó, cô sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vĩnh viễn. Gia đình và dân chúng đã làm một cuộc lễ rất trang nghiêm và đầy tín ngưỡng quanh một đống lửa. Người ta trang điểm cho cô thật kỹ lưỡng, cho mặc những tấm áo thật đẹp và khoác lên một áo khoác ngòai cùng rồi cài lại bằng một cái ghim trang sức. Sau đó cô gái được cho uống một loại thuốc mê. Khi cô gái đã ngủ say, người ta gấp thân thể cô lại theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, rồi phủ lên người cô thật nhiều lớp vải khác nữa. Xong xuôi, một cú đánh thật mạnh vào đầu cô gái, phía trán bên phải. Cú đánh mạnh này giúp cô gái chết ngay đồng thời đã làm hư con mắt bên phải của cô cho nên giờ đây hố măt bên phải của cô nhỏ hơn hố măt bên trái. Khi khai quật được xác cô, phần cánh tay trên bên phải bị sụp xuống, không thể nhìn được toàn bộ cánh tay phải được đặt theo vị trí nào vì bị nhiều lớp vải phủ lên, nhưng bàn tay phải lộ rõ rệt phía sườn bên trái. Tóc còn nguyên si, kể cả một lọn tóc uốn quăn nằm phía trên tai trái. Cánh tay trái có thể nhìn trọn từ vai xuống khuỷu tay, phần còn lại được gác qua thân mình. Đôi chân được gấp lại và bị phủ kín dưới những lớp vải liệm, đầu gối nhô cao nhưng thấp hơn vị trí của cái đầu.
Người ta suy đoán rằng đã có một buổi tế lễ rất trang trọng dành cho cô vì xung quanh nơi cô an táng có rất nhiều vật liệu dùng trong các buổi tế lễ như bình đựng rượu (hay các loại chất lỏng nào đó vào thời của cô), cùng những vật dụng cá nhân, trong đó có cái tượng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em. Hỏi làm sao xác chết được đưa lên đó và được chôn trong băng tuyết. Đáp rằng ngọn núi lửa bên cạnh phun lửa làm tan tuyết trên đỉnh núi này trong cả vài ba trăm năm. Biến cố này xảy ra trong thời gian đỉnh núi này không có tuyết. Sau khi chôn cô, tuyết bắt đầu phủ lên đỉnh núi. Trong suốt năm thế kỷ, các chấn động địa chất đã đưa xác cô xuống vị trí thấp hơn so với vị trí ban đầu. Rất may mắn, mọi cái hầu như còn nguyên, không hư hao bao nhiêu. Xác ướp Juantita đang được gìn giữ trong ba lớp lồng kính, ở nhiệt đô. -20 độ bách phân, trưng bày tại Viện Bảo Tàng Đia. Phương Arequipa. Hình Juanita sau đây được in trên carte postale vì

Viện Bảo Tàng cấm chụp hình hay quay phim.





Mommy Juanita
Dấu tích Inca còn tìm thấy được ở sự làm biến dạng xương so. Tùy theo giai cấp xã hội mà xương sọ của một người phải được năn theo một hình dạng nào đó. Có xương sọ làm phình ra hai bên, dẹp sau sọ, hay dẹp hai bên, hay nắn dài trên chỏm. Muốn nắn xương sọ phải làm từ khi đứa bé mới sinh ra. Người ta quấn vải quanh đầu đứa trẻ, đặt đứa bé nằm vào cái nôi đã độn gối và chèn vải sẵn để cho cái đầu đứa bé được giữ chặt trong một tư thế nhất định. Hình sau đây được trích từ internet vì du khách không được phép chụp hình trong viện bảo tàng. Tục lệ này được bãi bỏ từ khi người Tây Ban Nha đến chiếm và đặt nền đô hộ.

http://www.crystalinks.com/incanskulls.html

Thượng đế của dân Inca là Thần Mặt Trời và Mẹ Mặt Trăng. Những xây cất có tính chất tôn giáo đều có đền Mặt Trời, có nơi có thêm đền Mặt Trăng. Hai Đền Thờ cho hai vị thần này còn tồn tại ở Pachacamac. Tuy gọi là Đền, thật sự ngoài mục đích tôn giáo, nó còn là mục đích quân sự và giáo dục. Đền thờ Mặt Trời hướng về Thái Bình Dương, nơi đó có chỗ tế lễ hiến các cô gái đẹp cho Thượng Đế để cầu được mùa, sóng yên biển lặng. Đền thờ Mặt Trăng còn là nơi mà các quan chức hay gia đình danh gia vọng tộc gởi các tiểu thư khuê các vào để được giáo dục, chuẩn bị được chọn vào các vị trí cao sang như Hoàng Hậu hay Mệnh phu. Phu nhân của triều đình. Rủi ro, nếu không được chọn các cô gái đó sẽ ở lại đó suốt đời và trở thành cô giáo dạy dỗ cho những cô gái đến sau.


Đền Mặt Trăng, nơi giáo dục các tiểu thư khuê các. Đây là di tích Inka toàn vẹn nhất trong khi Đền Mặt Trời và các di tích khác đều bị sụp đổ gần hết, chỉ còn trơ nền .


Nghĩa địa các vua và giai cấp quý tộc thuộc giòng giống Inka còn lưu lại gần như đầy đủ tại nghĩa trang Inka (Chulpa Del Lagarto Estructura Funeraria Inka). Những ngôi mộ của nhà vua được xây theo hình trụ, cao khỏan 12 mét, mở rộng ở phía trên. Bên trong mộ chất đầy đất đá, chỉ chừa một khỏan trống ở sát mặt đất để đưa thi hài vào. Cửa để đưa thi hài vào luôn hướng về phía mặt trời mọc. Họ cho rằng vua là con của mặt trời cho nên khi chết phải được đối diện với mặt trời để cha con có thể thông đạt với nhau. Thi hài của nhà vua cũng được khâm liệm trong thế nửa nằm nửa ngồi. Họ cho rằng con người khi ở trong bụng mẹ đã ở tư thế đó, vậy khi chết cũng phải được đặt vào tư thế đó để có thể tái sinh kiếp sau.



Mộ Vua Inka Cửa mộ luôn luôn hướng về phía mặt trời mọc
Dấu tích Inca tạo nhiều dấu ấn nhất là làng Machu Pichu, thuộc thành phố Cusco - Peru.

Nếu đã cảm thông với "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo" thì du khách cũng dễ nhận ra nét hồn sỏi đá đang hiển hiện nơi đây. Dù trong năng mai hay trong hoàng hôn, những ngôi nhà nhỏ bé như nhà của bảy chú lùn trong truyện cổ tích cùng những công sự bằng đá cũng im lìm buồn bã như cố nén một tiếng thở dài của người chịu đầu hàng hoàn cảnh. Đây là nơi đã từng là một thời vàng son với những căn nhà nhỏ dành riêng cho công chúa, cho hoàng tử, là nơi mà tín ngưỡng luôn được nâng cao và trọng vọng. Đền Mặt Trời trong khu quần cư này, ngoài mục đích tôn giáo còn là một đài thiên văn để định niên lịch: hằng năm, cứ vào ngày 22 tháng sáu, ánh sáng mặt trời sẽ xuyên qua cửa sổ nhỏ hình thang, chiếu thẳng vào mặt bằng tảng đá đặt giữa đền.



Quần cư Machu Pichu Cổng chính của Quần cư trông thẳng vào

ngọn núi đối điện

Toàn thể khu quần cư nhìn từ đỉnh Đường bộ lên quần cư

núi Waynapichu.

Những ngọn núi chung quanh quần cư, Trên đỉnh Waynapichu.



dưới lũng là sông Urabambo
Có nhiều tranh luận về di tích Machu Pichu này. Khám phá đầu tiên phỏng định rằng đây là một pháo đài của dân Inka bởi vì nó được xây ở một vị trí rất cao. Ở đó có thể nhìn xa vào phía đông để kiểm soát lãnh thổ dọc theo sông Urabambo mà không thể bị phát hiện từ bên dưới. Tuy nhiên dấu tích của tôn giáo và đất đai trồng trọt đưa ra giả thuyết rằng đây từng là một ngôi làng của khoản 200 gia đình với chừng 1000 cư dân. Dù gì đi nữa nơi đây cũng là một quá khứ huy hoàng của một sắc dân mà lịch sử hay thời gian hay quy luật thành trụ hoại diệt đã vùi dập họ.
Từ khi bị Tây Ban Nha đánh bại, người Inka bị suy thoái dần. Dân số càng ngày càng ít đi và đến nay thì chỉ còn chừng một ngàn rưỡi người sống trên đảo Taquille, giữa hồ Titikaka. Dân tộc bị suy thoái vì họ chỉ muốn có hôn nhân giữa những người bà con trong họ với nhau hơn là hôn nhân với người ngoài dòng tộc. Những người Inka còn lại trên đảo này vẫn còn sống với triết lý Inka từ mấy trăm năm qua là "đừng lười biếng, đừng móc túi và đừng nói dối."
Tinh thần đừng lười biếng dạy cho họ không để hai tay nghỉ ngơi. Lúc trò chuyện, lúc đi đường, lúc chăn cừu chăn dê đôi tay của mọi người đều có thể làm một cái gì đó. Cái gì đó của người nữ là xe sợi và của người nam là đan len. Đúng như vậy, những người đàn ông ở đây lúc nào cũng có đôi kim đan trong tay và cuộn len trong túi, còn phụ nữ thì một trục xe len, cả trẻ em cũng thế. Đừng móc túi có nghĩa đừng trộm căp của người khác. Thế thì không cần phải canh người ăn trộm, cho nên không cần nuôi chó . Và đừng nói dối thì hãy tự mình nói lên rằng tôi là kẻ nói dối hơn anh .
Từ Puno, trên bờ hồ Titikaka, đến đảo Taquille mất ba tiếng đồng hồ tàu thủy, loại nhỏ. Khoảng cách không xa nhưng cuộc sống của cư dân hai nơi này cách nhau cũng cỡ vài trăm năm. Trên đảo không có điện, không nước nóng, không điện thoại, không radio, không xe đạp, xe đẩy, không bịnh viện, không chợ buá gì ráo. Cuộc sống người dân vẫn chuyên chú về trồng trọt và chăn nuôi trong phạm vi từng gia đình. Chính quyền Puno gần đây đã cố tình băt một trụ ăng ten để đưa truyền hình vào cho cư dân trên đảo, nhưng người dân chẳng thèm tiếp nhận. Có trường học, nhưng thầy cô giáo từ thành phố đến chỉ dạy ba ngày một tuần, ngày cuối tháng nhà trường đóng cửa để thầy cô gíao đi lãnh lương. Thuyền đi lại giữa bờ và đảo chủ yếu là đưa du khách ra đảo tham quan, không phải giao thương buôn bán giữa các cư dân với nhau. Trên đảo có chừng năm - sáu nhà hàng theo kiểu gia đình, cũng khá tươm tất; vài nhà trọ với nệm êm chăn ấm, nhưng chỉ đốt đèn cầy và không có phòng tắm, chỉ có toa lét chung, kiểu mỹ, khá sạch sẽ. Khu "Quảng Trường" cũng có nhà văn hoá, vài cửa hàng bán sản phẩm đan và dệt của dân địa phương nhưng không mấy đăc khách. Tôi vẫn không hiểu nổi làm sao họ có thể sống còn khi kinh tế vẫn đậm nét trao đổi, dù họ biết rằng kỹ nghệ du lịch đã đến với ho. Giới thanh niên ở đây vẫn yên lòng với cuộc sống im lìm, đôi tay vẫn chuyên trị đôi kim đan, cười tươi với du khách cho dù có bán được hàng hay không. Trẻ con cũng nghèo nàn, chịu thiếu thốn vật chất nhưng rất tự trọng, chỉ nằn nì khách mua các kỷ vật dệt hay đan nho nhỏ do các em làm chứ không chạy theo du khách để xin tiền.


Một người dân Inka trên đảo Taquille Đảo Taquille và hồ Titicaca

Đàn ông trên đảo Taquille luôn luôn có Mũ len do các ông đan



đôi kim đan trong tay và búp len trong túi


Đảo Taquille và hồ Titicaca Hồ Titicaca và đảo nổi (bè) của sắc dân Uro
Láng giềng của săc tộc Inca trong hồ Titikaka này là cộng đồng Uro. Khác với người Inca, người dân Uro sống bồng bềnh trên nước theo các "bè" làm bằng cỏ totora Cỏ này là thủy sản của hồ Titikaka. Cỏ có rễ mọc từ đáy hồ, ngọn vươn cao lên khỏi mặt nước. Phần thân cỏ gần gốc được ăn như một thực phẩm, phần còn lại là vật liệu để làm nhà, làm thuyền và làm bè để cư trú. Muốn kết bè, người ta bện cỏ để "khoanh vùng" , thả xuống nước. Sau đó tiếp tục chất cỏ vào vùng đã được khoanh, tạo thành một bè nổi, rồi xây nhà trên đó. Tôi nghĩ chỉ có con dao là sản phẩm duy nhất bằng kim loại trên các bè này, tìm mãi không thấy một cái gì làm bằng kim loại, cái đinh cũng không có, nồi niêu thì bằng đất. Tất cả đều làm bằng cỏ, những ngọn cỏ mong manh đã có một sức buộc thật chắc, buộc chặt cuộc đời của những người dân này với chúng.

Cỏ totora, sản phẩm của hồ Titi Đảo và nhà đều bằng cỏ totora



Thuyền cũng bằng cỏ Sắc dân Uro sống trên cỏ

Từ giã vùng núi cao, tôi bay về đồng bằng phía đông nam Peru, nơi những dòng sông thượng nguồn dòng Amazone uốn mình qua vùng rừng mưa nhiệt đới.
Peru hãnh diện với một diện tích rừng mưa bao la, gọi là Amazone Jungle. Thực sự dòng Amazone được tạo thành từ nhiều nhánh sông nhỏ chảy xuyên qua vùng rừng mưa nhiệt đới thuộc lãnh thổ Peru. Dòng sông trong hình này là Tambopata, phát nguyên từ Arequipa - nam Peru, chảy lên miền Băc, rồi mới đổ vào dòng Amazone; từ đó sông Amazone chảy xuyên ngang Brazil rồi đổ vào Đại Tây Dương. "Xuôi nam" trên dòng sông này là đi ngược dòng chảy về phía thượng nguồn, nắng chiều còn hâm hấp cái nóng ban trưa mặc dù đang là mùa đông ở đây. Vào muà khô, nước xuống thấp, trơ các bãi cát cả ở hai bờ sông; đến mùa mưa mực nước sông dâng cao thêm hơn bốn mét, gây lụt lội là chuyện thường. Nhìn dòng nước hiền hòa, tôi hỏi thăm có thể bơi hay tắm trên sông này không, tua gai cho biết rủi ro lắm vì cá sấu, tuy nhiên con nít đôi khi cũng nhào đại xuống sông gần gần bờ để tắm hay tập bơi chút chút. Người ta cũng khai thác vàng trên dòng sông này bằng cách đặt một máy hút bùn bên bờ sông, đãi đất đá cát để lóng lấy vàng. Không biết trữ lượng vàng là bao nhiêu, tôi đếm được bốn máy đãi vàng trên đoạn sông mình đi qua. Tua gai cho biết có người dùng thủy ngân để tách vàng ra khỏi cát được nhanh hơn và nhiều hơn, do đó dòng sông này cũng có phần nhiễm độc thủy ngân (dĩ nhiên với một số lượng rất ít).


Hoàng hôn trên sông Tambopata Rủi ro lắm vì cá sấu …

Chiều xuống. Thuyền cập bến. Dẫm chân lên vùng rừng già hoang vu, tôi cảm thấy hồi hộp như một nhà thám hiểm thực sư. Lối mòn chỉ vừa cho một người đi, len lỏi qua rừng cây âm u, dày đặc, nắng chiều chưa tắt mà đã tối om om. Muỗi rừng ào ào tấn công những bộ mặt thành phố dù đã thoa dầu chống muỗi.





Tắt nắng
May mắn thay, nhà trọ kia rồi, một vùng rừng đã được phát hoang để xây nhà trọ . Không gian thoáng đạt, gió chiều vi vu, du khách thở phào nhẹ nhõm, nhìn ngôi nhà trọ thật thơ mộng, thật trữ tình giữa rừng với mái lá, vách kết bằng thân tre, và dãy đèn dầu ẻo lả đốt sáng lối đi.


Nhà trọ giữa rừng già .. với dãy đèn dầu ẻo lả thắp sáng lối đi
Đêm chập chùng. Trăng thượng tuần không làm sáng lên được chút nào cảnh rừng già trong đêm. Nửa đêm nghe tiếng mưa rơi tí tách từng giọt rớt xuống rõ mồn một :

Mưa rừng vây kín không gian

Cỏ cây đất đá hân hoan đón chào

Mưa thì vẫn tự thuở nào

Từ thinh không đến, lại vào thinh không…
Sáng ra mới biết mình lầm, chỉ là sương khuya nhưng sương rừng ở đây sao nặng hạt thế! Nắng vừa lên sương đã tan, chim rừng trổi giọng cao thấp, dài ngắn, gần xa lẫn trong tàng lá rậm rạp; du khách bỗng dưng ngừng tiếng nói, lắng nghe rồi theo dõi cánh chim đang chuyền vui trong nắng sớm. Những chú vẹt này làm tổ lủng lẳng trên các nhánh cây cao. Cũng lạ, chúng xây tổ chỉ theo một kiểu duy nhất, rất giống nhau về kích thước và hình dáng, có phải đó là đặc tính trời ban để chúng có thể nhận biết đồng loại chăng?



Sáng rừng Nắng chưa lên


Những chú chim chuyền vui trong nắng sớm


Tổ chim lủng lẳng trên các nhánh cây cao


Khác xa với khung cảnh nên thơ của nhà trọ cho du khách là những cái chòi máng trên cây của các nhà nghiên cứu, chỉ có một mái che và một mảnh ván băc ngang giữa các chéo cây cùng một cái túi ngủ . Họ đến đây để nghiên cứu đủ loại từ côn trùng đến cây cỏ, đến chim muông, thú vật và cả môi trường.
Nơi tôi sinh ra là xứ sở của ve ve. Tôi lớn lên cùng tiếng ve vang rân mùa hạ, thế nhưng tôi chưa hề thấy cái tổ ve ve cho đến khi được len lỏi vào khu rừng già Amazone này! Nhìn cái tổ này tôi thật bâng khuâng và thương cảm các chú ve ve biết bao nhiêu! Nó được làm bởi những chú ve con vừa mới nở , hỏi có giống vật nào đáng thương hơn các chú ve này không? Ra đời là đã chịu số phận mồ côi, phải tự tạo cho mình một nơi trú ẩn an toàn cho quãng đời sắp tới. Thế mà chú đã bị thiên hạ gắn cho cái tội lười biếng!! Ôi, các chú kiến ơi, tôi xin minh oan cho các chú ve rằng các chú ấy đã vô cùng siêng năng, đã lao động cật lực, đã phải tự bảo vệ mình khỏi nanh vuốt của kẻ thù (trong đó kiến là số một) từ khi mới đẻ, khi trong tay không có một loại vũ khí nào và xung quanh không có ai bảo vệ cũng chẳng có đồng minh. Thế cho nên khi thoát được các nguy hiểm rùng rợn đó, chú ve phải vui mừng, ca hát để tạ ơn trời đất là hợp lẽ công bình lắm rồi, chú kiến hãy rút lại lời kết án của chú đi nhé.




Tổ ve ve. Thật sự phải gọi cái hang Các chú ve mới nở, tụt từ trên cây xuống

vì chúng đào sâu xuống dưới đất ( http://www.cicadaspictures.com/cicadas_life_cycle.htm)
Ngoài cái tổ ve ve độc đáo mà tôi mới thấy lần đầu, cái tổ nhện cũng làm tôi ngạc nhiên không ít. Những con nhện tí ti này sống thành tập đoàn chung trong một tổ kết bằng tơ nhện cùng lá cây. Trong nắng sớm, tơ nhện cũng lóng lánh ánh mặt trời, phải chú ý lắm mới thấy những con nhện li ti bám vào lưới để hong nắng. Xấu xí hơn cả là cái tổ mối. Thấy tổ mối trên thân cây, tôi thắc mắc tại sao cây không bị mối ăn. Té ra mối chỉ ăn gỗ chết, nghĩa là bàn ghế tủ giường, sách báo mà thôi. Bình sinh chúng sống nhờ trên những thân cây to.

Có hàng ngàn hay hàng chục ngàn con nhện Tồ mối

nhỏ xíu xìu xiu sống trong cái tổ này
Rừng già còn cho tôi nhiều ngạc nhiên khác. Tạo hóa tạo sinh muôn loài cũng phú cho mỗi loài một linh cảm riêng biệt, tôi nghĩ thế khi được giới thiệu một loại cây biết đi. Loại cây này có rễ mọc từ thân cây, tùy theo nhu cầu sống, các rễ mới mọc ra, cắm xuống đất, các rễ cũ bị thoái hóa rối chết … cứ thế cây di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

Cây biết đi


Một loại cây có tính kinh tế quan trọng nhất nhì trong rừng già Amazone là Brazilian nut. Cây rất cao (10m hoặc hơn), trái gồm nhiều lớp vỏ giống trái dừa, bên trong chứa lủng lẳng những hột như trong hình dưới đây. Lúc chín, trái sẽ rụng xuống, người ta đi lượm về, chẻ trái ra để lấy hột làm thực phẩm. Ngoại trừ các cây được trồng trong các trang trại, các trái Brazilian Nut hoang trong rừng thường được một loài chim hái rồi mang đi thả một nơi mà chúng cho là thích hợp nhất để hột nảy mẩm và mọc cây mới.

Cây Brazilian nut.



http://www.nybg.org/bsci/braznut/


Lớp vỏ trong cùng của trái Brazilian nut Một trái có chừng 17-20 hột

Dụng cụ để bóc vỏ hột Brazilian nut Phần thịt bên trong có thể ăn sống, không cần nấu


Ngoài cây cỏ, chim muông, rừng già còn hấp dẫn du khách nhờ dã thú. Du khách đuợc hướng dẫn đến chòi này để canh xem thú dữ như cọp, beo, sư tử hay gấu. Thật đáng tiếc, tôi và các du khách trong nhóm chẳng có cơ may gặp chúng. Thôi, xin chào vắng mặt, xin giã từ rừng mưa Amazone, giã từ núi đồi cây cỏ, giã biệt dòng sông, giã biệt xứ sở êm đềm, hiền hòa và lịch sự … tôi đi nhé





Du khách canh xem thú hoang Xin giã biệt rừng mưa và dòng sông…
Rừng mưa nhiệt đới là một tặng phẩm của thiên nhiên cho loài người. Nó là lá phổi của trái đất. Ước tính có hơn 20% oxygen trong không khí của toàn trái đất được sản xuất từ rừng mưa Amazone (http://www.rain-tree.com/facts.htm ) .

tải về 106.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương