BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 29 tháng 6 năm 2010)



tải về 97.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích97.28 Kb.
#24958




BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ

(Tin Quảng Nam ngày 29 tháng 6 năm 2010)


TIN NÓNG 2

  1. Tam Kỳ: Cháy rừng, 10 triệu ha rừng bị thiêu trụi 2

  2. Hơn 10.000ha đất nông nghiệp nguy kịch vì hạn hán 2

  3. Hai cơn lốc dữ gây thiệt hại cho người dân 3

QUẢN LÝ 4

  1. Duy Xuyên: Ai cứu xóm Lở? 4

  2. Điện Bàn: Khốn khổ vì sống trong “xã treo” 6

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH 8

  1. Đại Lộc: Diễn tập ứng phó nhanh với ổ dịch cúm gia cầm 8

  2. Quảng Nam - điểm nóng của dịch sốt xuất huyết 9

XÂY DỰNG 9

  1. Đổi đất lấy hạ tầng xây một thành phố mới 9

CÔNG THƯƠNG 10

  1. Tam Kỳ: Điện mặt trời “cứu” bệnh viện 10

NÔNG NGHIỆP 11

  1. Nam Trà My: Keo rớt giá, khó bán, vẫn khuyến khích trồng 11

  2. Thiếu nước trầm trọng: Ngành nông nghiệp lo lắng! 12

GIAO THÔNG 14

  1. Đông Giang: Rùng rợn cầu treo về bản 14

GIÁO DỤC 15

  1. Quảng Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS 15

DU LỊCH 16

  1. Phổ biến các văn bản pháp luật của ngành du lịch 16

VĂN HOÁ 16

  1. Ra mắt Nguyễn Văn Xuân - Một người Quảng Nam 16

XÃ HỘI 16

  1. Tăng cường kỹ năng hoà nhập cho học sinh khó khăn cấp THCS 16

TIN VẮN 17



TIN NÓNG

Tam Kỳ: Cháy rừng, 10 triệu ha rừng bị thiêu trụi


Ngọn lửa bùng phát và lan nhanh cả khu rừng Pacsa khi gió tây nam thổi mạnh vào chiều tối 27/6 đã thiêu rụi 10 ha rừng trồng và đe doạ 3 khu dân cư với hơn 500 hộ dân của xã Tam Thăng…
Theo người dân địa phương, ngọn lửa bùng phát vào khoảng 16 giờ 30 phút tại khu rừng trồng của dự án Pacsa (rừng phòng hộ trên cát do Nhật Bản tài trợ) tại địa bàn vùng giáp ranh hai thôn Thái Nam và Vĩnh Bình, thuộc địa bàn xã Tam Thăng.
Chính quyền xã Tam Thăng đã huy động hàng trăm người dân trong khu vực và lực lượng thanh niên xung kích của xã để dập tắt đám cháy. Nhưng do gió thổi mạnh, lửa cháy dữ dội và lan nhanh.
Hàng trăm người dân tay không đã bất lực đứng nhìn ngọn lửa. Chính quyền địa phương đã gọi điện cầu cứu cơ quan chức năng TP. Tam Kỳ.
Nhận được tin báo, UBND TP. Tam Kỳ đã điều động 150 quân nhân thuộc lực lượng quân dự bị đang triển khai đắp đập ngăn mặn gần khu vực nên đã dập tắt được đám cháy sau hơn 2 giờ. Đến 18 giờ cùng ngày ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.
Phó Chủ tịch TP. Tam Kỳ Trần Nam Hưng cho biết: “Chung quanh khu vực rừng trồng có 3 khu dân cư nằm kề với hơn 500 hộ dân. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy, nguy cơ lửa sẽ thiêu rụi hàng trăm nhà dân trong khu vực là điều khó tránh khỏi”. (Vietnamnet 28/6; TTXVN 28/6; Nhân Dân 29/6; Thanh Niên 29/6; Nhân Dân 29/6, Pháp Luật Việt Nam 29/6, tr2; Nông Nghiệp Việt Nam 29/6, tr2; Lao Động 29/6, tr7; Công An Nhân Dân 29/6, tr5)Về đầu trang

Hơn 10.000ha đất nông nghiệp nguy kịch vì hạn hán



Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quảng Nam, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết vụ hè - thu trên địa bàn tỉnh sẽ bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hạn hán nghiêm trọng gần hai tháng nay khiến các hồ chứa nước sớm bị khô kiệt, dòng chảy trên các sông, suối bị suy giảm, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông... dẫn đến việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh hết sức khó khăn.
Nhiều cánh đồng tại các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành… đang vào thời điểm gieo cấy nhưng nông dân không thể ra đồng vì thiếu nước tưới tiêu.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện nay toàn tỉnh có 75 hồ chứa nước phục vụ tưới cho khoảng 33.000 ha gieo trồng đất sản xuất nông nghiệp nhưng hầu hết mực nước các hồ chứa đầu vụ hè - thu 2010 xuống thấp hơn cùng kỳ năm 2009 từ 0,50m đến 1m.
Riêng hồ Phú Ninh có mức nước thấp hơn năm 2009 gần 1,5m, hồ Khe Tân thấp hơn gần 1m, hồ Thái Xuân thấp hơn 2,9m, hồ Cao Ngạn (huyện Thăng Bình) thấp hơn 3,5m.
Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và Thăng Bình có diện tích khô hạn lớn nhất với gần 7.000 ha.
Để chống hạn cho 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 10.430 ha đất nông nghiệp, UBND tỉnh vừa ký phương án chống hạn hè - thu năm 2010. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh cần đến 8,1 tỷ đồng để khắc phục hạn hán lúc này. (Tuổi Trẻ 29/6; Nông Nghiệp Việt Nam 29/6, tr12)Về đầu trang

Hai cơn lốc dữ gây thiệt hại cho người dân


Hai cơn lốc dữ vào chiều ngày 27/6 bất ngờ tràn qua xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc và các xã Bình Nguyên, Thị Trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình đã gây thiệt hại lớn cho người dân và các công trình dân sinh)…
Cả hai cơn lốc dữ xuất hiện vào khoảng 17 giờ chiều kèm theo mưa lớn và kéo dài hơn 40 phút, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Thống kê chưa đầy đủ, tại xã Đại lãnh, huyện Đại Lộc đã có hơn 30 nhà dân bị gió lốc làm sập đổ hoặc tốc mái. Nhiều công trình dân sinh như trường học, trụ sở UBND xã bị gió cuốn bay mái.
Theo thống kê ban đầu, từ đầu mùa nắng nóng đến nay, trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra hơn 20 cơn lốc lớn kèm theo sấm sét đã làm 2 người chết, 23 người bị thương cùng hàng nghìn nhà dân bị ngã đổ và tốc mái. Địa bàn xảy ra lốc xoáy bất ngờ là các địa bàn vùng trung du và vùng núi. (Vietnamnet 28/6)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Duy Xuyên: Ai cứu xóm Lở?


Các hộ dân trong xóm Lở đang đứng trước tình cảnh dở khóc, dở cười bởi lâm cảnh "đi không nỡ, ở chẳng xong", trong khi chính quyền và cơ quan chức năng vẫn loay hoay chưa mở được lối thoát cho làng.
Ngay giữa cầu Câu Lâu cũ trên QL1A (xã Duy Phước) có một đoạn lan can cầu bỏ trống cho một con dốc dẫn vào xóm cù lao - nơi 3 bề sông Thu Bồn vây hãm, phía trên đầu lại là… cầu Câu Lâu mới, đó là xóm Lở. Dòng sông từng tẻ nhánh bồi tụ nên làng, nhưng rồi cũng chính sông đang nuốt chửng lấy làng. Mất đất, mất "nồi cơm" từ bãi bồi màu mỡ, hàng trăm hộ dân gần chục năm nay lâm cảnh khốn khó.
Đi khắp thôn Câu Lâu Tây, hầu hết nhà của người dân đều xây cấp bốn, lợp ngói. Vài ngôi nhà bỏ hoang nằm chênh vênh bên bờ sạt lở, cách miệng “hà bá” chỉ mươi mét. Vào mùa lũ, đứng trên cầu Câu Lâu nhìn xuống, cả xóm chìm nghỉm, chỉ còn chóp mái nhà nhô lên giữa làn nước dữ, người dân xóm Lở đều thoát lên cầu. Chạy lũ thành nếp.

Ông Nguyễn Văn Vàng - Chi hội trưởng nông dân thôn, chỉ ra mặt sông: “Ngoài cách bờ vài cây sào trước đây là ruộng dưa, hễ đến mùa thu hoạch nhìn thấy no con mắt. Nhưng trời cho rồi trời cũng lấy đi. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, trái dưa to như cái nón lá giờ cũng móp lại như búi tóc bà già”.


Còn ông Nguyễn Lai kể: Nhà ông nằm ở mô đất cao, những mùa lụt dữ nước cũng chỉ mấp mé ngoài ngõ. Từ khi sông đổi dòng tạo thành dòng mới, rặng tre kè dọc bờ sông bị nuốt chửng. Được thể nước “ngoạm” sâu, đâm thẳng vào xóm mà thành xóm Lở. Mất đất. Bãi bồi teo tóp dần. Gia đình ông chuyển sang nuôi bò. Phải kiếm việc mà làm, chứ chẳng lẽ ngồi không chờ chết đói”.
Vợ chồng ông Nguyễn Mười (73 tuổi) giờ chỉ còn biết quanh quẩn cuốc xới mảnh vườn trồng rau đắp đổi qua ngày. Ông buồn rầu cho hay, trước đây, bãi đất bồi trải dài đến giữa sông còn có kế sinh nhai, bắt hến, nhủi tép cũng sống được. Giờ nước sông Thu Bồn đổi dòng, cộng với chuyện mỗi ngày có trên 5-6 ghe hút cát đêm ngày, bước chân ra có chỗ sâu bằng ngọn tre. Vợ chồng ông già rồi, nhưng đất ông bà, tổ tiên để lại, đi không đành.
Già đi không đành, trẻ ở chẳng xong. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Châu đã được xã di dời, cấp đất làm nhà ở khu tái định cư tại đội 6 thôn 5, nhưng vẫn khăn gói trở lại bởi đến nơi ở mới không biết làm gì, trong khi đó họ đã quen trồng dưa rồi.
Ông Hứa Văn Thành - Chủ tịch xã Duy Phước trăn trở: “Xóm Lở bị cô lập lâu nay, kẹp giữa 2 nhánh sông Thu, chỉ lối ra duy nhất là con dốc buộc phải “xé lan can” mở lên cầu Câu Lâu cũ. Dân ở đây sống lâu đời, không đất trồng lúa, chỉ sinh nhai nhờ sông nước. Khoảng mấy năm nay, thêm nhánh sông đổi dòng đâm thẳng vào làng, sạt lở càng dữ dội.
Nhiều năm qua, xã đã thực hiện chủ trương di dời dân xóm Lở đến nơi an toàn, tổng số 113 hộ, nhưng hiện vẫn còn 84 hộ chưa di dời vì muốn bám đất, làm ăn lay lắt. Mỗi mùa mưa lũ đều phải tổ chức sơ tán dân để đảm bảo an toàn tính mạng. Một phương án toàn diện mở lối thoát nghèo, ổn định đời sống cho dân xóm Lở đến nay vẫn chưa làm được bởi vượt quá khả năng của xã”.
Ông Nguyễn Văn Gặp - Phó GĐ Sở NNPTNT, Chi cục trưởng Phát triển nông thôn cho biết: “Trước thực trạng của xóm Lở, tỉnh đã thực hiện phương án di dời khẩn cấp, tái định cư cho dân xóm Lở, nhưng chỉ mới giải quyết được những hộ quá nguy hiểm.

Tỉnh cũng đã nhiều lần khảo sát thực tế, tìm phương án mang tính lâu dài hơn cho xóm Lở. Ngoài việc di dời các hộ bị sạt lở nặng, cũng đang tính phương án kè sông, giữ đất, giữ làng. Song phương án cụ thể, rốt ráo cho xóm Lở hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng”. (Lao Động 29/6, tr2)Về đầu trang


Điện Bàn: Khốn khổ vì sống trong “xã treo”


Xã Điện Dương được gọi là “xã treo” vì hàng chục dự án được quy hoạch từ 10 năm nay vẫn không được triển khai. Nhà cửa đất đai của người dân không được sang nhượng, xây mới, thậm chí trường mẫu giáo cũng phải thuê vì không được xây dựng..

Xã Điện Dương có gần 4.000 hộ dân với 14.000 nhân khẩu, trong đó có 30% sống bằng nghề biển, số còn lại sống bằng nghề nông và các nghề khác. Theo thống kê của UBND xã, hiện toàn xã có 25 dự án được quy hoạch, trong đó có 800ha được quy hoạch khu du lịch và khu dân cư, phần diện tích còn lại được quy hoạch làm khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc giai đoạn 3.


Tuy nhiên, trong số 25 dự án trên mới chỉ có vài dự án được đưa vào hoạt động như khu resort The Nam Hải, khu du lịch Kim Vinh còn lại vẫn chỉ là các dự án... treo. Điển hình là dự án Biển Rồng (Dragon Beach) với vốn đầu tư 4,15 tỉ USD được nói từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa thấy nhúc nhích.
Dự án này trùm lên cả 4 thôn của xã là: Hà Quảng Đông, Hà Quảng Tây, Hà Quảng Bắc và Quảng Gia với diện tích lên đến 460 ha do Tập đoàn Hoa Kỳ là Tano Capital, LLC và Global C&D đầu tư xây dựng.
Theo kế hoạch xây dựng, Dragon Beach sẽ bao gồm một khu liên hiệp du lịch biển cao cấp, bao gồm khách sạn, casino, trung tâm thương mại, một trung tâm hội nghị quốc tế với 10.000 chỗ ngồi và một khu giải trí...
Theo thiết kế, sau khi thực hiện, bãi biển ở đây sẽ biến thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ quốc tế và cũng là dự án du lịch lớn nhất miền Trung.
Ngoài ra, còn hàng chục dự án khác cũng bị treo từ nhiều năm nay như dự án Trường Sơn được quy hoạch trên diện tích 7,7ha, sau này được đổi tên thành Hải Long nhưng cũng thấy chưa thấy động tĩnh gì.
Tiếp đến là dự án Sài Thành được quy hoạch 125ha, diện tích này đã được đền bù giải tỏa nhưng từ năm 2005 đến nay vẫn để không. Tháng 8/2009, dự án này đã bị tỉnh Quảng Nam thu hồi trên 90ha vì không hoạt động.
Do bị “treo” mấy năm nay nên hàng ngàn hộ dân sống ở xã Điện Dương gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đất đai không được sang nhượng, nhà cửa không được xây mới dù đã xuống cấp nặng, con cái không được tách thửa để ở riêng...
Ông Trần Văn Mười (trú thôn Hà Quảng Bắc) bức xúc: Có tiền cũng không thể sửa nhà cửa được trong khi mùa mưa bão năm ngoái đã làm hư hại gần hết, mà không sửa thì mùa mưa bão năm nay khó bề trụ nổi”.
Ông Mười cho biết, nhà ông nằm trong khu quy hoạch bệnh viện C (Đà Nẵng) đã được đo đạc áp giá nhưng mấy năm qua không thấy động đậy gì nên người dân ở đây hết sức khổ sở.
Còn ông Huỳnh Bá Linh (thôn Hà Quảng Đông) nằm trong dự án Biển Rồng cũng bị treo từ năm 2008 đến nay không thể tách thửa và xây dựng nhà mới mặc dù nhà cửa đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
“Người dân ở đây cần câu trả lời dứt khoát từ chủ đầu tư và chính quyền địa phương. Một là giải tỏa ngay, hai là không để chúng tôi ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp chứ “treo” hết năm này sang năm khác không ai chịu nổi”, ông Linh bức xúc.
Ngoài ra, tình trạng “treo” cũng ảnh hưởng đến việc học của các cháu mẫu giáo. Do bị treo mấy năm nay nên rất nhiều phòng học của các cháu mẫu giáo trong xã đã bị bão lũ tàn phá nhưng cũng không thể xây mới hoặc sửa chữa nên địa phương đành phải thuê nhà dân để đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là tuy bị cấm xây nhà mới hoặc bán đất nhưng vì bức xúc chỗ ở nên tình trạng xây nhà “chui” vẫn diễn ra hàng ngày. Dọc con đường du lịch ven biển nối TP Đà Nẵng với Hội An chạy qua xã, rất nhiều ngôi nhà mới đã xây mới và nhiều nhà đang xây dở dang.
Một người dân đang xây nhà cho biết: Nhà xuống cấp nhưng xin xã không cho xây mới nên tôi cứ xây, tới đâu thì tới, vì mưa bão sắp đến sập chết ai chịu.
Nhà không cho phép dân vẫn cứ xây, đất đai không cho chuyển nhượng nhưng nhiều thửa đất đã được sang tay. Liệu chính quyền địa phương có biết? Ông Lê Văn Khuê, Chủ tịch xã Điện Dương cho biết: Xã biết hết những chuyện đó nhưng vì nhu cầu bức xúc về nhà ở nên khi phát hiện những trường hợp xây mới xã cũng lập biên bản rồi để cho dân xây tiếp chứ cấm triệt thì dân không có chỗ ở.
Còn về trường học cho các cháu mẫu giáo, theo ông Khuê, xã nhiều lần kiến nghị nhưng huyện không đồng ý nên vì bức xúc chỗ học nên xã tự đứng ra xây ở một số thôn, còn lại một số thôn chưa có kinh phí nên phải thuê nhà dân hoặc trường tiểu học cho các cháu học.
Ông Khuê cũng cho biết, người dân ở xã này không thể tự định đoạt cuộc sống của mình mà phải chờ ông chủ các dự án treo và chờ... cấp trên chứ bản thân ông cũng không thể quyết định gì được với cái sự “treo” ở xã mình mấy năm nay. (Dân Trí 29/6)Về đầu trang

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Đại Lộc: Diễn tập ứng phó nhanh với ổ dịch cúm gia cầm

Nhằm triển khai các hoạt động năm 2010 - giai đoạn II (Chương trình chung giữa Chính phủ VN và các Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Phòng chống Cúm gia cầm và Cúm ở người), ngày 25/6, ngành NN&PTNT tỉnh tổ chức cuộc diễn tập “Ứng phó nhanh với ổ dịch cúm gia cầm” tại thị trấn Ái Nghĩa.


Quảng Nam là một trong những tỉnh bị dịch cúm gia cầm tấn công liên tục trong nhiều năm. Bắt đầu dịch xảy ra vào đầu năm 2004, kéo dài đến tháng 6/2007 và tái phát trong tháng 2/2008, tháng 5/2010, đã làm chết và tiêu huỷ đến gần 500.000 con gia cầm, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Thành công của cuộc diễn tập này sẽ giúp ngành NN&PTNT hoàn thiện cơ chế, qui trình phòng, chống dịch nhằm chỉ đạo hướng dẫn và khuyến cáo các địa phương trong tỉnh áp dụng có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung trên địa bàn, đồng thời chung tay cùng cả nước tham gia tích cực cuộc chiến: “Vì một tương lai không có dịch cúm gia cầm”. (Theo Web Khuyến Nông 28/6)Về đầu trang

Quảng Nam - điểm nóng của dịch sốt xuất huyết


Các tỉnh như Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai đang là điểm nóng của dịch sốt xuất huyết (SXH) .
Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, dịch SXH đang vào thời điểm bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam. Nhưng nguy hiểm hơn là tại miền Trung và Tây Nguyên, số trường hợp mắc SXH đang có chiều hướng gia tăng đột biến.
Theo thống kê, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã ghi nhận hơn 4.000 người mắc SXH, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2009. (Tiền Phong 29/6, tr2; Đại Đoàn Kết 29/6, tr18; Kinh Tế & Đô Thị 29/6, tr2; Nhân Dân 29/6, tr8; Người Lao Động 29/6, tr2)Về đầu trang

XÂY DỰNG

Đổi đất lấy hạ tầng xây một thành phố mới


28/6, UBND tỉnh thống nhất chủ trương, phương án đầu tư hạ tầng để tạo động lực xây dựng, phát triển một thành phố mới mang tên TP du lịch và sinh thái Nam Hội An, tại khu vực ven biển kéo dài từ bờ nam sông Thu Bồn đến KKT mở Chu Lai, diện tích khoảng 15.000ha, theo chiến lược dài hạn (30-40 năm).
Giai đoạn năm 2011-2015, UBND tỉnh giao cho Tập đoàn Xuân Thành nghiên cứu, xây dựng 6 DA giao thông, 16 DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao), giao cho Tập đoàn Xuân Thành quỹ đất khoảng 4.000ha tại 4 vị trí để triển khai các dự án đô thị du lịch dịch vụ và thu tiền sử dụng đất một lần để hoàn trả 50% nguồn vốn, 50% còn lại đề nghị ngân sách T.Ư hỗ trợ.
Tập đoàn Xuân Thành được tham gia nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng (định hướng phát triển không gian) trong phạm vi TP mới. (Lao Động 29/6, tr3)Về đầu trang

CÔNG THƯƠNG

Tam Kỳ: Điện mặt trời “cứu” bệnh viện


Sau gần 1 tháng đưa vào sử dụng, công trình điện mặt trời nối lưới đang phát huy hiệu quả tại Trung tâm Y tế Tam Kỳ, giúp khắc phục tình trạng cắt điện đang liên tục diễn ra.
Với 100 giường bệnh, mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 500-600 lượt người đến khám chữa bệnh nên tình trạng cắt điện luân phiên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Trung tâm. “Mỗi lần bị cắt điện Trung tâm phải sử dụng hai máy nổ loại lớn chạy liên tục, rất ồn ào và tốn kém nhiên liệu” - anh Hồ Tấn Mẫn, kỹ sư điện của Trung tâm cho biết.
Các thiết bị y tế vì thiếu điện cũng không phát huy hết tác dụng, nhiều lúc các y bác sĩ cũng đành bó tay trước những cơn đau của bệnh nhân... Tình trạng này đã chấm dứt trong gần 1 tháng qua nhờ việc Trung tâm đưa vào sử dụng công trình điện năng lượng mặt trời.
“Điện mặt trời nối lưới” là dự án được Viện Vật lí TP.HCM phối hợp UBND TP. Tam Kỳ triển khai, với tổng vốn đầu tư 720 triệu đồng. Mô hình này không chỉ giúp tiết kiệm 30-50% lượng tiêu thụ điện lưới quốc gia mà quan trọng hơn là giải quyết cơn “khát điện” đang xảy ra tại đây.
Hệ thống điện gồm 50 bảng pin dùng để thu nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời biến thành điện năng sử dụng. Nguồn điện này trực tiếp hoà vào hệ thống lưới điện quốc gia, được tích trong hệ thống sạc và sử dụng liên tục. Khi có sự cố đường dây hay cắt điện đột ngột, hệ thống này sẽ tự động vận hành đảm bảo cho các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hoạt động không bị đứt đoạn.
Bác sĩ Phạm Hồng Yên - Giám đốc Trung tâm cho biết: Trong tuần đầu tiên đưa vào sử dụng, hệ thống điện mặt trời nối lưới đã sản sinh được trên 100kWh, theo dự kiến hệ thống này sẽ cung cấp khoảng 400kWh/tháng và 4.800kWh/năm. (Nông Thôn Ngày Nay 29/6)Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Nam Trà My: Keo rớt giá, khó bán, vẫn khuyến khích trồng


Trong khi dân trồng keo lo đứng lo ngồi thì ở một số xã trong huyện lại có Nghị quyết khuyến khích người dân đưa đất nương rẫy vào trồng keo(?). Với cách chỉ đạo theo “phong trào” kiểu này không chỉ làm dân… nghèo hơn, mà còn nhanh chóng làm bạc màu đất nương rẫy.
Sau khi hàng ngàn ha quế bị triệt hạ hoặc được bán với giá rẻ như củi thì nông dân vùng cao Nam Trà My lại níu lấy cây keo nguyên liệu. Thế nhưng, có khả năng cây keo sẽ lặp lại số phận của cây quế nơi đây.
Nông dân trong huyện bắt đầu trồng keo từ năm 2006, khởi nguồn từ xã Trà Mai. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nên keo lớn nhanh và xanh tốt. Thấy vậy, dân ở một số xã khác cũng làm theo. Ngay sau đó, cây keo đã có mặt tại 7/10 xã trong huyện.
Thấy người dân mặn mà với cây keo nên huyện cũng thành lập các vườn ươm keo hỗ trợ cho người trồng. Đến nay, huyện có hơn 100ha đất vườn đồi trồng keo, với khoảng vài triệu cây. Bên cạnh đó, Chương trình 661 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng ưu ái cây keo, giao 56ha đất rừng cho 40 hộ gia đình tại xã Trà Mai, Trà Don, Trà Vân và Trà Vinh đưa vào trồng keo.
Đến nay, nhiều đồi keo lên xanh tốt. Thế nhưng, những người trồng keo bắt đầu lo lắng.
Hiện giá keo nguyên liệu giấy mua dưới đồng b ằng 1kg khoảng 200 đồng nhưng ở Nam Trà My thì chưa tới 100 đồng/kg. Vậy là 1 cây keo trồng khoảng 5 năm cho được 1 tạ chỉ bán được 10.000 đồng, nông dân lỗ nặng, đừng nói tới hy vọng thoát nghèo.
Đó mới chỉ nói đến giá thu mua tại điểm tập kết gần đường lớn chứ chưa kể đến công thu hoạch, vạn chuyển ở những đường đèo dốc. Mà hiện tại ở các xã xa xôi và giao thông khó khăn như Trà Vân, Trà Cang thì cây keo khó mà bán được chứ nói gì đến giá cả. (Nông Thôn Ngày Nay 28/6, tr7)Về đầu trang

Thiếu nước trầm trọng: Ngành nông nghiệp lo lắng!


Ngay từ đầu vụ Hè Thu 2010, tình hình thời tiết đã bất lợi cho vụ lúa, nhiều đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có những lúc lên đến 38 - 39 độ C. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp chống hạn!

Hiện có 75 hồ chứa nước đang đưa vào khai thác, phục vụ tưới cho khoảng 33.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, nhưng đáng lo ngại là hầu hết các hồ chứa nước, nhất là các hồ chứa có quy mô nhỏ đã sớm bị khô kiệt, dòng chảy trên các sông, suối bị suy giảm, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông... dẫn đến việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân hết sức khó khăn.


Vụ Hè Thu 2010, tỉnh có tổng diện tich lúa là 44.500 ha, trong đó, lúa nước 37.000 ha, lúa gieo, rẫy 7.500 ha. Ngoài ra còn có 6.500 ha ngô, 5.500 ha rau, 3.200 ha đậu các loại và 7.200 ha nuôi trồng thuỷ sản. Tất cả đang lo thiếu nước tưới.
Huyện Đại Lộc, diện tích sản xuất nông nghiệp vụ hè thu là 4.200 ha lúa, 1.300 ha ngô, 450 ha rau, 500 ha đậu các loại, khả năng bị thiếu nước lên đến 1.010 ha, cho dù địa phương này có đến 7 hồ chứa nước, 8 đập dâng và 56 trạm bơm điện lớn nhỏ, 411,59 km kênh mương.
Tương tự, huyện Điện Bàn vụ này tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là: 6.008 ha lúa, 1.000 ha ngô, 1.200 ha rau, 400 ha đậu các loại, nhưng dự kiến bị thiếu nước tưới lên đến 2.215 ha. Tại huyện Duy Xuyên dự kiến diện tích bị thiếu nước do hạn và nhiễm mặn là 1.912 ha.
Còn TP Hội An, nếu thời tiết khô hạn, nguồn nước bị nhiễm mặn thì hầu hết số diện tích 410 ha lúa, 74 ha ngô, 175 ha rau đậu các loại sản xuất của địa phương này sẽ bị khô hạn toàn bộ. Nhiều địa phương khác cũng chung số phận.
Trước tình hình hạn hán như vậy, UBND huyện Đại Lộc đã quyết định đầu tư 693 triệu đồng để nạo vét, đào đắp kệnh mương, lắp đặt máy bơm, mua các vật liệu cần thiết để khẩn trương chống hạn như chặn dòng Khe Cái ở xã Đại Lãnh để đưa nước về hồ Cửu Kiến; lắp đặt trạm bơm dã chiến Hà Sống để tưới chống hạn.
Các địa phương khác như xã Đại Cường, xã Đại Thắng, xã Đại Minh... đã được lắp đặt các máy bơm nước. Tại Huyện Điện Bàn, các trạm bơm như trạm bơm Tứ Câu, Cẩm Sa, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Triêm Nam...
Ngoài việc thường xuyên nạo vét kênh dẫn vào bể hút, lách triều để bơm còn có phương án lấy nước hỗ trợ từ các kênh khác để chống hạn. Điện Bàn cũng lên phương án, trong trường hợp mặn xâm nhập dài ngày trên sông Vĩnh Điện, thì tiến hành đắp đập chắn ngang sông tại thôn 8B, xã Điện Nam Trung để ngăn mặn, lấy nước ngọt phục vụ cho các trạm bơm dọc sông Vĩnh Điện.
Còn tại TP Hội An, ngoài việc tăng cường thời gian hoạt động của trạm bơm Vĩnh Điện tạo nguồn cho hồ Lai Nghi, thành phố Hội An đã cho nạo vét các ao trữ nước, mương tiêu...
Các địa phương khác cũng đang khẩn trương triển khai các biện pháp chống hạn như tổ chức quản lý tốt nguồn nước tại các công trình đập, ao. Đắp đập bổi giữ nước trên các nhánh suối, sông, lắp đặt các máy bơm tại các trạm bơm và xử dụng các máy bơm dầu di D20 di động để khai thác các ao, đầm thiên nhiên để chống hạn.
Theo lãnh đạo tỉnh, việc chi phí cho các phương án chống hạn tại 18 huyện, TP số tiền lên đến gần 10 tỉ đồng. UBND tỉnh cũng đã quyết định hỗ trợ hơn 8 tỷ đồng để giúp nhân triển khai công tác chống hạn.
Kèm theo đó là UBND các cấp trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chống hạn ở cấp mình, đề ra các phương án chống hạn cụ thể cho từng khu vực, từng công trình phù hợp với tình hình hạn hán tại địa phương và chỉ đạo triển khai thực hiện phòng chống hạn có hiệu quả. (Đại Đoàn Kết 28/6, tr4)Về đầu trang

GIAO THÔNG

Đông Giang: Rùng rợn cầu treo về bản

Để sang bên kia suối, lâu nay người dân các xã thuộc huyện miền núi Đông Giang phải liều thân, đối đầu hiểm nguy. Những cây cầu treo đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, khi đi trên cầu nếu bất cẩn sẽ bị rơi mình từ độ cao hơn chục mét xuống suối đá.


Hầu hết các hạng mục cầu đều xuống cấp. Ván lát mặt cầu đang trong tình trạng nhũn mục, người qua cầu phải quan sát và tìm những mảnh ghép còn nguyên vẹn mới dám bước chân. Một số cầu vì quá hư hỏng nên chỉ những ai thực sự liều mình mới dám đu qua.
Cầu hư hỏng nhưng nhiều năm qua vẫn không hề có sự khắc phục từ cơ quan chức năng. Người dân thôn Phú Sơn, xã Ba, đã không dám đi cầu treo vì trên mặt cầu không hề có ván lát, chỉ còn trơ lại những xà thép hoen rỉ. Chung số phận, cầu treo tại thôn K8 xã Sông Kôn lại rơi vào cảnh ngiêng cáp treo, lan can cầu làm bằng gỗ bị mục gãy, ván lát cũng trong tình trạng mục nát. “Bước sơ sểnh là chết ngay!” - một người dân cảnh giác.
Hầu hết cầu treo ở Đông Giang được xây dựng từ nguồn đầu tư của tổ chức Tầm nhìn Thế giới, dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn (CBRIP) và nguồn Chương trình 135 của chính phủ. Các cây cầu được đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm nhưng đều hư hỏng nặng. (Dân Trí 28/6)Về đầu trang

GIÁO DỤC

Quảng Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS

Sau ba ngày làm việc tích cực, chiều 28/6, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả tỉnh Quảng Nam đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở thời điểm tháng 12/2009.


Theo đánh giá của đoàn công tác sau khi kiểm tra hồ sơ và đi kiểm tra thực tế tại 12/18 huyện, thành phố của tỉnh, tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở năm học vừa qua đạt 98,32%; tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở là đạt 89,65%.
Hiện có 237 xã, phường, thị trấn trong số 240 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 98,75%; tất cả 18 huyện, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (100%).
Ông Vũ Đình Chuẩn, Trưởng đoàn công tác cho biết sau khi kiểm tra thực tế, đoàn công tác Bộ GD-ĐT thấy rằng, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành tỉnh đã quan tâm sâu sát đến sự nghiệp giáo dục ở tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trong thời gian tới tỉnh cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa những kết quả đã làm được. Tại những địa bàn khó khăn như miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh cần quan tâm đầu tư về mọi mặt nhiều hơn ở những vùng đồng bằng thuận lợi.
Tỉnh cũng cần tích cực hơn trong việc huy động các lực lượng xã hội chung tay vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công tác phổ cập trung học cơ sở, lồng ghép các chính sách, nguồn vốn... để đảm bảo công tác dạy và học trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn. (TTXVN 28/6; Nhân Dân 29/6, tr7)Về đầu trang

DU LỊCH

Phổ biến các văn bản pháp luật của ngành du lịch


Sở VH-TT&DL vừa tổ chức Hội nghị triển khai Quy chế về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển trên địa bàn tỉnh và phổ biến các văn bản pháp luật của ngành du lịch.
Những nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật đã được UBND tỉnh ban hành về việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển trên địa bàn tỉnh; Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch đã được phổ biến đến các đại biểu. (Văn Hoá 28/6)Về đầu trang

VĂN HOÁ

Ra mắt Nguyễn Văn Xuân - Một người Quảng Nam


Kỷ niệm 3 năm ngày mất Nhà Quảng học Nguyễn Văn Xuân, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh kết hợp với tạp chí Xưa và Nay, NXB Thời đại ấn hành tác phẩm Nguyễn Văn Xuân - Một người Quảng Nam.
Cuốn sách tập hợp các bài viết của Nhà Quảng học Nguyễn Văn Xuân đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay được Phương Nam book hỗ trợ in ấn và phát hành trong hệ thống nhà sách Phương Nam trên toàn quốc, giá bìa 85.000 đồng.
Toàn bộ tiền lãi trong việc phát hành cuốn sách này sẽ dành tặng gia đình Nhà Quảng học Nguyễn Văn Xuân. (Phụ Nữ Online 29/6; Thể Thao & Văn Hoá 29/6)Về đầu trang

XÃ HỘI

Tăng cường kỹ năng hoà nhập cho học sinh khó khăn cấp THCS


Trong hai ngày 28-29/6, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT phối hợp tác với Tổ chức CRS và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID tổ chức Hội thảo "Mô hình giáo dục hòa nhập học sinh có khó khăn cấp THCS". Mô hình được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam.
Đây là mô hình thử nghiệm đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nhằm tăng cường cơ hội và điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh yếu kém tham gia học hòa nhập (ba đối tượng này có tên gọi chung là học sinh có khó khăn cấp trung học cơ sở).
Hiện các kết quả thí điểm đang được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Tại chín trường thí điểm đã có hơn bốn nghìn học sinh được hưởng tác động tích cực từ dự án; 13% trong số này được tăng cường hỗ trợ về học tập kỹ năng sống, kỹ năng xã hội hòa nhập; hơn 760 lượt cán bộ và giáo viên được tập huấn bồi dưỡng về nhận thức và kỹ năng dạy học hòa nhập. (Nhân Dân 29/6, tr7; Hà Nội Mới 29/6; Tin Tức 29/6)Về đầu trang

TIN VẮN

Cty CP đầu tư và sản xuất Việt Hàn (VHG, Quảng Nam) vừa quyết định đầu tư 10 triệu USD để thực hiện dự án khai thác, chế biến đồng tại mỏ Cobrizos thuộc tỉnh Potosi, vùng Andes (Bolivia). (Thanh Niên 28/6, tr2)Về đầu trang


Công an huyện Phước Sơn vừa phát hiện một vụ bán ma tuý ngay trong Ngày Thế giới phòng chống ma tuý (26/6). Đối tượng là Phạm Thị Hoạt (SN 1970, quê Thái Thuỵ). (Nông Thôn Ngày Nay 28/6, tr4)Về đầu trang./.
Biên tập viên: Thanh Hồng






Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 97.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương