Bản tin Tư pháp Hòa Bình số 65 tháng 11 + 12 năm 2009



tải về 332.3 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích332.3 Kb.
#14619
  1   2   3


Bản tin Tư pháp Hòa Bình - số 65 - tháng 11 + 12 năm 2009 - -





ủy ban nhân dân

tỉnh Hoà Bình



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2137 /QĐ -UBND

Hòa Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2009



Quyết định


Về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hòa Bình



Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình


Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 844/TTr-STP ngày 25/9/2009,


Quyết định:

Điều 1. Kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hòa Bình, gồm các ông bà sau đây:

1. Chủ tịch Hội đồng: Ông Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Quách Đình Minh, Giám đốc Sở Tư pháp.

3. ủy viên Hội đồng:

- Ông Bùi Tuấn Hải, Giám đốc Sở Nội vụ;

- Bà Hoàng Thị Chiển, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Ông Nguyễn Quang Hải, Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh;

- Ông Nguyễn Văn Chữ, Chánh Thanh tra tỉnh;

- Ông Nguyễn Thế Dân, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;

- Ông Bùi Văn Minh, Phó Giám đốc Công an tỉnh;

- Ông Bùi Văn Đức, Phó Giám đốc Sở Tài Chính;

- Ông Đinh Văn Tư, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Ông Vũ Duy Tôn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh;

- Ông Bùi Ngọc Dảo, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế;

- Ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp;

- Ông Bạch Hồng Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc;

- Ông Đỗ Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

- Ông Ngô Thế Hiên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Ông Hoàng Nghĩa, Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;

- Ông Nguyễn Văn Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.

4. Mời các ông, bà sau đây tham gia thành viên Hội đồng:

- Ông Đinh Văn ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình;

- Bà Nguyễn Thị Oanh, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh;

- Ông Nghiêm Phú Doãn, Phó Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;

- Ông Trần Văn Phúc, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy;

- Ông Nguyễn Nhị Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Bà Đặng Thị Xuân Dung, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;

- Ông Bùi Tiến Lực, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh;

- Ông Bùi Minh Thơ, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh;

- ông Triệu Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh;

- Bà Trần Thị Chí, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

Điều 2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 24/1998/QĐ-UB ngày 05/5/1998 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2010.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 26/11/2008; Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Chủ tịch

(đã ký)

Bùi Văn Tỉnh



ủy ban nhân dân

tỉnh Hoà Bình



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 20 /CT-CTUBND

Hòa Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2009


Chỉ thị

Về việc cấm sản xuất, mua, bán, nhập khẩu,

vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo


Trong những năm qua, các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 406/TTg ngày 08/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo; Chỉ thị số 01/2005/CT-UBND ngày 10/01/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các loại pháo.

Tuy nhiên, một số nơi trong tỉnh vẫn còn xảy ra tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ, nhất là trong dịp Tết nguyên đán. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng chưa kịp thời, chưa triệt để. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn tình hình an ninh trật tự trong thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán Canh Dần và các ngày lễ lớn trong năm 2010, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên… nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Không sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo; phát động mạnh mẽ phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó, có nội dung phát hiện, tố giác các vi phạm về quản lý, sử dụng pháo ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học; đồng thời, chỉ đạo tổ chức cho các hộ kinh doanh, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên… ký cam kết không vi phạm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các ngành Công thương, ngành Thuế thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra ráo riết các cơ sở kinh doanh, các địa bàn có khả năng sản xuất, nhập khẩu, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo. Khi cần thiết phối hợp với các lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự, Dân quân, Tự vệ, Tổ tự quản…) thành lập các điểm chốt trên các tuyến giao thông để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời hoạt động nhập lậu, mua, bán, vận chuyển các loại pháo, thuốc pháo. Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ gia đình chấp hành nghiêm quy định; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh đưa ra truy tố, xét xử kịp thời (cần thiết xét xử lưu động) các vụ vi phạm pháp luật về pháo, thuốc pháo theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo để răn đe, giáo dục chung; đồng thời tổ chức bảo vệ an toàn tuyệt đối tại các địa điểm bắn pháo hoa của tỉnh.

3. Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường vừa chủ động tổ chức kiểm tra, kiểm soát, vừa phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng chức năng khác thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm về quản lý, sử dụng các loại pháo và thuốc pháo.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ. Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường các biện pháp thiết thực trong nhà trường để tuyên tuyền, giáo dục và quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, không để xảy ra vi phạm.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện việc tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc khánh năm 2010. Chủ động báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch về việc bắn pháo hoa trong các ngày Hội văn hóa, thể thao, du lịch mang tính dân tộc, quốc gia, quốc tế (nếu thấy cần thiết). Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để chi phí cho việc tổ chức bắn pháo hoa theo quy định của pháp luật. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chuẩn bị nhân lực, phương tiện kỹ thuật, tổ chức thực hiện tốt việc vận chuyển, bắn pháo hoa, đảm bảo an toàn, đúng quy định.

6. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Tích cực tham gia công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng các loại pháo và thuốc pháo.

7. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôc đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả về ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

Chủ tịch


(Đã ký)

Bùi Văn Tỉnh


Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh
nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức

sử dụng rượu bia trong giờ hành chính

Hoàng Giang






N
“....Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ý thức kỷ luật lao động kém; vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi games, đánh bài, uống rượu, bia trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức.

Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm nêu trên là do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước chưa chú trọng quản lý thời giờ làm việc; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước còn yếu kém; việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc không nghiêm…”

TTrích Chỉ thị 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
gày 09/11/2009, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc quán triệt Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước” kết hợp với thực hiện tốt phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị và trường học văn hóa” đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, Chỉ thị nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức hút thuốc lá trong phòng làm việc, sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) vào các buổi sáng, thời gian nghỉ trưa và trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia trong các Hội nghị. Trong trường hợp đặc biệt vào các dịp liên hoan lễ, tết và tiếp khách ngoại giao, việc sử dụng đồ uống có cồn phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan đơn, đơn vị. Chỉ thị cũng yêu cầu rõ nội dung này phải được đưa vào Quy chế hoạt động của cơ quan và coi đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trong các cơ quan, đơn vị.

Có thể nói đây là một bước đột phá mới trong thể chế của tỉnh nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện tốt Chỉ thị này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp cũng như thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình./.




BBT: Ngày 22/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ- CP về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đây là Nghị định mới nhất liên quan đến một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc, Bản tin Tư pháp Hòa Bình đăng toàn văn Nghị định này:


Chính phủ


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 92/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2009

Nghị định

Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã




Chính phủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Nghị định


Chương 1.

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã);

2. Công chức cấp xã;

3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Chương 2.

Cán bộ, công chức cấp xã

Mục 1.

Chức vụ, chức danh và số lượng

Điều 3. Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng - thống kê;

d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính - kế toán;

e) Tư pháp - hộ tịch;

g) Văn hóa - xã hội.



Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã

1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể như sau:

a) Cấp xã loại 1: không quá 25 người;

b) Cấp xã loại 2: không quá 23 người;

b) Cấp xã loại 3: không quá 21 người;

Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Mục 2.

Chế độ tiền lương, phụ cấp

Điều 5. Xếp lương

1. Đối với cán bộ cấp xã:

a) Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:


STT

Chức vụ

Hệ số lương

Bậc 1

Bậc 2

1

Bí thư đảng ủy

2,35

2,85

2

- Phó Bí thư đảng ủy

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân

- Chủ tịch ủy ban nhân dân


2,15

2,65

3

- Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

- Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân


1,95

2,45

4

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

- Chủ tịch Hội Nông dân

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh



1,75

2,25

b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);

c) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2. Đối với công chức cấp xã:

a) Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

b) Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu;

c) Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn.

3. Cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài chế độ thương binh, bệnh binh đang hưởng, được xếp lương theo quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Nâng bậc lương

1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này có thời gian hưởng lương bậc 1 là 05 năm (đủ 60 tháng), hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được xếp lương lên bậc 2.

2. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

3. Cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng; nếu bị cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.  



Điều 7. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:

a) Bí thư Đảng ủy: 0,30;

b) Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân: 0,25;

c) Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân: 0,20;

d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.



Điều 8. Phụ cấp thâm niên vượt khung

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.



Điều 9. Phụ cấp theo loại xã

1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã tính theo % trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); cụ thể như sau:

a) Cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%;

b) Cán bộ cấp xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5%;

2. Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã nêu tại khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh

1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Mục 3.

Một số chế độ khác

Điều 11. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng thẩm quyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

Điều 12. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

1. Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau:

a) Được cấp tài liệu học tập;

b) Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;

c) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.



Chương 3.

Những người hoạt động

không chuyên trách

Điều 13. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

1. Cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người.

2. Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người.

3. Cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người.



Điều 14. Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách

1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

2. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách.

3. ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách theo loại đơn vị hành chính cấp xã, loại thôn, tổ dân phố phù hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của các đoàn thể ở cấp xã theo số lượng những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Điều 13 Nghị định này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.



Điều 15. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách

1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương 4.

Điều khoản thi hành

Điều 16. Giải quyết tồn tại

1. Cán bộ xã già yếu, nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 30 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; được chuyển trợ cấp đến nơi ở mới hợp pháp; khi từ trần thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp cán bộ xã già yếu, nghỉ việc bị tạm dừng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian chấp hành hình phạt tù, nay có đơn đề nghị kèm theo bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù gửi ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết để tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn có thời gian đảm nhiệm chức danh khác thuộc ủy ban nhân dân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã đóng bảo hiểm xã hội theo chức danh này mà chưa được hưởng trợ cấp một lần thì được tính là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Đối với những trường hợp giữ chức danh khác thuộc ủy ban nhân dân nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội thì được truy nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Cán bộ xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ mà chưa hưởng trợ cấp một lần, thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội hoặc được cộng nối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp cán bộ xã, phường, thị trấn đã được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không áp dụng quy định tại Nghị định này để giải quyết lại.

Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; cụ thể như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cán bộ xã già yếu nghỉ việc theo quy định tại Nghị định này;

2. Quỹ Bảo hiểm xã hội bảo đảm kinh phí chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã.



Điều 18. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính cân đối kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách tăng thêm theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn, kiểm tra địa phương thực hiện.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này.

4. ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Điều 4 Nghị định này; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có cán bộ, công chức đảm nhiệm; riêng chức danh công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), được bố trí 02 người để bảo đảm có công chức chuyên trách theo dõi về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chức danh Văn hóa - xã hội được bố trí 02 người để bảo đảm có công chức chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội; bố trí, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

5. ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân cấp xã việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; những người hoạt động không chuyên trách theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định tại Nghị định này.



Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;

2. áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã); Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng).

3. áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố (thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Mỗi thôn, tổ dân phố được bố trí không quá 03 người. Mức phụ cấp mỗi người không quá 1,0 hệ số mức lương tối thiểu chung.

4. Nghị định này thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

5. Bãi bỏ các quy định tại các Nghị định sau:

a) Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;

b) Khoản 6 Điều 8 và bảng lương số 5 (Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

c) Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./



Ngày 11/11/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định là hành vi cố ý hoặc vô ý của của người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai đã vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Nghị định đã quy định 17 hành vi, nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với hình thức và mức xử phạt cụ thể. Hình thức xử phạt được áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền), ngoài ra còn có thể bị áp dụng đồng thời một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm.

N


Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Hoàng Hoàng Giang



ghị định cũng quy định rõ thời hạn để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện (trừ trường hợp vụ việc mà cá nhân đã bị truy tố hoặc đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và chuyển để xử lý về mặt hành chính thì thời hạn là 03 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉnh và hồ sơ vi phạm). Nếu trong thời hạn nêu trên mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm mới trong lĩnh vực đất đai hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn nêu trên được tính lại kể từ thời điềm có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Riêng việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả không bị giới hạn bởi quy định thời hạn nêu trên. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định này gồm: Chủ tịch UBND các cấp và Thanh tra chuyên ngành về đất đai (thanh tra viên đất đai, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục quản lý đất đai, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường). Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định khác. Hết thời hạn này mà người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 và thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai./.




Ký kết Chương trình phối hợp về tăng cường thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và Chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2009-2011

Minh Tâm









Ngày 20/11/2009, tại Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp: chương trình phối hợp về tăng cường thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở giữa Sở Tư pháp và Ban thường trực ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công đoàn viên chức tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2009-2011.

Chương trình phối hợp về tăng cường thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở nhằm xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngành tư pháp từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hiệu quả công tác hòa giải ở sở sở. Chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2009-2011 nhằm xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Công đoàn viên chức với ngành Tư pháp từ tỉnh đến các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức.

Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp được giao là đầu mối phối hợp giúp lãnh đạo Sở Tư pháp và Ban thường vụ Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức thực hiện chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời cùng Ban Dân chủ - pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực của Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh./.

( ảnh:Thanh Sơn)


Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình :





Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu

biết pháp luật cho cán bộ,

hội viên

Ngọc Minh







Ngày 13/01/2009, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2003-2008). ảnh: Thanh Sơn



Thực hiện chỉ thị số 26 của Chính phủ về việc tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại - tố cáo, trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội nông dân các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, hội viên thông qua nhiều hình thức như: mở hội nghị chuyên đề; lồng ghép vào nội dung sinh hoạt ở chi hội, tổ nhóm câu lạc bộ nông dân; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những luật có tác động trực tiếp đến nông dân như: Luật khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Tư pháp để tuyên truyền pháp luật và Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho nông dân. Tính từ thời điểm ký kết chương trình phối hợp là năm 2003 đến nay, đã có trên 70% Hội Nông dân cơ sở triển khai tốt kế hoạch phối hợp với cơ quan tư pháp địa phương để tổ chức được 728 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 81.563 lượt hội viên, TGPL cho 4.440 hội viên nông dân. Hầu hết các ý kiến vướng mắc của nông dân trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự; đất đa i- nhà ở; hôn nhân và gia đình đã được các chuyên viên pháp lý của Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện giải đáp, hướng dẫn chi tiết. Các cấp hội Nông dân cũng tiến hành khảo sát số lượng, đánh giá trình độ đội ngũ cán bộ hội làm công tác phổ biến pháp luật và TGPL để tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cho cán bộ hội làm công tác phổ biến pháp luật, TGPL. Hiện nay, trong tổ chức Hội Nông dân, đã có 210 cán bộ cấp xã và 20 cán bộ hội cấp huyện và cán bộ tỉnh hội tham gia làm công tác phổ biến pháp luật, TGPL. Điều phấn khởi là đội ngũ cán bộ này đang từng bước được trẻ hoá, nên hiệu quả công tác ngày càng cao. Đã xuất hiện nhiều điển hình trong công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật và TGPL cho nông dân như: Hội Nông dân huyện Lương Sơn, riêng trong năm 2008 đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 170 cán bộ hội cấp xã; Chi hội trưởng và chủ nhiệm câu lạc bộ "nông dân với pháp luật", tổ chức TGPL cho 500 lượt hội viên ở các xã Hoà Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Lâm Sơn. Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ tổ chức được 6 hội nghị phổ biến pháp luật cho gần 400 cán bộ hội, chi hội cơ sở; tổ chức hàng chục buổi TGPL lưu động tại các xóm, xã để kịp thời giải đáp cho nông dân những vướng mắc về pháp luật, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hoặc vi phạm. Ngoài ra, Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ còn chỉ đạo điểm về phổ biến pháp luật và TGPL cho nông dân tại xã Đồng Tâm; thành lập mô hình câu lạc bộ “nông dân với pháp luật” tại thôn Đồng Hoà (xã Đồng Tâm), hỗ trợ kinh phí để câu lạc bộ mua ti vi, âm ly, loa đài, xây dựng tủ sách pháp luật phục vụ việc tuyên truyền pháp luật cho hội viên. Tại các kỳ sinh hoạt, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ đều mời cán bộ Phòng Tư pháp huyện và Ban Tư pháp xã tham gia, tư vấn và TGPL cho hội viên, bước đầu đem lại hiệu quả tốt, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt. Hội Nông dân thành phố Hoà Bình duy trì đều hoạt động của các Câu lạc bộ, cộng tác viên, nhóm TGPL cho nông dân tại các cơ sở hội. Nhiều cuộc TGPL do Hội nông dân thành phố Hoà Bình phối hợp với Phòng Tư pháp thành phố tổ chức tại các xã, phường như: Yên Mông, Thống Nhất, Hoà Bình, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Hữu Nghị và Thịnh Lang đã thu hút được hàng trăm hội viên nông dân tham dự, nhiều vướng mắc pháp luật của nông dân được giải đáp ngay tại chỗ, những kiến nghị của bà con cũng được ghi nhận. Nhưng quan trọng hơn là thông qua các cuộc TGPL như thế, cơ chế thông tin hai chiều giữa chính quyền với nhân dân, giữa tổ chức Hội Nông dân với hội viên được giữ vững, mặt khác, cũng nâng cao được trách nhiệm của cán bộ chính quyền, cán bộ hội với hội viên.

Bằng những việc làm thiết thực này, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Hoà Bình đã tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác giải quyết khiếu nại- tố cáo ngay từ cơ sở, không để xảy ra điểm nóng hay khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người. Đồng thời giúp hội viên hiểu rõ chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, từ đó tích cực lao động sản xuất để có thêm thu nhập và tham gia giám sát thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ , văn minh./.



T
Sở Tư pháp Hòa Bình:
Tổ chức tập huấn cho tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cơ sở năm 2009

Thu Hiền



hực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo Đề án Bộ Tư pháp, trong tháng 12 năm 2009, Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình - cơ quan chủ trì đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật” thuộc chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2010 - đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 150 hòa giải viên và tuyên truyền viên cơ sở thuộc 3 huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn. Các học viên được tập huấn các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở, các kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai và kỹ năng vận dụng những quy định đó vào công tác hòa giải ở cơ sở.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị thêm kiến thức pháp luật và kỹ năng vận dụng pháp luật vào công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời thông qua công tác hòa giải để tuyên truyền pháp luật cho nhân dân./.






Sau những năm tháng nhập ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc rồi chuyển ngành về Ban quản lý xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, đến năm 1990, do hoàn cảnh riêng, anh Đinh Xuân Hợi về nghỉ chế độ 176 và tham gia công tác ở tổ 17, phường Phương Lâm (Thành phố Hoà Bình). Đến năm 1998, được sự động viên của bạn bè, người thân, anh Hợi bắt đầu tham gia công tác tại UBND phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình. Từ cán bộ văn hoá, đến cán bộ tư pháp, nhiệm vụ nào anh Hợi cũng hoàn thành tốt. Để nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, được sự quan tâm của UBND phường, anh Hợi đã hoàn thành khoá Trung cấp Luật, Trung cấp Chính trị với kết quả khá. Không tự bằng lòng với kiến thức đã học được, trong quá trình công tác, anh Đinh Xuân Hợi luôn cố gắng cập nhật kiến thức pháp luật mới, học hỏi đồng nghiệp để làm tốt công tác tham mưu cho UBND phường thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp trên địa bàn. Sau 6 năm rèn luyện, phấn đấu, năm 2004, anh Hợi được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND phường và được HĐND phường bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND phường Phương Lâm cho đến nay.

Trên cương vị lãnh đạo, được giao nhiệm vụ phụ trách các lĩnh vực: Tư pháp - hộ tịch; thi hành án; văn hoá xã hội; quản lý đô thị; thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo; Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy phường, khối lượng công việc nhiều, nhưng sẵn có kinh nghiệm công tác từ những năm trước đó, anh Hợi đã bố trí công việc khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ công chức giúp việc, không để lĩnh vực công tác nào bị ách tắc. Kết quả, trong lĩnh vực hộ tịch - tư pháp: UBND phường đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến nhân dân, triển khai thực hiện tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế "Một cửa", công khai quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, mức thu lệ phí, duy trì và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hộ tịch trong việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và các việc về hộ tịch khác. Thực hiện việc chứng thực bản sao từ bản chính, cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực chữ ký theo đúng quy định. Trong lĩnh vực công tác văn hoá xã hội, phường đã tổ chức tốt các hoạt động văn hoá- thể thao trên toàn phường (đặc biệt là tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng phường Phương Lâm lần thứ nhất, được UBND thành phố khen thưởng), đoàn diễn viên, vận động viên của phường cũng tham gia đủ các kỳ hội thao, hội diễn của thành phố và luôn đạt thứ hạng cao. Đối với công tác quản lý đô thị, anh Hợi đã chỉ đạo các bộ phận chức năng của phường phối hợp với phòng Quản lý đô thị thành phố phát hiện, xử lý theo thẩm quyền nhiều trường hợp xây dựng không phép; ngăn chặn việc san lấp đổ đất, xây dựng trái phép thuộc khu đầm thủy sản, phối hợp với Đội trật tự đô thị thành phố từng bước đưa công tác quản lý giao thông trên địa bàn phường vào nề nếp. Đối với công tác thanh tra giải quyết đơn thư, phường đã tổ chức hướng dẫn các tổ hòa giải cơ




Người gắn bó với công tác

hòa giải ở cơ sởụỷ cụ sụỷ

Hương Giang






sở đi vào hoạt động, hoà giải tại chỗ những mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân. Những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp phải chuyển lên UBND phường, hoặc các đơn thư của công dân, anh Hợi đều cùng các công chức chuyên môn nghiên cứu, giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp hoặc khiếu kiện đông người. Do đó, các lĩnh vực công tác do anh Hợi phụ trách đều đạt kết quả tốt, được các cơ quan chuyên môn của thành phố đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả công việc.

Bên cạnh công tác chuyên môn, anh Đinh Xuân Hợi còn thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đảng viên, tham gia đầy đủ các lớp học nghị quyết do Đảng uỷ cấp trên tổ chức. Năm 2007, tại hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do thành phố Hoà Bình tổ chức, anh Hợi đã đoạt giải nhì hội thi và được Thành ủy Hoà Bình tặng giấy khen. Học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, anh Đinh Xuân Hợi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, sự tin yêu của nhân dân. Điều này càng thôi thúc anh Hợi không ngừng rèn luyện, phấn đấu, để góp phần cùng Đảng uỷ, UBND phường Phương Lâm lãnh đạo nhân dân phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, xứng đáng là trung tâm của thành phố tỉnh lỵ./.


Người gắn bó với hoạt động hòa giải ở cơ sở
Hương Giang
Từ nhiều năm nay, bà con ở Khu 5, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn vẫn trìu mến gọi ông Chu Minh Tác là người “vác tù và hàng tổng” , vì sau khi nghỉ chế độ hưu trí, ông Tác đã tham gia làm tổ viên tổ hòa giải từ năm 2001, đến năm 2003 được mọi người tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải khu 5 thị trấn Kỳ Sơn cho đến tận bây giờ.

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, ông Chu Minh Tác luôn tham gia đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn tổ chức, đồng thời đưa ra rất nhiều tình huống vướng mắc để mọi người trong lớp học cùng bàn bạc, tranh luận trước khi được giảng viên đứng lớp giải đáp, hướng dẫn biện pháp giải quyết. Sau mỗi lần đi tập huấn, có thêm kiến thức pháp luật, thêm kỹ năng tác nghiệp, nên ông Tác và các hòa giải viên trong tổ đã hòa giải được rất nhiều vụ việc. Hiện ông Tác còn là Trưởng khu 5, công việc bận rộn lắm, nhưng mỗi khi trong khu dân cư có chuyện cãi cọ, xích mích hoặc mâu thuẫn, là ông cùng các hòa giải viên đều có mặt kịp thời, tìm hiểu rõ sự tình để giúp các bên tự điều chỉnh hành vi của mình mà có thái độ cư xử đúng mực, không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Trong mấy năm gần đây, ông Chu Minh Tác đã cùng các hòa giải viên ở khu 5, thị trấn Kỳ Sơn hòa giải thành công 20 vụ mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong cùng một gia đình hoặc giữa các gia đình với nhau, liên quan đến các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, trật tự, vệ sinh. Riêng 4 vụ tranh chấp về đất đai, sau nhiều lần hòa giải không thành, tổ hòa giải khu 5 đã hướng dẫn các bên tranh chấp đưa sự việc lên UBND thị trấn Kỳ Sơn giải quyết theo thẩm quyền. Bằng nhiệt tình và trách nhiệm, ông Chu Minh Tác đã góp phần đáng kể vào việc giữ gìn tình đoàn kết xóm phố, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư./.







Hòa Bình:

Nỗ lực

phòng, chống HIV/AIDS

Song Hoa






Từ một trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hoà Bình năm 1996, đến nay đã phát hiện được 1.497 người nhiễm HIV ở 130 xã, phường, thị trấn (trong đó 393 người hiện đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 581 người đã tử vong).

Dịch HIV/AIDS tại Hoà Bình chủ yếu tập trung ở nhóm có nguy cơ cao như tiêm chích ma tuý chiếm 94%; gái mại dâm 1,5% và đang có biểu hiện lan ra cộng đồng dân cư bình thường như phụ nữ có thai 0,83%; tân binh 0,9%. Trong số người có HIV/AIDS tại Hoà Bình, có đến 89% là người đang trong độ tuổi thanh niên. Đây là nhóm tuổi có tần suất quan hệ tình dục nhiều nhất và là hành vi chủ yếu làm lây truyền HIV từ nhóm có nguy cơ cao sang cộng đồng dân cư bình thường. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nam giới chiếm tới 94% và có xu hướng trẻ hoá; 97% người có HIV/AIDS là lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định, thường xuyên di chuyển địa bàn sinh sống, gây khó khăn trong quản lý, chăm sóc, tư vấn và giáo dục thay đổi hành vi.

Quán triệt các quan điểm của Đảng, Chính phủ, coi "HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc...", " Phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài...", tỉnh Hoà Bình đã kiện toàn hệ thống các cơ quan phòng chống HIV/AIDS. Thành lập Trung tâm y tế dự phòng tại 11 huyện, thành phố (có phân công cán bộ làm công tác phòng chống AIDS), duy trì các hoạt động dự phòng và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS thuộc Dự án LIFE-GAP (Bộ y tế). Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng, chống ma tuý, mại dâm được thành lập từ tỉnh tới cấp huyện để chỉ đạo và phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể triển khai hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Thông qua nhiều hình thức như: tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, tập huấn pháp luật và kiến thức cho cán bộ, nhân dân (nhất là cán bộ các đoàn thể quần chúng ở cơ sở); thông tin tuyên truyền lưu động và hệ thống pa nô - áp phích tại các điểm công cộng, các nơi đông dân cư để lồng ghép tuyên truyền kiến thức phòng tránh HIV/AIDS. Đặc biệt, việc tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS còn được tổ chức trực tiếp đến các đối tượng nghiện ma tuý, đối tượng hành nghề mại dâm đang được giáo dục, chữa bệnh tại tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động- Xã hội của tỉnh. Kết quả, trong thời gian qua, toàn tỉnh đã truyền thông kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS trực tiếp cho 5.891 lượt người nghiện chích ma túy; 2.586 lượt người trong nhóm nguy cơ cao thường xuyên di, biến động; 3.187 lượt thành viên gia đình người nhiễm HIV/AIDS và 34.710 lượt truyền thông đến các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, tỉnh Hoà Bình cũng can thiệp tích cực để giảm tác hại của HIV/AIDS trong cộng đồng như: phân phát 165.690 bao cao su miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao và các đối tượng khác trên toàn tỉnh; phát 8.528 bơm kim tiêm miễn phí cho người nghiện chích ma tuý trên địa bàn thành phố Hòa Bình và thu gom 12.200 bơm kim tiêm đã qua sử dụng. Duy trì hoạt động tiếp cận cộng đồng tại thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu và Lạc Sơn (là những địa bàn có số đối tượng nghiện ma tuý và nhiễm HIV/AIDS cao); Tư vấn 836 người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV để họ đồng ý xét nghiệm HIV; khám và điều trị cho 9.735 lượt bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chăm sóc, theo dõi tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng cho 486 người nhiễm HIV/AIDS (có 225 bệnh nhân đang được điều trị thuốc ARV; 2 cán bộ bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV; 3 phụ nữ có thai phát hiện nhiễm HIV và 3 trẻ đẻ ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con). Như vậy, tính đến thời điểm này, tỉnh Hoà Bình đã đạt chỉ tiêu 50% người lớn nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc, tư vấn; 30% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu; 95% cơ sở y tế thực hiện đúng qui định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV. 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu truyền được sàng lọc; 60% bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV; 60% trẻ em bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp. Trên 100% số mẫu giám sát xét nghiệm trọng điểm và xét nghiệm phát hiện theo chỉ tiêu của Bộ Y tế giao (5.271 mẫu /5.000 mẫu). Nhờ đó, tình hình HIV trong tỉnh không có đột biến về số l­ượng nhiễm mới HIV, một số địa bàn có số người nhiễm HIV cao cũng đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng. Sự kỳ thị, phân biệt, đối xử với những người nhiễm HIV cũng đã giảm đáng kể.

Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đang tiếp tục tăng cư­ờng thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, phối hợp với các ch­ương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS; đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm tác hại, tăng cư­ờng tư­ vấn, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS và tăng cư­ờng năng lực Trung tâm phòng chống HIV/AIDS nhằm ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Hoà Bình là do thiếu kinh phí, hoạt động can thiệp giảm tác hại, chăm sóc điều trị, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu dựa vào dự án quốc tế nên độ bao phủ thấp. Bên cạnh đó, hệ thống nhân lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS vừa yếu, vừa thiếu lại thường xuyên bị thay đổi, mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở còn mỏng. Trong khi số đối tượng nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng, nhiều đối tượng lợi dụng tình trạng bệnh tật để vi phạm pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy; dùng bơm kim tiêm hành hung, đe dọa cưỡng đoạt tài sản công dân, chống đối quyết liệt khi bị bắt... rất nguy hiểm mà pháp luật lại chưa có quy định cụ thể trong việc quản lý số đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS, nên khó lường được những hậu quả xấu có thể xảy ra. Như vậy, để phòng, chống HIV/AIDS, nếu chỉ có sự chia sẻ của cộng đồng thôi thì chưa đủ, mà cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, cùng sự đầu tư tài chính hợp lý, mới đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc chiến cam go này. Mới đây, tỉnh Hoà Bình đã được Bộ Y tế hỗ trợ dự án “Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu á tại Việt Nam giai đoạn 2009-2014". Hy vọng, dự án này sẽ góp phần từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ra khỏi địa bàn./.


Huyện Yên Thủy:
Xây dựng địa bàn không có ma túy

Như Hùng



VP Công an tỉnh




Xác định “phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội”, trong đó quần chúng nhân dân đóng vai trò nòng cốt làm tốt công tác vận động quần chúng tích cực tham gia bài trừ tệ nạn xã hội và ma túy, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã có bước đi đúng đắn nhằm kiềm chế tiến tới giảm dần tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện.

Thượng tá Bùi Trung Kiên - Trưởng Công an huyện Yên Thủy nhận xét: bước vào thời kỳ mở cửa khi đất nước đang hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển thì những mặt trái của xã hội cũng từ đó mà xâm nhập. Tệ nạn ma túy biến thái dưới nhiều dạng đã lôi kéo nhiều con em của địa phương tham gia các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy. Nhiều người lương thiện bị mắc nghiện và bắt đầu hành trình trượt dốc về nhân cách. Theo thống kê, có đến 50% số vụ việc vi phạm pháp luật là do các đối tượng nghiện gây ra.

Trước tình hình đó, Huyện ủy đã ra nghị quyết chuyên đề về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, thành lập Ban chỉ đạo ở huyện và tại 13/13 xã, thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ cụ thể là “kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và người nghiện, tiến tới giảm dần số người nghiện; địa bàn nào chưa có người nghiện thì không để ma túy xâm nhập”. Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống ma túy đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp cho mọi người hiểu rõ tác hại của ma túy, cách nhận biết các chất ma túy và các biện pháp phòng tránh tệ nạn ma túy, nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống ma túy… Hình thức tuyên truyền thường xuyên được đổi mới đa dạng, phong phú. Phòng chống ma túy được lồng ghép trong các hội nghị sơ, tổng kết, trong sinh hoạt chi bộ, các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, văn hóa thể thao… đã thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân. Các ban ngành, đoàn thể đồng loạt hưởng ứng bằng các hoạt động cụ thể: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Yên Thuỷ triển khai đề án “xây dựng xã, thị trấn không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy” gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Hội Nông dân xây dựng mô hình “chi hội an toàn không có người phạm tội”, Đoàn thanh niên với cuộc vận động “3 không” trong phòng chống ma túy… Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng, mọi người đều ý thức được ma túy là hiểm họa của xã hội, đồng thời tích cực tham gia, tạo được dư luận xã hội và phong trào phòng chống ma túy rộng khắp trong toàn dân.

Công tác nâng cao hiệu quả công tác quản lý sau cai nghiện được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng. Lực lượng Công an các xã, thị trấn đã lập 4 hồ sơ đưa đối tượng vào các trung tâm chữa bệnh, giáo dục và 18 hồ sơ cai nghiện tại cộng đồng theo Nghị định 163/CP. Phân công cán bộ, đảng viên, đoàn viên tham gia kèm cặp, giúp đỡ người nghiện sau cai, tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn, hướng nghiệp, phát triển sản xuất để họ tái hòa nhập cộng đồng. Nhờ vậy mà số lượng người nghiện đã được kiềm chế và từng bước giảm dần, số người nghiện mới phát sinh hầu như không có. Quyết tâm không để ma túy xâm nhập học đường, Phòng giáo dục huyện đã phát động phong trào thi đua về phòng chống ma túy giữa các trường học, lớp học; tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường ký cam kết không mắc nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội. Do vậy, trong nhiều năm qua không có học




S

T

T

Tên huyện,

thành phố

Số xã,

phường có người nhiễm HIV

Số người hiện mắc HIV

Số người hiện mắc AIDS

Luỹ tích số người chết do AIDS

Luỹ tích số người HIV/AIDS

1

TP H.Bình

14

188

88

160

436

2

Mai Châu

17

78

48

138

264

3

Lạc Sơn

19

82

133

87

302

4

Kim Bôi

16

28

41

61

130

5

Lương Sơn

14

52

42

58

152

6

Kỳ Sơn

05

08

06

05

19

7

Cao Phong

06

14

09

19

42

8

Lạc Thuỷ

13

25

10

22

57

9

Yên Thuỷ

07

13

01

12

26

10

Tân Lạc

08

27

06

10

43

11

Đà Bắc

11

06

09

09

24

12

Ko. rõ địa chỉ













02

Tổng cộng:

130

521

393

581

1.492

Minh Tâm tổng hợp

(Theo số liệu của Trung tâm PC HIV/AIDS - Sở Y tế Hòa Bình)

s
Tình hình nhiễm

HIV/ AIDS được phát hiện tại tỉnh hoà bình tính đến ngày 10/12/2009



- Số huyện, thành phố có người nhiễm HIV/AIDS: 11/11


tải về 332.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương