Bản tin Tư pháp Hòa Bình số 65 tháng 11 + 12 năm 2009


Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em



tải về 332.3 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích332.3 Kb.
#14619
1   2   3

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em

ở cơ sở

Mai Lan




uyện, thành phố trong tỉnh đã khẳng định bước trưởng thành, lớn mạnh, khẳng định vị thế mới của các cơ quan THADS. Đồng chí yêu cầu Cục THADS và các Chi cục THADS phải tranh thủ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện nhiệm vụ, phối hợp tốt với chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng của mọi người dân. Cục THADS, các Chi cục THADS cần khẩn trương củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhất là các tổ chức Đảng, đoàn thể, nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ; toàn thể lực lượng cán bộ, công chức trong ngành cần không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, nêu cao ý thức trách nhiệm với công việc. thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình phát triển./.

(ảnh: Đ/c Nguyễn Văn Luyện, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp trao Quyết định thành lập Chi cục THADS các huyện, thành phố trong tỉnh)

Trong khuôn khổ “dự án hỗ trợ kỹ thuật về cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật” do tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ, trong 2 ngày 26, 27/11/2009, tại thành phố Hoà Bình, Bộ Tư pháp đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho 43 công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã của 2 huyện: Mai Châu, Đà Bắc. Đây là hai huyện khó khăn nhất trong tỉnh và cũng là hai địa bàn có tỷ lệ công chức tư pháp cấp xã được đào tạo chuyên ngành Luật thấp nhất. Tại lớp học, các học viên được giới thiệu chuyên sâu các quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, giám hộ; đồng thời được thực hành các bài tập tình huống xử lý các sự kiện hộ tịch phát sinh tại cơ sở sát với thực tiễn địa phương. Thông qua lớp học, giúp các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp để thực hiện tốt hơn công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương trong những năm tiếp theo./.

Sở Lao động- thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình vừa tổ chức tập huấn nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý cho 55 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của 55 xã thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Nội dung tập huấn tập trung vào: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua và giải pháp ngăn ngừa; trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thông qua lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em ở cơ sở được rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo cho trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong điều kiện tốt nhất./.




Tập huấn kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình

Việt Hà





Hội thảo công bố kết quả khảo sát về thực trạng bạo lực gia đình

trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (ngày 18/12/2009).- ảnh : Mỹ Châu

Kết qủa khảo sát tại 12 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố cho thấy: trong số 56,6% người bị bạo lực gia đình thì:

- Số người bị bạo lực thể chất chiếm 21,1%;

- Số người bị bạo lực tinh thần chiếm 47,7%;

- Số người bị bạo lực tình dục chiếm 7,5%

- Số người bị bạo lực kinh tế chiếm 14,7%

(Theo số liệu tại Hội thảo công bố kết quả khảo sát thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thực hiện tháng 9/2009)




Trong hai ngày 24, 25/12/2009, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với tổ chức GRET - tổ chức triển khai dự án Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (COMVAW) tại tỉnh Hòa Bình tổ chức khóa tập huấn “Nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình và các văn bản luật liên quan”. Khóa tập huấn được tổ chức sau khi COMVAW phối hợp với Hội LHPN tỉnh thực hiện một đợt khảo sát về thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh và đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả khảo sát.

32 tham dự viên đại diện cho 8 cơ quan thuộc cấp tỉnh và 3 huyện được triển khai thí điểm dự án gồm: Thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Cao Phong đã được tập huấn các kiến thức về bạo lực gia đình trong mối liên hệ với các vấn đề về giới, cách hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cách tiếp cận và làm việc với người gây ra bạo lực gia đình, đồng thời được cung cấp các văn bản luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Với phương pháp tập huấn tăng cường trao đổi, đối thoại, lấy học viên là trung tâm, các thúc đẩy viên của Dự án đã trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để các học viên vận dụng làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời có thể trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn./.


Chuyện

nhặt



làng

ụ Mai Huệ



"….Làng quê đang chuyển mình. Thay đổi một thói quen cũ, tạo dựng một nếp nghĩ, một cách làm mới là điều không đơn giản… Cuộc sống của em tôi, hạnh phúc của em tôi rồi sẽ ra sao? Em sẽ tìm được bờ vai nào tin cậy để tựa vào mà tạo dựng hạnh phúc? …Nắm chặt tay em gái, tôi bỗng thấy thương mẹ cha, thương em, thương quê mình quá".




Hạ à, em đã ngủ chưa?

Chưa, có chuyện gì không chị?

Không, chị muốn rủ em đi dạo một chút. Trăng sáng đẹp quá. Lâu lắm rồi, chị không được đắm mình trong ánh trăng huyền ảo thế này.

Chị không sợ lạnh à? Trăng quê đẹp thật, nhưng thôn quê bây giờ, cũng nhiều chuyện lắm chị à. Thôi, chị mặc thêm cái áo khoác vào, chị em mình sẽ đi dạo quanh làng nhé.

Dễ đến gần chục năm nay, tôi và em gái mới có những ngày gần gũi như thế này. Vì công việc và muôn vàn nỗi lo toan của cuộc sống thường nhật, nên mỗi lần về thăm quê, thăm cha mẹ, chị em tôi chỉ gặp nhau một vài ngày. Nhất là sau lần em tôi đi xuất khẩu lao động, thì cơ hội chị em tôi gặp nhau quả là hiếm hoi. Lần này, Hạ hết hạn hợp đồng lao động, em về nước hẳn, nhưng hình

như em tôi cũng chưa có ý định sẽ tạo dựng cuộc sống ở quê nhà. Cha mẹ tôi sốt ruột lắm. Con gái có thì, mà em tôi thì cũng 25, 26 tuổi rồi. Ông bà riết róng gọi tôi về, cũng là muốn tôi tác động cho em gái lo toan đến hạnh phúc riêng tư. Hồi chiều, mẹ tôi đã ràn rạt lên, thậm chí mẹ đã rất giận dỗi khi Hạ kiên quyết phản đối việc cha mẹ có ý định nhận trầu cau của gia đình ông Kiên làng bên hỏi Hạ về làm con dâu. Biết là cha mẹ sốt ruột, vì ở quê, vào độ tuổi của Hạ, các cô gái đều yên bề gia thất cả. Ngay cả tôi, tốt nghiệp Đại học, đi làm, và vào tuổi của Hạ, tôi cũng đã lấy chồng, sinh con đầu lòng rồi.

Hai chị em lặng lẽ đi bên nhau. Đường làng đã đổ bê tông kiên cố - thành quả của phong trào “toàn dân làm giao thông nông thôn” - nên nhẵn nhụi và phẳng phiu lắm, chứ không lầy thụt, ổ gà, ổ trâu như những năm trước đây. Trăng khuya lạnh, ném ánh sáng loang loáng xuống mặt đường, len vào những bụi chuối, bụi tre bên đường, tạo nên những hình thù ma mị. Trước đây, những đêm trăng sáng thế này, đám trẻ con sẽ chạy ào ra ngoài đường, chơi trò “thả đỉa ba ba”. Mấy chục năm rồi, nhưng tai tôi vẫn thấy văng vẳng bài đồng dao và giọng lanh lảnh của cái Liên " Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông, cơm trắng như bông, gạo hồng như muối", khi cái Liên hát đến câu "đổi niêu nước trà, đổ phải nhà nào, nhà ấy phải chịu tội vậy", thì đám trẻ con chúng tôi đứa nào đứa nấy đều kêu ré lên và cố chạy thật mau để không bị "chịu tội". Và muôn lần như một, dù cố chạy thật nhanh, nhưng tôi luôn bị túm "chịu tội". Mấy chục năm rồi, không biết bọn trẻ ở quê giờ có còn chơi thả đỉa ba ba, chơi rồng rắn lên mây như thời chúng tôi còn nhỏ?

Chị em tôi đi bên nhau, nhưng cả hai đều im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Hạ này, quê bây giờ cũng khác xưa nhiều, chị thấy cứ thiêu thiếu một âm thanh gì đó của đêm mà chưa nghĩ ra là thiếu thứ gì?

Nhiều chứ chị. Thiếu tiếng côn trùng, tiếng chó sủa, tiếng chuyện trò râm ran trong mỗi ngôi nhà.

ừ nhỉ, thế mà chị không phát hiện ra.

Chị về quê, nhưng không mấy khi ngủ qua đêm, nên chị không phát hiện ra đấy thôi. Đồng đất quê mình, giờ oằn mình ra hứng chịu đủ thứ, nào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, rồi nước thải của nhà máy từ những khu công nghiệp. Ao chuôm bị lấp gần hết để lấy đất làm nhà, làm đường, nhà xây kiên cố, đổ bê tông từ trong ra đến ngoài, đến đất cũng không thở được, thử hỏi côn trùng sống làm sao?

Mà chị còn nhớ chị Liên không? Chị Liên học cùng chị, đến năm lớp 10 thì bỏ học, lấy chồng ấy? Chị ấy bây giờ khổ lắm. Có đứa con trai lớn, mải chơi, học mấy năm không qua nổi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, theo mấy người đi làm than ngoài Quảng Ninh, năm ngoái tai nạn, may mắn thoát chết, nhưng giờ sống cũng như không, vì chả còn sức làm được việc gì. Đứa con gái thứ hai, cũng lao động bên Đài Loan, nhưng nhẹ dạ, nghe rủ rê thế nào, vừa sang tháng trước, tháng sau đã bỏ trốn ra làm việc bên ngoài, rồi lại bị chính cái bọn rủ trốn ấy báo cảnh sát, vậy là bị trục xuất về nước luôn, tiền thì mất mà tiếng xấu phải mang, chị Liên gánh một đống nợ, cứ gào lên như hoá rồ. Anh chồng thì suốt ngày say rượu, chả giúp được vợ việc gì.

Sao em mới về, mà chuyện gì cũng biết thế?

Quê mình bé lắm, người nông dân lại hay chuyện, về nhà, đi một vòng từ đầu làng đến cuối làng, thì nhà ai mới mua xe máy, con cái nhà ai hư, vợ chồng nhà ai cãi nhau, mọi người đều kể hết cả mà. Đến hội đi lao động xuất khẩu như bọn em, đứa nào may mắn được nhà chủ tốt, công ty của đứa nào trả lương cao, đứa nào bỏ trốn ra ngoài, rồi cũng biết cả mà.

Này, mấy năm đi lao động ở nước ngoài, em thấy thế nào, có học được điều gì hay không?

Học được nhiều chứ chị. Tác phong lao động, phong cách ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật… nói chung là học được khối thứ, lại hiểu thêm được cả thói lọc lừa, xảo trá của một số kẻ xấu người mình nữa.

Chị tưởng, ở xa đất nước, thì người Việt mình phải thương nhau, giúp nhau nhiều hơn chứ?

V

âng, nói chung là thế, nhưng chị ơi, ở đâu mà chả có người tốt, có kẻ xấu. Chị biết không, có một số người toàn tìm đến những lao động mới sang Đài Loan như con gái chị Liên, rủ rê bằng những lời đường mật, rằng bỏ ra làm ngoài, lương cao gấp đôi, gấp ba, nếu muốn, họ sẽ giúp đỡ. Nhưng chính những người này, sau khi rủ rê được mấy lao động nhẹ dạ, cả tin phá hợp đồng trốn ra ngoài làm, sẽ đến cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan để tố cáo và nhận thưởng, kệ cho mấy “con mồi” nhẹ dạ sập bẫy một cách đau đớn. Chị bảo, thế có ác không cơ chứ?

Hai chị em tôi cứ lững thững vừa đi, vừa trò chuyện, nhưng tôi vẫn chưa thể nào đề cập được chuyện chồng con với em gái như yêu cầu của cha mẹ. Bỗng cả hai giật bắn cả người vì tiếng kêu ré lên từ một ngôi nhà nhỏ ven đường.



"ối làng nước ơi, đến mà xem thằng Phiên ruồng rẫy vợ con, thằng Phiên mê mấy con ca ve mắt xanh mỏ đỏ ở cái quán bia đầu làng, về nã tiền vợ, không được thì đánh đập vợ con đây này.

Mày có câm mồm đi không, ông đánh cho không còn cái răng nào mà ăn cháo bây giờ...." Tiếng người đàn ông cục cằn vang lên trong đêm vắng.

Vợ chồng họ đánh nhau, kêu gào ầm ĩ lên thế, không có ai đến can ngăn hả em? Mình vào xem họ thế nào, chị thấy khổ cho cô vợ quá.

Thôi đi chị. Tay này cục cằn lắm, đánh vợ như cơm bữa ấy. Mình mà vào bây giờ, hắn lại điên lên, còn đánh vợ ác hơn ấy chứ. Mấy lần tổ hoà giải của thôn đến giải quyết, gã ậm ừ, vâng dạ rối rít nhận lỗi, các bác hoà giải về rồi, gã lại lôi vợ ra nện cho một trận. Công an xã đến lập biên bản, xử phạt hành chính, nhưng hắn làm gì có tiền, lại nã tiền của vợ đi nộp. Chị vợ vừa khổ vì bị đánh, vừa khổ vì mất tiền nộp phạt. Thế thì mọi người đến can ngăn, phỏng có ích gì?

Lạ nhỉ, chồng vi phạm, vợ phải đi nộp phạt, nhưng sự vô lý này khá phổ biến và vẫn tồn tại trên thực tế, làm thế nào để khắc phục nhỉ? Tôi tự hỏi mình, và tôi không tự trả lời được.

Hạ, sao em không tính chuyện chồng con đi, để cha mẹ mong mãi. Cha mẹ già rồi, em cũng nên hiểu lòng cha mẹ. Tôi nhẹ nhàng gợi chuyện.

Em cũng muốn lo cho cuộc sống của mình lắm chứ… Nhưng chị bảo, em tìm bạn trai ở đâu bây giờ? Chị nhìn xem, làng trên xóm dưới, trai làng người lên thành phố làm thuê, người đi vào mấy tỉnh phía nam tìm việc trong những khu công nghiệp. Những người ở nhà, người thì đã vợ con yên ổn, người chưa có vợ thì lại chơi bời, chểnh mảng việc đồng áng. Làng quê bây giờ, khác gì thành phố đâu. Có quán cà- phê đèn mờ, quán gội đầu thư giãn, cửa hàng bán thức ăn sẵn, lại có cả quán "nét". Đô thị hóa, công nghiệp hoá nông thôn, đem lại cho người nông dân nhiều điều hay, nhiều cái mới, nhưng cũng đem đến bao hệ lụy. Môi trường ô nhiễm, mất đất canh tác. Chị xem, bứng người nông dân ra khỏi đồng đất, họ biết làm gì để sống?

Em cứ lo xa thế, chị thấy làng mình, vẫn khối thanh niên chỉn chu với công việc đấy thôi. Cậu Nhiên ở xóm Cốc phát triển kinh tế trang trại, cậu Thành mở công ty thu mua nông sản, thu nhập mỗi năm mấy trăm triệu đồng, báo chí nêu gương rồi. Xã cũng liên tục mở các lớp dạy nghề cho các lao động bị thu hồi đất để giúp họ chuyển nghề, mấy nhà máy mở ở làng bên cũng cam kết sẽ nhận lao động tại chỗ vào làm việc mà.

Có đơn giản thế đâu chị. Học nghề xong, làm ra mấy sản phẩm mây tre đan, thêu ren, nhưng ngày công thấp lắm, sản phẩm làm ra cũng khó tiêu thụ, mọi người chán nản, lại bỏ nghề. Nhà máy có cam kết thật, nhưng họ chỉ nhận thanh niên thôi, mà người làng mình, thói quen sinh hoạt tự do vẫn khá phổ biến. Vào công xưởng, nhưng không chịu mang đồ bảo hộ lao động, có đám cưới, đám giỗ là rủ nhau nghỉ hàng loạt, không cần biết công ty đang cần phải có sản phẩm để giao hàng đúng hợp đồng. Ngay cả những người đã đi xuất khẩu lao động như bọn em, đi dăm, sáu năm, cặm cụi, tích cóp cũng được vài trăm triệu, nhưng sang bên đó, có học được nghề gì đâu, chủ yếu đi giúp việc gia đình, làm hộ lý trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão. Về nước, cố lắm thì mua được mảnh đất, làm được ngôi nhà, nghề ngỗng chẳng có, lại tìm đường tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Chính vì thế, em cũng ngại tính chuyện chồng con…

Nghe Hạ tâm sự, tôi mới hiểu, em tôi sâu sắc hơn tôi nghĩ. Lại tự trách mình, ở gần quê, mà hiểu cuộc sống, con người ở quê hời hợt quá. Làng quê đang chuyển mình. Thay đổi một thói quen cũ, tạo dựng một nếp nghĩ, một cách làm mới là điều không đơn giản. Cuộc sống của em tôi, hạnh phúc của em tôi rồi sẽ ra sao? Em sẽ tìm được bờ vai nào tin cậy để tựa vào mà tạo dựng hạnh phúc? ý nghĩ miên man của tôi bị cắt ngang bởi tiếng chuông điện thoại của Hạ đổ dồn. Đầu dây bên kia, giọng cha tôi thảng thốt: "Chị em con về ngay đi, bên nhà chú Học có chuyện rồi". Hồi chiều, tôi đã thấy cha than phiền, chuyện gia đình chú Học (em trai của cha) đang căng thẳng vì không thống nhất được việc sử dụng số tiền đền bù mấy sào đất. Lại đất, lại tiền. Tôi bỗng rùng mình. Những mâu thuẫn đất đai, tiền bạc trong gia đình, bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hạ ơi, hay em lên thành phố với chị đi. Nắm chặt tay em gái, tôi bỗng thấy thương mẹ cha, thương em, thương quê mình quá./.






Kêu gọi

chân tình

Tệ nạn xã hội ngày nay

Rất nhiều hình thức, càng ngày càng tăng

Tiêm chích, nghiện hút, mại dâm

Làm bao bố mẹ khổ tâm đêm ngày

Nhìn con dại dại, say say

Hai mắt đờ đẫn, hai tay tím bầm

Con người mất hết tinh thần

Những cơn co giật thì thân còn gì



Nguyễn Thị Vân

(Phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình)
Thần kinh, bộ óc giảm suy

Nghĩ gì bố mẹ, nghĩ gì vợ con…

Vàng bạc nhiều cũng phải mòn

Bố mẹ khổ cực, vợ con mất nhờ

Pháp luật chẳng thể làm ngơ

Trại giam cai nghiện đang chờ những ai

Bạn gái cũng như bạn trai

Mau mau tỉnh ngộ đừng ai mắc vào./.







 Hai vợ chồng đang ngồi ăn tối, bỗng điện thoại của anh chồng - là giám đốc - đổ chuông inh ỏi. Đầu dây bên kia giọng bồ nhí nhõng nhẽo:

- Anh đó hả ?

- A lô, ai đó? à, danh sách khen thưởng của công ty hả ?

- Anh giỡn hoài, có thương em nữa không nè?

- Thứ nhất: Nguyễn Thị Thương.

- Thế em đến với anh nha!

- Thứ hai: Lê Văn Kẹt.

- Hay là… anh qua đây với em đi.

- Thứ ba: Đoàn Văn Bận.

- Thế khi nào anh mới đến được ?

- Thứ tư: Mai Anh Tới.

- Lúc mấy giờ hả anh?

- Cuối cùng: Nguyễn Văn Bảy.

Anh chồng tắt máy, quay sang vợ: "Bực thật, văn phòng làm ăn bê bối quá, danh sách khen thưởng mà cũng quên".


 - Cô đố các em - Cô giáo chủ nhiệm nói trong giờ sinh hoạt lớp - Em nào có nêu ví dụ về sự

trùng hợp đáng kinh ngạc không ?

Một cánh tay bàn cuối giơ cao:

- Thưa cô, hôn lễ của cả bố em và mẹ em đều rơi vào một ngày ạ !


 Giáo sư chủ khảo yêu cầu các thí sinh trả lời mỗi câu hỏi đúng 15 phút, nếu ngắn hơn hoặc dài hơn đều bị loại. Ông chỉ vào một sinh viên ngồi ngay đầu bàn, rồi hỏi:

- Hãy mô tả quá trình diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Chàng sinh viên trình bày xong, nhìn đồng hồ tay thấy mới trôi qua có 14 phút, liền nói:

- Còn bây giờ, xin dành 1 phút mặc niệm cho những người đã tử nạn trong cuộc chiến tang thương nhất thế kỷ 20.


 Một người dắt theo con chó hùng hổ chạy đến tiệm bán thú phàn nàn với ông chủ:

- ông bán cho tôi con chó này và hết lời khen ngợi nó. Thế mà tối qua kẻ trộm vào nhà tôi khoắng hết ba triệu đồng, nó chẳng sủa lấy một tiếng.



- Thưa ông - ông chủ từ tốn - người chủ trước của con chó này vốn là một tỷ phú nên với số tiền ớt ỏi như thế nó rất xem thường./.

Minh Tâm sưu tầm


TM. Chính phủ

Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng


(đã ký)




tải về 332.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương