Bán nguyệt san – Số 262 – Chúa nhật 22. 11. 2015



tải về 411.48 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích411.48 Kb.
#31957
  1   2   3   4


Bán nguyệt san – Số 262 – Chúa nhật 22.11.2015


Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1)

www.conggiaovietnam.net giaosivietnam@gmail.com



MỤC LỤC



Mở đầu 16 văn kiện Công Đồng Vatican 2 :

HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH - SACROSANCTUM CONCILIUM ……………… Vatican 2

VUA VƯƠNG QUỐC YÊU THƯƠNG VÀ AN BÌNH ……………….. Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

CHÚA GIESU, ÔNG VUA KHÔNG BIẾT CÚI ĐẦU …………… Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

NĂM THÁNH VỚI ƠN TOÀN XÁ …………………………………………. Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

TỬ ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG ……………………………………………………………… Dã Quỳ

CON ONG TÌM MẬT……………………………………………………………….….. MẨU BÚT CHÌ

NHỮNG NGHỀ TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG ……………………….…………. Tâm Hiền

CHẾT LÀ KẾT CỦA SỐNG ………………………………………… Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

ĐỐI MẶT VỚI CÁC THÁCH THỨC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC CỦA CHÚNG TA HÔM NAY (Tĩnh tâm linh mục đoàn Giáo Phận Hưng Hóa năm 2015)……………………. ………………………………………………………………………..Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy

LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC CHO VIỆC THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH KINH (LECTIO DIVINA) …………………………………………………………. Lm. Minh Anh chuyển ngữ

TỪ LẬP NGHIỆP ĐẾN HÔN NHÂN XƯA VÀ NAY ………… Cursillista Inhaxio Đặng Phúc Minh

Thuốc Bổ - Uống Nước – Đau Lưng …………………………………….. Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.


Mở đầu 16 văn kiện Công Đồng Vatican 2 :

HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH - SACROSANCTUM CONCILIUM


Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II
Bản dịch của Ủy Ban Gíao Lý Đức Tin, HĐGMVN
LTS: BBT CGVN và Đặc San GSVN hân hạnh giới thiệu trọn bộ 16 Văn Kiện Công Đồng Vatican 2, bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, HĐGMVN, ấn bản mới nhất, giá bán lẻ tại các Nhà Sách Công Giáo 120.000VN.
Suốt hơn 10 năm qua trên Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam chúng con đã trung thành phổ biến bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện PIO X Đà Lạt; Nay với trọn tấm lòng biết ơn các dịch giả qua các thời kỳ, chúng con xin tiếp tục công việc tối cần thiết này nhưng với một bản dịch hoàn chỉnh hơn - Bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, HĐGMVN. Rất mong được mọi người đón nhận, hỗ trợ việc phổ biến tài liệu quí này như KIM CHỈ NAM đích thực, đầy đủ và hoàn hảo cho mọi thành phần Dân Chúa. Chúng ta đang sống trong thời điểm kỷ niệm 50 năm Thánh Công Đồng Chung Vatican 2; Dân Chúa Việt Nam khi dành thời gian đọc lại các Hiến Chế, Sắc Lệnh, Tuyên Ngôn sẽ luôn nhận ra điều mới mẻ và hữu ích cho từng cá nhân cũng như cộng đoàn.
Chúng con xin chân thành cám ơn Quí Đức Cha, Quí Cha Ủy Ban GLĐT đã sẵn lòng cho phép chúng con giới thiệu bản văn quí giá này qua internet. Quí Cha và Quí Vị có thể yêu cầu nhận trọn bộ hay từng Văn Kiện cụ thể trên một file word qua email, hoặc cũng có thể tải về máy tại địa chỉ: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=subject&is=31
Xin chân thành cám ơn
BBT CGVN & Đặc San GSVN




KÝ HIỆU CÁC VĂN KIỆN CÔNG ĐỒNG

Ký hiệu Latinh VĂN KIỆN Ký hiệu tiếng Việt







HIẾN CHẾ





SC

Sacrosanctum Concilium







Hiến chế về Phụng Vụ thánh

PV

LG

Lumen Gentium







Hiến chế tín lý về Giáo Hội

GH

DV

Dei Verbum







Hiến chế về Mạc Khải của Thiên Chúa

MK

GS

Gaudium et Spes







Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay

MV





SẮC LỆNH





IM

Inter Mirifica







Sắc lệnh về các phương tiện Truyền Thông xã hội

TT

OE

Orientalium Ecclesiam







Sắc lệnh về các Giáo Hội Công giáo Đông Phương

ĐP

UR

Unitatis Redintegratio







Sắc lệnh về Đại Kết

ĐK

CD

Christus Dominus







Sắc lệnh về nhiệm vụ mục tử của các Giám Mục trong Giáo Hội


GM

OT

Optatam Totius







Sắc lệnh về ĐàoTạo Linh mục

ĐT

PC

Perfectae Caritatis







Sắc lệnh về việc thích nghi canh đời sống Tu Sĩ

TS

AA

Apostolicam Actuositatem







Sắc lệnh về hoạt động Tông Đồ Giáo dân



PO

Presbyterorum Ordinis







Sắc lệnh về tác vụ và đời sống các Linh Mục

LM

AG

Ad Gentes







Sắc lệnh về hoạt động Truyền Giáo của Giáo Hội

TG





TUYÊN NGÔN





GE

Gravissimum Educationis







Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo

GD

NAE

Nostra Aetatem







Tuyên ngôn về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo


NK

DH

Dignitatis Humanae







Tuyên ngôn về Tự Do Tôn giáo

TD

KÝ HIỆU THÁNH KINH

Ac Ai ca

Abđia

Ag Aggêô

Am Amos

1 Bn 1 Biên niên sử

2 Bn 2 Biên niên sử

Br Baruc

Cl Côlôssê

Cn Châm ngôn

1 Cr 1 Côrintô

2 Cr 2 Côrintô

Cv Công vụ Tông đồ

Dc Diễm ca

Ds Dân số

Dt Do thái

Đn Đaniel

Đnl Đệ nhị luật

Ep Êphêsô

Esd Esdra

Est Esther

Ez Êzêkiel

Ga Gioan

Gb Giob

1 Ga 1 Gioan

2 Ga 2 Gioan

3 Ga 3 Gioan

Gc Giacôbê

Giuđa

Gđt Giuđitha

Ge Gioel

Gl Galata

Gn Giôna

Gr Giêrêmia

Gs Giôsuê

Gv Giảng viên

Hb Habacuc

Hc Huấn ca

Is Isaia

Kh Khải huyền

Kn Khôn ngoan

Lc Luca

Lv Lêvi

Mc Marcô

1 Mcb 1 Macabê

2 Mcb 2 Macabê

Mk Mikêa

Ml Malakia

Mt Matthêu

Nh Nahum

Nhm Nêhêmia

Os Ôsê

Pl Philipphê

Plm Philêmon

1 Pr 1 Phêrô

2 Pr 2 Phêrô

Rm Rôma

Rt Ruth

1 Sm 1 Samuel

2 Sm 2 Samuel

Sp Sôphônia

St Sáng thế

Tb Tôbia

Tp Thẩm phán

1 Tm 1 Timôthê

2 Tm 2 Timôthê

1 Ts 1 Thessalônica

2 Ts 2 Thessalônica

Tt Titô

Tv Thánh vịnh

1 V 1 Vua

2 V 2 Vua

Xh Xuất hành

Zcr Zacaria

KÝ HIỆU SÁCH TRÍCH DẪN
AAS Acta Apostolicae Sedis. Roma, 1909- ...

ASS Acta Sancta Sedis. Roma, 1865-1908.

CChr Corpus Christianorum.

COD Conciliorum Oecumenicorum Decreta.

Bologne, Herder, 1962.



Coll. Lac. Actorum et Decretorum Ss. Conciliorum

recentiorum Collectio Lacensis.

Friburg, 1870- …



CSEL Corpus Christianorum Ecclesisticorum

Latinorum. Vienne, 1866- …

DENZ Denzinger-Schönmetzer, Enchiridion

Symbolorum, Definitionum et Declarationum

de rebus fiedei et morum. Herder, 1963, ấn bản

thứ ba.


EB Enchiridion Biblicum. Napoli-Roma, 1961, ấn

bản thứ ba.



GL Giáo Luật 1983.

Funk F.X. Funk, Patres Apostolici. Tubingue, 1901.

GCS Die Griechischen Christlichen Schriftsteller der ersten Jahrhunderte. Leipzig 1897- …

Hartel Ấn bản CSEL có chú thích.

Harvey W.Harvey, Adversus Hereses (Thánh Irênê). Cambridge , 1857.

Mansi G.D.Mansi, Sanctorum Conciliorum et Decretorum Collectio Nova. Lucca, 1748 – J.B. Martin và L. Petit, Sacrorum Conciliorum Nova et Amplissima Collectio. Firenze, 1759; Venezia, 1798.

MGH Monumenta Germaniae Historica. Hannover-Berlin, 1862.

Patr.Or. Patrologia Orientalis. R.Graffin-F.Nau, Paris, 1903- ...

PG Patrologiae Graecae Cursus Completus.

J.B. Migne, Paris, 1857-1886.



PL Patrologiae Latinae Cursus Completus.

J.B. Migne, Paris, 1844-1864.



Sources Chr. Sources Chrétiennes. H. de Lubac-J. Daniélou, Paris, 1941- …

Sagnard Ấn bản Sources Chrétiennes có chú thích.

T.n.U Texte und Untersuchungen zur Geschichte der altchristichen Literatur. Leizig, 1882- …
KÝ HIỆU GHI CHÚ
CĐ. Công Đồng

ch. chương

nt. như trên

T. Thánh


tr. trang

tt. tiếp theo

x. xem

xb. Nhà xuất bản




PHAOLÔ GIÁM MỤC TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ THIÊN CHÚA HỢP NHẤT VỚI CÁC NGHỊ PHỤ CỦA THÁNH CÔNG ĐỒNG ĐỂ MUÔN ĐỜI GHI NHỚ

HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ THÁNH

SACROSANCTUM CONCILIUM

Ngày 4 tháng 12 năm 1963

LỜI MỞ ĐẦU

1. Thánh Công Đồng nhận thấy mình có bổn phận đặc biệt phải lo canh tân và phát huy Phụng vụ, để giúp cho đời sống Kitô hữu nơi các tín hữu ngày càng tăng triển; cũng như để thích ứng cách tốt đẹp hơn những định chế có thể thay đổi cho hợp với những nhu cầu của thời đại hôm nay, đồng thời cũng để phát huy những gì có thể đem lại sự hợp nhất cho tất cả những ai đã tin theo Chúa Kitô, và củng cố những gì hỗ trợ cho việc mời gọi mọi người vào lòng Giáo Hội.

2. Thật vậy, chính nhờ Phụng vụ, nhất là trong Hy tế Tạ ơn, mà “công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện”1, vì thế Phụng vụ góp phần rất nhiều trong việc giúp các tín hữu thể hiện trong cuộc sống và tỏ bày cho những người khác thấy mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội chân chính, một Giáo Hội có đặc tính vừa nhân loại vừa thần linh, vừa hữu hình vừa chứa đựng những thực tại vô hình, vừa nhiệt thành hoạt động vừa sốt sắng chiêm niệm, hiện diện nơi trần gian nhưng chỉ như người lữ hành; và trong Giáo Hội, yếu tố nhân loại phải qui hướng và lệ thuộc vào yếu tố thần linh, những thực tại hữu hình phải qui hướng về những thực tại vô hình, những hoạt động phải hướng về chiêm niệm, và những gì hiện tại phải hướng về thành đô tương lai mà chúng ta đang tìm kiếm2. Hằng ngày, Phụng vụ kiến tạo những người bên trong Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần3, cho đến khi đạt tới tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô4, đồng thời cũng kiện cường cách kỳ diệu nơi họ sức mạnh để rao giảng Chúa Kitô, và như thế Phụng vụ bày tỏ cho những người ở bên ngoài thấy Giáo Hội như một dấu chỉ được đặt lên cao trước mặt muôn dân5, nhờ đó con cái Thiên Chúa đang tản mác được qui tụ nên một6 cho tới khi thành một đàn chiên với một chủ chăn7.

3. Vì vậy, để phát huy và canh tân Phụng vụ, thánh Công Đồng thấy cần nhắc lại những nguyên tắc sau đây và thiết định những tiêu chuẩn thực hành.

Trong những nguyên tắc và tiêu chuẩn này, một số có thể và phải được áp dụng vừa cho Nghi chế Rôma vừa cho tất cả các Nghi chế khác, tuy dù những tiêu chuẩn thực hành sau đây phải hiểu là chỉ có liên quan tới Nghi chế Rôma thôi, ngoại trừ những gì tự bản chất có liên hệ đến những Nghi chế khác.



4. Sau hết, luôn trung thành vâng phục truyền thống, Thánh Công Đồng tuyên bố rằng: Giáo Hội Mẹ thánh coi tất cả những Nghi chế đã được chính thức công nhận đều bình đẳng trên pháp lý và được tôn trọng như nhau, Công Đồng cũng muốn các Nghi chế ấy được duy trì trong tương lai và được cổ võ bằng mọi cách, đồng thời cũng ước mong, nơi nào cần, các Nghi chế ấy phải được cẩn thận tu chỉnh toàn vẹn theo tinh thần của truyền thống tốt lành và tiếp nhận được luồng sinh khí mới cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu hiện tại.
Còn tiếp nhiều kỳ

VỀ MỤC LỤC

 VUA VƯƠNG QUỐC YÊU THƯƠNG VÀ AN BÌNH


Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ

(Ga 18, 33b-37)

Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội long trọng cử hành lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ với niềm vui khôn tả, đồng thời quả quyết rằng Người là Vua và là Chúa chúng ta.

Đã từ lâu, trong ngôn ngữ thông thường, người ta đã gán cho Chúa Giêsu Kitô tước hiệu Vua ; Đúng, Người là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa, trổi vượt trên hết mọi loài, thống trị lòng người, Người hiển trị đến muôn đời. Chúa Giêsu là vua lòng người, với tình yêu và lòng trùi mến, Người lôi kéo mọi con tim đến với mình. Người là "Con Chiên đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận thần tính và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang..." (Ca nhập lễ).

Lễ Chúa Kitô Vua tương đối mới, nhưng có nền tảng Thánh Kinh và thần học sâu xa. Từ tước hiệu vua, được áp dụng cho Chúa Giêsu thật quan trọng trong các Tin Mừng, chính Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một bài đọc đầy đủ về dung mạo cũng như sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Khởi đi từ "Vua người Do thái", dẫn đến tước hiệu "Vua của thế giới", "Chúa của vũ trụ và lịch sử", vượt qua mọi kỳ vọng của dân Do thái.

Trọng tâm tiến trình mạc khải về vương quốc của Vua Giêsu, còn tiềm ẩn bí mật về cái chết và sự phục sinh của Người. Khi bị treo trên thập giá, các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão nhạo bángNgười rằng : "Nếu ông là vua Do thái ; thì hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta tin nào" (Mt 27, 42).

Trong thực tế, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết trên cây Thánh Giá, một nghịch lý của Vua Giêsu thể hiện thánh ý Chúa Cha trên sự bất tuân của tội lỗi. Chính sự hiến mình làm của lễ đền tội này mà Chúa Giêsu đã trở thành Vua vũ trụ, như Người đã tuyên bố với các tông đồ sau khi sống lại, "Thầy đã được trao mọi quyền năng trên trời dưới đất"(Mt 28, 18).

Quyền bính của Chúa Kitô Vua ở đây là gì ? Hẳn không phải là quyền bính của các vua trần thế và những kẻ có thế lực ; nhưng là quyền năng thiêng liêng có thể ban sự sống thần linh để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, đánh bại sự thống trị của thần chết. Ðây là quyền năng yêu thương, một quyền năng có thể rút từ sự ác ra sự lành, làm cho tâm hồn chai đá ra mềm mỏng, mang lại hòa bình cho những cuộc xung đột, biến tăm tối thành hy vọng. Vương quốc của Chúa Kitô không hề áp đặt bất cứ điều gì và luôn tôn trọng tự do của con người. Khi Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" (Ga 18, 33) Bị hỏi, nhưng với tư cách là Vua, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Philatô, mà Chúa hỏi lại ông : "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"(Ga 18,35)

Khi thi hành sứ mạng công khai, đã có lần đám đông dân chúng muốn tôn Chúa lên làm vua, nhưng Người lại chốn khỏi Vương quốc thế trần, đúng như Chúa nói với Philatô : "Nước tôi không thuộc về thế gian này"(Ga 18, 36). Chúa là Vua không có quân đội, không khí giáp.

Cung điện Người ở đâu ? Thưa, Người ngự trị trong lòng chúng ta. "Vua không có cung điện" nhưng toàn trái đất thuộc về Người. Nhờ Người mà thế giới này được tác tạo. Trước Philatô, kẻ có quyền ra án tử cho Chúa,Chúa khẳng định, "Tôi đến trần gian đểlàm chứng cho Chân Lý" (Ga 18,37). 

Vậy chúng ta theo ai : Thiên Chúa hay ma quỷ? Sự thật hay giả dối? Tùy chúng ta lựa chọn. Chọn theo Chúa Kitô không bảo đảm cho chúng ta sự thành công theo những tiêu chuẩn thế gian, nhưng bình an và niềm vui thì chỉ mình Người mới có thể mang lại cho chúng ta. Với Người, chúng ta có thể xây dựng yêu thương và an bình. Chúa là "Vua, của một vương quốc gồm những người tội lỗi!" Chúng ta phải thường xuyên lặp lại : Xin thương đến con là kẻ tội lỗi, để chúng ta nhìn anh em mình với lòng từ bi. Họ cũng là những tội nhân nghèo như chúng ta. Chúa là Vua của những người nghèo! Chúng ta biết tình yêu đầy ân sủng của Thiên Chúa là sự giàu có của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ thiếu nó. Chúa là "Vua của một vương quốc huynh đệ!" Hãy là những người anh em yêu thương nhau! Trong mắt Chúa Giêsu, Bình an và Tình yêu lan tỏa. Vì vậy, Tin Mừng trình bày Chúa Giêsu, Vua vũ trụ bị kết án, Philatô là kẻ xét xử Người.

Khi nói : "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?" Chúa Giêsu đáp : "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi"(Ga 18, 36-37).

Chúng ta đang ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Chúng ta có bổn phận làm cho tình yêu, sự dịu dàng, hiền lành, vẻ đẹp trở lại vương quốc này. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Người đã không đến để xét xử nhân loại, nhưng là để cứu. Người là Đấng công chính duy nhất, thế chỗ cho tội nhân.

Để phục vụ Đức Giêsu Vua, chúng ta phải chấp nhận làm việc mỗi ngày  cho Triều Đại cánh chung đang đến... điều ấy không xảy ra mà không có chiến đấu : Vâng, Vua chúng ta yêu cầu chúng ta cầm sẵn vũ khí trong tay để chiến đấu, chống lại "các thế lực của bóng tối" (Cl 1, 13). Cùng với Người, chúng ta nắm chắc phền thắng (x. Ga 16, 33), nhưng với điều kiện là chúng ta cũng tham gia chiến đấu, chiến đấu hàng ngày với ba thù là ma quỉ, thế gian và xác thịt…vì "những ngày là xấu xa! "(Ep 5, 16) và rằng"cả thế giới nằm dưới sự thống trị của ma quỷ"(1 Ga 5, 19). 

Làm cho Chúa hiển trị, tiên vàn vẫn là làm cho Chúa hiển trị trong lòng chúng ta... khi tuyên xưng đức tin trong cuộc sống hàng ngày cách cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta không xấu hổ! (LG §31). Lời Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói cùng dân chúng ngày 15 tháng 6 năm 1993 vẫn còn vang vọng : "Hãy đi đến các ngả đường, sống đức tin của chúng con với niềm vui vẻ, hãy mang đến cho mọi người Ơn cứu độ của Đức Kitô, ơn ấy phải thâm nhập vào trong gia đình, trường học, trong các nền văn hóa và đời sống chính trị!" Đừng sợ phải đi ngược dòng! Làm cho Đức Kitô hiển trị, là trở nên tông đồ lôi kéo nhiều linh hồn về với Chúa là Vua Vương Quốc Yêu Thương và An Bình. 



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 VỀ MỤC LỤC


CHÚA GIESU, ÔNG VUA KHÔNG BIẾT CÚI ĐẦU

 

LỄ CHÚA GIESU KITO LÀ VUA VŨ TRỤ



Đn 7:13-14; Kh 1:5-8; Ga18:33b-37

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Phiên tòa chất vấn Chúa Giêsu

 

Quan tòa Pilate trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu lại và hỏi: “Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Ngài tự ý nói điều đó hay ai khác đã nói với Ngài về tôi?”  Pilate trả lời: “Tôi không phải là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì? Chúa Giêsu trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian thì thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị bắt nộp cho người Do Thái. Nhưng đúng vậy, nước tôi không thuộc nơi này.” Pilate lại hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính Ngài nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian vì điều này, đến để làm chứng cho Sự Thật. Ai đứng về phía Sự Thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18:33-37)

 

                                                    **************



 

      Hôm nay Chúa Nhật lễ trọng mừng Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, kết thúc năm phụng vụ. Tin Mừng Gioan tả lại phiên tòa xử Chúa Giêsu (Ga 18:33-37). Pilate hỏi Chúa “Ông có phải là vua Do Thái không?” và câu trả lời của Chúa: “Tôi là vua, nhưng nước tôi không ở thế gian này” đã như  mũi giao nhọn đâm trúng tim, gây nhức nhối cả quan tòa lẫn các thượng tế và đám dân Do Thái đang tố cáo Chúa. Ở đây, chúng ta thấy giữa hai loại quyền lực trần thế và quyền lực trên trời có một tương phản rõ ràng. Đâu là thực đâu là giả?



QUANG CẢNH PHIÊN TÒA XỬ CHÚA GIÊSU

Đem nộp Chúa Giêsu cho quân La Mã để chắc chắn Ngài sẽ bị đóng đanh, chính quyền Do Thái đã hoàn thành nhiệm vụ để lời tiên tri được ứng nghiệm là Người sẽ bị kéo lên cao (Ga 3:14; 12:32-33). Thánh Gioan đã tả lại cuộc đối đáp giữa Chúa giêsu và Pilate, quan tổng trấn kiêm quan tòa. Pilate hỏi Chúa Giêsu:

“Ông có phải là vua dân Do Thái không?”(c.33). Bị cáo Giêsu nắm lấy câu hỏi đó và hỏi ngược lại ông tòa.

-  “Tự ngài hỏi câu đó hay có ai khác đã nói với ngài về tôi? (c.34). Cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều trở thành những lời khiêu khích đối với Philate.

      Vẻ hống hách của Pilate cũng chẳng uy hiếp được chúa Giêsu. Chúa đã có sẵn câu trả lời:  “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (c 36). Ngay lập tức chúa Giêsu nêu lý do: ‘Nước tôi không có cảnh cưỡng chế và áp đặt.’ Đồng thời Chúa Giêsu lặp lại quan điểm của chúa: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.”

 

Pilate rất tinh khôn, ông không muốn nhận câu trả lời của chúa Giêsu từ chối mình là vua trần thế, ông liền kết luận theo kiểu loại suy: “Vây ông là vua à?” (C.37). Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên cáo đó không mảy may ngập ngừng: “Ngài nói tôi là vua….Tôi đến thế gian này vì điều đó.”



Để làm gì? Để khai mở và kiến tạo một thế giới hòa bình huynh đệ, thế giới của công lý và nhân quyền, thế giới yêu Chúa và thương người, mọi người yêu thương nhau như anh em một nhà. Đó chính là vương quốc đã đi vào lịch sử loài người. Nó sáng ngời và đã vượt thoát khỏi chính nó để trở thành vương quốc đời đời vô tận, như khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: ‘Lạy cha chúng con ở trên trời…Xin cho nước Cha trị đến… .’

  Đọc đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đối đáp trước tòa, chúng ta thấy quan tòa Pilate tỏ ra rất bối rối khi phải đối diện với một bị cáo tự xưng mình là ‘Sự Thật’. Hãy tự hỏi, mỗi người chúng ta có cái gì giống như ông tòa Pilate không? Cái gì đã ngăn cản chúng ta, làm cho chúng ta mất tự do, thiếu tự nhiên? Cái gì làm cho chúng ta sợ hãi? Danh hiệu của chúng ta là gì? Y phục nào chúng ta mặc, mặt nạ gì chúng ta đeo nơi công chúng mà không cảm thấy xấu hổ, sợ bị tổn thương? Lấy tư cách gì chúng ta làm lơ bạn bè, tài cán gì để trà đạp người khác hầu nâng mình lên, tạo thể diện cho mình hoặc tiếp tục nắm giữ địa vị cao, việc làm tốt, lương lớn? Có bao giờ vì thể diện hão mà ta muối mặt lấy những ý kiến hay tư tưởng đẹp của người làm của mình để tạo tư cách và uy danh cho mình không?



VƯƠNG QUỐC CỦA CHÚA GIÊSU

Điểm quan trọng của Tin Mừng Gioan là vương quyền của chúa Kito. Cốt lõi sứ điệp của chúa Giêsu là Vương Quốc Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa của vương quốc. Người có Lời và liên quan đến lịch sử nhân loại, trong đó có hình ảnh của vương quốc, tức nước trời. Trong vương quốc của chúa Giêsu, không có khoảng cách giữa thế quyền và giáo quyền, nhưng có khác biệt giữa thống trị và phục vụ.

Vương quốc của Chúa Giêsu không phải là loại vương quốc mà Pilate biết, muốn hoặc không muốn tham dự. Vương quốc của Pilate là vương quốc La Mã, kiểu chuyên chế, đặc quyền đặc lợi, thống trị và xâm lăng. Vương quốc của Chúa Giêsu, trái lại, được xây dựng trên tình yêu, công lý và hòa bình.

Chúa Giêsu đã tuyên bố vương quốc của Thiên Chúa là vương quốc thánh, ân sủng, công lý, tình thương và hòa bình. Mục đích sau cùng của Thiên Chúa nơi vương quốc này đã được thực hiện qua mọi sự ngay từ khởi đầu. Đó là giải phóng và cứu chuộc, mục đích tối hậu của Chúa Giêsu. Vương quốc này là một thực tế ở tương lai, nhưng lại đang hiện diện một cách nhiệm màu nơi Người, trong hành động và Lời của Người, trong thân phận làm người của Người.

Nếu vương quyền của Chúa Giêsu được mừng long trọng, được tung hô trong ngày Lễ Kito Vua hôm nay có làm bực mình, ngứa mắt một số người, thì đó phải chăng vì những ông vua, những nhà lãnh đạo trần thế vẫn chưa giác ngộ? Vương quyền của Chúa Giêsu khác hẳn vương quyền của họ. Vương quyền và phương cách lãnh đạo của Con Một Thiên Chúa không chấp nhận thứ bậc, đặc quyền đặc lợi và bất cứ một toan tính âm mưu nào để làm chủ thế giới, làm thầy thiên hạ. Chúa không có tham vọng, không ham danh hám lợi và ham mê quyền lực. Chính Người, một quân vương vô tội đã không kết án, xử tội bất cứ ai, nhưng lại tự hiến thân mình chịu chết cho muôn dân. Chính trị của Người đã làm đảo lộn mọi ý niệm về vương quyền ở trần gian. Vương quyền của Người là vương quyền phục vụ, hy sinh cả mạng sống mình cho tha nhân.

Theo Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã chịu chết vì là Vua. Ngày Chúa bị đóng đanh treo trên thập giá chính là ngày lễ nhậm chức lên ngôi hoàng đế của Người, một biểu lộ tối hậu về phục vụ của vương quyền của Người. Nhờ Chúa Kito, cuộc đăng quang đau khổ đã hủy giệt sự chết, mang lại sự sống vĩnh cửu. Không ai có được phong cách hoàng đế như Chúa Giêsu, mà lại tỏ ra mình chẳng có quyền hạn gì trước mặt những kẻ có quyền thế. Trái lại, nhiều người trong chúng ta, bề ngoài thì làm vẻ chống đối, cưỡng lại quyền lực, nhưng bên trong vẫn dùng áp lực hoặc chạy chọt và mọi thủ thuật rất tinh vi để hợp tác. Chúa Giêsu không bao giờ dùng mánh khóe lươn lẹo, mưu sỉ, không dùng bạo lực chống lại bạo lực.



HAI  VƯƠNG MIỆN

Nếu ai có dịp đi thăm đất thánh Jerusalem, sẽ thấy Tu viện Ecce Homo/Này là Người, một trung tâm của các nữ tu Sion nằm trên đường Thương Khó / Via Dolorosa trong cổ thành Jerusalem. Toàn thể tu viện được xây trên một khu đất mà người ta tin rằng hồi xưa là tòa án của tổng trấn Pontius Pilate.

Miền đất thánh Jerusalem, nơi kỷ niệm những biến cố xoay quanh cuộc sống, cuộc khổ nạn và cái chết của chúa Giêsu, hàng năm đều có hai cuộc lễ lớn để nhắc lại những vui buồn trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Ngày lễ quan thầy của Tu Viện Ecce Homo là ngày lễ Chúa Kitô là Vua, biểu lộ niềm vui, kết thúc năm phụng vụ và biểu lộ nỗi buồn chúa Giêsu chịu đội  mạo gai vào ngày thứ sáu đầu tiên Mùa Chay. Hai ngày lễ, hai vương miện, hai hình ảnh, một ý nghĩa về chúa Giêsu là Thiên Chúa, được đưa ra trước cộng đồng Kito hữu để chúng ta cùng nhau suy niệm và noi gương.

Lễ Chúa Kito Vua cho chúng ta hình ảnh chúa Kito mang triều thiên, thoạt tiên là triều thiên mạo gai, rồi triều thiên chiến thắng, vương miện vinh quang không bao giờ tàn. Vào ngày chúng ta chịu phép Thánh Tẩy, khi dầu thánh được xức trên trán chúng ta là lúc chúng ta đội triều thiên, dấu hiệu của vương quyền làm cho chúng ta trở thành một Kito khác, một Kitô được xức dầu. Chúng ta đã có sức mạnh để Sống thật tin tưởng và Yêu thật mãnh liệt như chính chúa Giêsu đã sống và đã yêu. Triều thiên vinh quang –là của chính chúa Kitô- đã được hứa ban cho mỗi người chúng ta. Vậy thì triều thiên nào nằm ở trung tâm Đức Tin và Tuyên Hứa của chúng ta?



AI ĐÂY, NẾU KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ ĐÃ BỊ KẾT ÁN?

Chúa Giêsu đã trả lời quan tổng trấn La Mã một cách quả quyết ‘Ta là Vua’nhưng không phải là vua thế gian (Ga 18:36). Người đến  không phải để chiếm đất dành dân, nhưng để giải phóng muôn dân khỏi nô lệ tội lỗi và hòa giải họ với Thiên Chúa. Người nói: “Vì lẽ đó mà tôi sinh ra và đến thế gian này, để chứng minh cho Sự Thật. Ai thuộc về Sự Thật thì nghe lời tôi” (Ga 18:37).



Sự Thật là gì mà chúa phải đến thế gian này để làm chứng?  Toàn thể cuộc sống của Chúa đã chứng tỏ Thiên Chúa là Tình Yêu: Vậy thì đây là Sự Thật đã được Chúa chứng tỏ một cách trọn vẹn bằng hy sinh mạng sống mình trên núi Calvary. Chúa Giêsu đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa một lần cho tất cả bằng thập tự giá. Con đường đi tới đích đó thì dài, không có đường tắt nào hết. Mọi người đều hoàn toàn tự do để chấp nhận Sự Thật của Tình Yêu Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Tình Yêu và là Sự Thật. Không có Tình Yêu nào, không có Sự Thật nào là áp đặt cả. Nó nhẹ nhàng đến gõ cửa tâm hồn chúng ta, chờ đợi chúng ta mở cửa lòng đón chào nó. Tuy nhiên đa số chúng ta sợ hãi không muốn tiếp đón người khách đó vào nhà chúng ta, vào cuộc sống chúng ta và vương quốc trần gian này, bởi vì có nhiều mâu thuẫn trầm trọng liên quan đến  tặng vật đó. Nhiều người ra mặt chống lại Sự Thật bằng quyền lực; có người lại dùng áp lực, mưu mô và thủ thuật dưới mọi hình thức rất tinh vi khéo léo để tạo nguy hiểm cho Sự Thật.

Khi chiêm ngưỡng hình ảnh Chúa bị đóng đanh, chúng ta cũng hiểu được phần nào tại sao Chúa vẫn giữ danh hiệu Vua cho đến thời nay.  Chúa đã không cúi đầu. Chúa là Sự Thật bẩm sinh, không bao giờ áp đặt bất cứ ai. Người đến. Người gõ cửa. Người đứng. Người chờ…Người không dùng bạo lực đáp trả bạo lực.

LỜI KẾT

Chúng tôi mượn lời thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II để làm lời kết cho bài viết.

Khi kết thúc đàng Thánh Giá tại Coliseum ở Rome vào đêm thứ Sáu năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói như sau:

   *Ai đây, nếu không phải là đấng Cứu Thế, có thể thấu hiểu một cách trọn vẹn nỗi đau đớn của những kẻ bị kết án một cách bất công?

  *Ai đây, nếu không phải là một ông Vua bị khinh miệt và làm nhục, lại có thể đạt được kỳ vọng của biết bao nhiêu người cả nam lẫn nữ hiện đang sống cuộc sống vô vọng và vô nhân phẩm?

 *Ai đây, nếu không phải là con Thiên Chúa, có thể biết đến những nỗi sầu buồn và cô đơn của biết bao nhiêu người mà cuộc sống của họ bị chà đạp, dày xéo, tan nát không tương lai?

Chúa Giêsu đã mang những vết thương của Người về thiên đàng, ở đó đã dành sẵn một nơi cho những vết thương đau của chúng ta, bởi vì vua của chúng ta đã mang những vết thương của Người về trời trong vinh quang.

Đức Vua của chúng ta bị đóng đanh và đưa lên cao giữa muôn dân, hai tay giang ra như chào đón, đầy vẻ yêu thương nhân hậu. Chớ gì chúng ta có đủ can đảm để cầu xin Người nhớ đến chúng ta trên vương quốc của Người, ban ân sủng cho chúng ta để chúng ta noi gương Người khi còn ở trần thế này, ban ơn khôn ngoan để chúng ta biết đón chào Chúa khi Chúa đến gõ cửa tâm hồn chúng ta.

Chúa Giêsu Kitô là Vua chúng ta và Vua nhân loại. Vua của Tình Yêu, Công Lý và Hòa Bình. Ngài đã cứu chúng ta khỏi vũng lầy tội lỗi.

   



 

Fleming Island, Florida

Nov. 18,  2015

NTC


VỀ MỤC LỤC


tải về 411.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương