Bán nguyệt san – Số 262 – Chúa nhật 22. 11. 2015



tải về 411.48 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích411.48 Kb.
#31957
1   2   3   4

 NĂM THÁNH VỚI ƠN TOÀN XÁ


Hỏi : Nhân dịp Năm Thánh 2016 kinh lòng thương xót Chúa sắp được mở  ra trong toàn Giáo Hội, Xin Cha giải thích rõ  về ơn toàn xá được hưởng nhân dịp này.


 

Trả lời :

Đúng, Năm Thánh Lòng thương xót Chúa ( Divine Mercy) sẽ được mở ra trong toàn Giáo Hội vào ngày 8 tháng 12 năm nay (2015), nhằm ngày lễ kinh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội  ( Immaculate Conception).Năm Thánh ( Jubilee Year) là dịp trọng  đại cho giáo dân được hưởng nhờ ơn toàn xá ( planery Indulgence) của Giáo Hội.

Nhưng trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi cần nói lại một lần nữa giáo lý của Giáo Hội về vấn đề tha tội và đền tội như sau:



1. Theo giáo lý của Giáo Hội, thì sau khi các tội đã được tha qua bí tích hoà giải, hối nhân phải làm một việc gọi là “đền tội (penance)” để sữa chữa những xáo trộn của tội đã được tha nhưng hậu quả còn để lại trong trong tâm hồn hối nhân. Vì thế, những hậu quả này cần được thanh tẩy cho sạch để được vào Thiên Đàng ( đối với các linh hồn còn trong Luyện tội) (x. SGLCG, số 1459).

Các linh hồn này đang cần sự giúp đỡ của những người còn sống làm việc lành cầu nguyện cho để được mau chóng vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Một việc lành có giá trị tha hình phạt hữu hạn ( temporal punishment) là ơn toàn xá mà Giáo Hội ban trong những dịp đặc biệt như Năm Thánh để các tín hữu còn sống lãnh nhận và nhường lại cho các linh hồn đang còn được thanh luyện trong nơi gọi là Luyện tội, hay Luyện ngục ( Purgatory).

Các linh hồn thánh ở nơi đây là những người đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thánh thiện đủ để vào ngay Thiên Đàng sau khi chết nên cần “ tạm trú” ở nơi đây một thời gian dài ngắn tùy theo mức hoàn hảo đòi hỏi.

Các linh hồn này đã hết thời giờ làm việc lành rồi, nên chỉ còn nhờ cậy các Thánh trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho, cũng như trông chờ thân nhân còn sống cứu giúp bằng những việc lành như cầu nguyện, xin dâng Thánh Lễ hay lãnh ơn xá để giúp cho họ được mau gia nhập hàng ngũ các Thánh đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Tuy không còn thì giờ để làm việc lành cho mình nữa, nhưng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu xin đắc lực cho các tín hữu còn sống trên trần gian. Đó là nội dung tín điều các thánh thông công nói về sự hiệp thông giữa các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn thánh trong Luyện tội và các tín hữu còn sống trên trần gian.

Các Thánh trên trời không cần ai giúp mình nữa vì đã thánh thiện đủ để đang được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Nhưng các Thánh có thề cứu giúp hữu hiệu cho các linh hồn còn trong Luyện tội và cho các tín hữu còn sống trên dương thế. Cứu giúp bằng lời nguyện giúp cầu thay trước Tòa Chúa cho các linh hồn và các tín hữu còn sống. Các linh hồn còn trong Luyện nguc không thể tự giúp mình được nữa, nên chỉ còn trông cậy vào các Thánh trên Trời và các tín hữu còn sống giúp họ bằng lời cầu nguyện và việc lành dành cho họ.

Các tín hữu còn sống có lợi điểm là còn thì giờ để lập công đền tội cho mình , và cứu giúp các linh hồn thánh trong Luyện tội.

Như thế, chung qui chỉ vì tội mà con người phải xa tránh để sống đẹp lòng Chúa ngay ở đời này và được cứu rỗi để vào Nước Trời mai sau.

Nói đến tội, thì tội nào cũng có thể được tha qua bí tích hòa giải , trừ tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được như Chúa Giêsu đã nói rõ trong Phúc Âm Thánh Marc-cô (Mc.3: 28-29).

Được tha qua ơn phép giải  tội (absolution), nhưng mọi tội trọng hay nhẹ  đều  để lại những hậu quả lớn nhỏ trong tâm hồn  hối nhân cũng như trong tương quan với người khác, nên cần  được sửa chữa sau khi xưng tội. Thí  dụ, tội lỗi phép công bằng (ăn cắp tiền, tài sản của người khác, vu cáo làm thiệt hại  danh dự, đời tư của ai ) đòi buộc hối nhân phải đền bù thiệt hại tương xứng về vật chất hay tinh thần cho người mình đã làm thiệt hại nhiều hay ít. Cụ thể, ăn cấp tiền bạc hay tài sản của ai thì không thể đọc năm ba kinh hay lần chuỗi 50 để đền tội được,  mà phải hoàn trả cho người ta số tiền mình đã lấy vì phép công bằng giao hoán đòi buộc. Lại nữa,  công khai mạ lỵ ai, thì cũng phải công khai nhận lỗi và xin lỗi cá nhân hay tập thể  mình đã xúc phạm chứ không thể âm thầm đọc vài kinh  đền tội là xong.  Các tội khác như bỏ lễ ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, giận hờn, nói tục , phạm tội lỗi điều răn thứ sáu, thứ chín, v.v thì có thể làm những việc đền tội cách kín đáo hơn do cha giải tội giao.  Đó là tất cả ý nghĩa của  việc “đền tội”  đòi hối nhân phải thi hành sau khi đã thành thật xưng các  tội nặng nhẹ  mình lỡ  phạm vì cố ý hay vì yếu đuối con người và được tha qua bí tích hòa giải.

 

Mục đích của việc đền tội này là để được tha hình phạt hữu hạn (temporal punishment) tức là để sửa chữa những hậu quả của tội đã  để lại trong tâm hồn hối nhân như  đã nói ở trên. Hình phạt này khác với hình phạt đời đời (eternal punishment) dành cho những ai chết khi đang mắc tội trọng (mortal sin) mà không kịp ăn năn hay không muốn ăn năn để xin Chúa thứ tha.( x. SGLCG,số 1033, 1472).Hoặc những ai đã chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ như giết người, giết thai nhi, trộm cướp, dâm ô thác loạn mà không hề ăn năn cho đến khi chết.Những người  bị hình phạt đời đời thì không còn trông nhờ ai cứu giúp gì được nữa, vì đã vĩnh viễn xa lià Thiên Chúa là tình thương rồi.



Vả lại, cũng  không có sự hiệp thông nào giữa các Thánh trên trời, các linh hồn trong Luyện tội và các tín hữu trên trần gian như Giáo Hội day ( X SGLGHCG số 1033-1037).Vì thế, các Thánh, các linh hồn và các tín hữu không thể giúp gì được nữa cho những ai đang xa lìa Chúa trong nơi goi là hỏa ngục.

Cũng cần phải nói thêm là Thiên Chúa không tiền định cho ai và cũng không muốn phạt ai xuống hỏa ngục vì Người là Cha đầy yêu thương, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2:4). Nhưng phải có hỏa ngục vì người ta đã tự ý chọn nơi này qua cách sống chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ, sự tội mà không hề biết ăn năn sám hối để xin tha thứ. Con người có tự do chọn lựa và Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người xử dụng tự do đó để sống theo Chúa để được chúc phúc. hay theo thế gian và ma quỷ để bị luận phạt. Nghĩa là nếu chọn sống theo ma quỷ và thế gian thì phải chịu mọi hậu quả của chọn lựa này.

 Ngược lại, với hình phạt hữu hạn, chúng ta có thể làm những việc lành  để tự giúp mình sửa chữa những hậu quả của tội trong khi còn sống. Nếu không làm hoặc làm chưa đủ thì sau khi chết phải được thanh luyện  trong nơi gọi là “Luyện tội” (Purgatory), tức là nơi thanh luyện  cuối cùng để linh hồn được hoàn toàn thánh thiện hầu xứng đáng vào hưởng Thánh Nhan Chúa  trên Thiên Đàng..

Chính vì mục đích giúp các hối nhân còn sống hay các linh hồn đang chịu  thanh luyện trong Luyện tội được khỏi hình phạt hữu hạn mà Giáo Hội ban một đặc ơn gọi là Ân xá.

 

Vậy  Ân xá là gì ?

 2- Ân xá (Indulgence) là ơn sủng mà Giáo Hội  lấy ra từ kho tàng công ơn cứu  chuộc của Chúa Kitô, công nghiệp của Đức Mẹ và các Thánh  để xin Chúa tha các hình phạt hữu hạn (temporal punishment ) cho  hối nhân còn sống hay cho các linh hồn trong Luyện tội.Nói khác đi, Ân xá giúp thanh tẩy những hậu quả của tội đã được tha.

Các tín hữu còn sống hay đã qua đời đều có thể lãnh nhận ân xá để được tha  hình phạt hữu hạn  mình còn thiếu  sót chưa đền đủ sau biết bao tội nặng nhẹ đã được  tha qua bí tích hoà giải.Như thế, ân xá cũng là ơn tha thứ của Thiên Chúa mà Giáo Hội, -với tư cách là Người Quản Lý kho tàng Ơn Cứu Chuộc nhờ  công nghiệp của Chúa Kitô -  lấy ra để phân phát cho con cái mình.

“Ân xá có thể là từng phần (partial) hay toàn phần (plenary) tức ơn toàn xá  để tha từng phần hay toàn phần hình phạt hửu hạn mà ta đáng phải chịu vì hậu quả của  tội lỗi. Tín hữu  có thể lãnh ân xá cho mình hay nhường lại cho các người đã qua đời  (Sđd, số 1471),nhưng không thể nhường cho người đang còn  sống trên trần gian này


Giáo Hội ban ơn toàn xá đặc biệt trong Năm Thánh (Jubilee Year) và trong những dịp đặc biệt khác như kỷ niệm thành lập Giáo Phận, Nhà Dòng, Tu Hội, hành hương kính Đức Me, viếng nghĩa trang trong dịp lễ cầu cho các linh hồn  v,v.

Thí dụ, Năm Thánh 2010 được Tòa Thánh cho phép  mở ra tại quê nhà  để mừng kỷ niệm 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập (1960-2010), đánh dấu  sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam trong Giáo Hội hoàn vũ.

Muốn hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh , các tín  hữu phải sốt sắng chuẩn bị tâm linh cách chu đáo, như cầu nguyện, hãm mình,  làm việc bác ái, đặc biệt suy niệm mầu nhiệm và sứ mang của Giáo Hội trong trần thế. Đồng thời cũng phải thành tâm thống hối mọi tội lỗi và quyết tâm cải thiện đời sống  trong ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô.  Cần  đi xưng tội để được hòa giải với Chúa và với Giáo Hội . Dĩ nhiên sau đó  là phải tham dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Chúa Kitô và  làm những việc lành qui định như đọc kinh Tin Kinh, kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng, Kinh Sáng danh  để cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Sau hết phải đến viếng (hành hương) một Thánh Đường được chỉ định là nơi hành hương trong Giáo Phận, thay vì phải sang Rôma  để viếng Đền Thánh Phêrô, quá xa xôi , tốn phí.

Tóm lại, ơn toàn xá là đặc ân mà Giáo Hội lấy từ kho tàng thiêng liêng của Chúa để ban cho tín hữu còn sống hay đang chịu thanh luyện trong nơi Luyện tội để được sạch mọi vết nhơ của tội hầu đạt mức thánh thiện hoàn toàn để hưởng Thánh Nhan Chúa trong  Nước Hằng Sống.

Nhưng  xin  giải thích rõ thêm  là ân xá, dù là từng phần hay tòan phần (tức ơn toàn xá hay còn gọi là ơn đại xá)  đều không có mục đích tha bất cứ tội nặng hay nhẹ nào mà chỉ chỉ có công dụng tha hình phạt hữu hạn như đã giải thích ở trên. Nghĩa là, khi ta biết mình đã phạm tội năng hay nhẹ nào thì trước hết phải xin Chúa tha thứ qua bí tích hòa giải tức là phải đi xưng tội chứ không thể ở trong tình trạng “ có tội ” đó mà lãnh ơn toàn xá để xin tha tha tội được.Tóm lại,  ai muốn hưởng ơn toàn xá, thì buộc phải đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đọc các kinh qui định cùng viếng nhà thờ như đã nói ở trên.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

 

Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

VỀ MỤC LỤC


 TỬ ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG


 

 

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Lc 9,23-26)



Chúng ta đang sống trong một thế giới mà con người đề cao chủ nghĩa cá nhân, một thời đại mà người ta cạnh tranh nhau quyền cao chức trọng ở mọi lãnh vực, một xã hội mà quyền lợi cá nhân, hưởng thụ và  sở hữu được ưa chuộng. Hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta "Từ bỏ chính mình, liều mất mạng sống..." để theo Chúa, điều này nghe ra thật phi lý và ngược đời! Thế nhưng, sẽ thật có lý và hợp với đời của một Kitô hữu vì đó là điều kiện tiên quyết để bước theo Chúa. Lời Chúa và mẫu gương của chính Chúa đã hy sinh mạng sống cho nhân loại, và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ là một bảo đảm minh chứng cho chúng ta.

Đường Trần Gian - Đường Thập Giá.

Cuộc đời được ví như một hành trình. Hành trình  này chẳng thẳng ngay và không hề nhẹ nhàng êm ái. Lớn hay nhỏ đang sống trong trần gian, chúng ta đều cảm nhận trần gian đầy đau khổ và nước mắt, chẳng thế mà nhạc sĩ nào đó đã viết" Đường nhân gian đày ải chông gai, ai chưa qua chưa phải là người!" Giàu cũng khổ mà nghèo thì khốn khổ hơn! Tiền bạc, chức vị cũng không làm cho người ta hạnh phúc  và cũng không mua được bình an. Đau khổ như là một  thập giá gắn liền với đời người dù người đó có là môn đệ Chúa Kitô hay không.  Thập giá đến với mỗi người mỗi cách khác nhau. Thập giá ấy có thể là từ trong những bất toàn của bản thân, trong bệnh tật, trong khó khăn của cuộc sống. Thập giá cũng có thể là từ những nghịch cảnh  thông thường của cuộc đời...

    Với người Kitô hữu, chúng ta sẽ gặp thập giá trong cuộc đời khi sống trung thành với giáo huấn của Chúa và Hội Thánh. Thập giá đến khi ta sống ngay thẳng trong buôn bán, thật thà và công bằng trong kinh doanh hay trong giao tiếp. Người ta có thể cho là ta điên rồ, ngược đời hay ngu xuẩn thậm chí bị loại trừ. Thập giá đến với ta trong những chọn lựa từ bỏ mình để yêu thương đón nhận tha nhân ngay cả khi họ vu oan, ghen ghét, làm hại ta...Và thập giá cũng sẽ được ta đón nhận khi ta biết cố gắng sống theo Lời Chúa dạy, biết sửa mình, ăn năn sám hối về những tính hư, nết xấu và tội lỗi của ta để xứng đáng là con cái Chúa.

Đường Thập Giá - Đường Tử Đạo.

Khi thập giá đến, chắc hẳn chẳng ai trong chúng ta sẵn sàng đón nhận hay dễ dàng để ôm lấy. Đã là thập giá, thường ta luôn cảm thấy nặng nề, khó vác. Đôi khi ta không dám nghĩ tới và muốn tránh bởi không ai thích đau khổ, thất bại, bị loại trừ, nghịch cảnh, thất vọng chán nản...Và hơn thế nữa, Satan cũng tìm đủ cách lôi chúng ta xa thập giá, vì nó không muốn ta đi vào con đường của Chúa.

    Lời Chúa tha thiết mời gọi ta:" Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,23). Từ bỏ chính mình, không đơn giản chút nào! Từ những cái rất nhỏ trong cuộc sống: người mắng ta một câu, ta muốn đáp lại hai, ba câu. Nhưng từ bỏ mình là bỏ qua, là chấp nhận lời nói không tốt đó và đáp lại bằng lời yêu thương, lời hòa giải. Khó lắm, nó đau ở trong lòng và như nuốt cục phèn vậy, nhưng nếu ta làm được, ta sẽ cảm nhận ngọt ngào trong tâm hồn. Từ bỏ mình trong những chọn lựa theo Tin Mừng, sống yêu thương, tha thứ sẽ như là những cuộc tử đạo âm ỉ từng ngày chứ không chỉ một lần. Trong cuộc sống với những bôn ba cho cơm áo gạo tiền, nhiều khi đặt ta trước những chọn lựa theo công bằng, bác ái đòi ta phải hy sinh mối lợi, mất miếng ăn để chu toàn luật Chúa. Ta sẽ đau lắm và dằn vặt nhưng  với ơn Chúa, ta chọn lựa tử đạo khi mất lợi danh và có khi mất cả mạng sống. Tôi nghĩ đến một người đàn ông Công Giáo, đã làm việc thật tốt trong một công ty sản xuất. Thế rồi, vì sống ngay thật, không theo những mánh khóe gian dối với đồng nghiệp nên anh đã lãnh nhận hậu quả là bị hại chết ngay trong chuyến công tác xa, sau bữa ăn cùng nhóm đồng nghiệp ấy. Ta có thể đi vào đường tử đạo khi sống trung thành với Chúa Kitô để bảo vệ sự sống, như một chị y tá nọ sau nhiều năm học tập, chị được chọn vào làm trong một bệnh viện lớn. Thế nhưng, ngay ngày thứ hai đi làm, người ta yêu cầu chị tham gia vào ca phá thai. Chị từ chối, lập tức người ta sa thải chị. Chị mất việc mà chị đã tốn nhiều công sức tiền của để có được. Chị đã vác  thập giá cùng với Chúa Kitô! Để chọn lựa vác thập giá hàng ngày, chọn lựa tử đạo suốt đời, ta không thể thực hiện với sức riêng nhưng phải cậy nhờ ơn Thánh và nếu ta tin tưởng cậy dựa vào Chúa, Ngài sẽ luôn giúp ta vì: " Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách"(1Cr 1,4).

Đường Tử Đạo - Đường Tới Vinh Quang.

Ngày nay, trên quê hương chúng ta ít có những cuộc cấm hay bách hại đạo như xưa cha ông ta đã trải qua. Nhưng lại xuất hiện nhiều hơn những dịp thử thách về đức tin tinh vi mà nếu không tỉnh thức, ý thức và có một tâm hồn bén nhạy thì ta sẽ dễ đi vào việc chối đạo, phản đạo và bỏ Chúa qua chính cách sống, lời nói và việc làm của ta. Các Thánh Tử đạo Cha ông chúng ta đã kiên trung thực thi Lời Chúa dạy:" Ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy"(Lc 9, 24). Các ngài yêu Chúa hơn yêu mạng sống mình như lời nói và máu đổ ra của Thánh Phaolo Khoan  "Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa và Chúa Cả Trời đất, con xin dâng mạng sống cho Ngài". Có vị thánh đã từ bỏ chức quyền để giữ vững đức tin và linh hồn như thánh Hồ Đình Hy là quan lớn, thánh Phạm Trọng Tả là chánh tổng nhưng các Ngài chọn Chúa hơn là địa vị ở trần gian. Các ngài chọn gia nghiệp Nước Trời hơn là sản nghiệp trần thế nay còn mai mất"Ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý để chiếm hữu phần gia nghiệp muôn đời"(Thánh Phêrô Truật). Các ngài không dẫm lên Thập giá Chúa Kitô nhưng anh dũng bước đi trên đường Thập giá vì các ngài  xác tín chỉ qua Thập giá mới tới Vinh quang và cuối đường, chính Chúa Kitô đón các ngài vào hưởng vinh quang hạnh phúc với Người trong Nước Trời, như sách Khôn Ngoan nói:"Người đời nghĩ rằng họ bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chan chứa niềm hy vọng được trường sinh bất tử. Và Đức Chúa sẽ là vua của họ đến muôn đời"(Kn 3,4.8)

Trải qua suốt ba thế kỷ bách hại, đã có cả trăm ngàn anh em Kitô hữu chết vì đạo. Gương chứng nhân Đức Tin và lòng hy sinh mạng sống vì Chúa Kit-tô và vì Tin Mừng của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cha ông ta, sẽ là mẫu gương và niềm hãnh diện lôi cuốn chúng ta can trường sống chứng nhân giữa đời thường và dám chọn sống, chết vì đạo. Từ dòng máu anh hùng của cha ông, từ những khổ đau, những đắng cay của các ngài, ta có được hạt giống đức tin hôm nay. Vậy thập giá là một phần quan trọng của đời Kitô hữu và chính Chúa Giê-su đã không khước từ thập giá vì đường thập giá-đường tử đạo mới là đường dẫn tới vinh phúc: "...Người vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người..."(Pl 2,6-11). Lao nhọc, đau khổ, nghịch cảnh, hy sinh, chiến đấu và tử đạo...cần thiết để trở thành một phần của đời người môn đệ Chúa Kitô. Ước gì khi sống giữa đời, mỗi Kitô hữu chúng ta cũng tin tưởng thưa lên như thánh Phaolô "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy...Trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta"(Rm 8,35-37). Để rồi chúng ta dám sống vì Chúa, chọn lựa theo Chúa, trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh và can trường chết vì Chúa trong những dịp tử đạo giữa đời thường. Vì " Ai liều mất mạng sống vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy."(Mc 8,35).

Nguyện xin Thần Khí Chúa ban ơn khôn ngoan và sức mạnh giúp chúng con biết chọn lựa sống vì Chúa, vì Tin Mừng. Và xin dạy chúng con biết yêu thập giá là dấu chỉ của chiến thắng, của vâng phục, của tình yêu và của con đường dẫn đến ơn cứu độ. Amen

Dã Quỳ

VỀ MỤC LỤC


CON ONG TÌM MẬT...

  

MẨU BÚT CHÌ




 

Để vẽ nên hình ảnh về sự lao động cần cù, chăm chỉ trong trí óc trẻ thơ, người ta thường nói về con ong tìm mật, con kiến tha mồi. Hình ảnh ấy quả thật rất dễ thương, chân thực và đầy thuyết phục, không chỉ đối với trẻ con mà ngay cả đối với người lớn. Thoáng nhìn, có vẻ như các con vật cũng "lao động" hết sức cật lực và nghiêm túc chẳng khác gì con người – thậm chí còn hơn, vì có người mạt sát những kẻ lười biếng “sống không bằng con vật”! Liệu lao động của con người và hoạt động của con vật có gì khác biệt?


 

Có lẽ ai cũng dễ dàng nhận ra rằng, hầu như mỗi loài vật đều có một phương thức kiếm  ăn, đào hang, xây tổ, tìm bạn tình, sinh sản... rất riêng và rất đặc trưng. Các phương thức ấy đã được Tạo Hoá “lập trình” và "cài đặt mặc định" cho mỗi loài. Chúng không cần học hỏi và cũng không thể làm khác được. Vì thế, chỉ cần nhìn vào kiểu xây tổ, cách thức đào hang, người giàu kinh nghiệm sẽ biết ngay đó là sản phẩm của con vật nào. Suy cho cùng, mọi hoạt động trong đời sống tự nhiên của loài vật đều quy hướng về hai loại bản năng: bản năng sinh tồn và bản năng duy trì nòi giống.




 

Con người thì khác. Con người không có bản năng "mặc định" như loài vật. Sự phát triển thể chất, sự định hình nhân cách cũng như trí tuệ, tư duy của mỗi người thường phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, môi trường văn hoá và giáo dục. Chú bê non ra đời vài tiếng đồng hồ đã có thể tự đứng lên gặm cỏ, nhưng con người thì không thế. Phải đầu tư bao công sức chăm sóc, nuôi dưỡng em bé mới có thể biết đứng rồi dần dà mới biết đi. Con người tự bản chất đã mang tính xã hội và phụ thuộc vào xã hội. Như thế, có vẻ như con người "yếu đuối" hơn các loài vật khác chăng? Thưa không! Con người có hai quà tặng kỳ diệu từ Đấng Tạo Hoá mà không có loài thụ tạo nào có được: đó là Tự Do và khả năng Lao Động.


 

Chính vì có tự do, nên con người có thể chọn lựa cho mình cách sống, cách làm việc, học hỏi, cách hành xử cũng như kiếm tìm hạnh phúc, sao cho phù hợp với hoàn cảnh và năng lực riêng. Những chọn lựa ấy, thường thì chẳng ai giống ai, và được thể hiện bằng lao động – lao động trí óc và lao động thể lực. Điều đặc biệt, con người sử dụng lao động không chỉ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn thể chất, lưu truyền giống nòi, mà còn để diễn tả yêu thương, bày tỏ mối quan tâm cũng như thể hiện trí tuệ và tư duy sáng tạo – điều mà không loài vật nào có được. Chính khả năng lao động đã nâng con người lên, tách biệt xã hội loài người ra khỏi các loài thụ tạo khác, đặt con người vào vai trò quản lý, canh tác và chăm sóc cả vũ trụ vạn vật. Như thế, con người đã được Đấng Tạo Hoá ban cho đặc ân tham gia vào công cuộc sáng tạo của Ngài, để tiếp tục làm cho trái đất này xinh đẹp hơn và nhân bản hơn.




 

Thật diệu kỳ, lao động nếu được gắn kết với yêu thương, nó có thể làm nảy bật khả năng sáng tạo, kiến tạo cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa và đáng sống hơn. Một người vợ tần tảo, luôn quan tâm, chăm sóc gia đình, sẽ biết cách tạo ra những bữa cơm ấm cúng, thơm ngon và đủ dưỡng chất dù chỉ với đồng lương ít ỏi. Một bác sĩ biết xót xa trước cảnh ngộ của bệnh nhân, sẽ tìm cách giúp bệnh nhân giảm đau, mau bình phục mà ít tốn kém...  Lao  động  còn  là phương thế để mỗi người tích luỹ vốn sống, vốn kinh nghiệm quý báu. Ai yêu thích lao động, "hay lam, hay làm" thì thường có tính hoạt bát, cởi mở, dễ gần, chẳng nề hà giúp đỡ người khác. Quá trình lao động vất vả còn giúp con người thêm kiên trì, chịu khó, dễ cảm thông và dễ chia sẻ.

 


Trong đời, có lẽ ai cũng đều hơn một lần trải nghiệm sự kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu không những giúp hoà giải những mâu thuẫn, mà còn có sức cảm hoá mạnh mẽ. Tình yêu có thể làm biến đổi một con người,  để họ trở nên tốt lành hơn, cao thượng và vĩ đại hơn. Nhưng làm sao có thể diễn tả được tình yêu ấy nếu không  được thể hiện bằng những hành động cụ thể ngang qua lao động? Ví như sự vất vả, lao nhọc của mẹ cha sẽ tạo thêm động lực cho con cái học hành, và ghi vào lòng con ý nghĩa của sự lao động chân chính, lương thiện. Hay sự tảo tần, chịu thương chịu khó của người vợ vì con cái, vì gia đình, biết đâu sẽ làm mềm lòng người chồng thích đàn đúm, lông bông? Cứ thế, lao động cứ như những mũi kim chăm chỉ vá lại những rạn nứt cuộc đời, nối kết tình người và làm cho mặt đất trổ sinh hoa trái. 



 


 
Sở dĩ nói thế, bởi nhìn trên cục diện chung, dường như con người đang ngày càng đối xử bạc bẽo với nhau, với môi trường sống và ngay cả với Đấng Tạo Hoá – Đấng đã yêu thương và ưu ái loài người quá nhiều, ban cho con người những đặc ân cao trọng trổi vượt trên vạn vật. Thế nhưng con người sử dụng tự do và khả năng lao động với cái tâm hiếu sinh thì ít, nhưng với cái tâm ác tà thì nhiều. Khi con người đem tà tâm vào lao động, thì những  “sản phẩm lao động” ấy gây tổn hại khôn lường: thường tình nhất là hàng gian, hàng giả, rồi đến những sản phẩm độc hại bất chấp sức khoẻ con người, và ghê gớm nhất có lẽ là những thứ có khả năng huỷ diệt con người hàng loạt trong nháy mắt như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, hoá học... Thay vì sử dụng lao động để hướng đến phục vụ và thăng tiến con người, thì con người lại bị sử dụng như một thứ công cụ lao động để phục vụ cho tham vọng của cải, quyền lực. Thay vì làm cho trái đất này xinh đẹp hơn, xứng đáng là ngôi nhà chung của nhân loại hơn, thì con người lại khai thác tài nguyên trái đất tận kiệt, vô tội vạ, bất chấp những hậu quả nặng nề để lại cho con cháu trong tương lai. Con người đang sử dụng những quà tặng tốt lành của Thượng Đế như những hung khí chống lại nhân loại. Con người phủ nhận Thượng Đế và thân phận yếu đuối của mình, muốn thống trị tất cả, bất chấp một sự thật phũ phàng đang diễn ra: nhân loại đang đi vào ngõ cụt của sự bế tắc!

 


Chợt nhớ đến câu thơ thuở tấm bé: "Con ong tìm mật yêu hoa, con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời...". Quả đúng thế, các loài vật rất hiền hoà với thiên nhiên, biết “tri túc” với những gì Tạo Hoá ban tặng, chừng mực,  đủ dùng, không tham vọng, cũng không tàn phá vô độ. Thế nhưng chúng vẫn luôn an hoà và ca hát với cuộc sống. Con người thì sao? Dường như lòng dạ luôn nặng nề, lo âu, bất an trước những nguy cơ chiến tranh, đói kém, thực phẩm độc hại... Con người đang bó những bó thật nặng đặt trên vai mình và trên vai đồng loại – nếu không  phải là trên tất cả. Dường như đến cả Đấng Tạo Hoá và thiên nhiên cũng đang phải chịu đựng con người, còn con người thì đang chịu đựng chính mình và chịu đựng lẫn nhau. Phải chăng, đã đến lúc cần bình tâm nhìn lại chính mình, nhìn vào những quy luật của thiên nhiên, đất trời, suy gẫm và học hỏi sự nhỏ bé, hiền hoà của con ong, cái kiến. Thiển nghĩ, chúng đẹp lòng Thiên Chúa lắm thay! Chúng cũng biết "sinh lời" từ "nén bạc" ít ỏi của mình. Có lẽ sẽ chẳng kịp nếu con người không ý thức rằng mình đang nắm giữ trong tay một bảo vật là khả năng lao động, và hãy sử dụng quà tặng ấy cho xứng với tầm vóc con người. Lao động chỉ trở nên cao đẹp nếu được dùng để kết nối yêu thương, kiến tạo hoà bình, và thể hiện lòng biết ơn của con người đối với Tạo Hoá. Ngược lại, nếu sử  dụng lao động với tà tâm, ác ý, thì khác nào gieo mật đắng vào lòng đời. Và có lẽ ngay lúc đó, con người đã tự đánh mất chính mình. Bởi dẫu chỉ là Bướm, Ong, chúng vẫn muốn đi tìm mật ngọt...



 

Chú thích: tham khảo chương VI - Lao Động, sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo.


 

Trích Tập san ghxhcg số 19



VỀ MỤC LỤC


CHẾT LÀ KẾT CỦA SỐNG



NẾU LINH MỤC KHÔNG CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT
 

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

Cách đây chừng hơn một tháng, tại giáo xứ mà trước đây, tôi đã từng hiện diện và phục vụ, người phụ nữ vừa tròn 62 tuổi, là một tín hữu trung thành với đức tin, đột ngột tử nạn.

Nhà bà gần sát bên tường nhà thờ. Buổi chiều đã chập choạng tối, bà có ý định sang bên kia đường. Bỗng dưng hai thanh niên chở nhau trên chiếc xe máy với tốc độ cao, đã tông vào bà, lôi bà đi thêm một khoảng về phía nhà thờ. Bà qua đời ngay trước cổng chính nhà thờ, ngay giữa con đường lớn.

Cái chết bất ngờ ập đến trên người phụ nữ, đã làm nỗi đau của gia đình và mọi người thân trở thành nỗi đau nát lòng, nỗi đau đầy nghẹn ứ. Với bản thân, vì sự quý mến, khiến tôi không khỏi bàng hoàng lặng người đi, khi được báo tin.

Dẫu biết sống là để chết. Và chết là kết của sống. Chết là tất yếu của một kiếp làm người. Ai cũng có thể chết, bất luận là người yếu đau hay khỏe mạnh, người giàu sang hay bần cùng.

Nhưng đứng trước một cái chết quá nhanh, một cái chết giữa lúc con người còn mọi khả năng hoạt động, mọi khả năng thực hiện những ước muốn của mình, lòng chúng ta không sao tránh khỏi những thổn thức…

Chúng ta hay nói tương lai của tôi sẽ là…, tương lai con tôi sẽ như thế này…, tương lai vợ tôi, chồng tôi sẽ đạt thế kia… Ít ai nói cái chết là tương lai đời mình. Nhưng thật phủ phàn: Chính cái chết mới thật là tương lai! Dù chết cách nào, mọi người đều chung một tương lai: chết. Chết là kết của sống. Chết là chung kết của một thời làm người.

Chúa nhật hôm nay, Chúa nhật áp cuối của năm phụng vụ. Qua phụng vụ Lời Chúa, Hội Thánh dạy chúng ta hướng về sự chết. Thời gian cuối năm là thời gian cần để chúng ta nhìn ra phía trước hướng về ngày cuối cùng của vũ trụ. Nó cũng là thời gian thích hợp để nghĩ đến giây phút cùng tận của đời mình, mà chuẩn bị cho một chuyến đi không bao giờ trở lại cách tươm tất, đàng hoàng.

Bài đọc I, sách tiên tri Đaniel cho biết tình hình của ngày phán xét chung. Đó là ngày mà những người đã chết sẽ trỗi dậy, “người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời”.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh đến ngày mà Chúa sẽ ngự đến đầy vinh quang, uy hùng, hiển hách. Đó là ngày mà “Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”, ngày mà “Người sẽ sai các thiên thần đi, và Người sẽ tập họp những kẻ Người tuyển chọn từ bốn phương trời về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời”.

Thánh Phaolô cũng từng diễn tả sự khải hoàn của Chúa Kitô trong “ngày của Người”. Đó là ngày Thiên Chúa “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô…Thiên Chúa đặt mọi sự dưới chân Đức Kitô” (Ep 1, 10.22),

Phần chúng ta, để tránh “chịu ô nhục” và “bị ghê tởm”, nhưng được “hưởng phúc trường sinh”, ta cần chọn lựa một lối sống theo Tin Mừng của Chúa. Đó là trọn một đời, ta nỗ lực sống đẹp lòng Chúa, sống phù hợp luật pháp của Chúa, phù hợp thánh ý Chúa.

Trước mọi quyết định, mọi hành vi, mọi tư tưởng, mọi lời nói…, ta cần tự hỏi, điều này có được phép không? Có phù hợp thánh ý Chúa không? Nếu không phù hợp, dù có phải trả bất cứ giá nào, ta cũng không bao giờ chạm đến. Nhưng nếu đó là điều đúng, mang lại giá trị cứu độ, thì dù phải chết, ta vẫn không được bỏ qua.

Hãy nhớ, cái chết không trừ ai. Bởi nó là kết của sống, cho nên sống là chạy về phía chết. Ngay trong sự sống đã chất chứa, đã tìm ẩn sự chết. Chết có trong sống, vì thế sự sống mới trở nên mong manh, yếu ớt. Cũng vì thế, bất cứ lúc nào, sự sống cũng đều có thể bị cắt đứt, bị sự chết cướp mất.

Quá khứ đi qua là cái chết đang gần đến. Bề dày thời gian và tuổi tác của một con người, là phần chết đã dày thêm lên, đã càng lúc càng xâm chiếm sự sống trong con người ấy. Bởi thế, được sống thêm ngày nào là ngày ấy đưa con người đến gần cái chết hơn. Được sống thêm một ngày, đồng nghĩa với việc chúng ta đánh rơi thêm một ngày trong quỹ thời gian của mình. Thời gian cứ thế sẽ vơi. Cho đến một ngày, không còn gì để vơi… Lúc đó chính là lúc chúng ta chấp nhận bỏ lại tất cả…

Dù chết là kết của sống, ta không bi quan, không sợ hãi. Ngược lại, sự sống càng mong manh, con người càng phải can đảm nhìn trực diện nó để mang về chiến thắng cho mình. Chuẩn bị đón cái chết trong từng giây phút sống là sự khôn ngoan của những ai biết mình phải chết.

Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ khôn ngoan ấy: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Và: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời… Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21, 34-36).

Thánh Phaolô đưa ra những hướng dẫn để ta sống một đời công chính, nhờ đó, niềm hy vọng đạt tới ơn cứu độ luôn luôn có cơ sở, có nền tảng: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo”  (Rm 12, 1-2).

Những cái chết của anh chị em ra đi trước chính là lời nhắc nhở thâm thúy nhất, sâu lắng nhất, nhưng cũng hiện thực nhất, cụ thể nhất, để chúng ta chuẩn bị cho giờ chết của mình.

Người nữ giáo dân vừa chết trong tai nạn giao thông mà chúng ta nhắc đến bên trên, chỉ là một trường hợp trong vô vàn trường hợp đã từng xảy ra trong cuộc đời. Chúng ta cầu nguyện cho bà, cầu nguyện cho tất cả những người đã qua đời, xin Chúa, vì lòng xót thương, hãy trao ban hạnh phúc muôn đời cho tất cả những ai trung thành sống lề luật Chúa.

Nhưng trong khi cầu nguyện cho người đã khuất, chúng ta cũng nhớ đến phận mình. Rồi đây không ai sẽ mãi mãi hiện diện trên cõi đời này. Chúng ta xin Chúa cũng tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Xin Chúa đừng chấp tội, nhưng hãy nhìn vào thiện chí muốn sống đẹp lòng Chúa của chúng ta mà khoan hồng cho những gì chúng ta trót lỗi phạm.

Hãy luôn luôn nhớ: Chết là kết của sống!

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG
VỀ MỤC LỤC


 NHỮNG NGHỀ TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG



   

 

Tâm Hiền



  

Tôi suy đi gẫm lại Giáo huấn Xã hội về lao động, nhất là số 310-322 nói về NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ: Lao động nay đã thành toàn cầu hóa, công nghệ bây giờ là công nghệ điện tử “nhanh như chớp”. Nhà máy của một đại công ty có thể được đặt rải rác khắp hành tinh. Ông chủ ở một nơi, công nhân nhà máy ở nhiều nẻo, điều mà Giáo huấn Xã hội gọi là "phân mảnh vật lý chu kỳ sản xuất", “phân tán sản xuất”.

 

Giáo huấn Xã hội báo động những thách đố do tác động của toàn cầu hóa trong lao động, nhất là trên bình diện đạo đức và văn hóa.



 

Việt Nam cũng bị những thách đố lao động. Có những điều tiếng là “mới” nhưng thuộc loại “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!

 

1. NGHỀ BÁN MÁU

 

Tôi ở bệnh viện để nuôi mẹ bị suy thận. Cạnh giường mẹ tôi là một cụ già miền Tây quá nghèo. Con cái của cụ gầy guộc, vừa nuôi cụ nằm viện, vừa phải đi bán máu mình cho ngân hàng máu để có tiền nuôi cụ và thanh toán viện phí. Ban ngày đi bán máu, ban đêm về lại nhà thương, có điều giường ngủ là ghế đá bệnh viện. 



 

Kết quả của nghề bán máu? Hai vợ chồng rơi vào lao phổi!

 

2. NGHỀ BÁN THÂN 

Chàng sinh viên nghèo, gốc tỉnh lẻ, không trả nổi học phí và tiền trọ. Ngày kia, có người đến rủ đi làm nghề béo bở, trả nổi tiền trường, vừa được bao ăn sung sướng tấm thân, lại được khách hàng Singapore, Malaysia... đưa đi chơi nước ngoài.

 

Kết quả hành nghề? Chàng bị HIV và mồng gà ở cơ quan sinh dục.



 

Tôi chỉ nêu hai nghề tương đối mới (nghề bán thân mới đối với nam), còn những nghề tuy không mới nhưng có thể coi là mới đối với du khách đến Việt Nam.

 

3. NGHỀ BÁN CHÁO PHỔI

Lương giáo viên ba cọc ba đồng sao nuôi nổi con? Thôi thì ban ngày dạy ở trường, tất tả cho nhanh về đến nhà để dạy chiều tới đêm. 

Kết quả bán cháo phổi? Bệnh tật và có thể bị con cái nhìn như xa lạ vì thì giờ với con quá ít!

 

4. NGHỀ ĐẤM BÓP GIÁC HƠI 

Du khách nghe những tiếng kêu lúc đêm khuya, vang lên trong ngõ hẻm “xúc xắc, xúc xắc”. Du khách chạy ra xem: một thanh niên khuôn mặt gầy gò, gốc di dân Thanh Hóa. 

Kết quả những đêm rao xúc xắc: lao phổi. 

Vài câu chuyện trên nói lên những nét chấm phá của “một nước Việt buồn” với những não nề, với những nghề gây thương tổn cho chủ thể lao động.

 

Cái nhìn lạc quan của vị Tôi tớ Chúa 

Bất giác, tôi nhớ đến cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giữa “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, Ngài viết nên những hàng châu ngọc về Việt Nam trong bài “Con có một tổ quốc”:

 

   Tiếng chuông ngân trầm,



   Việt Nam nguyện cầu

 

   Tiếng chuông não nùng



   Việt Nam buồn thảm

 

   Tiếng chuông vang lừng



   Việt Nam khải hoàn

 

   Tiếng chuông thánh thót



   Việt Nam hy vọng

 

Giữa những bi thảm của hoàn cảnh chung quanh, vị Tôi tớ Chúa vẫn có cái nhìn lạc quan: “Tiếng chuông vang lừng/Việt Nam khải hoàn”. Trong quyển Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, mà ngài có công khởi thảo, tầm nhìn lạc quan vươn xa đến tầm mức toàn cầu: “Các khía cạnh tiêu cực của sự toàn cầu hoá lao động không được làm tổn hại khả năng mở rộng ra cho tất cả mọi người: khả năng thể hiện một nền nhân bản về lao động trên phạm vi hành tinh, thể hiện tình liên đới trong thế giới lao động trên cùng cấp độ toàn cầu, để nhờ làm việc trong những bối cảnh giống nhau, trải rộng khắp thế giới và nối kết với nhau, người ta sẽ hiểu rõ hơn cùng một ơn gọi được chia sẻ cho họ” (TLHTXHCG 322).



 

Thế nào là “cùng một ơn gọi được chia sẻ”?  Ta hãy đọc tiếp trong quyển cẩm nang Giáo huấn Xã hội trong phần nói về “Đức Giêsu, con người lao động” (TLHTXHCG 259-263):

 

Lao động diễn tả một chiều kích căn bản của cuộc sống con người với tính cách sự tham gia không những vào hành vi sáng tạo mà còn vào hành vi cứu chuộc nữa. Những ai chịu đựng những khó khăn vất vả của lao động trong sự kết hợp với Đức Giêsu thì cộng tác, theo một nghĩa nào đó, với Con Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc của Người và cho thấy họ là môn đệ Đức Kitô vác thập giá hằng ngày trong hoạt động họ được kêu gọi thi hành” .



Trích Tập san ghxhcg số 19

VỀ MỤC LỤC

LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC CHO VIỆC THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH KINH (LECTIO DIVINA)



Nguyên tác: Appelés à la vie (Jacques Philippe)

Bản tiếng Anh: Called to Life (Neal Carter)

Bản tiếng Việt: Được Gọi Để Sống (Lm. Minh Anh)


LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC

CHO VIỆC THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN

BẰNG THÁNH KINH

(LECTIO DIVINA)
“Thánh Kinh không đóng kín đến mức khiến chúng ta nản lòng, cũng không dễ tiếp cận để đưa đến nhàm chán. Càng thường xuyên đến với Thánh Kinh, chúng ta càng cảm thấy nó nhẹ nhàng; càng suy niệm bao nhiêu, chúng ta càng yêu mến Thánh Kinh bấy nhiêu”8.
Tôi muốn đưa ra một số lời khuyên cho việc thực hành cầu nguyện bằng Thánh Kinh - lectio divina. Ngay từ đầu, như chúng ta đã thấy, cần thiết biết bao khi tâm hồn biết bám chặt Lời Chúa. Điều này xảy ra trước hết và trên hết trong các buổi cử hành phụng vụ khi Lời Chúa được công bố và giải thích. Nhưng vẫn thật cần thiết để mỗi người chúng ta dành riêng một khoảng thời gian để lắng nghe và để “được kêu gọi, biết định hướng và rập theo” bởi Lời Chúa theo cách diễn tả của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Những gợi ý sau đây cần thực hành cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Mỗi người cần khám phá cho mình phương pháp tốt nhất trong việc tích hợp bản văn Thánh Kinh vào cuộc sống.
Trong phạm vi cho phép, cần có một khoảng thời gian cụ thể nào đó cho việc đọc Lời Chúa trong tâm tình cầu nguyện, bằng cách này, chúng ta tiếp tục truyền thống phong phú phương pháp cầu nguyện lectio divina của các đan viện. Đây không phải là việc đọc Thánh Kinh liên tục, có thể mỗi ngày một chương với mục tiêu là đọc được càng nhiều càng tốt; cũng không phải là việc dành ra bao nhiêu thời gian để nghiên cứu và bình luận Thánh Kinh. Những người say mê tìm hiểu sẽ thấy việc nghiên cứu Thánh Kinh rất có lợi cho họ nếu biết dùng nhiều công cụ: các khoá học, nghiên cứu các ngôn ngữ Thánh Kinh, các cuốn từ điển, các bản văn song song, chú giải và những kỹ thuật khác nhau để giải thích bản văn (lịch sử, khảo cổ, ký hiệu hoặc biểu tượng…).
Những nghiên cứu này có thể là những hỗ trợ cho phương pháp lectio divina, tuy nhiên “lectio” tự nó đã là một điều gì đó khác biệt. Đó là việc đọc Thánh Kinh bằng suy niệm với sự hồn nhiên, cầu nguyện và tin yêu, với mục đích lắng nghe điều Thiên Chúa muốn nói với họ ngày hôm nay, nhờ đó được soi sáng và biến đổi.
Điều cốt lõi của công việc này không ở chỗ người ta biết được bao nhiêu, hiểu được bao nhiêu… nhưng là thái độ của tâm hồn họ trước Lời Chúa - một thái độ khao khát Thiên Chúa, tin tưởng rằng Người muốn nói với họ, và một lòng khao khát mãnh liệt được hoán cải.
Đây là bí quyết lớn lao của lectio. Việc đọc Thánh Kinh sẽ trở nên hiệu quả gấp bội với những ai có lòng ước ao được hoán cải mạnh mẽ. Nhiều người bé mọn, ít học đã nhận được ánh sáng và nguồn khích lệ mạnh mẽ từ Thánh Kinh vì họ tin vào việc gặp gỡ Lời Ban Sự Sống của Thiên Chúa. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là một ví dụ điển hình.
Nhiều lời khuyên áp dụng cho việc cầu nguyện cũng có thể áp dụng cho phương pháp lectio divina như: tầm quan trọng của sự kiên trì, chấp nhận những thời kỳ khô khan, vai trò căn bản của đức tin, đức cậy... Quả vậy, lectio divina là phương pháp cổ xưa nhất, phổ quát nhất và được thực hành nhiều nhất trong mọi “phương pháp cầu nguyện”9. Được thực hành theo cách thức được mô tả sau đây, lectio divina sẽ là lối đi tốt nhất dẫn vào một đời sống cầu nguyện. Và đây là những lời khuyên:

THỜI GIAN NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Nếu có thể được, sẽ tốt biết bao nếu bạn dành thời giờ mỗi ngày để suy niệm Lời Chúa. Thật bận rộn, nhưng chúng ta vẫn tìm được thời giờ để nuôi dưỡng thể xác, sao không dành được thời giờ để nuôi dưỡng linh hồn? Lý tưởng, buổi sáng là tốt nhất, vì lúc đó tinh thần chúng ta tươi tắn nhất, sẵn sàng nhất, chưa bị áp đặt bởi những lo lắng chất chồng của ngày sống. Thánh Vịnh 90 nói, “Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca” (Tv 90, 14); và ngôn sứ Isaia nói, “Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe” (Is 50, 40).
Thực hành lectio divina vào buổi sáng chứng tỏ điều quan trọng nhất trong cuộc sống của một con người là lắng nghe Thiên Chúa. Lectio đặt con người trong một thái độ lắng nghe xuyên suốt cả ngày. Thế nhưng, có nhiều người dĩ nhiên không thể dành thời gian vào buổi sáng sẽ phải tìm thời điểm khác trong ngày cho mình; và nếu họ khát khao Thiên Chúa, Người cũng nói với họ theo một cách thức như vậy.
Suy niệm trong bao lâu? Ít nhất mười lăm phút. Tốt hơn là nửa giờ hoặc 45 phút.

SUY NIỆM BẢN VĂN NÀO?
Để suy niệm, có rất nhiều bản văn. Người ta có thể suy niệm trong nhiều ngày với một bài đọc đặc biệt: một bản văn Tin Mừng, một đoạn thư thánh Phaolô hay một đoạn trích nào đó. Tôi biết một người đàn ông đã có gia đình, một người cha, anh dành thời gian để cầu nguyện với Lời Chúa mỗi ngày. Anh đã sống với Tin Mừng của thánh Gioan được hai hoặc ba năm.
Dẫu vậy, lời khuyên của tôi dành cho những người mới bắt đầu là sử dụng những bản văn được Hội Thánh chọn lựa để đọc trong thánh lễ mỗi ngày. Ưu điểm của việc làm này là giúp chúng ta hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu và lịch phụng vụ của Hội Thánh, cũng như chuẩn bị tâm hồn để chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể nếu chúng ta tham dự thánh lễ hôm đó. Hơn nữa, theo cách này, ba bài đọc được chọn lựa kỹ lưỡng luôn có sẵn để chúng ta dùng (Bài Đọc 1, Thánh Vịnh và Tin Mừng), điều này giúp chúng ta giảm bớt khả năng phải vật lộn với một cái gì đó quá khô khan hay khó khăn. Thực hành lectio bằng cách đắm chìm cùng lúc vào một vài bản văn cho phép chúng ta thấy được tính thống nhất sâu xa của Lời Chúa. Thật là một niềm vui lớn lao khi nhận ra các trích đoạn Thánh Kinh rất khác nhau về văn phong, thời đại, hoặc cấu trúc nhưng lại bổ túc cho nhau đến thế nào.
Khi giải thích Thánh Kinh, các nhà hiền triết truyền thống Rabbi thích phong phú hoá các trích đoạn nổi bật bằng “những xâu chuỗi hạt”. Những hạt ngọc là những câu lấy từ những phần khác nhau trong Thánh Kinh: Ngũ Kinh, các sách Ngôn Sứ, Thánh Vịnh cùng những bản văn của các sách Khôn Ngoan. Đức Giêsu cũng làm như thế với hai môn đệ trên đường Emmaus sau biến cố Phục Sinh (Lc 24, 27 và 22, 44). Truyền thống kết hợp các đoạn trích khác biệt vốn soi sáng nhau này đã được lưu truyền bởi các Giáo Phụ của Hội Thánh cũng như được áp dụng mãi cho đến ngày nay bởi các tác giả tu đức.

CÁCH THỨC THỰC HÀNH CỤ THỂ LECTIO DIVINA
Như đã nhấn mạnh, lợi ích rút ra từ lectio divina liên quan nhiều đến tâm tình bên trong hơn là kỹ thuật. Không nên lao ngay vào việc đọc, nhưng cần dành thời gian để chuẩn bị sẵn sàng bằng việc chấp nhận và thực hiện một tâm tình cầu nguyện trong đức tin và một niềm khao khát Thiên Chúa. Ở đây, chúng ta có một vài bước thực hiện:
1. Như bất cứ giờ cầu nguyện nào, tốt nhất mỗi người nên rút lui và tự đặt mình trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Bỏ qua một bên những lắng lo cũng như những gì khiến chúng ta xao lãng. Như Maria làng Bêtania biết, điều cần thiết là đặt mình dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Ngài10. Như thế có nghĩa là đặt mình trong giây phút hiện tại, một cái gì vốn đôi khi hết sức khó khăn. Việc quay về thân xác và cảm giác của nó đôi khi có thể giúp ích. Thân xác có những thiếu sót của nó, nhưng nó có ưu điểm hơn tư tưởng ở chỗ là luôn luôn ở trong hiện tại đang khi ý tưởng thường lững lờ qua lại giữa quá khứ và tương lai. Thế mà, con người chỉ có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong hiện tại và thể xác cũng như cảm giác của nó giúp đặt người ta ở đó. Vì vậy, thường thì phải chuẩn bị về thể xác trước khi đọc: mắt nhắm lại, thư giãn (buông lỏng hai vai và các cơ), thở chậm và sâu, chú ý đến sự tiếp xúc của cơ thể với môi trường xung quanh - đất dưới chân, chỗ đang ngồi, cái bàn mà hai tay đang tựa lên, bàn tay đang cầm cuốn Thánh Kinh hoặc cuốn sách khác sẽ đọc. Sự tiếp xúc đầu tiên với Lời hẳn là sự tiếp xúc của thân xác. Đụng chạm đã là một hình thức của lắng nghe. Chẳng phải thánh Gioan đã nói, “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống” (1Ga 1, 1) đó sao?
2. Một khi đã đủ thư thái với thân xác và đặt mình trong giây phút hiện tại, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa, cám ơn Người về giờ phút này, giờ phút mà Người sẽ kết hợp với chúng ta bằng Lời của Người, cầu xin Người mở lòng để chúng ta có thể hiểu được Lời Người như Đức Giêsu đã mở lòng cho các môn đệ (Lc 24, 44). Đặc biệt, hãy cầu xin Người biến đổi tâm hồn, lên án những thoả hiệp sai trái, chiếu sáng và biến đổi con người chúng ta để biết đáp trả trước kế hoạch thiêng liêng của Người trên cuộc đời mình.
3. Hãy dành nhiều thời gian chừng nào cần thiết để chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vì điều này rất quan trọng. Sau đó, mở mắt và bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi, đặt cả lý trí và tâm hồn vào điều đang đọc và suy niệm điều đó.
“Suy niệm”, theo truyền thống Thánh Kinh, không phải là suy tư đào sâu thật nhiều như việc lặp đi lặp lại hay nhai đi nhai lại một ý tưởng. Thoạt đầu, suy niệm là hành vi thể lý hơn là trí óc. Vì thế, đừng ngần ngại đọc đi đọc lại một đoạn trích nhiều lần, vì thường đây là cách để điều Thiên Chúa muốn nói với tôi hôm nay được hiện lên rõ nét. Rõ ràng, óc suy tư cũng đóng một vai trò quan trọng. Nó có thể chất vấn bản văn: bản văn này nói gì về Thiên Chúa? Về bản thân tôi? Nó chứa đựng tin mừng gì? Lời mời gọi điều gì? Nếu có một câu nào đó vốn tối tăm, thì việc sử dụng những ghi chú hoặc chú giải có thể hữu ích - nhưng hãy coi chừng, đừng biến Lectio thành việc nghiên cứu thuần lý trí.
Hãy thư thái dành thời gian nghiền ngẫm một câu có ý nghĩa đặc biệt đối với bạn. Hãy làm một cuộc đối thoại với Thiên Chúa về nó. Cách đọc này có ý nghĩa như việc cầu nguyện. Dâng lời tạ ơn đối với một đoạn trích có tính khích lệ như thế, hãy cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa trước một đoạn trích mang tính mời gọi một cuộc hoán cải đòi hỏi nhiều cố gắng... Tại những thời điểm nhất định nào đó, nếu được ơn Chúa, hãy ngưng đọc và tạm dừng ở đó trong một thái độ cầu nguyện và chiêm ngắm nhiều hơn; đó có thể chỉ đơn giản là thán phục vẻ đẹp Thiên Chúa đã cho chúng ta thấy được trong văn bản: sự ngọt ngào, vẻ uy nghi, lòng thành tín, vẻ huy hoàng của Người… nơi những gì Người đã thực hiện trong Đức Kitô, và mời gọi mỗi người một cách đơn sơ chiêm ngắm và dâng lời cảm tạ. Mục đích chủ yếu của Lectio không ở chỗ đọc được thật nhiều, nhưng ở chỗ đưa chúng ta đến thái độ sửng sờ thán phục này, một thái độ nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và đức mến cách sâu sắc. Không phải lúc nào cũng được như thế, nhưng mỗi khi được vậy, hãy ngừng đọc và sẵn lòng với sự hiện diện đơn sơ, đầy yêu thương của mầu nhiệm vừa được bản văn mặc khải.
Những gì vừa được nói đến về phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh bao gồm 4 giai đoạn - lectio divina theo truyền thống Trung Cổ: lectio (đọc), meditatio (suy niệm), oratio (cầu nguyện), và contemplatio (chiêm niệm). Những giai đoạn này không nhất thiết phải diễn ra theo trình tự, nhưng đây là những hình thức đặc biệt theo kinh nghiệm. Ba giai đoạn đầu phụ thuộc vào hoạt động của con người, giai đoạn thứ tư là một quà tặng của ân sủng. Chúng ta phải ao ước và đón nhận quà tặng đó, dẫu không phải lúc nào cũng được ban. Hơn nữa, như đã nói, sẽ có những lúc khô khan, nguội lạnh… như bất cứ hình thức cầu nguyện nào. Vì thế, đừng bao giờ nản chí. Điều được tìm kiếm, cuối cùng, sẽ được tìm thấy.
Trong khi suy niệm, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta viết ra những lưu ý về những lời chạm đến chúng ta cách đặc biệt. Hãy dùng một sổ ghi chép cho mục đích này. Việc ghi chép giúp cho Lời thấm nhuần sâu hơn vào lòng trí chúng ta.
Một khi, thời gian dành cho lectio kết thúc, hãy cám ơn Chúa về những giây phút được ở bên Người, và cầu xin Người ban ơn để giữ lấy Lời trong tâm hồn bạn như Đức Trinh Nữ Maria đã làm, đồng thời đem thực hành những soi sáng nhận được từ việc suy niệm.
Tôi muốn kết luận với một đoạn trích tuyệt vời của Matta el-Maskin, một đan sĩ chiêm niệm người Ai Cập đương thời, người đã cổ vũ một cuộc canh tân thiêng liêng vĩ đại trong đời sống đan viện Ai Cập.
Suy niệm không đơn thuần là việc đọc thành tiếng trong sâu thẳm, nó còn mang ý nghĩa lặp đi lặp lại trong yên ắng Lời nhiều lần cùng đào sâu bất tận cho đến khi tâm hồn được ôm chầm bởi ngọn lửa thần thiêng. Điều đó được minh hoạ bởi những gì Đavít đã nói trong Thánh Vịnh 39, “Nghe trong mình nung nấu tự tâm can, càng nghĩ ngợi, lửa càng bừng cháy”. Ở đây, sợi chỉ hồng bí mật xuất hiện… liên kết thực hành, nỗ lực với ân sủng và ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa. Chỉ việc suy niệm trên Lời Chúa một vài lần, cách chậm rãi lặng lẽ… cũng sẽ làm thành - qua lòng nhân từ của Thiên Chúa và ân sủng của Người- cái ôm hôn của tâm hồn! Thế nên, suy niệm đứng hàng đầu, là mối liên kết thông thường giữa những nỗ lực chân thành khi cầu nguyện với những quà tặng của Thiên Chúa và ân sủng không thể xoá nhòa của Người. Vì lý do này, suy niệm được coi là số một và quan trọng nhất trong các cấp độ cầu nguyện của tâm hồn; từ đó, con người có thể nâng chính mình lên tận lòng sốt mến của Thần Khí và sống ở đó chừng nào sự sống còn kéo dài11.
Kết thúc tác phẩm “Đươc gọi để sống”
LTS. Lm. Minh Anh, TGP Huế có một tài sản rất lớn và quí báu, đồng thời sẵn sàng trao tặng cho bất cứ ai muốn nhận, đó là 14 bản dịch của những tác phẩm uy tín và giá trị. Quí vị có thể chọn lựa tên tác phẩm và xin nhận qua email bằng file, hoặc tham khảo tại đây (tải về máy dễ dàng):

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=69


ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG
Sẽ không làm sao hiểu được con người nếu tách nó khỏi một tiếng gọi trở nên người hơn. Vậy tiếng gọi đó đến từ đâu? Đâu là nguồn cội của nó? Đây là câu hỏi then chốt của một cuộc đời. Dẫu đứng trong quan điểm Kitô giáo, tôi vẫn tin rằng, những suy tư sau đây vẫn có một điều gì đó để nói với bất cứ ai thành tâm thiện chí.







CUỘC CHIẾN THIÊNG LIÊNG THEO THÁNH KINH, TRONG HỘI THÁNH & NƠI CÁC THÁNH - ONWARD CATHOLIC SOLDIER
“Đừng sợ những mưu chước, những công kích của ma quỷ, kẻ có thể đến cướp phá và chiếm cứ thành phố linh hồn con. Không, đừng sợ, nhưng hãy như những chiến sĩ đang dàn quân trên mặt trận, võ trang bằng thanh kiếm đức ái của Thiên Chúa. Thanh kiếm này là ngọn roi quất vào chúng” (Thánh Catarina Siêna). ...File kèm




Tìm Kiếm và Giữ Lấy Bình An - Searching for and Maintaining Peace
Cần biết rằng, con đường dẫn đến Thiên Chúa, dẫn đến sự trọn lành mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta thì ngắn hơn, hiệu năng hơn và thật hiển nhiên, dễ dàng hơn khi chúng ta học biết dần dần cách thức giữ lấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vì lẽ, lúc bấy giờ, tâm hồn đã phó mặc cho sự dẫn dắt của Thánh Thần, và với ân sủng của Người, Thiên Chúa có thể hành động nhiều hơn những gì mà tâm hồn có thể thực hiện bằng sức riêng của mình. ...File kèm




TỰ DO NỘI TÂM - La Liberté intérieure (Jacques Philippe)
Cuốn sách này nói đến chủ đề nền tảng của đời sống Kitô giáo: tự do nội tâm. Mục đích của nó thật rõ ràng. Mọi Kitô hữu cần khám phá ra rằng, ngay trong những hoàn cảnh bên ngoài bất ưng nhất, bên trong chúng ta vẫn có một khoảng không tự do mà không ai có thể lấy đi, bởi Thiên Chúa là nguồn mạch và là bảo chứng của tự do đó. Không có khám phá này, chúng ta sẽ luôn luôn bị giới hạn cách nào đó và sẽ không bao giờ nếm hưởng được hạnh phúc đích thực. Nhưng nếu chúng ta học cách để cho khoảng không tự do nội tâm này mở ra, thì dù cho bao điều làm chúng ta đau khổ, vẫn không gì thực sự có thể đàn áp hay nghiền nát chúng ta. ...File kèm




Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit
Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit được hiệu đính từ một tập sách rất khó đọc dạng ronéo. Sau một thời gian dài tìm tác giả cũng như người dịch, tôi được Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Chân Lý  Á Châu, cho biết: các sách có tên tác giả D. Wahrheit là những tác phẩm của Đài Chân Lý Á Châu đã phát thanh, được thính giả ghi lại trong thời gian khó khăn khi chưa có internet (D: Đài; Wahrheit: Chân Lý); và nay, được phép ngài cho phổ biến, tôi chân thành giới thiệu tập sách bổ ích Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô này cùng các bạn trẻ, cách riêng những bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân. Lễ Thánh Mônica, 27.8.2009. Lm. Minh Anh (Gp. Huế) ...File kèm




Thầy Dạy Khát Khao - Le Maître du désir
Con người muốn sống. Con người được tạo dựng để sống. Không chỉ tự nhiên tìm cách bảo tồn sự sống, nhưng chúng ta còn muốn phát triển nó, làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn, thanh cao hơn, mạnh mẽ hơn; tắt một lời, sống động hơn. “Vì chưng, gánh nặng nặng nề nhất là tồn tại mà không sống” (Victor Hugo). Sống có ý nghĩa gì nếu không có niềm vui sống? ...File kèm




HOA TRÁI THINH LẶNG - Thoughts in Solitude
Những lời ghi chép trong tập này được viết vào những năm 1953 và 1954 vào thời điểm mà tác giả, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và nhờ sự rộng lượng của các Bề Trên, có thể tận dụng những cơ hội đặc biệt dành cho việc tĩnh tâm và suy niệm; từ đó, mới có đề tựa tập sách như trên. Điều này không muốn nói rằng, những lời ghi chép đó mang tính chủ quan hay tự thuật. Chúng không hề được nhắm đến như một tường trình về những cuộc phiêu lưu tinh thần. Đối với tác giả, không có cuộc phiêu lưu nào để viết, và nếu có, nó cũng sẽ không phó mặc cho việc in ấn trong bất kỳ trường hợp nào. Đây chỉ là những suy tư về đời sống chiêm niệm, những hiểu biết bằng trực giác mà dường như có một tầm quan trọng cơ bản vào một lúc nào đó trong quá khứ. ...File kèm




Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích - “A Catholic Perspective on The Purpose Driven Life”
Là một linh mục Công giáo Rôma, từ hơn 50 năm nay, tôi vẫn thường lướt qua những phim ảnh và những cuốn sách được yêu chuộng như là nguồn tài liệu khả dĩ có thể sử dụng cho việc giảng dạy và viết lách. Sự hiếu kỳ đó đã dẫn tôi đến với quyển sách của Mục sư Rick Warren.  ...File kèm




Sống Theo Đúng Mục Đích - The Purpose-Driven Life
Ngày nay, ta biết quá nhiều thứ, nhưng lại ít biết về chính mìình, theo đuổi nhiều thứ nhưng không biết cái gì là chính. Ta quay cuồng và bị lôi kéo, bị xô đẩy giữa biết bao khuynh hướng, trào lưu mà không biết đi về đâu. Biết mình, biết mục đích đời mình và sống đúng mục đích, điều quan trọng bậc nhất trong đời sống này sẽ giúp đời sống ta thay đổi, có ý nghĩa và triển nở đến vô tận. (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, giới thiệu) ...File kèm




BÀI CA CỦA BÌNH MINH - THE SONG OF THE DAWN
Người ta có thể ngạc nhiên khi những ý tưởng sâu sắc lại được tìm thấy trong những tác phẩm thi ca của các nhà thơ hơn là của các triết gia; bởi lẽ, nhà thơ vận dụng hết mọi nỗi niềm và khai thác tối đa khả năng tưởng tượng. Như đá lửa, trong chúng ta, có những hạt giống của ánh sáng. Qua lý trí, triết gia khơi dậy chúng, đang khi nhà thơ làm cho chúng chiếu toả rạng ngời hơn nhờ đặc ân tưởng tượng. Descartes, Cogitationes Privatae ...File kèm




ĐI TRÊN NƯỚC - WALKING ON WATER
Cầu nguyện, yêu thương, đời sống tinh thần, đời sống đạo đức sắp giải thoát bạn khỏi những ảo giác. Một khi đời sống đức tin triển nở, thật tuyệt vời, tuyệt vời! Nhưng khi nó trệch hướng, thì đó là bệnh hoạn, một dịch tể phải tránh. Khi ảo giác rơi rụng, con tim không còn bị tắc nghẽn, tình yêu sẽ nở hoa. Đó cũng là lúc hạnh phúc chợt đến và bắt đầu có sự đổi thay. Và rồi, chỉ khi đó, bạn mới biết Thiên Chúa là ai...  ...File kèm




TAKING FLIGHT - BAY LÊN ĐI!
Đã một thời, Tony de Mello, một linh mục dòng Tên dạy đàng thiêng liêng không ngừng đánh động tâm hồn bao người khắp năm châu; bởi lẽ, ngài quá yêu đời, yêu cuộc sống - một cuộc sống thực tế, sôi nổi và tràn đầy niềm vui. Những chuyện kể đầy mê hoặc, đầy nhiệt huyết, đậm nét hài hước và những hiểu biết sâu sắc của ngài về bí quyết hạnh phúc, về việc khám phá bản ngã đích thực của mỗi người - tất cả đã tạo nên một tác động đầy phấn khích cho bất cứ ai đã từng nghe ngài. Ngài đến cho những tâm hồn được giải thoát, cho người vô cảm biết yêu thương, đem ý nghĩa cho tất cả những gì làm nên một nẻo đường thiêng liêng trên đó bao người đang tiến bước. ...File kèm




SADHANA - MỘT NẺO ĐƯỜNG DẪN TỚI THIÊN CHÚA - Linh Thao Kitô Giáo Theo Lối Đông Phương
 Nguyên bản tiếng Anh chúng ta đang có là Sadhana toàn tập, không rút gọn, như tác giả đã lưu ý (complete and unabridged). Vì thế, bạn sẽ có một bản dịch đầy đủ. Ước mong sao, chúng ta cùng khám phá những chiều kích mới mẻ của kho tàng hiểu biết và tinh thần bên trong chính mình, qua việc ý thức đem toàn thể con người - thân xác, linh hồn, con tim, lý trí, ký ức và tưởng tượng - đi vào cầu nguyện, đi vào chiêm ngắm Đấng đang ngự ở đó. ...File kèm




HUẾ CỔ VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI

Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hué” của Cố Ngôn (J. B. Roux) được chuyển dịch như một đóng góp nhỏ nhân dịp Kỷ Niệm 15 Năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2003) với tựa đề “Vết Tích Chứng Nhân Đức Tin Của Huế Cổ”. Nay, nhân Kỷ Niệm 20 Năm Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2008), một lần nữa tập sách được tái bản với đề tựa mới, “Vết Máu Trên Huế Cổ”.



...File kèm



VỀ MỤC LỤC


Tĩnh tâm linh mục đoàn Giáo Phận Hưng Hóa năm 2015

        





HẠT NẮNG





tải về 411.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương