BỘ luật bridge thể thao 2007 Lời giới thiệu Bộ Luật Bridge Thể thao 2007



tải về 487.65 Kb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích487.65 Kb.
#13549
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
BỘ LUẬT BRIDGE THỂ THAO 2007
Lời giới thiệu Bộ Luật Bridge Thể thao - 2007 (của ngài Jose Damiani, Chủ tịch WBF)

Tôi rất hân hạnh có vinh dự được giới thiệu Bộ Luật Bridge Thể thao - 2007.

Thay mặt Ban Chấp hành Liên đoàn Bridge Thế giới, lời đầu tiên tôi xin cảm ơn các thành viên của Ban Biên soạn vì đã nhận trọng trách nặng nề và chúc mừng các ngài đã hoàn thành thắng lợi công việc.

Các ngài rất xứng đáng với sự biết ơn của công đồng Bridge toàn thế giới.

Trong lịch sử phát triển của mình, ở nhiều khía cạnh, Bridge Thể thao đã thoát khỏi cách chơi nguyên thủy và ngày càng tiến xa hơn. WBF có trách nhiệm, với sự giúp đỡ của các Tổ chức Bridge Khu vực và Quốc gia, trọng tài và vận động viên của các tổ chức này, thường xuyên xem xét lại Bộ Luật (lần cuối cùng là năm 1997).

Chúng tôi hết sức hài lòng được bày tỏ sự biết ơn với Câu lạc bộ Portland, Liên đoàn Bridge Châu Âu (EBL) và Liên đoàn Bridge Hiệp ước Mỹ (ACBL) về sự hợp tác có tính lịch sử. Vì vậy, WBF rất vui mừng trao miễn phí quyền tác giả cho các Tổ chức Bridge Quốc gia (NBO), cả bằng tiếng Anh cũng như bằng ngôn ngữ của các quốc gia thành viên.

Các NBO có thể sử dụng nội dung của Bộ Luật tại website (và nếu muốn - cả Lời giới thiệu này), trong trường hợp phát hành, dưới mọi văn bản, phải ghi rõ Bản quyền Bộ Luật Bridge Thể thao - 2007 thuộc về WBF và cảm ơn các thành viên của Ban Biên soạn John Wignall (Trưởng ban), Grattan Endicott (Điều phối viên), Max Bavin, Ralph Cohen, Joan Gerard, Ton Kooijman, Jeffrey Polisner, William Schoder.

Chúng tôi cũng cảm ơn Câu lạc bộ Portland, EBL và ACBL về sự hợp tác trong nhiều năm qua.



Cơ quan đệ trình và các tổ chức đã phê chuẩn

Cơ quan Đệ trình

Liên đoàn Bridge Thế giới



Ban Biên soạn

Trưởng ban - John Wignall

Grattan Endicott (Điều phối viên), Max Bavin, Ralph Cohen, Joan Gerard, Ton Kooijman, Jeffrey Polisner, William Schoder



Các tổ chức đã phê chuẩn

Liên đoàn Bridge Châu Âu

Câu lạc bộ Portland

Liên đoàn Bridge Hiệp ước Mỹ



Lời nói đầu của Bộ Luật 2007

Bộ Luật Bridge Thể thao Quốc tế được công bố lần đầu năm 1928 và sửa đổi vào các năm 1933, 1935, 1943, 1949, 1963, 1975, 1987 và 1997. WBF, theo quy định trong Điều lệ, đã công bố Ấn bản 2007 này.

Trong những năm 30, Bộ Luật được Portland Club (London) và Whist Club (New-York) giới thiệu. Từ những năm 40, Ủy ban về Luật của ACBL đã thay thế Whist Club, còn Liên đoàn Bridge Liên hiệp Vương quốc Anh (EBU) và EBL hỗ trợ cho những nỗ lực của Portland Club. Bộ Luật 1975 cũng được WBF giới thiệu giống như các ấn bản năm 1987 và 1997.

Ấn bản mới nhất này thay thế ấn bản 1997. Các tổ chức khu vực có thể áp dụng Bộ Luật này vào bất kì thời điểm nào, từ sau 01/01 nhưng trước 30/9/2008.

Thời gian trôi đi, trình độ và kinh nghiệm của các trọng tài cũng tăng lên, điều đó được tính đến trong Bộ Luật qua việc tăng trách nhiệm của các trọng tài. Ngoài ra, việc áp dụng “Bộ Luật thực hành của các Ủy ban Khiếu nại” (được độc giả rất quan tâm) đã cải thiện quá trình xem xét các khiếu nại.

Ban Biên soạn vô cùng thương tiếc thông báo ngài Ralph Cohen đã qua đời trong quá trình soạn thảo Bộ Luật mới và trước đó là ngài Edgar Kaplan. Chúng tôi cũng cảm ơn sự giúp đỡ của ngài Antonio Riccardi cùng ngài David Davenport, thành viên Portland Club.

Ban Biên soạn cũng ghi nhận công lao to lớn của bà Anna Gudge, ngài Richard Hills và ngài Rick Assad. Cùng với những sự đóng góp đó, Bộ Luật này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự quên mình và nỗ lực làm việc của ngài Grattan Endicott - Điều phối viên của Dự thảo luật.

Ban Biên soạn gồm: Max Bavin, Ralph Cohen, Joan Gerard, Ton Kooijman, Jeffrey Polisner, William Schoder, Grattan Endicott - Điều phối viên, John Wignall - Trưởng ban.

John R.Wignall

Nhập đề của Bộ Luật 2007

Bộ Luật có chức năng xác định quy trình chuẩn và bảo đảm những biện pháp cần thiết khi có sự vi phạm quy trình chuẩn.

Trước hết, nó được dùng không phải để trừng phạt vi phạm mà ưu tiên khắc phục tình huống, khi bên không vi phạm có thể bị thiệt hại. Các đấu thủ phải sẵn sàng chấp nhận, tuân thủ quy tắc ứng xử đúng mực, tuân thủ mọi quyết định của trọng tài nhằm khắc phục hoặc đền bù thiệt hại.

Trong 10 năm gần đây, Bridge đã phát triển rất nhanh và không có gì bảo đảm những thay đổi đó đã kết thúc. Nhiệm vụ đặt ra cho Ban Biên soạn là cải cách Bộ Luật trên cơ sở những thay đổi đã diễn ra và xác định chuẩn mực, để theo đó có thể lường trước những thay đổi trong tương lai.

Các trọng tài có nhiều quyền lực hơn để hành động theo nhận định của mình. Những hình phạt cứng nhắc đã ít đi do quan điểm khắc phục tình huống không may xảy ra. Ở các nước, môn Bridge được chơi khác nhau; do đó, Bộ Luật này cho các Tổ chức Điều lệ có nhiều quyền lực hơn trong ban hành điều lệ mang tính bắt buộc. Trước hết, nó tác động đến phạm vi của Hiệp đồng Đồng đội Đặc biệt cũng như quan điểm mới. Rao giá Mã hóa - đó là thực tế, bởi vậy, đã có nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề xảy ra khi có điều gì đó đi không đúng hướng hoặc cho phép các Tổ chức Điều lệ được làm điều này.

Chúng tôi đã cố gắng xác định chính xác hơn phạm vi trách nhiệm của các Tổ chức Điều lệ (TCĐL), Nhà Tổ chức giải (NTCG) và trọng tài; xin nhấn mạnh rằng, trong nhiều trường hợp, một số trách nhiệm có thể do quy định hoặc do đề xuất.

Để đơn giản hóa, về mặt hình thức, nhiều quy định trong Bộ Luật 1997 đã được loại bỏ. Những điều kiện còn lại (trên thực tế không còn những quy định chồng chéo) không hạn chế việc áp dụng bất kì điều luật nào.

Vẫn giữ một số cách sử dụng ngôn ngữ như: “có thể” làm (không thực hiện không phải là sai), “làm” (xác định quy trình chuẩn mà không chỉ ra rằng sự vi phạm sẽ bị trừng phạt), “phải” làm (không thực hiện tức là vi phạm, có nguy cơ bị phạt nhưng sẽ không thường xuyên), “cần phải” làm (sự vi phạm sẽ bị phạt nhiều hơn là tha thứ), “bắt buộc phải” làm (cấp độ cao nhất, vấn đề thực sự nghiêm trọng). Ngược lại, “bắt buộc không được làm” là mức độ cấm cao nhất, “không cần phải làm” là mức độ cấm nghiêm khắc nhưng “không được làm” là mức cấm nghiêm khắc hơn, gần như “bắt buộc không được làm”.

Để tránh sự nghi ngờ, chúng tôi khẳng định phần Nhập đề và Định nghĩa dưới đây thuộc về Bộ Luật. Ngoài ra, nếu ngữ cảnh không có điều gì khác một cách hiển nhiển, ngôi số ít bao gồm cả số nhiều, giống đực bao gồm cả giống cái.

CÁC ĐỊNH NGHĨA

Bên (Side)

Hai người chơi, tạo thành một đôi, để chống lại hai người chơi khác.



Biện pháp khắc phục (Rectification)

Biện pháp điều chỉnh do trọng tài áp dụng khi người này ghi nhận sự vi phạm.



Bộ bài (Pack)

52 cây bài được sử dụng trong Bridge.



Bộ bài chuẩn (Sorted deck)

Bộ bài không bị xáo trộn tình cờ so với trạng thái trước đó.



Cái (Lead)

1. Quyền được đánh đầu tiên trong nước bài.

2. Cây đầu tiên trong một nước (còn gọi là cây cái).

Cái mở (Opening Lead)

Cây đầu tiên (cây cái) của nước đầu tiên trong mỗi ván bài.



Chất (Suit)

Một trong bốn nhóm của bộ bài, gồm 13 cây, từ A đến 2, và được kí hiệu bằng biểu tượng đặc biệt: Pích (♠), Cơ (♥), Rô (♦), Nhép (♣).



Cây bài phạt (Penalty card)

Cây bài thỏa mãn yêu cầu nêu ở Điều 50.



Chia bài (Deal -1)

Phân chia bộ bài để được các tay bài của bốn người chơi.



Chiều (Rotation)

Thứ tự phải tuân theo của các đấu thủ, theo chiều kim đồng hồ, trong giai đoạn rao giá hoặc đánh bài.



Chủ (Trump)

Những cây ở chất được nêu trong hiệp ước có chủ.



Cont’ra (Double)

Gọi sau giá có nghĩa của đối phương, làm tăng kết quả của hiệp ước khi được thực hiện thành công hoặc không thành công (Xem Điều 19A77).



Đánh (Play)

1. Thực hiện ván bài từ nước đầu tiên đến hết nước cuối cùng.

2. Ra một cây trong từng nước, kể cả cây đầu tiên của ván bài.

Đánh bài (Play -2 và -3)

Giai đoạn đánh bài.



Đánh theo chất (Follow suit)

Đánh cây cùng chất với cây cái.



Đấu thủ (Contestant)

Trong giải cá nhân - người chơi; trong giải đôi - hai người chơi như là đồng đội của một đôi trong suốt cả giải; trong giải đồng đội - bốn, hoặc nhiều hơn, người chơi trong một đội.



Đấu thủ phòng ngự viết tắt ĐTPN (Defender)

Đối phương của đấu thủ tấn công.



Đấu thủ tấn công viết tắt ĐTTC (Declarer)

Người chơi của bên rao giá có nghĩa cuối cùng, người này là người đầu tiên nêu hạng của giá có nghĩa cuối cùng. Người này trở thành ĐTTC sau khi đánh cây cái mở (nhưng xem Điều 54A, khi cây cái mở đánh sai lượt).



Điểm cho nước ăn (Trick points)

Điểm tính cho bên tấn công do đã hoàn thành hiệp ước (xem Điều 77).



Điểm thưởng (Premium points)

Mọi điểm, ngoài điểm cho những nước ăn có tuyên bố (xem Điều 77).



Điểm trận (Match Point)

Đơn vị tính kết quả cho mỗi đấu thủ dựa trên sự so sánh với một hoặc nhiều kết quả khác. Xem Điều 78A.



Điểm trận quốc tế (International Match Point)

Đơn vị tính kết quả theo bảng ở Điều 78B.



Đội (Team)

Hai đôi (hoặc nhiều hơn) đánh ở hai trục khác nhau (theo hướng địa lí) trên các bàn khác nhau nhưng cùng chung kết quả (tùy điều lệ giải, một đội có thể có nhiều hơn bốn đấu thủ).



Đồng đội (Partner)

Người chơi cùng bên của đấu thủ để chống hai người chơi còn lại trên một bàn.



ĐTBP viết tắt của “Đối thủ bên phải” (RHO - Right-hand Opponent)

Đối thủ ở bên phải.



ĐTBT viết tắt của “Đối thủ bên trái” (LHO - Left-hand Opponent)

Đối thủ ở bên trái.



Giá hoặc Gọi (Call)

1. Bất kì tuyên bố nào của mỗi người chơi trong quá trình rao giá, có thể là một giá có nghĩa, cont’ra, recont’ra hoặc nín.

2. Xem “Giá có nghĩa”.

Giá có nghĩa (Bid)

Trách nhiệm phải ăn, không ít hơn, số nước đã tuyên bố (số nước trên sáu) ở hạng đã nêu.



Giá mã hóa (Artificial call)

Giá có nghĩa, cont’ra hoặc recont’ra, chứa thông tin (không phải thông tin được người chơi chấp nhận theo nghĩa thông thường) khác với ý muốn đánh theo hạng được nêu hoặc hạng được nêu trong giá trước đó; hoặc là nín nhưng hứa hẹn có rất nhiều tiềm lực, hoặc hứa hẹn hoặc phủ nhận giá trị ở chất khác với chất nêu trước đó.



Giai đoạn đánh bài (Play period)

Giai đoạn đánh bài bắt đầu khi cây cái mở đã ngửa; trong giai đoạn đánh bài, mọi quyền lợi và quyền của đấu thủ hết hiệu lực ở thời điểm quy định tại điều luật tương ứng. Bản thân giai đoạn đánh bài kết thúc khi những cây của ván kế tiếp đã rút ra khỏi ngăn hộp (hoặc kết thúc ván cuối của vòng).



Hạng (Denomination)

Chất hoặc không chủ nêu trong giá có nghĩa.



Hiệp ước (Contract)

Trách nhiệm của bên tấn công phải ăn, với hạng đã nêu, số nước tuyên bố ở giá cuối cùng, dù không có cont’ra, có cont’ra hoặc recont’ra (xem Điều 22).



Hộp (Board - 1)

Hộp đựng bài thể thao (viết tắt “Hộp đựng bài” hoặc “Hộp”) được mô tả ở Điều 2.



Hủy (Cancelled)

Hủy hành động bao gồm “hủy” hành động và “rút lại” một hoặc những cây bài.



Kết quả dưới mans (Part score)

90 điểm hoặc ít hơn cho các nước ăn có tuyên bố.



Kết quả đền bù (Adjusted score)

Kết quả do trọng tài quyết định (xem Điều 12). Kết quả này có thể là “sáng tạo” hoặc “theo luật”.



Không cố tình (Unintended)

Vô ý; không được kiểm soát bằng lí trí; không chủ định bởi người chơi vào thời điểm xảy ra sự việc.



Lượt

1. (Turn) Thời điểm đấu thủ phải gọi (khi rao giá) hoặc ra bài (khi đánh bài).

2. (Session) Một phần của giải, trong đó Nhà Tổ chức giải quy định phải đánh số lượng ván cụ thể. (Có thể có nhiều nghĩa - xem Điều 4, 12C291).

Mans (Game)

100 điểm hoặc hơn cho những nước ăn có tuyên bố trong một ván.



Mor (Dummy)

1. Đồng đội của ĐTTC. Người này trở thành mor sau khi cây cái mở đã đánh ra.

2. Tay bài của đồng đội của ĐTTC, từ lúc nó được ngả xuống bàn sau khi đánh cây cái mở.

Ngoài cuộc (Extraneous)

Không phải một phần của quy trình chơi đúng luật.



Nhân tố (Honour)

Những cây A, K, Q, J hoặc 10.



Nín (Pass)

Tuyên bố của người chơi, nó có nghĩa là ở lượt rao giá đó người này không phát giá có nghĩa, không cont’ra hoặc recont’ra.



Nước ăn có tuyên bố (Odd Trick)

Mỗi nước, trên nước thứ sáu, mà bên tấn công cần phải ăn được.



Nước ăn dư (Overtrick)

Mỗi nước ăn của đấu thủ tấn công nhiều hơn so với mức của hiệp ước.



Nước ăn thiếu (Undertrick)

Mỗi nước dưới mức đủ để thực hiện hiệp ước của bên tấn công (xem Điều 77).



Nước bài - hoặc “Nước (Trick)

Đơn vị tính kết quả của ván, gồm (nếu đúng luật) bốn cây, được ra từng cây một bởi từng người chơi, đúng thứ tự, bắt đầu từ tay có cái.



Phạt (Penalty) (xem “Biện pháp khắc phục”)

Các hình phạt gồm hai loại:

1. Kỉ luật (disciplinary) - là các hình phạt nhằm duy trì đạo đức và buộc tuân thủ các quy định (xem Điều 91);

2. Thủ tục (procedural) - là các hình phạt (bổ sung kèm theo biện pháp khắc phục) của trọng tài khi có vi phạm quy trình (xem Điều 90).



Rao giá (Aution -1 và -2)

1. Giai đoạn xác định hiệp ước thông qua các tuyên bố liên tiếp của bốn người chơi. Giai đoạn này bắt đầu khi có tuyên bố đầu tiên.

2. Tất cả các tuyên bố trong giai đoạn rao giá.

Rao giá siêu linh (Psychic call)

Cố tình làm sai lệch nghiêm trọng lực nhân tố và/hoặc độ dài của chất.



Recont’ra (Redouble)

Gọi sau cont’ra của đối phương, có giá trị làm tăng kết quả của hiệp ước khi thực hiện thành công hoặc không thành công (Xem Điều 19A77).



Rút lại (Withdrawn or Retracted)

Xem “Hủy”.



Slem (Slam)

Hiệp ước buộc phải ăn sáu nước (Slem nhỏ) hoặc bảy nước có tuyên bố (Slem lớn).



Sự sai lệch (Irregularity)

Sai lệch so với quy trình chuẩn bao gồm (nhưng không bắt buộc) cả những sai lệch liên quan đến sự vi phạm của người chơi.



Tay bài (Hand)

Những cây bài được chia cho người chơi lúc ban đầu hoặc một phần của những cây bài đó.



Thế bài (Board -2)

Bốn tay bài đã chia sẵn và đựng trong hộp để chơi trong một vòng định trước.



Tín hiệu (Alert)

Sự thông báo, hình thức có thể do TCĐL quy định, rằng các ĐTPN có thể yêu cầu giải thích.



Ván bài

1. Bao gồm chia bài, giai đoạn rao giá và giai đoạn đánh bài của một thế bài được xem như một tổng thể thống nhất.

2. Bao gồm giai đoạn rao giá và giai đoạn đánh bài của một thế bài, được xem như một tổng thể thống nhất.

3. Xem “Thế bài”.



Vi phạm (Infraction)

Sự vi phạm Luật hoặc Điều lệ của người chơi.



Vòng (Round)

Một phần của “Lượt” thi đấu, trong đó những người chơi không di chuyển sang bàn khác.



Vùng (Vulnerability)

Điều kiện để xác định mức thưởng và phạt (xem Điều 77).



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 487.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương