BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á



tải về 33.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích33.27 Kb.
#35550

BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG

CHÂU PHI – TÂY Á – NAM Á


TÀI LIỆU TÓM TẮT

VỀ NHÀ NƯỚC CÔ-OÉT




I. Khái quát


    • Tên nước: Nhà nước Cô-oét, Thủ đô: Kuwait City

    • Diện tích: 17.818 km2

    • Dân số: 2,69 triệu (ước tháng 7/2013)

    • Dân tộc: 45% là người Cô-oét, còn lại là dân tộc khác

    • Ngôn ngữ: tiếng A-rập là ngôn ngữ chính, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi

    • Tôn giáo: Đạo Hồi (Islam) là quốc đạo

    • Thể chế chính trị: Vương quốc lập hiến

- Quốc vương: SABAH AL-AHMAD AL-JABIR AL-SABAH (từ 29/1/2006)

- Thủ tướng JABIR AL-MUBARAK al-Hamad al-Sabah (từ 04/12/2011);



    • Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ với trữ lượng lớn (104 tỷ thùng, gần 7% trữ lượng thế giới)

    • Tiền tệ: Dinar (KD) 1 USD = 0,2799 KD (2012)

    • Cô-oét là thành viên Liên Hợp Quốc, phong trào KLK, Liên đoàn A-rập, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cô-oét coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là A-rập Xê-út và Iraq.

    • Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 10/01/1976

    • Ngày Quốc khánh: 19/6/1961




  1. Số liệu kinh tế năm 2012

  • GDP: 173,4 tỷ USD

  • GDP bình quân đầu người: 64.000 USD

  • Tăng trưởng GDP: 5,1%

  • Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 0,3%, công nghiệp 50,2%, dịch vụ 49,5%

  • Kim ngạch xuất khẩu: 121 tỷ USD

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu và các sản phẩm hóa dầu, phân bón…

  • Các nước xuất khẩu chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan

  • Kim ngạch nhập khẩu: 22,8 tỷ USD

  • Các mặt hàng nhập khẩu chính: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng, nội thất, phương tiện vận tải và phụ tùng …

  • Các nước nhập khẩu chính: Mỹ, Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Nhật Bản, Đức, Italia, Ấn Độ.




  1. Quan hệ Viêt Nam – Cô-oét

Hai bên đã ký: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (ký ngày 03/5/1995), Hiệp định thương mại (ký ngày 03/5/1995), Hiệp định vận chuyển hàng không (ký ngày 09/5/2001), Nghị định thư hợp tác  hai Bộ Ngoại giao (6/2005), Nghị định thư thành lập UBHH Việt Nam – Cô-oét (2007), Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (23/5/2007), Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (20/3/2009). Hai nước đang trao đổi dự thảo Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ.

Hai Bên đã trao đổi một số đoàn: Thủ tướng Cô-oét Na-xe Mohamed An Xa-ba thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2007; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cô-oét tháng 3 năm 2009; Bộ trưởng Bộ Công Thương Cô-oét sang Việt Nam dự Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Cô-oét tháng 12 năm 2009; Bộ trưởng Dầu mỏ và Thông tin Cô-oét thăm Việt Nam tháng 9 năm 2010; Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang sang Cô-oét dự Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng quốc tế IEF lần thứ 13.

Dự kiến, Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước sẽ được tổ chức cuối năm 2013.

Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Cô-oét phát triển tốt đẹp. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng mạnh kể từ năm 2010, chủ yếu do Việt Nam tăng nhập khẩu dầu Diezen từ Cô-oét. Xuất khẩu của Việt Nam sang Cô-oét tăng đáng kể từ 7,5 triệu USD năm 2003 lên 41 triệu USD năm 2009 và duy trì ổn định trong các năm tiếp theo; 29,9 triệu USD năm 2010; 29 triệu USD năm 2011 và 29,2 triệu USD năm 2012.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cô oét chủ yếu bao gồm: thủy sản, nông sản (rau quả, chè, gạo, hạt tiêu, hạt điều, quế), thực phẩm (bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, cơm dừa sấy khô, tinh bột sắn), sữa và sản phẩm sữa, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm mây tre cói thảm, sản phẩm sắt thép, vải, sản phẩm dệt may, giày dép, kính xây dựng, máy hút bụi, điện thoại di động và linh kiện, giấy và các sản phẩm từ giấy, dây điện và cáp điện, nước uống đóng chai mã HS 2202, đồ chơi trẻ em, lưới đánh cá, túi xách, va li, mũ, ô dù… Các mặt hàng xuất khẩu sang Cô-oét khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên, kim ngạch của mỗi mặt hàng còn nhỏ, một phần do dung lượng thị trường Cô-oét không lớn (dân số khoảng 2,7 triệu), mặt khác, do thương nhân Cô-oét mua hàng từ Trung Quốc và các nước vùng Vịnh khác.

Các mặt hàng nhập khẩu từ Cô oét chủ yếu bao gồm xăng dầu (dầu Diezen), khí hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép phế liệu.

Trong trao đổi thương mại, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Cô-oét do ta nhập khẩu xăng dầu, hoá chất, phân bón và hiện nay nhập khẩu khí tự nhiên, lưu huỳnh, chất dẻo nguyên liệu với khối lượng lớn (là những thế mạnh của thị trường này).

Bảng: Kim ngạch XNK Việt Nam – Cô-oét

2003 - 2013

(ĐVT: triệu USD

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2003

7,5

172,5

180,0

2004

3,7

256,5

260,0

2005

11,8

313,4

325,2

2006

11,2

144,9

156,1

2007

17,0

22,0

39,0

2008

40,0

77,0

117,0

2009

41,0

21,6

62,6

2010

29,9

372,7

402,6

2011

29,0

807,7

836,7

2012

29,2

708,6

737,8

6T/2013

15,8

399,8

415,6

Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam

Ngoài trao đổi thương mại, quan hệ hợp tác giữa hai nước chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực dầu khí, tài chính (vay vốn), lao động, giáo dục./.



Cập nhật tháng 8 năm 2013



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 33.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương