22 Suy Niệm chúa nhậT 18 thưỜng niên c lời Chúa: Gv. 1,2; 2,21-23; Cl. 3, 1 9-11; Lc. 12, 13-21 MỤc lụC



tải về 398.7 Kb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích398.7 Kb.
#39899
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

14. Hạnh phúc không nơi tiền của


(Suy niệm của Lm. Louis Gonzaga Đặng Quang Tiến)

Những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai!”

Chúng ta thường nói: “Đồng tiền nối liền khúc ruột”. Tiền của cần cho sự sống, cho việc sống đạo nữa. Có thực mới vực được đạo.

Thái độ của Chúa Giêsu đối với tiền bạc như thế nào? Chúa không ngại nói đến tiền bạc. Ngài nói đến như một thứ cần dùng, có giá trị nữa. Ngài nói đến người đàn bà đánh mất một đồng bạc, thắp đèn quét nhà tìm kiếm, kiếm được vội chạy đi khoe đầu làng cuối xóm. Ngài nói đến người đầy tớ nhận năm nén bạc làm lợi thành mười và Ngài khen là đầy tớ tốt và trung tín.

Đành rằng Phúc Âm không cho biết Chúa Giêsu có cầm tiền không? Nhưng không lạ, nếu Ngài cũng dùng tiền như mọi người. Các tông đồ có một túi tiền chung do Giuđa giữ và Chúa dạy đi mua sắm (Ga 12,6; 13,29). Chúa sống trong thế giới Do thái tiền bạc và Ngài là nạn nhân tiền bạc, Ngài bị bán với giá 30 đồng.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa dạy dùng tiền nhưng đừng ham tiền. Hạnh phúc con người không lệ thuộc vào tiền của. Và Chúa kể câu chuyện người giàu có thiếu khôn ngoan, xây mộng vàng hạnh phúc trên tiền của rồi chết bất ưng. Chúa kết luận: “Đồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai?”. Và thánh Luca kết luận bằng một câu, có lẽ lấy ở nơi khác: “Như thế đó, kẻ lo chất kho cho mình, mà không biết làm giàu nơi Thiên Chúa”.



Năm 1923, tại Chicago, có hội nghị các thương gia Mỹ. Chín người được coi là thành công nhất, trong số có ông chủ hãng thép, điện, xăng, hỏa xa, ngân hàng International Settlement. Nhưng mà, gần hết các ông vua tiền ấy đã kết thúc cuộc đời trong cảnh nghèo túng, thất vọng hay đã tự tử.

Thánh Phaolô nói: “Vì tham tiền là cội rễ mọi sự dữ. Cầu thỏa lòng tham, thì có kẻ đã lạc xa đức tin và bị bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10).



Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê (Tv 144).

15. “Lấy gì mà đổi được linh hồn mình”


Tại Palestine người ta thường đem đến những vấn đề tranh cãi đến xin các rabbi phân xử. Đối với nhân vật trong đoạn này, ông coi Chúa Giêsu là một vị thầy có thế giá có thể giải quyết vấn đề cho ông, nhưng Chúa Giêsu từ chối không muốn tham dự vào vấn đề tranh chấp về tiền bạc. Có những người đến với thẩm quyền tôn giáo không phải để xin những chỉ dẫn về đời sống thuộc linh, mà lại xin giải quyết những vấn đề vật chất. Chúa Giêsu không đáp lại yêu cầu này, không phải không nhạy cảm về những bất công có thể có trong phạm vi gia đình, nhưng Ngài không muốn can thiệp vào những việc không liên hệ trực tiếp đến sứ mạng cứu rỗi. Câu trả lời của Chúa ngụ ý rằng Ngài chỉ chú trọng đến công việc thuộc linh và Ngài không muốn xâm phạm vào địa hạt luật pháp dân sự hay chiếm đoạt địa vị của nhà cầm quyền: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?”

Có thể câu trả lời này chứa đựng một thông điệp cho thời đại chúng ta, cảnh cáo chúng ta đừng lẫn lộn những nhiệm vụ của Giáo Hội và Nhà Nước. Địa hạt của Giáo Hội là thuộc linh, thẩm quyền của Giáo Hội không phải là để quyết định những vấn đề kinh tế và chính trị. Tuy nhiên Giáo Hội óc những cống hiến và ghi khắc những nguyên tắc liên quan đến các vấn đề luân lý và quyết định về sự công bình và lẽ phải trong mọi lãnh vực nhân sinh.

Chúa Giêsu đã từ chối “chia gia tài”, nhưng Ngài đã nhìn sâu vào căn nguyên lời yêu cầu và thấy rằng người ấy đã bỏ qua luật lệ dân sự để đến nhờ một giáo sư tôn giáo giúp đỡ là do lòng tham lam thúc đẩy. Nhân cơ hội này Chúa chỉ dạy cho kẻ theo Chúa phải có thái độ nào đối với vấn đề vật chất, và Ngài dạy qua một câu chuyện. Câu chuyện về lão phú hộ ngu dại dạy ta rằng tiền của không tạo nên nội dung thật của sự sống, cho nên chỉ mải lo tìm kiếm vàng bạc mà quên Thiên Chúa là điều khờ dại.

Có hai điều đáng chú ý về người giàu này:

- Ông ta không hề nhìn xa hơn chính mình: không có dụ ngôn nào nhiều chữ “mình” như trong dụ ngôn này: “Hoa màu của mình, kho lẫm của mình.” Đó là những chữ rất khó nghe mà người ích kỷ hay dùng đến. Người giàu ích kỷ chỉ biết nỗ lực tập trung vào mình. Có lời phê bình nổi tiếng về người ích kỷ như sau: “Có quá nhiều cái tôi trong vũ trụ của hắng!” Khi người này đã có của cải dư dật, ông không bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ. Tất cả thái độ của ông đi ngược lại hẳn với tinh thần Kitô giáo. Thay vì từ chối mình, ông ta lại bảo vệ mình một cách khiêu khích; thay vì tìm hạnh phúc trong sự san sẻ, ông ta đã cố sức bám lấy hạnh phúc bằng cách bám chặt của cải. Luật sống của John Wesley Oxford ông có số lương là ba mươi bảng Anh một năm. Ông tiêu hai mươi tám đồng và cho đi hai đồng. Khi lương của ông tăng lên sáu mươi, rồi chín mươi, rồi một trăm hai mươi đồng một năm, ông chỉ tiêu xài hai mươi tám đồng, còn bao nhiêu thì cho đi. Khi viên kế toán trưởng của công ty đồ gia dụng xin ông gửi bảng liệt kê những gì cần mua, ông trả lời “Tôi có hai thìa cà phê bạc tại Luân Đôn và hai cái tại Bristol, đó là tất cả đồ bằng bạc mà tôi có hiện giờ, và tôi không mua thêm cái nào nữa trong lúc biết bao nhiêu người chung quanh tôi không có bánh ăn.” Châm ngôn La-mã có câu: “Tiền bạc khác nào nước biển, ai càng uống thì càng khát thêm.” Bao lâu người ta có thái độ giống như người giàu ngu dại thì người ta cứ ước ao được giàu thêm mãi – và đó là thái độ ngược với tinh thần Kitô giáo.

- Ông ta không hề nhìn xa hơn thế giới của mình. Mọi chương trình của ông ta chỉ đặt nền tảng cuộc sống lẩn quẩn trong thế giới của ông ta. Sau đây là cuộc đàm thoại giữa một chàng thanh niên ham số và một ông lão hiểu đời:

Chàng nói: “Tôi sẽ học buôn bán.” Ông lão hỏi: Rồi sao nữa?

Rồi sao nữa?” – “Tôi sẽ mở hiệu buôn.” Rồi sao nữa? – “Tôi sẽ dựng nên cơ nghiệp lớn!” “Rồi sao nữa? – Tôi sẽ trở về già, hưu hạ và sống bằng tiền bạc của tôi!” Rồi sao nữa? – Ờ có lẽ một ngày kia tôi sẽ chết. Rồi sao nữa?

Câu hỏi sau này cũng như một lưỡi dao. Người nào không hề nghĩ rằng có một thế giới bên kia thì người đó sẽ có ngày phải gặp một bất ngờ và cũng khủng khiếp.

Khi giải thích dụ ngôn này của Chúa, thánh Athanasiô đưa ra lời khuyên: “Ai sống như phải chết mỗi ngày – vì biết rằng cuộc sống này tự nó là tạm bợ, không chắc chắn – sẽ không phạm tội, vì sợ hãi Chúa dập tắt một phần lớn lòng tham lam; trái lại, ai nghĩ mình còn sống lâu sẽ dễ dàng để cho mình bị dục vọng cai trị.”



Ngu dại của người giàu này là coi tiền có của như là mục đích duy nhất của đời sống, nó bảo đảm vững bền khát vọng của con người. Có được các cần thiết để sống và phát triển là chân chính, nhưng coi việc thâu góp tài sản như là một lý tưởng sẽ đưa đến phá huỷ con người và xã hội: “Đối với một dân tộc cũng như đối với một cá nhân, có thêm nhiều của cải hơn không phải là mục đích tối hậu. Mỗi một sự thăng tiến đều có hai mặt: nó cần thiết để con người được nên người hơn, nhưng đồng thời nó cũng giam hãm con người một khi nó trở thành giá trị cao cả nhất, không còn cho nhìn thấy giá trị nào khác. Lúc đó lòng người trở nên chai đá và tinh thần khép kín lại, con người không còn đến với nhau vì tình nghĩa, nhưng chỉ vì lợi lộc. Lợi lộc dễ làm cho con người chống đối nhau và chia rẽ nhau.Vì thế nếu chỉ tìm kiếm của cải mà thôi thì không những sẽ làm cản trở cho sự phát triển của con người, mà còn phản lại sự cao cả bẩm sinh cảu con người. Đối với một quốc gia cũng như đối với một con người, tội tham lam là một hình thức lộ liễu nhất của tình trạng luân lý thấp kém.” (Đức Phaolô VI, Phát triển 19)

Người Do thái hay kể truyện ngụ ngôn cũng về A-lịch-sơn Đại đế. Vị danh tướng mệt mã vì đi bộ đường xa, bèn ngồi nghỉ bên bờ một suối kỳ lạ. Ông uống nước và cảm thấy sảng khoái lạ lùng. Ông nhúng cá muối vào nước cho đỡ mặn và ngạc nhiên khi thấy nước làm cho cá có vị ngon lạ thường. Ông tự nghĩ: chắc hẳn đây không phải là nước thường, nó phải xuất phát từ một kỳ diệu nào, ta phải lần đến tận nguồn xem sao.” Ông đi mãi cho tới cổng thiên đàng. Cổng khoá, ông gõ cổng xin vào, nhưng bên trong chỉ có một tiếng đáp lại: “Ngươi không được vào đây, vì cổng này thuộc về Chúa.” Vị đại tướng trả lời ngạo nghễ: “Ta là Chúa của trái đất. Ta là A-lịch-sơn chiến thắng, không mở cửa cho ta sao?” – Không, chúng ta chẳng biết kẻ chiến thắng nào hết. Chúng ta chỉ biết những người đã chiến thắng dục vọng thấp hèn của mình, chỉ những người công chính ngay thẳng, mới được vào thiên đàng. A-lịch-sơn giận dữ như điên cuồng, nhưng chẳng ảnh hưởng chi hết đến người giữ cổng thiên đình. Ông đổi ra o bế và hối lộ, nhưng vẫn vô hiệu, bàn nài nỉ lần chót: “Ta là vua lớn và được mọi nước suy phục. Dầu không cho ta vào thiên đàng, nhưng ít ra cũng cho ta vật gì đem về để chứng tỏ với người thế gian rằng ta đã được đến nơi chưa từng có ai đến. Người gác cổng đáp: “Đây, hỡi tên khùng kia, ta cho ngươi điều ngươi xin, cầm về tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nó sẽ cho ngươi bài học khôn ngoan mà chưa từng có ai dạy ngươi. A-lịch-sơn vồn vã đưa tay nhận gói quà và vội vàng trở về trại quân mở ra coi. Lạ quá, trước mắt ông, chỉ là một mảnh sọ người. Giận dữ, ông quẳng mảnh xương xuống đất, la to: Đây là quà tặng cho vua và anh hùng sao? Công ta lặn lội vất vả chỉ xứng như thế này sao? Nhưng trong đoàn tuỳ tùng có một người thông thái, ông khuyên vua: “Tâu đức vua, xin chớ khinh vật nhỏ bé này, nó có tính chất rất lạ kỳ đáng đức vua để ý. Hãy cân nó với vàng bạc báu vật của đức vua, thử xem bên nào nặng hơn. Theo lệnh vua, họ đem cân tới, mảnh sọ một bên, còn bên kia chất vàng bạc, bảo ngọc… lạ thay, xương vẫn nặng hơn. Người ta chất thêm vàng, bạc, bửu thạch nữa… Xương vẫn nặng hơn. Càng thêm bao nhiêu, mảnh xương càng nặng hơn bấy nhiêu! Vua kinh ngạc: “Một mảnh sọ lại nặng hơn bấy nhiêu vàng bạc! Có gì nặng hơn mảnh sọ này không? Nhà thông thái đáp: “Thưa có, chỉ một mất hết trọng lượng, nhảy bồng lên, bên kim khí nặng hạ xuống. A-lịch-sơn la hoảng: “Cái này còn lạ hơn nữa!” Nhà thông thái giải thích: “Mảnh sọ này là lỗ mắt con người, dầu nhỏ bé, nhưng sự ham hố của nó không có giới hạn. Hết thảy của cải trần gian không làm cho nó thoả sự ham muốn của nó. Nhưng khi nó bị đất bao phủ và chôn vùi trong mồ mả, thì sự ham hố trần thế của nó mới hết.

Chúa Giêsu phán: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào được ích gì? Hoặc lấy gì mà đổi được linh hồn mình?” (Mc 8,36-37). Tác giả Thánh Vịnh suy luận: “Chúng cậy vào của cải, lại vênh vang bởi lắm bạc tiền, nhưng nào có ai tự chuộc nổi mình, và trả được giá thục hồi cho Thiên Chúa. Mạng người dù giá cao mấy nữa, thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời…” (49,7-9). Vậy chúng ta hãy sống khôn ngoan theo lời khuyên của Thánh Gioan: “Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không xuất phát từ Chúa Cha, nhưng xuất phát từ thế gian; mà thế gian đang đi qua cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi.” (1Ga 2, 15-17).




tải về 398.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương