Đế quốc Ai Cập Tôn giáo Ai-cập



tải về 20.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích20.14 Kb.
#35267
Đế quốc Ai Cập

Tôn giáo Ai-cập

Huân tước Flinders Petrie, nhà Ai-cập học trứ danh, nói rằng tôn giáo nguyên thủy của Ai-cập là độc thần giáo. Nhưng trước khi thời kỳ lịch sử bắt đầu, đã phát triển một tôn giáo trong đó mỗi bộ lạc có vị thần riêng, hình dung bằng một con vật.

Ptah (Apis) là thần của thành Mem-phi, hình dung bằng con bò.

Amon, thần của thành Thèbes, hình dung bằng con chiên đực.

Hathor, nữ thần thượng đẳng của Ai-cập, hình dung bằng con bò cái.

Mut, vợ của Amon, hình dung bằng con kên kên.

Horus, thần của từng trời, hình dung bằng con chim ó.

Ra, thần mặt trời, hình dung bằng con diều hâu.

Set (Sa-tan), thần của biên giới phía Ðông, hình dung bằng con cá sấu.

Osiris, thần của kẻ chết, hình dung bằng con dê. Isis, vợ của nó, hình dung bằng con bò cái.

Thoth, thần của trí khôn, hình dung bằng con khỉ không đuôi.

Heka, một nữ thần, hình dung bằng con nhái.

Nechebt, nữ thần của Nam bộ, hình dung bằng con rắn.

Bast, một nữ thần, hình dung bằng con mèo.

Còn nhiều thần khác nữa. Các Pha-ra-ôn được tôn làm thần. Sông Ni-lơ là sông thánh.

 

Lịch sử Ai-cập đương thời dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ tại Ê-díp-tô



Ðang khi dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập, thì nước nầy tiến thành một đế quốc cai trị cả thế giới (mà người ta biết thời đó). Khi dân Y-sơ-ra-ên ra đi, Ai-cập bèn suy yếu, trở nên một cường quốc hạng nhì và cứ ở địa vị ấy mãi. Từ thời Giô-sép cho đến sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, đã có các triều đại sau nầy:

Triều đại thứ 13,14,17.-- 25 vua. Cai trị ở phương Nam, còn dòng Hyksos cai trị ở phương Bắc. Ðây là một thời kỳ rất rối loạn.

Triều đại thứ 15,16.-- 11 vua. Dòng Hyksos, hoặc các vua chăn chiên, là một giống Sémitique từ Á-châu đến chinh phục Ai-cập. Họ là bà con gần với người Do-thái, từ phương Bắc tràn xuống, thống nhứt quyền cai trị Ai-cập và xứ Sy-ri. Người ta thường cho rằng Apepi đệ nhị, thuộc triều đại thứ 16, là Pha-ra-ôn đã đại dụng Giô-sép. Ðang khi dòng Hyksos trị vì, thì dân Y-sơ-ra-ên được địa vị tối huệ trong xứ. Nhưng khi dòng Hyksos bị triều đại thứ 18 đuổi đi, thì chánh phủ Ai-cập thay đổi thái độ, bắt đầu dùng những biện pháp đàn áp để kéo dân Y-sơ-ra-ên vào vòng tôi mọi.

Triều đại thứ 18: 13 vua.

Triều đại thứ 19: 8 vua.

Hai triều đại nầy đã đưa Ai-cập lên địa vị đế quốc cai trị cả thế giới (mà người ta biết thời đó). Dưới đây là tên các vua thuộc hai triều đại nầy:

Amosis (Ahmes, Ahmose).-- 1580 T.C.. Ðuổi dòng Hyksos đi. Bắt xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri làm chư hầu của Ai-cập.

Amenhotep (Amenophis).-- 1560 T.C.

Thothmes (Thothmes, Thutmose).-- 1540 T.C.. Cầm quyền cai trị tới sông Ơ-phơ-rát. Lăng tẩm đầu tiên đục trong vầng đá.

Thothmes đệ nhị.-- 1510 T.C.. Hatshepsut, chị cùng cha khác mẹ và cũng là vợ của ông, thật đã cầm quyền cai trị. Thường đem quân tấn công miền sông Ơ-phơ-rát.

Thothmes đệ tam.-- 1500 T.C.. Hoàng hậu Hatshepsut, là chị cùng cha khác mẹ của ông, đã cầm quyền phụ chánh trong 20 năm đầu đời trị vì của ông. Dầu ông khinh dể bà nầy, nhưng bà đã hoàn toàn cai trị ông. Sau khi bà qua đời, thì ông một mình trị vì 30 năm. Ông là người chinh phục oai hùng nhứt trong lịch sử Ai-cập. Ông khắc phục xứ Ê-thi-ô-bi, cai trị đến tận miền sông Ơ-phơ-rát, tiến đánh xứ Pa-lét-tin và Sy-ri 17 lần. Ông đã tổ chức Hải quân. Ông đã thâu trữ rất nhiều của cải và thực hiện nhiều công trình kiến trúc vĩ đại. Ông ghi công nghiệp của mình rất tỉ mỉ trên các bức tường và đài kỷ niệm. Lăng tẩm ông ở tại thành Thèbes, và xác ướp của ông hiện nay ở tại kinh thành Le Caire (Ai-cập). Nhiều người cho rằng ông là vua đã hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên. Nếu vậy, thì hoàng hậu Hatshepsut trứ danh chính là con gái Pha-ra-ôn đã cứu vớt, trưởng dưỡng Môi-se, và trở nên người bạn oai quyền của Môi-se.

Hatshepsut.-- Con gái của Thothmes đệ nhứt. Làm phụ chánh cho em cùng cha khác mẹ và chồng của mình, là Thothmes đệ nhị, và cho em cùng cha khác mẹ của mình là Thothmes đệ tam trong 20 đầu đời trị vì của vua nầy. Bà là hoàng hậu trứ danh đầu tiên trong lịch sử. Bà là bậc phụ nữ rất có tiếng tăm, là một trong những người cai trị nước Ai-cập oai hùng hơn hết. Ðã cho tạc nhiều tượng hình dung mình như một bậc trượng phu. Mở mang đế quốc. Xây cất nhiều đài kỷ niệm, hai tháp lớn tại Karnak, và miễu thờ đồ sộ tại Deir El Bahri trong đó có bày nhiều tượng của bà. Thothmes đệ tam ghét bà, và khi bà qua đời, một trong những hành động đầu tiên của ông là bôi xóa tên bà khỏi mọi đài kỷ niệm và hủy phá hết tượng của bà. Những tượng của bà ở Bahri bị đập ra từng mảnh, quăng vào một hầm đá gần đó. Tại đây, nó bị cát bay phủ kín, và mới đây, nhơn viên Bảo-tàng-viện Thủ đô đã tìm được những mảnh tượng nầy.

Amenhotep đệ nhị.-- 1450 T.C.. Nhiều học giả cho ông nầy là Pha-ra-ôn đương thời dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Ông duy trì đế quốc do Thothmes đệ tam sáng lập. Xác ướp của ông ở trong lăng tẩm tại thành Thèbes.

Thothmes đệ tứ.-- 1420 T.C.. Người ta tìm thấy chiếc xe ngựa mà ông đã dùng. Xác ướp của ông hiện nay ở tại kinh thành Le Caire.

Amenhotep đệ tam.-- 1415 T.C.. Ðế quốc lên tới cực điểm vinh quang. Luôn luôn xâm lăng xứ Pa-lét-tin. Xây cất những miễu thờ đồ sộ. Xác ướp của ông hiện nay ở tại kinh thành Le Caire.

Amenhotep đệ tứ.-- Năm 1380 T.C.. Ông là một nhà cải cách tôn giáo, chớ không phải một chiến sĩ. Dưới đời trị vì của vua nầy, Ai-cập mất đế quốc ở Á-châu. Ông toan thiết lập độc thần giáo, là sự thờ lạy mặt trời. Vì các tế sư ở thành Thèbes phản đối chương trình của ông, nên ông dời thủ đô qua Amarna. Nếu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập dưới đời trị vì của Amenhotep đệ nhị, mấy chục năm trước, thì phong trào độc thần nầy có thể do ảnh hưởng gián tiếp của các phép lạ Môi-se đã làm.

Semenka.-- 1362 T.C.. Một vua nhu nhược.

Tutankhamen.-- 360-1350 T.C.. Con rể của Amenhotep đệ tứ. Ông là một trong những vua Ai-cập tầm thường, vào lúc chấm dứt thời kỳ vinh quang nhứt của lịch sử nước ấy. Nhưng ngày nay ông nổi danh vì cớ những vật báu lạ lùng và sự huy hoàng của lăng tẩm ông, do nhà khảo cổ Howard Carter khám phá được năm 1922. Xác ướp của ông vẫn ở trong lăng tẩm. Quan tài phía trong chứa xác ướp làm bằng vàng khối. Xe ngựa và ngai của ông vẫn còn đó. Ðây là lăng tẩm của một Pha-ra-ôn chưa bị trộm cắp mà người ta khám phá được.

Ay (Eye) và Setymeramen.-- 1350 T.C.. Hai ông vua nhu nhược.

Harmhab (Harembeb).-- 1340 T.C.. Khôi phục sự thờ lạy Amon.

Ramsès đệ nhứt.-- 1320 T.C..

Seti (Sethos) đệ nhứt.-- 1319 T.C.. Xứ Pa-lét-tin được khôi phục. Bắt đầu xây cất lâu đài đồ sộ tại Karnak. Xác ướp của ông hiện nay ở tại kinh thành Le Caire.

Ramsès đệ nhị.-- 1300 T.C.. Trị vì 65 năm. Ông là một trong những Pha-ra-ôn oai hùng nhứt, mặc dầu kém Thothmes đệ tam và Amenhotép đệ tam; nhưng ông là một nhà đại kiến trúc, một nhà quảng cáo đại tài, và hơi có óc sang đoạt, vì trong một vài trường hợp, ông đã nhận công nghiệp của các tiên vương của mình. Ông khôi phục đế quốc từ xứ Ê-thi-ô-bi tới sông Ơ-phơ-rát. Nhiều lần ông đã xâm lăng và cướp phá xứ Pa-lét-tin. Ông hoàn thành lâu đài đồ sộ tại Karnak cùng nhiều công trình kiến trúc lớn lao khác, như thành lũy, kinh đào, miễu thờ, do công lao xây cất của bọn tôi mọi bắt được trên chiến trường, hoặc của đoàn lũ người da đen từ phương Nam xa xôi đem về, và cũng của giai cấp cần lao bổn quốc. Những bọn người nầy làm lụng khó nhọc tại hầm đá hoặc lò gạch, hoặc kéo tảng đá lớn trên đất mềm.

Merneptah.-- 1235 T.C., có người tưởng ông nầy là Pha-ra-ôn đương thời dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Xác ướp của ông ở tại kinh thành Le Caire. Phòng thiết triều của ông tại thành Mem-phi (Ô-sê 9:6) đã do phái đoàn của Bảo tàng viện Ðại học đường Pennsylvania phám phá được.



Arnenmeses, Siptah, Seti đệ nhị.-- Ba vua nhu nhược.

tải về 20.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương