ÐỀ DẪn dạy và HỌC



tải về 37.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích37.29 Kb.
#33654
ÐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA NGOẠI NGỮ

------------



ÐỀ DẪN DẠY VÀ HỌC


MÔN HỌC: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY

I. THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN:

1. Họ và tên: Phan Thị Lệ Hoa

    • Giảng viên

    • Thạc sĩ

2. Ðịa chỉ liên lạc: 20A2 / 31 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân bình,

thành phố Hồ Chí Minh



3. Ðiện thoại: 8151742 E-mail: phanlehoa2003@yahoo.com

II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC:

1. Tên môn học: Thực Hành Giảng Dạy

2. Số đơn vị học trình: 3 Số tiết quy ra tiết lý thuyết: 45

3. Mục đích và yêu cầu môn học:

  • Khóa học nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng và kỹ thuật đứng lớp thực tế cần thiết cho việc giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

  • Sinh viên được trang bị kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy qua đợt kiến tập và thực tập thực tế. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên tính tự tin khi giảng dạy cùng với khả năng giảng dạy và chuẩn bị cho các sinh viên yêu thích nghề dạy học bước vào nghề một cách vững vàng.

  • Sau khi hoàn tất khóa học, sinh viên có khả năng soạn một giáo án một cách khoa học, tự tin khi đứng lớp, và dạy thành công.

4. Kiến thức căn bản cần biết trước:

      • Ðây là môn học sau môn theo sau môn Phương Pháp Giảng Dạy Lý Thuyết. Do đó, sinh viên đã được trang bị kiến thức về nghề dạy học, kiến thức lý thuyết về thực hành giảng dạy, các quy trình tiến hành giảng dạy cho người học ở các cấp độ (vỡ lòng, sơ cấp, trung cấp) và độ tuổi khác nhau. Sinh viên đã nắm vững phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Ðọc, Viết), cũng như cách chọn và sử dụng sách giáo khoa để giảng dạy, cách thiết kế bài giảng.

5. Giáo trình giảng dạy:

6. Tài liệu tham khảo:

    • Arends, Richard I. Learning to Teach. 3rd. Singapore: McGraw-Hill International Editions, c. 1994.

    • Burden, Paul R. and Byrd, David M. Methods for Effective Teaching. US: Massachussetts, 1994.

    • Brown, H. Douglas. Principles of Language Learning and Teaching, 3rd. NJ: Englewood Cliffs, 1994.

    • Brown, H. Douglas. Teaching by Principles. New Jersey: Prentice Hall Regents, c. 1994.

    • Doff, Adrian. Teach English. A Training Course for Teachers. Trainers Handbook. Cambridge: Cambridge University press, 1988.

    • Harmer, Jeremy. The Practice of Language Learning. New Edition. Longman, 1997.

    • Hubbard, Peter and others. A Training Course for TEFL. Oxford: Oxford University Press, 1984.

    • Nunan, David. Second Language Teaching & Learning. U.S.A.: Boston, 1999.

    • Wajnrybb, Ruth. Classroom Observation Tasks. Cambridge University Press, 1998.

7. Hình thức giảng dạy chính của môn học:

- Giảng viên trang bị cho sinh viên các kỹ năng giảng dạy và kỹ thuật đứng lớp cần thiết bằng cách ôn tập kiến thức của môn học và bổ sung kiến thức mới về thực hành giảng dạy qua 9 tuần đầu tiên của khóa học. (Sinh viên có thao giảng tại lớp theo cá nhân và theo nhóm dưới dạng thực hành các bài tập được giao.)

- Sinh viên được xem phim minh họa tiến trình đứng lớp ( tuần thứ 9).

- Sau đó, sinh viên trải qua đợt kiến tập (2 tuần) và thực tập giảng dạy thực tế (1 tuần, mỗi sinh viên thực giảng 1 tiết là 45 phút). Giảng viên hướng dẫn thực tập và giảng viên phụ trách môn học Thực Hành Giảng Dạy nhận xét, đánh giá và cho điểm.

- Giáo viên và sinh viên thảo luận để trao đổi những thu hoạch về chuyên môn, giải quyết những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình kiến tập và thực tập để rút ra bài học kinh nghiệm cho công việc giảng dạy sau này. (1 tuần)

- Tổng kết khóa học (tuần cuối của khóa học).

8. Công cụ hỗ trợ:

- Bảng, phấn, handouts, và Overhead Projector



III. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC:

WEEKS 1-8 : ÔN TẬP CÁC KỸ NĂNG DỨNG LỚP VÀ CÁC KỸ THUẬT

HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

CÁC KỸ NĂNG

Weeks 1-2 (Bài 1): TECHNIQUES

  1. Preview of the Procedures of Teaching Practice

  2. Planning a lesson (p.93)

  3. Planning a Week Teaching (p.269)

  4. Self-evaluation (p.278)

  • Assigment: SV tập viết giáo án giảng dạy cho 1 tiết đứng lớp. Từ bài học này trở đi, SV sau khi được củng cố ôn lại lý thuyết về kỹ thuật đứng lớp sẽ phải thực hành tại lớp bằng cách đưa các kỹ thuật này vào lesson plan.

Week 3 (Bài 2):

  1. Using the Board (p.43)

  2. Using Visual Aids (p.81)

  3. Using Worksheets (p.244)

  4. Eliciting (p.159)

  5. Using English in Class (p.221)

Weeks 4 -5(Bài 2): TECHNIQUES (cont.)

  • Thực hành bằng cách thao giảng các kỹ thuật của tuần trước

(1-2 tiết) trước khi tiến hành bài học mới(có lesson plan).

  1. Pairwork and groupwork (p.137)

  2. Role Play (p. 231)

  3. Presenting Structures (p. 32)

  4. Practicing Structures (p.69)

Weeks 6 -7:(Bài 4): LISTENING AND SPEAKING

  • Thực hành bằng cách thao giảng các kỹ thuật của tuần trước (1-2 tiết) trước khi tiến hành bài học mới (có lesson plan).



  1. Teaching Pronunciation (p.112)

  2. Listening Activities (p.198)

  3. Communicative Activities (p.208)

  4. Preparing for Communication (p.241)

  5. Correcting Errors (p.186) (pp. 188-192)

  6. Asking Questions (p.22)

Week 8: (Bài 4): READING

  • Thực hành bằng cách thao giảng các kỹ thuật của tuần trước (1-2 tiết) trước khi tiến hành bài học mới (có lesson plan).



  1. Presenting Vocabulary (p.11)

  2. Using a Reading Text (p.56)

  3. Reading (p.66)

  4. Reading Activities (p.170)

Week 9 (Bài 5): WRITING

  • Thực hành bằng cách thao giảng các kỹ thuật của tuần trước (1-2 tiết) trước khi tiến hành bài học mới(có lesson plan).



  1. Writing Activities (p.148)

  2. Correcting Errors (p.186) (pp. 192-196)

  3. How to Teach Grammar (GV tự soạn)

WEEK 10: XEM PHIM MINH HỌA TIẾN TRÌNH ÐỨNG LỚP

  • Ðịa điểm: Tại phòng Mono Lab (CS 97 Võ Văn Tần)

WEEKS 11-12: GIÁO SINH ÐI THỰC TẾ KIẾN TẬP SƯ PHẠM

  • NỘI DUNG KIẾN TẬP SƯ PHẠM (Teaching Observation)

  1. Giáo sinh tập làm một số công việc trong hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn:

  • Lên kế hoạch dự giờ giảng viên hướng dẫn và giáo sinh cùng nhóm.

(theo mẫu)

  • Dự giờ

  • Soạn 1 giáo án lên lớp dưới sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn thực tập tại lớp (Giảng viên Trung tâm Anh ngữ) có tham khảo ý kiến của Giảng viên phụ trách môn học THGD.

  1. Từng nhóm giáo sinh (5 SV / nhóm) được giao chuẩn bị kỹ 1 bài dạy (1 unit của giáo trình New Interchange mà sinh sẽ thực tập ) . Sau đó chọn người có giáo án tốt nhất cho dạy thử trước tổ và/ hoặc lớp (nếu có thời gian) để góp ý kiến và tiếp tục chuẩn bị lại để khi Giảng viên phụ trách môn học THGD chấp thuận có thể lên lớp chính thức giảng bài cho sinh viên không chuyên ngành.

  2. Số buổi kiến tập (dự giờ) giảng viên hướng dẫn thực tập ít nhất cho mỗi giáo sinh: 3 buổi

  3. Mỗi giáo sinh được phát một sổ tay Nhật Ký Kiến Tập và Thực Tập sư phạm. Giáo sinh phải hoàn tất những nội dung của Nhật ký. Nộp cho Giáo viên phụ trách môn học THSP 1 bản photocopy sau mỗi buổi kiến tậpthực tập về:

    • Lịch công tác và kế hoạch kiến tập sư phạm (1 bản)

    • Thu hoạch của giáo sinh về công tác chuyên môn (1 bản)

(Giáo sinh giữ lại toàn bộ bản gốc của Nhật ký cho đến khi kết thúc đợt kiến tập và nộp lại cho Giảng viên phụ trách môn học THGD để GVnhận xét, đánh giá và cho điểm.)

WEEK 13: GIÁO SINH THỰC TẬP SƯ PHẠM

NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM (Teaching Practice)

1. Thực tập giảng dạy được thể hiện qua các họat động cụ thể:



  • chuẩn bị bài giảng

  • lên lớp

  • rút kinh nghiệm giờ giảng

  • tổng kết kinh nghiệm giảng dạy

Trong đó hoạt động trọng tâm là : chuẩn bị bài giảng va lên lớp.

    • Số tiết lên lớp cho mỗi giáo sinh: 1 tiết (45 phút). Giáo sinh sắp xếp giờ giảng thông qua ý kiến giảng viên hướng dẫn thực tập và báo cáo với giảng viên phụ trách môn học THGD (theo mẫu). (Trường hợp giáo sinh lên lớp lần thứ nhất không đạt yêu cầu cũng phải báo cáo với giảng viên phụ trách môn học THGD và thỏa thuận với giảng viên hướng dẫn thực tập xin giảng lại để được sắp xếp giờ, nhưng chỉ được giảng lại 1 lần. Sau 2 lần giảng nếu vẫn chưa đạt, xem như điểm toàn khóa của môn học này là không đạt.)

WEEK 14: TỔNG KẾT TOÀN ÐỢT KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP

  • Từng nhóm giáo sinh nộp lại toàn bộ Nhật ký kiến tập và thực tập sư phạm (theo mẫu) cho giảng viên phụ trách môn học THGD và báo cáo về những thu hoạch về công tác chuyên môn trước lớp và đưa ra các ý kiến đề xuất.

  • Giảng viên phụ trách môn học THGD và giáo sinh thảo luận, giải quyết những khó khăn giáo sinh gặp phải trong quá trình kiến tập và thực tập để rút ra bài học kinh nghiệm cho công việc giảng dạy sau này.

WEEK 15: TỔNG KẾT TOÀN KHÓA HỌC

  • Tổng kết khóa học, nhận xét, đánh giá, và thông báo kết quả.

IV. ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

1. Tại lớp: 40 %

(do giảng viên phụ trách môn học THGD quyết định)



  • Chuyên cần: 10%

  • Thực hành, thao giảng tại lớp (theo cá nhân, nhóm): 30%

(giảng viên phụ trách môn học THGD sẽ chia nhóm SV và lên kế hoạch (trước khi kết thúc tuần 1), tiến hành cho SV thực hành thao giảng các kỹ thuật đứng lớp (bắt đầu tuần 3).

2. Kiến tập và Thực tâp giảng dạy: 60 %

  • Giáo án tốt: 10 % (do GV phụ trách môn học THGD quyết định)

  • Thực giảng: 50 % (do giảng viên hướng dẫn thực tập quyết định)

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm



Người soạn thảo

Phan Thị Lệ Hoa

tải về 37.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương