MÔn họC: phưƠng pháp giảng dạy lý thuyếT 2



tải về 48.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích48.69 Kb.
#33665
ÐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA NGOẠI NGỮ

------------


ÐỀ DẪN DẠY VÀ HỌC

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT 2


I. THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN:

1. Họ và tên: Phan Thị Lệ Hoa

    • Giảng viên

    • Thạc sĩ

2. Ðịa chỉ liên lạc: 20A2 / 31 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình,

thành phố Hồ Chí Minh



3. Ðiện thoại: 8151742

II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC:

  1. Tên môn học: Phương Pháp Giảng Dạy Lý Thuyết

  2. Số đơn vị học trình: 3 Số tiết quy ra tiết lý thuyết: 45

  3. Giáo trình giảng dạy:

    • Harmer, Jeremy. How to Teach English. Longman, 1999.

  1. Tài liệu tham khảo:

    • Burden, Paul R. and Byrd, David M. Methods for Effective Teaching. US: Massachussetts, 1994.

    • Brown, H. Douglas. Principles of Language Learning and Teaching, 3rd. NJ: Englewood Cliffs, 1994.

    • Doff, Adrian. Teach English. Cambridge University Press, 1988.

    • Harmer, Jeremy. The Practice of Language Teaching. New Edition. Longman, 1997.

    • Hubbard, Peter and others. A Training Course for TEFL. Oxford: Oxford University Press, 1984.

    • Nunan, David. Second Language Teaching & Learning. U.S.A.: Boston, 1999.

    • Wajnrybb, Ruth. Classroom Observation Tasks. Cambridge University Press, 1998.

        1. MỤC ÐÍCH YÊU CẦU MÔN HỌC:

1. Sau khi hoàn tất khóa học, sinh viên sẽ:

      • có tầm nhìn tổng quát về nghề dạy học

      • được trang bị kiến thức lý thuyết về thực hành giảng dạy, các quy trình tiến hành giảng dạy cho người học ở các cấp độ (vỡ lòng, sơ cấp, trung cấp) và độ tuổi khác nhau.

      • nắm vững phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Ðọc, Viết), cũng như cách chọn và sử dụng sách giáo khoa để giảng dạy, cách thiết kế bài giảng.

2. Ngoài ra, nắm vững kiến thức của môn học này còn là nền tảng để sinh viên kiến tập, thực tập giảng dạy ở môn học tiếp theo: Thực Hành Giảng Dạy

3. Sau khi ra trường, với vốn kiến thức được trang bị sinh viên sẽ cảm thấy tự tin khi đứng trên bục giảng, là nền tảng để phát huy chuyên môn giảng dạy của mình một cách khoa học.



III. HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

    1. Sinh viên: chuan bi doc truoc moi chuong, tim hieu noi dung, trình bày theo nhóm các chương trong giáo trình giảng dạy.

    2. Giáo viên hệ thống lại bài học, chốt lại những điểm quan trọng sau khi sinh viên trình bày xong.

    1. TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC:

TUẦN 1: Giới thiệu tổng quát về môn học

TUẦN 2: Chương 1: HOW TO BE A GOOD TEACHER (3 tiết)

        1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành các tiết học, sinh viên được trang bị kiến thức về:

    • những phẩm chất cần phải có của một người giáo viên giỏi;

    • khả năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ và động tác, điệu bộ của cơ thể, nét mặt, ánh mắt;

    • giá trị riêng của hai họat động: TTT (Thầy Nói) và STT ( Trò Nói), và làm thế nào để cân bằng lượng thơi gian cần thiết trên lớp của 2 hoạt động này nhằm đảm bảo giờ học có hiệu quả;

    • làm thế nào để tạo một không khí học sinh động trên lớp;

    • sự linh động trong 1 bài giảng để thích ứng với nhữnh tình huống có thể xảy ra trên lớp.

  1. Nội dung giảng dạy:

2.1. What makes a good teacher?

2.2. How should teachers talk to students?

2.3. How should teachers give instructions?

2.4. Who should talk in class?

- qualities of good TTT and of STT

- balance between TTT and STT

2.5. What are the best kinds of lesson?

- the need for surprise and variety to break student boredom

2.6. How important is it to follow a pre-arranged plan?



TUẦN 3: Chương 2: HOW TO BE A GOOD LEARNER (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Sau khi hoàn tất buổi học, sinh viên có khả năng:

    • nắm vững những phẩm chất tạo nên người trò giỏi nhằm kích thích những phẩm chất này;

    • tìm hiểu động cơ học và kích thích tính tự học nơi người học;

    • phân biệt sự khác nhau về trình độ và độ tuổi của người học nhằm sử dụng những hoạt động học tập trên lớp có hiệu qua.

  1. Nội dung giảng dạy:

2.1. Why is it difficult to describe a good learner?

2.2. How important is the students motivation?

2.3. Who is responsible for learning?

2.4. What characteristics do good classroom learners share?

2.5. Whats special about teaching adults?

2.6. What are the different levels?

2.7. How should we teach the different level?

TUẦN 4: Chương 3: HOW TO MANAGE TEACHING AND LEARNING (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Sau khi hoàn tất các tiết học, sinh viên có khả năng:

  • dùng những kỹ thuật để quản lý lớp tốt hơn: hình thức bên ngoài, ánh mắt, giọng nói trong diễn đạt nội dung bài giảng

  • biết cách mở đầu bài giảng, thay đổi những hoạt động trong giờ học nhằm lôi cuốn sự chú ý của sinh viên, và cách kết thúc bài giảng;

  • sắp xếp sơ đồ lớp nhằm sử dụng họat động học tập theo tập thể, nhóm, đôi, cá nhân có hiệu quả;

  • tự đánh giá mức độ thành công hay thất bại của giờ giảng;

  • theo dõi múc độ tiến bộ của sinh viên.

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. How should teachers use their physical presence in class?

    2. How should teachers use their voices in class?

    3. How should teachers mark the stages of a lesson?

    4. Whats the best seating arrangement for a class?

    5. What different student groupings can teachers use?

    6. How can teachers evaluate the success or failure of their lessons?

TUẦN 5: Chương 4: HOW TO DESCRIBE LEARNING AND TEACHING (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Sau khi hoàn tất buổi học, sinh viên có khả năng:

  • nắm vững những yếu tố cần thiết để học tiếng như: cơ hội giao tiếp, động cơ học và ứng dụng thực tiễn;

  • nắm vững 3 yếu tố cần thiết (Engage, Study, Activate) trong quy trình dạy và học;

  • tìm hiểu 3 quan điểm khác nhau về phương pháp giảng dạy: PPP, TBL, CLT nhằm linh động sử dụng và kết hợp với quy trình giảng dạy (ESA) một cách có hiệu quả.

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. What we do know about language learning?

    2. What elements are necessary for successful language learning in classrooms?

    3. How do the three elements of ESA fit together in lesson sequences?

    4. What teaching models have influenced current teaching method?

3. Bài tập về nhà: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu Chương 5: HOW TO DESCRIBE LANGUAGE

nhằm giúp sinh viên:



  • ôn lại các khái niệm về ngôn ngữ trên phương diện ngữ pháp, từ vựng, và phát âm; và những vấn đề về ngôn ngữ trong dạy và học;

  • có khả năng giúp người học phân biệt những đặc điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết;

Nội dung

  • Sentence constructions

  • Parts of Speech

  • Forms and meanings

  • Language functions

  • Collocation

  • Speaking and writing

  • Pronunciation

TUẦN 6: Chương 6: HOW TO TEACH LANGUAGE (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Sau khi hoàn tất buổi học, sinh viên có khả năng:

  • nắm vững các chọn lựa đa dạng khác nhau của việc học ngôn ngữ từ những tiến trình trình bày bài giảng của giáo viên đến những hoạt động trên lớp lấy sinh viên làm trọng tâm (student-centred);

  • tạo cơ hội để người học được tiếp cận với ngôn ngữ họ đang học, sử dụng đa dạng các hình thức và hoạt động giúp người học hiểu nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ, và sau đó thực hành ngôn ngữ;

  • giúp người học tự sửa lỗi, sửa lỗi cho nhau; nắm bắt cơ hội khi nào giáo viên là người sửa lỗi sai cho sinh viên và bằng cách nào nhằm tạo hiệu quả tối ưu cho người học.

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. What does language study consist of?

    2. How should we expose students to language?

    3. How can we help students to understand meaning?

    4. How can we help students to understand language form?

    5. How should students practise language?

    6. Why do students make mistakes?

    7. How should teachers correct students?

    8. Where do language study activities fit in teaching sequences?

TUẦN 7: Chương 7: HOW TO TEACH READING (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • chọn lựa bài đọc thích hợp để giảng dạy sao cho: thích ứng khả năng tiếp thu của người học, hỗ trợ kỹ năng viết (từ vựng, ngữ pháp, câu, đoạn văn,.), luyện tập kỹ năng đọc,.

  • phân biệt sự khác nhau của 2 kỹ năng đọc: scanning và skimming, và giúp người học chọn cách đọc sao cho có hiệu quả nhất;

  • hiểu rõ 6 nguyên tắc của việc dạy kỹ năng đọc;

  • ứng dụng quy trình giảng dạy ESA vào kỹ năng dạy đọc.

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. Why teach reading?

    2. What kind of reading should students do?

    3. What reading skills should students acquire?

    4. What are the principles behind the teaching of reading?

    5. What do reading sequences look like?

    6. More reading suggestions

TUẦN 8: REVIEW

MID-TERM TEST (30 phút)

TUẦN 9: Chuơng 8: HOW TO TEACH WRITING(3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • nắm vững những lý do tại sao phải dạy kỹ năng viết;

  • lựa chọn các dạng văn viết phù hợp với độ tuổi, sở thích, trình độ của người học;

  • ứng dụng quy trình giảng dạy ESA vào việc dạy kỹ năng viết;

  • sửa bài viết của sinh viên (hạn chế tối đa gây mặc cảm mắc lỗi nơi sinh viên) bằng cách như dùng ký hiệu lỗi sai (correction symbols), tránh thiên về sửa lỗi sai ngữ pháp, khen trước chê sau, khuyến khích người học tự sửa lỗi (self-correction) và sửa lỗi sai cho nhau (peer-correction),...

  • giúp người học tự trau giồi chữ viết sao cho rõ ràng và dễ đọc;

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. Why teach writing?

    2. What kind of writing should students do?

    3. What do writing sequences look like?

    4. How should teachers correct writing?

    5. What can be done about handwriting?

    6. How does writing fit into ESA?

    7. More writing suggestions

TUẦN 10: Chương 9: HOW TO TEACH SPEAKING(3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • xác định, trong quy trình giảng dạy ESA, mục tiêu Activate đóng vai trò quan trọng nhất của kỹ năng nói;

  • chọn lựa những hoạt động nói thích hợp nhằm kích thích người học chủ động thực hành tiếng;

  • xác định thời điểm thích hợp khi sửa lỗi sai mà người học mắc phải khi nói;

  • xác định vai trò của người thầy khi tham gia vào hoạt động nói của người học;

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. What kind of speaking should students do?

    2. Why encourage students to do speaking tasks?

    3. What do speaking activities look like?

    4. How should teachers correct speaking?

    5. What else should teachers do during speaking activities?

    6. How do speaking activities fit into ESA?

    7. More speaking suggestions

TUẦN 11: Chương 10: HOW TO TEACH LISTENING(3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • hiểu rõ tầm quan trọng trong việc luyện người học được nghe nhiều giọng (accent) tiếng Anh: British English, American English, Australian English, Caribbean English, Indian English, hoặc West African English;

  • chọn các băng tiếng, băng hình sao cho thích hợp với trình độ, sở thích của người học;

  • nắm vững 6 nguyên tắc khi dạy kỹ năng nghe;

  • ứng dụng quy trình giảng dạy ASEA vào bài dạy kỹ năng nghe;

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. Why teach listening?

    2. What kind of listening should students do?

    3. Whats special about listening?

    4. What are the principles behind the teaching of listening?

    5. What do listening sequences look like?

    6. Where does video fit in?

    7. More listening suggestions

TUẦN 12: Chương 11: HOW TO USE TEXTBOOKS (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo bằng cách sử dụng có chọn lọc ngôn ngữ, chủ đề, nội dung của sách, bổ sung bài tập, điều chỉnh, thay thế khi cần thiết sao cho phù hợp và có lợi cho người học nhất;

  • đánh giá một cuốn sách giáo khoa tốt dựa trên 9 vấn đề cụ thể thông qua một quy trình gồm 4 giai đoạn đánh giá: phân tích, thử nghiệm, tham khảo ý kiến, và thu thập ý kiến.

  1. Nội dung giảng dạy:

    1. What are the different options for textbook use?

    2. What do adding, adapting and replacing look like?

    3. So why use textbooks at all?

    4. How should teachers choose textbooks?

TUẦN 13: Chương 12: HOW TO PLAN LESSONS (6 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng:

  • hiểu rõ tầm quan trọng của việc soạn giáo án và mục đích yêu cầu cuả 1 giáo án;

  • soạn và trình bày giáo án đúng formatnội dung phản ánh được tính mạch lạc (coherence), và tính đa dạng (variety) các hoạt động thực hành.

  1. Nội dung giảng dạy: ( 3 tiết)

    1. Why plan at all?

    2. What are the aims of a plan?

    3. What should be in a plan? descriptions of the class (miêu tả đối tượng giảng dạy), aims (mục đích yêu cầu), objectives (mục tiêu đạt được), timing (thời lượng), anticipated problems (những khó khăn lường trước), teaching aids (công cụ hỗ trợ giảng dạy), procedures (các bước tiến hành)

    4. What questions do we need to ask?

    5. What form should a plan take?

    6. How should teachers plan a sequence of lessons?

  1. Thực hành: (3 tiết)

    1. Giáo viên giao việc cho mỗi nhóm (group work) chuẩn bị trứớc ở nhà: thiết kế 1 bài giảng của 1 bài học từ 1 trong những giáo trình hiện đang được lưu hành tại Việt nam.

    2. Sinh viên dạy thử tại lớp với thời lượng 1 tiết dạy cho mỗi nhóm.

TUẦN 14: Chương 13: WHAT IF? (3 tiết)

  1. Mục tiêu: Cuối buổi học, sinh viên có khả năng xử lý những khó khăn thường gặp khi đứng lớp giảng dạy.

  2. Nội dung giảng dạy:

    1. What if students are all at different levels?

    2. What if the class is very big?

    3. What if students keep using their own language?

    4. What if students are uncooperative?

    5. What if students dont want to talk?

    6. What if students dont understand the listening tape?

    7. What if some students-in-groups finish before everybody else?

TUẦN 15: ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KỲ (3 tiết)

IV. ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

  • Giữa học kỳ: 10 % (dự lớp, thảo luận, thuyết trình theo nhóm);

10 % (bài thi viết: 30 phút )

  • Cuối học kỳ: 80 % (làm bài thi gồm lý thuyết và thực hành) (90 phút) : gồm 4 câu hỏi lý thuyết (6 điểm) và 1 câu hỏi thực hành yêu cầu thí sinh thiết kế 2 quy trình giảng dạy Engage và Activate cho 1 bài giảng dựa vào 1 activity cho sẵn (4 điểm)

TP. HCM, ngày....tháng...năm 200.....

Người soạn đề cương


Phan Thị Lệ Hoa

tải về 48.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương