YÊu cầU và ĐỀ CƯƠng thảo luậN (Dân sự Phần I) Yêu cầu trước buổi thảo luận


Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ sáu; Chế tài



tải về 345.32 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích345.32 Kb.
#9443
1   2   3   4

Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ sáu;

  • Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và không có điểm đối với buổi thảo luận.

    **************************
    Buổi thảo luận thứ bảy: Thừa kế theo pháp luật

    Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
    I- Mục tiêu đánh giá


    • Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định về thừa kế theo pháp luật;

    • Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ bảy được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);

    • Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;

    • Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;

    • Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý thường gặp trong thực tiễn;

    • Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.


    II- Cấu trúc bài tập (05 bài tập)
    * Xác định vợ/chồng của người để lại di sản
    Nghiên cứu

    - Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

    - Điều 676 BLDS năm 2005 (Điều 679 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).


    Đọc:

    • Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 340 đến 352;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 75-78;

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 261 đến 266;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?

    • Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu.

    • Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.




    • Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?

    • Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.




    • Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

    • Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát.


    * Xác định con của người để lại di sản
    Nghiên cứu

    • Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

    • Điều 676 BLDS năm 2005 (Điều 679 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).


    Đọc:

    • Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 352 đến 364;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 79-82;

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 261 đến 266;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

    • Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

    • Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.




    • Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?

    • Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến.



    * Con riêng của vợ/chồng
    Nghiên cứu

    • Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

    • Điều 679 BLDS năm 2005 (682 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).


    Đọc:

    • Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 364 đến 366;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 83-85;

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 261 đến 266;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?

    • Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?

    • Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần.

    • Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.


    * Thừa kế thế vị
    Nghiên cứu

    • Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

    • Điều 635 và 677 BLDS năm 2005 (Điều 638 và 680 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).


    Đọc:

    • Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 373 đến 382;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 88-90;

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 267 và 268;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị và chế định này có được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Vợ của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Nếu bà Tý là con nuôi đích thực của cụ Tần, cụ Thát và chết sau cụ Thát nhưng chết trước cụ Tần thì các con của bà Tý có được hưởng thừa kế thế vị của cụ Thát và cụ Tần không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế thế vị trong BLDS hiện nay.


    * Hàng thừa kế thứ hai và thứ ba
    Nghiên cứu

    - Quyết định số 257/2012/DS-GĐT ngày 29/05/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao;

    - Điều 676 BLDS năm 2005 (Điều 679 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).


    Đọc:

    • Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 366 đến 373;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 91-93;

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 261 đến 266;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Những thay đổi giữa BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 về hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.

    • Ông Vàng và ông Tính có là người thừa kế theo pháp luật của cố Bảy và cố Xí không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Gòn, bà Gấm, ông Tư, bà Bông và bà Hoa được Tòa án xác định là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của cố Bảy và cố Xí?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.


    III- Tiêu chí đánh giá
    *Về hình thức (1 điểm), yêu cầu

    • Viết ngắn gọn (nhưng đầy đủ ý); diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;

    • Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).


    * Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu

    • Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;

    • Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.


    * Về nội dung (8 điểm) :

    • Đối với bốn bài tập đầu, mỗi bài 1,5 điểm;

    • Bài tập cuối cùng 2 điểm.


    IV- Thời hạn nộp bài


    • Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ bảy;

    • Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và không có điểm đối với buổi thảo luận.

    **************************
    Bài tập tháng thứ nhất
    I- Mục tiêu đánh giá


    • Về mặt nội dung, sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, áp dụng tương tự pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự và chủ thể của pháp luật dân sự;

    • Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập tháng được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm) nhưng không có thảo luận trên lớp với giảng viên về nội dung bài tập (sinh viên nộp bài tập và giảng viên đánh giá ở nhà);

    • Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu và giải quyết một số vấn đề pháp lý;

    • Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích để hiểu, đánh giá một bản án, quyết định của Tòa án.


    II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)
    * Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
    Nghiên cứu tình huống sau:

    - Năm 1999, UBND tỉnh Bắc Giang cấp đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00086 QSDĐ/QĐ 1732/QĐ-CT cho ông Trường với diện tích 134,1m2 tại thị trấn An Châu, huyện Sơn Đông. Ngày 04/10/2004, UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Trường. Ông Trường khiếu nại quyết định ngày 04/10/2004 để tiếp tục được sử dụng diện tích đất trên.


    Đọc: Phạm Kim Anh, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 7 đến 16.
    Và cho biết:

    • Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?

    • Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm gì?

    • Quan hệ giữa ông Trường và UBND tỉnh Bắc Giang có là quan hệ tài sản không? Vì sao?

    • Quan hệ giữa ông Trường và UBND tỉnh Bắc Giang nêu trên có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không? Vì sao?


    * Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự
    Nghiên cứu tình huống sau:

    - Anh Phú thả 9 con trâu trong rừng. Ngày 7/5/2004, anh kiểm tra và thấy thiếu 02 con (một cái và một đực). Ngày 17/5/2004, anh Phú đi tìm trâu tại khu vực trang trại nhà anh Giáp và thấy 02 con trâu của anh còn thiếu. Sau khi trao đổi, anh Giáp trả lại cho anh Phú con trâu đực nhưng không đồng ý trả con trâu cái với lý do trâu này là của anh. Tòa án đã xác định con trâu cái cũng là của anh Phú và buộc anh Giáp trả con trâu này cho anh Phú.


    Đọc: Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 74 đến 110.
    Và cho biết:

    • Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?

    • Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm gì?

    • Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái?

    • Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?

    • Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào?


    * Tuyên bố cá nhân đã chết
    Nghiên cứu

    • Quyết định số 01/2007/QĐST-VDS ngày 03/1/2007 của Tòa án nhân dân Quận 4 TP. Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-VDS ngày 02/6/2009 của Tòa án nhân dân Quận 6 TP. Hồ Chí Minh;

    • Điều 81 đến 83 Bộ luật dân sự 2005.


    Đọc: - Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 127 đến 131;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 1-3.


    Và cho biết:

    • Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết;

    • Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị yêu cầu Tòa án tuyên bố là đã chết?

    • Trường hợp của ông Hùng và ông Phúc có được coi là người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống không? Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời?

    • Theo quy định hiện hành, kể từ ngày nào ông Hùng và ông Phúc được coi là người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống để tính thời hạn cho phép tuyên bố họ đã chết?

    • Tòa án có tuyên ông Hùng và ông Phúc đã chết không? Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời?

    • Tòa án xác định ông Hùng và ông Phúc chết vào ngày nào? Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời?

    • Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày ông Hùng và ông Phúc chết trong hai Quyết định trên.


    * Tổ hợp tác

    Nghiên cứu:

    • Điều 111 đến 120 BLDS;

    • Tình huống sau: Anh Tốt, Khanh và Hải thỏa thuận hùn vốn để bơm nước cho bà con nông dân làm lúa. Theo hợp đồng, anh Hải làm đại diện ký kết hợp đồng với đối tác, anh Tốt làm nhiệm vụ thu tiền còn anh Khanh có nhiệm vụ giữ tiền, chi xuất chung. Hợp đồng này đã được chứng thực tại UBND xã. Trong quá trình bơm nước, anh Hải đã mua dầu, nhớt của anh Nhơn và còn nợ anh Nhơn một khoản tiền. Sau khi thống nhất với anh Khanh, anh Hải đã bán một máy bơm và trả được một phần khoản nợ đối với anh Nhơn.


    Đọc: Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 269 đến 288.
    Và cho biết:

    • Theo BLDS, với điều kiện nào, một Tổ hợp tác được hình thành với tư cách là một chủ thể của pháp luật?

    • Trong tình huống trên, các điều kiện về chủ thể, hình thức và nội dung đã được thỏa mãn để hình thành một Tổ hợp tác chưa?

    • Cho biết những điểm giống và khác nhau giữa Tổ hợp tác và pháp nhân?

    • Theo BLDS thì tài sản của Tổ hợp tác được hình thành từ những căn cứ nào? Và trong hoàn cảnh trên, tài sản của Tổ hợp tác được hình thành từ đâu?

    • Việc anh Hải bán máy bơm nước trên có trái với quy định của BLDS không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Khi tài sản của Tổ hợp tác không đủ để trả nợ anh Nhơn thì anh Nhơn có thể yêu cầu anh Hải, Tốt và Khanh liên đới trả nợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không nếu hợp đồng giữa Tốt, Khanh và Hải không được chứng thực tại UBND? Vì sao?


    III- Tiêu chí đánh giá
    *Về hình thức (1 điểm), yêu cầu

    • Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;

    • Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...). 


    * Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu

    • Sinh viên phải tự tìm kiếm (với sự tư vấn của giảng viên nếu sinh viên yêu cầu) bổ sung tài liệu như bài viết hay sách khi làm các bài tập được giao;

    • Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp hay được giảng viên định hướng; việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.


    * Về nội dung (8 điểm)

    • Bài tập 1: 2 điểm;

    • Bài tập 2: 2 điểm;

    • Bài tập 3: 2 điểm;

    • Bài tập 4: 2 điểm.


    IV- Thời hạn nộp bài


    • Thời điểm: Buổi thảo luận thứ 03;

    • Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và không có điểm đối với bài tập tháng thứ nhất.

    **************************
    Bài tập tháng thứ hai (tài sản và thừa kế)

    Làm việc nhóm, không thảo luận trên lớp với giảng viên về nội dung bài tập
    I- Mục tiêu đánh giá


    • Về mặt nội dung, sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến chế định tài sản và thừa kế;

    • Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập tháng được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm) nhưng không có thảo luận trên lớp với giảng viên về nội dung bài tập (sinh viên nộp bài tập và giảng viên đánh giá ở nhà);

    • Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;

    • Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn đề pháp lý;

    • Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích để hiểu, đánh giá một bản án, quyết định của Tòa án

    • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet và tin học. Do đó, bài tập tháng thứ hai sẽ được nộp cho giảng viên phụ trách thông qua địa chỉ email (các nhóm nộp cho lớp trưởng và lớp trưởng nộp cho giảng viên phụ trách thảo luận qua email).


    II- Cấu trúc bài tập (02 bài tập)
    * Hình thức sở hữu
    Nghiên cứu

    • Các quy định liên quan đến hình thức sở hữu trong BLDS.


    Đọc:

    • Phạm Kim Anh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 90 đến 144;

    • Bài viết của tác giả Phùng Trung Tập và Dương Đăng Huệ (cung cấp với đề cương);

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 126 đến 135;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:


    • Hiện nay có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong BLDS.

    • Trong bài viết của mình, tác giả Phùng Trung Tập và Dương Đăng Huệ đã nêu ra những bất cập gì liên quan đến các hình thức sở hữu ở Việt Nam?

    • Tác giả Phùng Trung Tập và Dương Đăng Huệ có chứng minh những bất cập đó trên cơ sở những vụ việc cụ thể nào không trong thực tế đời sống?

    • Hai tác giả trên đã có những kiến nghị gì liên quan đến hình thức sở hữu ở Việt Nam?

    • Suy nghĩ của anh/chị về những kiến nghị trên của tác giả Phùng Trung Tập và Dương Đăng Huệ liên quan đến hình thức sở hữu.


    * Một số vấn đề liên quan đến chế định thừa kế
    Nghiên cứu

    • Quyết định số 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008, Quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao;

    • Các quy định liên quan đến thừa kế trong BLDS.



    Đọc:

    • Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr.297 đến 312;

    • Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 18-19; 27-29; 65-66.

    • Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 241 đến 241 và 249 đến 260;

    • Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).


    Và cho biết:

    • Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?

    • Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.




    • Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?

    • Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.




    • Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến di tặng.




    • Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Truất quyền trên của cụ Biết có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất quyền thừa kế.




    • Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự.




    • Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

    • Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

    • Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hành vi của bà Nga.


    III- Tiêu chí đánh giá
    *Về hình thức (1 điểm), yêu cầu

    • Viết ngắn gọn (nhưng đủ ý); diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;

    • Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...). 


    * Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu

    • Sinh viên phải tự tìm kiếm (với sự tư vấn của giảng viên nếu sinh viên yêu cầu) bổ sung tài liệu như bài viết hay sách khi làm các bài tập được giao;

    • Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp hay được giảng viên định hướng; việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.


    * Về nội dung (8 điểm)

    • Bài tập 1: 2 điểm;

    • Bài tập 2: 6 điểm.


    IV- Thời hạn nộp bài

  • 1   2   3   4




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương