Ủy ban nhân dân tỉnh kon tum cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


C THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP XÃ: 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH



tải về 1.18 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#19527
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

C

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP XÃ: 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Thủ tục hành chính mới ban hành (01 TTHC)

1

Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở

Thể dục thể thao

Trang 114

Tổng cộng: 56 thủ tục hành chính


PHẦN 2

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 366/QĐ-CT ngày 09 tháng 7 năm 2013

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh )

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (47 TTHC).

I. Thủ tục hành chính mới ban hành chưa được công bố (23 TTHC).

01. Tên thủ tục hành chính: Thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh.

Trình tự thực hiện:

- Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích gửi văn bản đề nghị kèm theo 01 (một) bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh bằng cách nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án tu bổ di tích kèm theo hồ sơ theo quy định tại điều 17 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh.



Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Văn bản đề nghị của Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích;

(2) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh gồm:

+ Báo cáo khảo sát;

+ Ảnh chụp hiện trạng;

+ Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phcuj hồi di tích;

+ Thuyết minh;

+ Dự toán kinh phí



B. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời gian giải quyết:

20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Công văn thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Lệ phí:

Không có.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không có.

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Không có.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;

- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012;

- Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.


02. Tên thủ tục hành chính: Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đich kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương

Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm là các loại phim của các cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị giám định văn hóa phẩm tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giám định văn hóa phẩm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan giám định sẽ quyết định thời gian giám định.



Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012.

(2) Văn hóa phẩm đề nghị giám định (bản gốc).

(3) Bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(4) Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.

B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).


Thời gian giải quyết:

Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan giám định sẽ quyết định thời gian giám định. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.

Lệ phí:

1. Các loại ấn phẩm

1.1 Sách, báo, tạp chí các loại (Cuốn/tờ): 10.000đồng

1.2 Tranh in, ảnh, lịch các loại (Cuốn/tờ): 20.000đồng

1.3 Các loại ấn phẩm khác (Tác phẩm): 5.000đồng



2. Các sản phẩm nghe nhìn ghi trên mọi chất liệu

2.1 Phim truyện có độ dài đến 100 phút (Tập): 50.000đồng

2.2 Phim truyện có độ dài từ 101 phút trở lên (tập): 80.000đồng

2.3 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài đến 60 phút (Tập): 20.000đồng

2.4 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài từ 61 phút trở lên (Tập): 40.000đồng

2.5 Các loại khác (bao gồm cả sách điện tử) (Tập): 20.000 đồng



3.Tác phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu

3.1 Tác phẩm mỹ thuật là đồ mới sản xuất (Tác phẩm): 10.000 đồng

3.2 Tác phẩm mỹ thuật là đồ giả cổ (Tác phẩm): 50.000 đồng


Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (Mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 17/6/2012).

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Không

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.

- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Vắn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.



- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.


BM.GĐ





TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

(nếu là cơ quan, tổ chức)






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




......., ngày .....tháng .....năm .....


ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIÁM ĐỊNH VĂN HÓA PHẨM XUẤT KHẨU

Kính gửi: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

(hoặc) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép)......................................

..................................................................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................

Điện thoại:.......................................Fax:.......................................................
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:

Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................

Số lượng:.......................................................................................................

Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................

Gửi từ:...........................................................................................................

Đến:...............................................................................................................

Mục đích sử dụng:.........................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xuất khẩu văn hóa phẩm./.


Người đề nghị cấp phép (Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)

03. Tên thủ tục hành chính: Thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải trực tiếp nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum (Số 238, Bà Triệu, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) trước thời điểm thực hiện quảng cáo 15 ngày.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết biên nhận trao cho người nộp; trường hợp thiếu, sẽ hướng dẫn cụ thể để bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp không đồng ý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo biết.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với trường hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không đồng ý cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.

Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn (theo mẫu).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức/cá nhân quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo;

- Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.

- Ma-két sản phẩm quảng cáo in màu có chữ ký của tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo (hoặc chữ ký của tổ chức/cá nhân quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo). Trong trường hợp tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo là pháp nhân có con dấu thì phải đóng dấu của tổ chức lên ma-két.

- Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.

- Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.

- Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (do Sở Xây dựng cấp) đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng trong các trường hợp sau:

+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên;

+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên.

- Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (xem chi tiết tại danh mục công bố thủ tục hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng về điều kiện quảng cáo: thuốc, mỹ phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải, sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y, phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi)

* Lưu ý: Các bản sao phải có chứng thực.

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện:

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Quyết định hành chính

Lệ phí:

Không có.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Không quy định

Căn cứ pháp lý:

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

- Căn cứ Công văn số 04/VHCS-QCTT ngày 03/01/2013 của Cục Văn hóa cơ sở về việc thực hiện Luật Quảng cáo.


04. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

Trình tự thực hiện:

- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thành lập; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập nộp hồ sơ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhận hồ sơ phải có kết quả thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ, thời hạn có kết quả thẩm định được tính lại từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định phải gửi một bộ hồ sơ và biên bản thẩm định cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và biên bản thẩm định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.



Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);

2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;

4. Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:

- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;

- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).

5. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;

6. Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.



B. Số lượng hồ sơ: 03 bộ. Trong đó:

- 02 bộ nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- 01 bộ lưu tại cơ sở.


Thời gian giải quyết:

Thời gian thực hiện là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.



Lệ phí:

Không quy định lệ phí trong các văn bản.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

1. Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;

2. Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

3. Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:

a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

b. Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;

c. Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

d. Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường.



Căn cứ pháp lý:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;

- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương