Ủy ban nhân dân tỉnh kon tum cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Tên thủ tục hành chính: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo



tải về 1.18 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.18 Mb.
#19527
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

19. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo

Trình tự thực hiện:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.


Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

Không quy định

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Địa điểm tổ chức hoạt động Judo phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có thảm diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn trượt, đảm bảo không gây chấn thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm.

b) Thảm được đặt trên mặt sàn làm bằng bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo.

c) Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01người.

d) Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux.

e) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập.

g) Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe.

h) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học của từng người.

i) Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.

k) Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và ảnh minh hoạ.

l) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

m) Võ sinh tập luyện phải có võ phục chuyên môn Judo.

(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.

a) Trình độ nhân viên chuyên môn.

- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

- Có đai đen từ 1 đẳng trở lên do Liên đoàn Judo Quốc tế hoặc Liên đoàn Judo Việt Nam cấp.

Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hoá- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.

b) Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.



Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo.

20. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá

Trình tự thực hiện:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.


Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

Không quy định

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

(1) Về sân bãi, thiết bị, dụng cụ.

a) Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá.

Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.

b) Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nện, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.

c) Trên sân có đầy đủ các đường kẻ biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt.

d) Khung cầu môn đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.

e) Sân bóng đá liền kề nhà ở, công trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh sân.

g) Tập luyện, thi đấu buổi tối phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.

h) Sân phải có nội quy hoạt động với các nội dung cơ bản sau:

- Sử dụng trang phục thể thao khi tập luyện, thi đấu;

- Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban quản lý sân;

- Giao tiếp văn minh, lịch sự, không được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;

- Không uống rượu, bia, hút thuốc trong sân;

- Không được mang các vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích vào sân;

- Không tụ tập tổ chức đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

- Thời gian hoạt động.

i) Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng sơ cứu ban đầu.

k) Có khu vực vệ sinh, thay trang phục và để xe.

l) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.

m) Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.

(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.

- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hoá- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.



Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng


21. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn

Trình tự thực hiện:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.


Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

Không quy định

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.

1. Địa điểm hoạt động bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt;

b) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước chiều rộng 5m,  chiều dài 10 m;

c) Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên;

d) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;

đ) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác;

e) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:

a) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;

b) Lưới  có chiều cao 15,25 cm, mép trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới  phải sát với mặt bàn, cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới;

c) Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;

d) Có bàn để bảng lật số.

(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.

- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hoá- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.


Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn.

22. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông

Trình tự thực hiện:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.


Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

Không quy định

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.

1. Địa điểm hoạt động cầu lông phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Sân cầu lông phải được bố trí trong nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng sơn, chất tổng hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường chéo sân đôi 14,723 m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông;

b) Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, loá;    

c) Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân đến trần nhà là 8m;

d) Khoảng cách giữa các sân, khoảng cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quang tối thiểu là 1m;

đ) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;    

e) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;

g) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng  chống cháy nổ theo quy định  của pháp luật.

2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.

a) Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến 20mm, đỉnh lưới được nẹp màu trắng;

b) Chiều cao cột lưới là 1,55m, được làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân;    

c) Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn.

(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.

- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hoá- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.


Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.



- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông.

23. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin

Trình tự thực hiện:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.


Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy chứng nhận

Lệ phí:

Không quy định

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

(1) Về cơ sở vật chất.

Địa điểm hoạt động Patin phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Sân tập luyện Patin có diện tích từ 300 m2 trở lên, mật độ tập luyện tối thiểu 5 m2/người.

b) Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m.

c) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

d) Có cơ số thuốc thông thường, dụng cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất.

đ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để xe.

e) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan.

g) Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

(2) Về trang thiết bị luyện tập.

a) Phải bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm:

- Tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối;

- Mũ đội đầu;

- Giày trượt.

b) Giày trượt sử dụng đảm bảo các thông số sau:

- Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo ôm chân, không lỏng lẻo, thân giày không bị nghiêng, vẹo quá 45° qua 2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các khóa;

- Bánh xe là loại cao su mềm, có độ đàn hồi tốt, vòng bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;

- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames):

+ Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an toàn;

+ Loại bằng nhựa có độ dày vị trí mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn.

c) Số lượng trang thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi tối đa (tính theo diện tích sân).

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.

a) Người hướng dẫn chuyên môn phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Đã tham dự lớp tập huấn chuyên môn Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin cấp quốc gia tổ chức.

- Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và phải tái khám định kỳ hàng năm.

b) Mỗi người hướng dẫn chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập.



Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin.


II. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung (03 TTHC)

01. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp dưới đây nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

+ Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;

+ Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;

+ Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;

+ Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;

+ Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép.

- Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc qua đường bưu điện.

Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.



Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm qua đường bưu điện hoặc thực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm (mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).

(2) Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật, cụ thể:

+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu phim để phổ biến theo quy định của pháp luật phải cung cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim.

+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu di vật, cổ vật phải cung cấp giấy chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật.

+ Cá nhân, tổ chức làm dịch vụ giao nhận vận chuyển văn hóa phẩm nhập khẩu cho khách hàng phải cung cấp giấy ủy quyền.

(3) Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).

B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).


Thời gian giải quyết:

02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc.



Đối tượng thực hiện:

Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm.

Lệ phí:

20.000đ (hai mươi nghìn đồng).

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm (Mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Không

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.

- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.



- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.


BM.NK





TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

(nếu là cơ quan, tổ chức)






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




......., ngày .....tháng .....năm .....




ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VĂN HOÁ PHẨM

_____________________

Kính gửi: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

(hoặc) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành


Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép)........................................

.......................................................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................

Điện thoại:..........................................Fax:....................................................
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:

Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................

Số lượng:.......................................................................................................

Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................

Gửi từ:...........................................................................................................

Đến:...............................................................................................................

Mục đích sử dụng:.........................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng nội dung giấy phép nhập khẩu và quản lý, sử dụng văn hoá phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Người đề nghị cấp phép (Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)

02. Thủ tục hành chính: Cấp giấy phép phổ biến phim

(- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;

- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh của địa phương đóng trên địa bàn cấp tỉnh đáp ứng các điều kiện:

+ Sản suất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;

+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến).

Trình tự thực hiện:

- Cơ sở điện ảnh đề nghị cấp phép phổ biến phim nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cán bộ hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét hồ sơ, cấp phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: vào các giờ hành chính trong tuần.



Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

(1). Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008);

(2). Giấy chứng nhận bản quyền phim.

B. Số lượng hồ sơ: một (01) bộ.


Thời gian giải quyết:

15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Kết quả:

Quyết định hành chính

Lệ phí:

- Lệ phí duyệt phim truyện - Phim truyện độ dài đến 100 phút (1 tập phim): 2.000.000 (hai triệu) đồng/tập;

- Lệ phí duyệt phim truyện - Phim truyện độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập): 3.000.000 (ba triệu) đồng/phim;

- Lệ phí duyệt phim truyện - Phim truyện độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập;

- Lệ phí duyệt phim ngắn - Phim ngắn độ dài đến 60 phút: 800.000 (tám trăm nghìn) đồng/tập;

- Lệ phí duyệt phim ngắn - Phim ngắn độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.


Tên mẫu đơn, tờ khai:

Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim (Mẫu số 01 Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 về Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim).

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Không

Căn cứ pháp lý:

- Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.

- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.

- Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

- Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 9 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh.

- Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 11 tháng 11 năm 2000.

- Quyết định số 36/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Điện ảnh.




TÊN CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH

ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHIM




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








............., ngày tháng năm 20…



PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

Kính gửi: (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)


Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:……………………………………………

Bộ phim:……………………………………………………………………………………

Tên gốc (đối với phim nước ngoài):………………………………………………………

Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình):……………………………….……………

Hãng sản xuất hoặc phát hành:……………………………………………….……………

Nước sản xuất:………………………….

Năm sản xuất:…………………

Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):………………………….……………

Biên kịch:……………………………………………………………………...……………

Đạo diễn:……………………………………………………………………………………

Quay phim:…………………………………………………………………………………

Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):……………………………………

Độ dài (tính bằng phút):……………………………………………………….……………

Màu sắc (màu hoặc đen trắng):…………………… Ngôn ngữ:……………..……………

Chủ sở hữu bản quyền:………………………………………………………..……………

Tóm tắt nội dung: …………………………………………………………….……………








GIÁM ĐỐC




(Ký tên và đóng dấu)



03. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức đề nghị cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Nhân dân cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.



Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thành phần,

số lượng hồ sơ:

A. Thành phần hồ sơ:

(1) 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);

(2) 01 đề án tổ chức cuộc thi gồm các nội dung sau:

- Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (Trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau).

- Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.

- Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi.

- Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.

- Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải.

- Trách nhiệm và quyền lợi của người tổ chức, thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải.

- Dự kiến thành phần Ban Chỉ đạo.

- Dự kiến danh sách Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Quy chế hoạt động.

- Dự kiến kinh phí tổ chức cuộc thi.

- Đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013).

(3) 01 văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức cuộc thi.



B. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời gian giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện:

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.



Kết quả:

Quyết định.

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012).

Yêu cầu, điều kiện

thực hiện TTHC:

Tổ chức Việt Nam có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;

- Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Có hiệu lực từ ngày 15/3/2013.



TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

………….., ngày…… tháng……. năm …….




ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép tổ chức cuộc thi

người đẹp, người mẫu trong nước

_________

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương