Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biên cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Nội dung quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao (phụ lục 23, 24, 25)



tải về 0.54 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích0.54 Mb.
#33946
1   2   3   4   5

2. Nội dung quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao (phụ lục 23, 24, 25).

Thể thao thành tích cao của Điện Biên chưa được phân định rõ ràng với TDTT quần chúng bởi chưa có quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao, chưa xây dựng hệ thống đào tạo VĐV từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh, cơ sở vật chất cũng như kinh phí chưa đảm bảo để đào tạo VĐV… Do vậy, Điện Biên cần thiết phải xây dựng quy hoạch hệ thống đào tạo VĐV, lựa chọn môn thể thao thế mạnh có tiềm năng đã có thành tích tại các giải thi đấu lớn, mức đầu tư kinh phí không lớn và đặc biệt phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Điện Biên.



2.1. Quy hoạch môn thể thao thành tích cao.

2.1.1. Căn cứ xác định đầu tư các môn thể thao đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Thể thao thành tích cao Điện Biên cần chú ý các định hướng phát triển sau:

- Xây dựng hệ thống nâng cao thành tích thể thao theo “hình nón” hoặc “hình lăng trụ” tuỳ đặc điểm ở từng môn thể thao. Môn thể thao có điều kiện phát triển rộng tuyến năng khiếu thể thao nghiệp dư, cần xây dựng hệ thống có chân đế rộng theo “hình nón”. Đây là quy luật chung của thế giới, nhiều tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc đã vận dụng có hiệu quả cách làm này.

- Quá trình xây dựng hệ thống đào tạo VĐV của tỉnh cần phải chú ý đến đặc điểm thể chất của vùng miền, các môn đã phát triển của tỉnh và môn thể thao có mức đầu tư kinh phí thấp. Điên Biên là một tỉnh miền núi, do vậy nên lựa chọn các môn thể thao dân tộc, các môn cá nhân phát triển mạnh của tỉnh (Cầu lông, Karatedo) và các môn thể thao có sức bền, sức mạnh (điền kinh) để đưa vào đào tạo.

- Các môn thể thao đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của đa số người dân trong tỉnh, đại đa số người tập TDTT là thanh thiếu niên và nhi đồng cần được chọn là môn thể thao trọng điểm.

- Các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Olympic, Asiad, SEA Games là truyền thống của Điện Biên và trong những năm gần đây đã giành được huy chương trong Đại hội TDTT toàn quốc, giải vô địch quốc gia cần được chọn là môn thể thao trọng điểm.

- Các môn thể thao có số lượng nhiều huy chương trong các Đại hội thể thao và thành tích thi đấu ít bị phụ thuộc vào trọng tài cũng chọn là môn thể thao trọng điểm.

- Môn thể thao của Điện Biên hiện có các điều kiện tối thiểu để phát triển về thể chế và hệ thống quản lý, huấn luyện viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thi đấu chọn là môn thể thao trọng điểm.



2.1.2. Quy hoạch các môn thể thao thành tích cao.

Từ những căn cứ nêu trên, Điện Biên quy hoạch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 có 21 môn thể thao chia thành ba nhóm: Các môn thể thao trọng điểm nhóm I, các môn thể thao nhóm II và các môn thể thao nhóm III.

* Các môn thể thao trọng điểm nhóm I: Các môn thể thao trọng điểm nhóm I là các môn thể thao đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

Các môn thể thao đạt huy chương tại đấu trường quốc tế và đóng góp lực lượng vận động viên cho Quốc gia; các môn thể thao nằm trong hệ thống các môn trọng điểm Quốc gia và nội dung thi đấu của Đại hội Olympic, Asiad, SEA Games; các môn cần được đầu tư cao hơn, tạo thế mạnh cho sự phát triển bền vững và lâu dài, gồm 3 môn:



1. Điền kinh

2. Cầu lông

3. Karatedo








* Các môn thể thao nhóm II: Là các môn thể thao truyền thống, thế mạnh của tỉnh và trong những năm gần đây đã giành được huy chương trong Đại hội TDTT toàn quốc, các giải vô địch quốc gia; các môn có khả năng giành huy chương, thứ hạng tại các giải thể thao khu vực, toàn quốc, gồm 9 môn:

1. Quần vợt

4. Võ cổ truyền

7. Quyền Anh

2. Bơi, Lặn

3. Bóng đá



5. Sport Aerobic

6. Taekwondo



8. Cờ vua

9. Pencatsilat



* Các môn thể thao nhóm III: Là các môn mà Điện Biên có điều kiện phát triển gồm 9 môn:

1. Bóng rổ

2. Bi sắt



4. Bóng ném

5. Đua thuyền



7. Bắn cung

8. Billiards & Snooker



3. Xe đạp

6. Bóng chuyền

9. Bắn súng




Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo thành tích thi đấu có thể điểu chỉnh môn thể thao trọng điểm nhóm I và các môn thể thao nhóm II, việc xác định số lượng các môn thể thao trọng điểm sẽ được quy hoạch trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, các môn thể thao nhóm I được đầu tư nhiều hơn các môn thể thao nhóm II và nhóm III.

2.1.3. Phân bố địa bàn trọng điểm phát triển và bồi dưỡng năng khiếu nghiệp dư thể thao cấp huyện.

Căn cứ vào truyền thống và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác huấn luyện thể thao ở những giai đoạn ban đầu nhằm phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao ở các huyện, thị, thành được phân bổ phát triển từng môn thể thao như sau:

- Thành phố Điện Biên Phủ (25 môn): Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Quần vợt, Thể dục dưỡng sinh, Billard Snooker, Xe đạp, Thể hình, Thể dục Thẩm mỹ, Aerobic, Bơi, Bóng rổ, Bóng ném, Điền kinh, Karatedo, Cờ vua, Taekwondo, Pencatsilat, Boxing, Khiêu vũ Thể thao, Bắn cung, Bắn súng, Bi sắt.

- Thị xã Mường Lay (15 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Bơi, Điền kinh, Bóng rổ, Đua thuyền, Thể dục Thẩm mỹ, Khiêu vũ thể thao, Bóng ném.

- Huyện Điện Biên (19 môn): Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Billard Snooker, Aerobic, Bơi, Bóng rổ, Bóng ném, Điền kinh, Cờ vua, Taekwondo, Pencatsilat, Boxing, Thể dục Thẩm mỹ, Khiêu vũ Thể thao, Bi sắt.

- Huyện Tuần Giáo (19 môn): Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Billard Snooker, Aerobic, Bóng rổ, Bóng ném, Điền kinh, Cờ vua, Thể hình, Thể dục Thẩm mỹ, Taekwondo, Pencatsilat, Boxing, Khiêu vũ Thể thao, Bơi.

- Huyện Tủa Chùa (15 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Đua thuyền, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng rổ, Bơi.

- Huyện Mường Ảng (15 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng rổ, Bóng ném, Bơi.

- Huyện Điện Biên Đông (15 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng rổ, Bóng ném, Bơi.

- Huyện Mường Chà (14 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Bóng ném, Bơi.

- Huyện Mường Nhé (15 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Quần vợt, Bi sắt, Bóng rổ, Bóng ném, Bơi.

- Huyện Nậm Pồ (14 môn): Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Billard Snooker, Aerobic, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Bóng ném, Thể dục dưỡng sinh, Bơi.



2.2. Quy hoạch hệ thống đào tạo VĐV.

Về cơ bản, thể chế quản lý hệ thống đào tạo VĐV thể thao thành tích cao của Điện Biên theo 3 tuyến:



Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung:

Là những VĐV có năng khiếu thể thao rõ rệt, số VĐV này được tuyển chọn, tập luyện tại Trường phổ thông năng khiếu TDTT, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thị, thành phố. VĐV được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá nhưng theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành tích thể thao. VĐV được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng, tham gia thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.



Tuyến VĐV đội tuyển trẻ:

Là những VĐV trẻ có triển vọng, có động cơ trở thành VĐV ưu tú chuyên nghiệp. Số VĐV này tập luyện tại Trường phổ thông năng khiếu TDTT, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. VĐV được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá nhưng theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành tích thể thao. VĐV được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.



Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh:

Là những VĐV xuất sắc có tài năng thể thao, VĐV được Nhà nước đầu tư toàn diện về giáo dục, học văn hoá, tập luyện nâng cao thành tích, thi đấu trong và ngoài nước, tập huấn tại tỉnh và ngoài tỉnh, các chế độ chính sách khác. VĐV tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, tập huấn ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài. Đầu tư đào tạo VĐV nhờ nguồn kinh phí của Điện Biên, kết hợp với nguồn kinh phí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu VĐV là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc VĐV trẻ quốc gia). VĐV thi đấu theo hệ thống thi đấu quốc gia, quốc tế.



2.3. Quy hoạch VĐV thể thao thành tích cao.

2.3.1. Các môn trọng điểm nhóm 1 (3 môn).

1. Môn Điền kinh

a) Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc, các giải vô địch quốc gia. Có VĐV đạt đẳng cấp quốc gia

b) Hệ thống đào tạo:

- Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung:

+ Đến năm 2020: 15 - 20 VĐV.

+ Đến năm 2025: 20 - 30 VĐV.

+ Đến năm 2030: 30 - 40 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển trẻ:

+ Đến năm 2020: 6 - 8 VĐV.

+ Đến năm 2025: 8 - 12 VĐV.

+ Đến năm 2030: 12 - 16 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh:

+ Đến năm 2020: 5 - 7 VĐV.

+ Đến năm 2025: 7 - 9 VĐV.

+ Đến năm 2030: 9 - 11 VĐV.

2. Môn Cầu lông

a) Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc, các giải vô địch, giải trẻ.

b) Hệ thống đào tạo:

- Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung:

+ Đến năm 2020: 10 - 12 VĐV.

+ Đến năm 2025: 12 - 14 VĐV.

+ Đến năm 2030: 14 - 16 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển trẻ:

+ Đến năm 2020: 6 - 8 VĐV.

+ Đến năm 2025: 8 - 10 VĐV.

+ Đến năm 2030: 10 - 14 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh:

+ Đến năm 2020: 4 - 6 VĐV.

+ Đến năm 2025: 6 - 8 VĐV.

+ Đến năm 2030: 8 - 10 VĐV.

3. Môn Karatedo

a) Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc, các giải vô địch, giải trẻ trong nước và khu vực. Có VĐV đạt đẳng cấp quốc gia.

b) Hệ thống đào tạo:

- Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung:

+ Đến năm 2020: 8 - 10 VĐV.

+ Đến năm 2025: 10 - 12 VĐV.

+ Đến năm 2030: 12 - 14 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển trẻ:

+ Đến năm 2020: 4 - 6 VĐV.

+ Đến năm 2025: 6 - 8 VĐV.

+ Đến năm 2030: 8 - 10 VĐV.

- Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh:

+ Đến năm 2020: 2 - 4 VĐV.

+ Đến năm 2025: 4 - 6 VĐV.

+ Đến năm 2030: 6 - 8 VĐV.
* Một số nội dung và giải pháp thực hiện 3 môn trọng điểm nhóm I:

Ba môn thể thao trọng điểm nhóm I là những môn thể thao cơ bản trong chương trình thi đấu của các Đại hội TDTT, là môn đặc trưng cho thể lực, kỹ thuật. Với nền thể chất của người dân vùng cao, các VĐV của Điện Biên có một số tố chất thể lực đặc trưng về sức mạnh, sức bền. Nếu đảm bảo điều kiện về cơ sở cật chất, kinh phí và có huấn luyện viên giỏi, Điện Biên có khả năng đào tạo được một số vận động viên có triển vọng đạt huy chương tại các giải thi đấu quốc gia và khu vực ở các nội dung sức mạnh và sức bền. Giải pháp cơ bản cần thực hiện đó là:

Xây dựng một số lớp năng khiếu trong các trường phổ thông; Duy trì tổ chức các giải thi đấu của 3 môn trong Hội khoẻ Phù Đổng các cấp học hàng năm, nhằm phát hiện, tuyển chọn được các VĐV có năng khiếu; Coi trọng công tác tuyển chọn VĐV đưa vào tập luyện bán tập trung và tiếp tục sàng lọc để lựa chọn những VĐV có năng khiếu có tố chất thực sự lên tuyến đội tuyển tỉnh; Gửi các VĐV đi tập huấn tại các Trung tâm huấn luyện, lựa chọn VĐV xuất sắc trong đội tuyển gửi đi đào tạo dài hạn ở trung ương hoặc các tỉnh, thành có thành tích tốt về các môn này; Kết hợp giữa trung ương với địa phương, kết hợp giữa Điện Biên với các tỉnh bạn để phát triển 3 môn trọng điểm; Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu: Sân bãi, nhà tập, phòng tập, dụng cụ trang thiết bị tập luyện.

2.3.2. Các môn thể thao nhóm II, nhóm III.

2.3.2.1. Hệ thống đào tạo:

Các môn thể thao nhóm II và nhóm III có thể kết hợp tuyến nghiệp dư ở các huyện với số lượng VĐV không lớn sau đó tuyển chọn chuyển lên tuyến VĐV năng khiếu được đào tạo tập trung. Hệ thống đào tạo theo hình lăng trụ không có chân đế rộng, gần như đào tạo “gà nòi”.

2.3.2.2. Một số nội dung và giải pháp:

- Định mức đầu tư của Nhà nước cho các môn thể thao nêu trên cần ở mức độ thích hợp và thấp hơn các môn thể thao trọng điểm nhóm 1. Một số môn thể thao cần tận dụng nguồn lực đầu tư ngoài Nhà nước.

- Một số môn thể thao mới phát triển cần mời huấn luyện viên giỏi làm công tác tuyển chọn và huấn luyện. Tiếp tục kết hợp giữa Trung ương và địa phương, kết hợp với các tỉnh thành bạn để đảm bảo tốt công tác tuyển chọn, huấn luyện. Kết hợp quá trình đào tạo VĐV với quá trình đào tạo thành huấn luyện viên giỏi cho tỉnh (sau khi VĐV đã hết tuổi thi đấu).

Căn cứ vào quy hoạch chung, cần xây dựng kế hoạch phát triển cho từng môn thể thao trọng điểm loại 1, loại 2 và loại 3.

Tổng số VĐV đào tạo thể thao thành tích cao các môn trọng điểm nhóm I tỉnh Điện Biên đến năm 2030


Năm

Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung

Tuyến VĐV đội tuyển trẻ

Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh

Tổng cộng

2020

33 - 42

16 - 22

11 - 17

60 - 81

2025

42 - 56

22 - 30

17 - 23

81 - 109

2030

56 - 70

30 - 40

23 - 29

109 - 139

2.4. Quy hoạch hệ thống tổ chức thi đấu TDTT.

2.4.1. Hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao:

- Đại hội TDTT toàn tỉnh 4 năm/lần.

- Tổ chức 2 - 3 giải/năm ở các môn thể thao.

- Đăng cai 2 - 3 giải thể thao khu vực, toàn quốc/năm.



2.4.3. Tham gia các giải thể thao trong nước, quốc tế:

- Đại hội TDTT toàn quốc 4 năm/lần.

- Giải Vô địch toàn quốc, giải trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ở các môn thể thao thành tích cao hàng năm.

- Một số vận động viên tiêu biểu tham gia các giải Đông Nam Á, Châu Á ở một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh: Điền kinh, Võ, Cầu lông.



3. Nội dung quy hoạch đất và cơ sở vật chất kỹ thuật cho TDTT (phụ lục 26, 27, 28).

3.1. Quy hoạch quỹ đất TDTT.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các ngành, các cấp có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về quỹ đất dành cho TDTT phù hợp với từng giai đoạn, đảm bảo đến năm 2020 đạt khoảng 2,7m2/người dân, đến năm 2025 khoảng 3,1m2/người dân và đến năm 2030 khoảng 3,5m2/người dân.



3.1.1. Cấp tỉnh.

Để phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển lâu dài cần có quy hoạch đất để xây dựng các công trình TDTT tỉnh.

Quỹ đất để xây dựng khu liên hợp TDTT (theo tiêu chuẩn về xây dựng công trình thể thao tại Quyết định số 12/2004/QĐ-BXD ngày 12 tháng 5 năm 2004 về việc ban hành 3 tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 287:2004; 288:2004 và 289:2004 về các công trình thể thao).

- Sân vận động

- Nhà tập luyện các môn.

- Sân tập từng môn

- Bể bơi

- Trường bắn

Tổng diện tích đất là: 15,2 ha.

Quỹ đất để xây dựng sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ là: 80-100ha (thực hiện theo chủ trương xã hội hóa).



3.1.2. Cấp huyện (10 huyện, thị xã, thành phố).

Chỉ tiêu sử dụng đất TDTT cho mỗi huyện theo quy định từ 6 - 6,5 ha để xây dựng các công trình thể thao như: sân vận động, nhà tập luyện thi đấu, bể bơi và một số công trình thể thao khác.

Tổng diện tích khoảng 60 - 65 ha.

3.1.3. Cấp xã (130 xã, phường, thị trấn) và khu dân cư (1.813 thôn, bản, khu phố).

Để phù hợp với điều kiện của tỉnh là đất bằng phẳng ít, do vậy quy hoạch đất TDTT được chia theo từng giai đoạn. Cụ thể:



- Các phường, thị trấn: Tận dụng sân của trụ sở UBND làm khu thể thao.

- Các xã miền núi: Khu thể thao từ 1.200m2 trở lên.

- Các xã đặc biệt khó khăn: Khu thể thao từ 500m2 trở lên.

Đối với các xã, phường, thị trấn nếu có điều kiện về quỹ đất, có thể xây dựng sân vận động.

- Các thôn, bản, tổ dân phố thuộc phường, thị trấn: Sân tập thể thao đơn giản từ 500m2 trở lên.



- Các thôn, bản thuộc xã miền núi: Sân tập thể thao đơn giản từ 300m2 trở lên.

- Các thôn, bản thuộc xã đặc biệt khó khăn: Sân tập thể thao đơn giản từ 200m2 trở lên.



Đối với các thôn, bản, tổ dân phố nếu có điều kiện, có thể xây dựng sân bóng đá đơn giản.

* Quy hoạch quỹ đất TDTT cấp xã, phường, thị trấn và thôn, bản, tổ dân phố đến năm 2020 đạt 107,9 ha; đến năm 2025 đạt 134,5 ha; đến năm 2030 đạt 161,4 ha.

Những địa bàn có điều kiện, bố trí đất TDTT gắn liền với nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của xã, thôn, bản, khu phố, sân thể thao trường học.

3.2. Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho TDTT.

3.2.1. Cấp tỉnh do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý.

Quy hoạch về cơ sở vật chất TDTT của tỉnh đến năm 2030 như sau:

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Đầu tư xây dựng sân vận động quy mô 20.000 chỗ ngồi (giai đoạn I) thuộc Dự án Trung tâm TDTT của tỉnh (tại phường Him Lam – TP Điện Biên Phủ).

+ Xây dựng trường phổ thông năng khiếu TDTT (tại phường Mường Thanh - TP Điện Biên Phủ).

+ Xây dựng bể bơi trong nhà 1.000 chỗ ngồi thuộc Dự án Trung tâm TDTT của tỉnh (tại phường Him Lam - TP Điện Biên Phủ).

- Giai đoạn 2026-2030:

+ Tiếp tục đầu tư sân vận động (giai đoạn II);

+ Xây dựng trường bắn, nhà hành chính, giảng đường…hoàn thiện các hạng mục công trình thuộc Dự án Trung tâm TDTT của tỉnh (tại phường Him Lam - TP Điện Biên Phủ).

3.2.2. Cấp huyện:

Để đảm bảo mục tiêu đề ra, cấp huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên cần quy hoạch 3 công trình thể thao cơ bản gồm: sân vận động, nhà tập luyện, bể bơi và phân theo từng giai đoạn sau:

- Đến năm 2020:

+ Xây dựng mới 01 sân vận động có khán đài: tại huyện Mường Nhé.

+ Thành lập mới 02 Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại thị xã Mường Lay và huyện Tuần Giáo.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Nâng cấp 01 sân vận động có khán đài: tại huyện Điện Biên Đông.

+ Xây dựng mới 01 nhà thi đấu 1.000 chỗ: tại huyện Tuần Giáo.

+ Xây dựng mới 02 sân vận động có khán đài: tại huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo.

+ Nâng cấp 01 sân vận động có khán đài: tại huyện Tủa Chùa.

+ Nâng cấp 01 nhà thi đấu 1.000 chỗ: tại huyện Điện Biên.

+ Thành lập mới 03 Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại huyện Điện Biên, huyện Mường Chà và huyện Tủa Chùa.

- Giai đoạn 2026 - 2030:

+ Xây dựng mới 03 sân vận động có khán đài: tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng và huyện Nậm Pồ.

+ Xây dựng mới 01 nhà thi đấu: tại huyện Mường Nhé.

+ Nâng cấp 01 nhà thi đấu 1.000 chỗ: tại thị xã Mường Lay.

+ Thành lập mới 04 Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng, huyện Mường Nhé và huyện Nậm Pồ.

Ở cấp huyện cần thực hiện tốt quy hoạch đất dành cho TDTT để đảm bảo xây dựng các công trình cơ bản và tạo điều kiên thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư các công trình TDTT theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Quy cách xây dựng sân vận động cấp huyện là sân bóng đá đơn giản, có mặt cỏ và khán đài A; nhà luyện tập và thi đấu có sức chứa đến 1.000 chỗ ngồi; bể bơi đơn giản.



3.2.3. Cấp xã và khu dân cư (thôn, làng, bản, khu phố):

Để phát triển phong trào TDTT được sâu rộng và thực hiện mục tiêu quy hoạch đề ra, các cơ sở vật chất cấp xã của tỉnh Điện Biên cần thực hiện theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tiêu chí cơ sở vật chất, quy hoạch đất cho Nhà văn hoá, Khu thể thao ở xã và thôn quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL.

Đối với tỉnh miền núi như Điện Biên diện tích đất tự nhiên rộng, tuy nhiên hầu hết là đồi núi cao, thiếu mặt bằng. Do vậy cần dành quỹ đất cho xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao tối thiểu trung bình khoảng 0,83 ha/xã (được phân bổ cho các thôn bản). Riêng trung tâm xã cần xây dựng khu trung tâm bao gồm: nhà tập tối thiểu 200m2 (200 chỗ ngồi), sân tập bóng đá tối thiểu 30 x 50m. Mỗi thôn, làng, bản, khu phố tối thiểu có sân tập thể thao đơn giản. Cụ thể, các giai đoạn thực hiện như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020: Đạt khoảng 25 - 30% xã.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Đạt khoảng 55 - 60% xã.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Đạt 100% xã.



3.2.4. Về trường học:

Xây dựng khu GDTC (được quy hoạch xây dựng thành khu riêng) với các công trình: Hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy 60 - 100m, xà đơn, xà kép; có từ 2 - 3 sân đá cầu, cầu lông… Trong điều kiện các trường đã xây dựng không còn quỹ đất cần phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã hoặc các công trình phúc lợi của thôn, làng, bản, khu phố; các trường xây dựng mới bắt buộc phải có khu GDTC theo quy định.

Các trường cấp tiểu học cần đảm bảo có sân tập thể thao và khu vui chơi giải trí. Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có khu GDTC gồm: nhà tập đa năng, hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy...

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Xây dựng thêm 10 nhà tập đa năng.

+ Xây dựng 10 bể bơi.

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Xây dựng thêm 20 nhà tập đa năng.

+ Xây dựng thêm 15 bể bơi.

- Giai đoạn 2026-2030:

+ Xây dựng thêm 30 nhà tập đa năng.

+ Xây dựng thêm 20 bể bơi.

- Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Giai đoạn 2016-2020 nâng cấp các công trình sân bóng đá, Nhà tập, sân tập thể thao từng môn (đạt 100%).

3.2.5. Về các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại:

- Các khu công nghiệp: Có sân tập thể thao, những nơi có điều kiện phát triển có 01 bể bơi đơn giản 200 - 300m2 và 01 nhà tập đa năng đơn giản.

- Các trung tâm thương mại: Có các công trình thể thao và khu vui chơi giải trí.

4. Định hướng phát triển dịch vụ thể thao, xã hội hóa thể dục, thể thao và liên kết phát triển thể dục, thể thao với các lĩnh vực văn hóa, du lịch

4.1. Phát triển dịch vụ thể thao, xã hội hóa thể dục, thể thao



4.1.1. Tiếp tục mở rộng các cơ sở dịch vụ TDTT.

- Giai đoạn đến năm 2020 từng bước chuyển các cơ sở TDTT công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, các cơ sở thể thao ngoài công lập đáp ứng 12 - 17% nhu cầu dịch vụ TDTT; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 17 - 27%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 27 - 37%;

- Giai đoạn đến năm 2020: Nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động sự nghiệp TDTT tăng gấp 1,3 lần so với hiện tại; giai đoạn 2021 - 2025 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2020; giai đoạn 2026 - 2030 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2021 - 2025.

4.1.2. Xã hội hóa thể dục thể thao.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, động viên sức mạnh toàn xã hội chăm lo công tác TDTT.



Công tác xã hội hoá phong trào TDTT cho mọi người: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục chủ động phối hợp, ký kết các chương trình phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể như: Đảng ủy DCĐ tỉnh, Giáo dục và Đào tạo; Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an, Quân đội, các Trường chuyên nghiệp, Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình... nhằm đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT cho mọi người. Hàng năm phối hợp tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh nhằm thu quần chúng tham gia đóng góp cho các hoạt động thể dục thể thao.

Công tác xã hội hóa các công trình thể thao:

+ Đến năm 2020: Cấp tỉnh xây mới 02 Bể bơi; Cấp huyện xây mới 02 Bể bơi, 02 sân Bóng đá cỏ nhân tạo.

+ Giai đoạn 2021-2025: Cấp tỉnh xây mới 01 sân golf 18 lỗ (giai đoạn I); Cấp huyện xây mới 02 Bể bơi, 02 sân Bóng đá cỏ nhân tạo.

+ Giai đoạn 2026-2030: Cấp tỉnh tiếp tục xây sân golf 18 lỗ (giai đoạn II); Cấp huyện xây mới 03 Bể bơi, 03 sân Bóng đá cỏ nhân tạo.



Công tác xã hội hoá thể thao thành tích cao: Cần tuyên truyền vận động từ cấp cở sở đến cấp tỉnh nhằm huy động các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ, đầu tư cho một số môn thể thao truyền thống, thế mạnh của tỉnh. Trong những năm tới, công tác xã hội hóa thể thao thành tích cao cần có những cơ chế ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân đầu tư hoặc tài trợ, hỗ trợ, bảo trợ cho một số môn thể thao có nhiều thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu lớn.

4.2. Liên kết phát triển thể dục, thể thao với các lĩnh vực văn hóa, du lịch

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng một số cụm du lịch quan trọng trên cơ sở liên kết giữa các điểm du lịch trong từng khu vực, trong đó trọng tâm là: Cụm du lịch thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận mà trọng tâm là khu vực thành phố Điện Biên - Pa Khoang - Mường Phăng (các sản phẩm du lịch chính của cụm du lịch này có thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí); Cụm du lịch thị xã Mường Lay và vùng phụ cận với các sản phẩm du lịch chính (thể thao dưới nước, giải trí); Các cụm du lịch Tuần Giáo - Pha Đin, Mường Nhé, Pú Nhi với các sản phẩm du lịch chính (thể thao mạo hiểm).

Do điều kiện và tiền năng của tỉnh về phát triển du lịch vì vậy, trong thời gian tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chủ trì tham mưu cho các địa phương thành lập các câu lạc bộ, phổ biến một số môn, nội dung thể thao phù hợp với các loại hình dịch vụ du lịch.

- Những môn, nội dung thể thao phục vụ du lịch sinh thái, cảnh quan và văn hoá lịch sử, du lịch thể thao: Câu cá, Đua thuyền, Leo núi, Bắn súng sơn, ...

- Những môn thể thao truyền thống gắn với du lịch, các lễ hội truyền thống: cụm liên xã - huyện, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, giã bánh dày, tù lu…



5. Các chương trình, đề án trọng điểm trong Quy hoạch

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch và đưa quy hoạch phát triển TDTT vào thực tiễn cần xây dựng các đề án trọng điểm như :

- Xây dựng đề án phát triển thể thao thành tích cao.

- Xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất, thiết chế cho thể dục thể thao.

- Xây dựng đề án phát triển thể dục, thể thao cho mọi người.

- Chương trình phát triển Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

- Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao.



tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương