Ủy ban nhân dân tỉnh hậu giang sở khoa học và CÔng nghệ BÁo cáo kết quả nghiên cứU khoa họC



tải về 5.8 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích5.8 Mb.
#36602
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22


CHƯƠNG 3


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả điều tra

Qua quá trình điều tra cho thấy hai huyện Vị Thủy và Long Mỹ có diện tích trồng khóm còn thấp, không tập trung và cây mới trồng 1 - 2 năm, các bệnh thối rễ và thối nõn chỉ xuất hiện rải rác nên đã không thỏa theo tiêu chí điều tra đã đề ra (rẫy khóm đã trồng trên 3 năm, cây đang có bệnh để thu thập mẫu bệnh). Vì vậy, sau khi hội ý với các cán bộ kỹ thuật của sở Nông nghiệp & PTNT, công tác điều tra đã tập trung vào vùng trồng khóm trọng điểm của tỉnh (xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh) đđiều tra và thu mẫu bệnh trên các hộ trồng khóm lưu niên có diện tích ≥ 0,3 ha ở mỗi hộ.

Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu đã điều tra được 19 hộ nông dân trồng khóm đã bị nhiễm bệnh thối rễ và thối nõn với tỷ lệ khá cao. Trên các ruộng điều tra, đã thu thập và phân lập được 50 chủng Trichoderma từ các mẫu đất ở cây khỏe trong ruộng, 5 chủng Phytophthora phân lập được từ phần nõn cây bệnh và 10 chủng Fusarium phân lập từ các phần rễ cây bệnh của các giống khóm Queen và Cayenne (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Sự hiện diện của các chủng Fusarium, Phytophthora Trichoderma tại Hậu Giang (Đại học Cần Thơ, 2005 – 2006).


Thị xã



Số hộ

điều tra

Số chủng

Phytophthora

Số chủng

Fusarium


Số chủng Trichoderma

Vị Thanh

Hỏa Tiến

19

5

10

50

Tổng số


19

5

10

50

Các chủng nấm gây bệnh thối rễ khóm được xác định là Fusarium solani dựa theo khóa phân loại của Booth (1971), Burgess và ctv. (1994), Gerlach và Nirenberg (1982).

Các chủng nấm gây bệnh thối nõn khóm được xác định là Phytophthora nicotianae dựa theo khóa phân loại Phytophthora của Drenth và Sendall (2001).



Kết quả Bảng 3.2 cho thấy lượng phân bón N, P, K được nông dân sử dụng trên ha ở xã Hỏa Tiến (Hậu Giang) tương ứng là 2,1 N + 1,0 g P2O5 + 0,1 g K2O, rất thấp so với mức khuyến cáo là 10 g N + 7 g P2O5 + 8 g K2O/cây.

Bảng 3.2 Lượng phân bón/ha của các hộ điều tra tại xã Hỏa Tiến, huyện Vị Thanh, Hậu Giang (2005).

Phân bón

Cỡ mẫu (n)

Lượng (g/cây)

N

19

2,1

P2O5

19

1,0

K2O

19

0,1

3.2 Khả năng gây hại của các tác nhân gây bệnh qua quy trình Koch

Tất cả 10 chủng Fusarium gây bệnh thối rễ và 5 chủng Phytophthora gây bệnh thối nõn thu thập từ các ruộng khóm đã được tiêm chủng lên cây khóm con cấy mô theo quy trình Koch.



Kết quả thống kê (Bảng 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6) cho thấy các chủng F. solaniP. nicotianae thu thập đều có khả năng gây hại với các mức độ khác nhau.

Bảng 3.3. Chỉ số bệnh (%) trên cây khóm con sau 25, 35 và 45 ngày chủng nấm gây bệnh Fusarium solani (Đại học Cần Thơ, 2006).

Nghiệm thức

Chỉ số bệnh (%)

25 NSKC

35 NSKC

45 NSKC

Đối chứng

0 c

0 e

0 e

F-VTa7

31,6 b

75,1 a

100 a

F-VTa8

0 c

1,9 d

6,2 d

F-VTa9

39,9 a

61,7 b

85,2 b

F-VTa11

0 c

0 e

4,7 d

F-VTa14

0 c

0 e

0 e

F-VTa15

0 c

0 e

0 e

F-VTa17

0 c

0 e

0 e

F-VTa18

0 c

0 e

0 e

F-VTa21

0,3 c

6,2 c

18,0 c

F-VTa23

0 c

0 e

0 e

CV(%)

29,7

18,5

13,1

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi arcsin.

NSKCF: Ngày sau khi chủng Fusarium

Bảng 3.4. Tỷ lệ cây chết (%) trên cây khóm con sau 45 ngày chủng nấm gây bệnh Fusarium solani (Đại học Cần Thơ, 2006).

Nghiệm thức

Tỷ lệ cây chết (%)

Đối chứng

0 c

F-VTa7

100 a

F-VTa8

0 c

F-VTa9

34,2 b

F-VTa11

0 c

F-VTa14

0 c

F-VTa15

0 c

F-VTa17

0 c

F-VTa18

0 c

F-VTa21

0 c

F-VTa23

0 c

CV(%)

29,9

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi arcsin.

Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy có 5/10 chủng F. solani gây hại cho cây khóm tại vùng điều tra. Trong 4 chủng này, có 2 chủng tạo độc tính cao (chỉ số bệnh trên 50% ở 35 ngày và trên 80% ở 45 ngày sau khi chủng, NSKC), có khả năng gây hại nặng trên cây khóm con là F-VTa7 và F-VTa9. Trong đó, chủng F-VTa7 có độc tính cao nhất (Hình 3.1), chỉ số bệnh và tỷ lệ cây chết 100% sớm nhất ở 45 NSKC; kế đến là F-VTa9 có chỉ số bệnh đạt 85,2% và tỷ lệ cây chết đạt 34,2% ở 45 NSKC. Riêng 3 chủng F-VTa8, F-VTa11 và F-VTa21 cũng biểu hiện triệu chứng bệnh (qua chỉ số bệnh) nhưng ở mức độ thấp (4,7 - 18,0%) nhưng chưa đủ độc tố làm chết cây qua 45 ngày khảo sát. Năm chủng F. solani còn lại (F-VTa8, F-VTa14, F-VTa15, F-VTa17 và F-VTa18) đều không tạo độc tố trên cây khóm con và không gây chết cây sau 45 ngày khảo sát.

Bảng 3.5. Chỉ số bệnh (%) trên cây khóm con sau 20, 30 và 40 ngày chủng nấm gây bệnh Phytophthora nicotianae (Đại học Cần Thơ, 2006).

Nghiệm thức

Chỉ số bệnh (%)

20 NSKC

30 NSKC

40 NSKC

Đối chứng

0 d

0 e

0 e

P-VTa7

17,4 b

26,6 b

54,7 b

P-VTa9

5,5 c

14,0 c

28,0 c

P-VTa18

40,0 a

70,9 a

100 a

P-VTa21

0 d

3,7 d

7,9 d

P-VTa23

0 d

0 d

1,7 e

CV(%)

15,8

18,4

15,2

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi arcsin.

NSKCP: Ngày sau khi chủng Phytophthora.

Bảng 3.5 và 3.6 cho thấy cả 5 chủng nấm P. nicotianae thu thập và phân lập đều gây bệnh trên cây khóm con với độc tính thể hiện trên cây của từng chủng nấm cũng khác nhau (Bảng 3.5). Chủng nấm P. nicotianae P-VTa18 có độc tính cao nhất (Hình 3.2) với chỉ số bệnh và tỷ lệ cây chết đều đạt 100% ở 40 ngày sau khi chủng nấm P. nicotianae (Bảng 3.5 và Bảng 3.6).

Bốn chủng nấm P. nicotianae còn lại (P-VTa7, P-VTa9, P-VTa21 và P-VTa23) dù có biểu hiện bệnh (qua chỉ số bệnh) nhưng chưa có khả năng gây chết cây sau 40 ngày chủng bệnh. Chỉ số bệnh của các chủng này ở 40 ngày sau khi chủng lần lượt là P-VTa7 (54,7%), P-VTa9 (28%), P-VTa21 (7,9%) và P-VTa23 (1,7%) (Bảng 3.6).

Như vậy, kết quả điều tra và thu thập mẫu bệnh ở xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh cho thấy có sự hiện diện của các chủng nấm F. solani (gây bệnh thối rễ trên khóm) và nấm P. nicotianae (gây bệnh thối nõn trên khóm) trên các cây khóm bệnh; 5/10 chủng nấm (chiếm 50%) F. solani và 5/5 chủng nấm (chiếm 100%) phân lập được đều có khả năng gây bệnh trên cây khóm con cấy mô ở các mức độ và tốc độ khác nhau. Dựa vào kết quả thử nghiệm theo quy trình Koch này, có thể kết luận nấm Fusarium solani chính là tác nhân gây bệnh thối rễ và nấm Phytophthora nicotianae chính là tác nhân gây bệnh thối nõn trên các ruộng khóm tại những địa phương đã khảo sát.

Bảng 3.6. Tỷ lệ chết (%) trên cây khóm con sau 40 ngày chủng nấm gây bệnh Phytophthora nicotianae (Đại học Cần Thơ, 2006).

Nghiệm thức

Tỷ lệ cây chết (%)

Đối chứng

0 b

P-VTa7

0 b

P-VTa9

0 b

P-VTa18

100 a

P-VTa21

0 b

P-VTa23

0 b

CV (%)

0

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi arcsin.

3.3 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma dựa trên khả năng ức chế sự phát triển sợi nấm của các chủng F. solaniP. nicotianae

Các chủng Trichoderma được phân lập từ các ruộng khóm của Vị Thanh được đánh giá hiệu quả đối kháng so với chủng Trichoderma T-BM2a (làm đối chứng +) là chủng có khả năng đối kháng cao trong các nghiên cứu trước đây của nhóm nghiên cứu. Các thí nghiệm được thực hiện trên đĩa petri nhằm chọn lọc sơ khởi các chủng Trichoderma có khả năng đối kháng tốt với các chủng nấm gây bệnh F. solani P. nicotianae qua khả năng ức chế sự phát triển khuẩn lạc của nấm bệnh.

Hai chủng F. solani gây bệnh nặng (F-VTa7 và F-VTa9) và ba chủng P. nicotianae gây bệnh (P-VTa7, P-VTa9 và P-VTa18) từ thí nghiệm trước (mục 3.2) đã được chọn để đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma.

Nhìn chung, từ sau 3 ngày nuôi cấy các chủng Trichoderma đều có khả năng đối kháng với các chủng nấm gây bệnh F. solaniP. nicotianae nhưng với khả năng đối kháng thay đổi tùy chủng nấm.



Kết quả đánh giá khả năng đối kháng đối với nấm F. solani (Bảng 3.7) cho thấy có 9 chủng Trichoderma (T-VTa14c, T-VTa16b, T-VTa18b, T-VTa18c, T-VTa20a, T-VTa23c, T-VTa24a, T-VTa24c và T-VTa25a) có khả năng đối kháng cao và ổn định với F. solani (F-VTa7 và F-VTa9) với hiệu suất đối kháng tương đương với T-BM2a (56,2%) trung bình là 48,3 – 58,9%. Trong các chủng này, 4 chủng T-VTa14c (Hình 3.3), T-VTa16b, T-VTa18b và T-VTa18c cho hiệu suất đối kháng với F. solani cao và ổn định nhất.

Bảng 3.7. Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng Trichoderma thu thập tại Vị Thanh (Hậu Giang) đối với 2 chủng F. solani gây bệnh trên thối rễ khóm ở 3 ngày sau khi nuôi cấy trên môi trường PDA (Đại học Cần Thơ, 2006).

TT

Nghiệm thức

Fusarium

T. Bình Trichoderma

F-VTa7

F-VTa9

1

T-BM2a

60,7 a

50,0 a-f

56,2 abc

2

T-VTa7a

33,3 h-m

45,0 c-h

39,1 g-m

3

T-VTa7b

41,4 d-j

41,5 di

41,4 g-k

4

T-VTa7c

39,1 e-k

47,1 b-h

43,0 e-j

5

T-VTa7d

45,8 c-h

45,0 c-h

45,4 d-i

6

T-VTa8

43,7 c-i

49,4 a-h

46,5 c-h

7

T-VTa9a

42,5 d-i

46,0 b-h

44,2 d-j

8

T-VTa9b

24,3 lm

47,0 b-h

35,2 i-m

9

T-VTa10a

39,4 e-k

42,2 d-i

40,8 g-l

10

T-VTa10b

12,4 n

49,4 a-h

29,1 m

11

T-VTa10c

33,6 h-m

44,9 c-h

39,2 g-l

12

T-VTa11a

29,0 j-m

44,8 c-h

36,7 h-m

13

T-VTa11b

38,1 f-k

49,4 a-h

43,7 e-j

14

T-VTa12

28,8 klm

42,7 d-i

35,6 i-m

15

T-VTa13a

23,4 m

46,7 b-h

34,6 j-m

16

T-VTa13b

33,6 h-m

41,6 d-i

37,5 h-m

17

T-VTa14a

38,2 f-k

41,1 d-i

39,6 g-l

18

T-VTa14b

37,0 f-k

39,2 f-i

38,1 g-m

19

T-VTa14c

59,5 ab

58,3 ab

58,9 a

20

T-VTa14d

35,7 g-l

48,3 a-h

41,9 f-k

21

T-VTa15a

40,2 e-k

50,6 a-g

45,3 d-i

22

T-VTa15b

35,9 g-l

44,8 c-h

40,3 g-l

23

T-VTa16a

42,7 d-i

37,9 g-j

40,3 g-l

24

T-VTa16b

56,2 abc

58,5 ab

57,3 ab

25

T-VTa17a

36,9 f-k

27,3 j

32,0 klm

26

T-VTa17b

38,3 f-k

47,1 b-h

42,7 e-j

27

T-VTa18a

28,1 klm

46,1 b-h

36,9 h-m

28

T-VTa18b

54,0 a-d

60,6 a

57,3 ab

29

T-VTa18c

59,4 ab

56,1 abc

57,8 ab

30

T-VTa18d

36,9 f-k

42,7 d-i

39,8 g-l

31

T-VTa19a

43,7 c-i

37,8 g-j

40,7 g-l

32

T-VTa19b

41,6 d-i

40,4 e-i

41,0 g-l

33

T-VTa19c

43,6 c-i

43,5 c-i

43,6 e-j

34

T-VTa20a

46,1 c-h

50,5 a-g

48,3 a-g

35

T-VTa20b

47,1 b-g

49,4 a-h

48,2 b-g

36

T-VTa21a

47,2 b-g

39,2 f-i

43,2 e-j

37

T-VTa21b

35,8 g-l

44,8 c-h

40,3 g-l

38

T-VTa21c

38,2 f-k

42,5 d-i

40,3 g-l

39

T-VTa21d

42,3 d-i

38,3 g-j

40,3 g-l

(Xem tiếp trang sau)

TT

Nghiệm thức

Fusarium

T. Bình

Trichoderma

F-VTa7

F-VTa9

40

T-VTa22a

38,1 f-k

44,6 c-h

41,3 g-k

41

T-VTa22b

39,3 e-k

43,8 c-i

41,5 g-k

42

T-VTa22c

35,8 g-l

45,0 c-h

40,4 g-l

43

T-VTa23a

38,2 f-k

46,0 b-h

42,1 f-k

44

T-VTa23b

28,0 klm

44,9 c-h

36,2 h-m

45

T-VTa23c

53,7 a-d

53,9 a-d

53,8 a-d

46

T-VTa23d

43,5 c-i

37,5 g-j

40,5 g-l

47

T-VTa24a

56,1 abc

52,6 a-e

54,4 a-d

48

T-VTa24b

43,7 c-i

37,1 hij

40,4 g-l

49

T-VTa24c

51,6 a-e

52,8 a-e

52,2 a-f

50

T-VTa25a

49,2 a-f

56,1 abc

52,7 a-e

51

T-VTa25b

31,0 i-m

31,3 ij

31,2 lm (*)




T.Bình Fusarium

40,2 A

45,5 A (**)







CV (%)

10,7


tải về 5.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương