Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang


Bước 3: Cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương Bắc Giang xuất trình giấy hẹn nhận kết quả. 2.2. Cách thức thực hiện



tải về 4.06 Mb.
trang29/49
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích4.06 Mb.
#20808
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   49

Bước 3: Cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương Bắc Giang xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

2.2. Cách thức thực hiện:

- Qua bưu điện;

-Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (theo mẫu tại phụ lục II của Thông tư số 36/2014/TT-BCT)

- Hai (02) ảnh (cỡ 2x3cm) của người đề nghị cấp lại giấy chứng nhận;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

2.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời hạn của giấy chứng nhận: bằng thời hạn của giấy chứng nhận đã cấp.



2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương Bắc Giang.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.

2.7. Kết quả thưc hiện TTHC: Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

2.8. Phí, lệ phí: không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

(Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ Công Thương).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

a) Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến hóa chất công nghiệp nguy hiểm; hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và sử dụng hóa chất) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

b) Có lao động tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại cơ sở, có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 08/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ Công Thương quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.


Phụ lục II: Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


GIẤY ĐỀ NGHỊ

cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện

kỹ thuật an toàn hóa chất
Kính gửi: Sở Công Thương Bắc Giang

Tên cá nhân:…………………………………….

Ngày sinh:……………………………………….

Chức vụ:…………………………………………..

Nơi làm việc:………………………………………..

Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất của Sở Công Thương Bắc Giang cấp ngày…tháng…năm….đã …(1)…Thực hiện quy định tại điều 9 Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ trường Bộ Công Thương quy định về huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất, đề nghị Sở Công Thương Bắc Giang cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất./. …., ngày…tháng….năm….

Người đề nghị

( Ký, ghi rõ họ tên)


Hồ sơ gửi kèm theo:

……………………….



  1. Lý do cấp lại.


3. Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

3.1.Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương Bắc Giang:

- Địa chỉ: Số 45B, đường Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang.

+ Điện thoại: 0240. 3854466; FAX: 0240. 3829290.

- Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 đến 05 người. Mẫu biên bản kiểm tra được quy định tại phụ lục 9, mẫu xác nhận biện pháp quy định tại phụ lục 10 kèm theo thông tư.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét, thẩm định và xác nhận biện pháp cho tổ chức, cá nhân, trong trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành.

- Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện.



3.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Công Thương Bắc Giang hoặc gửi qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân (theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ CôngThương);

- Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

- Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).



b). Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (thời hạn xác nhận Biện pháp không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ).

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp, cụ thể:

- Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động;

- Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP;

- Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.



3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Bắc Giang.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

3.8. Phí, lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 85/2015/TT-BTC ngày 03/6/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất.

3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Công văn đề nghị thực hiện theo mẫu Phụ lục 8 của Thông tư số 20/2013/TT-BCT.

- Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại phụ lục 9, mẫu xác nhận biến pháp quy định tại phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hóa chất được Quốc Hội khóa XII, thông qua ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

- Thông tư số 85/2015/TT-BTC ngày 03/6/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất.

PHỤ LỤC 7

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT


(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.

2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Chương I

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

2. Công nghệ sản xuất.

3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

5. Các tài liệu kèm theo:

- Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.



Chương II

DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.

2. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.


Chương III

BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.

3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

4. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở Phần II.

5. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

6. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất.

2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất:

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

(Nếu có)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

 
PHỤ LỤC 8

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT


(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số:    

..…..(1), ngày … tháng … năm…

 

Kính gửi: Sở Công Thương …………

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………

Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất: ……………………………………………

Địa điểm thực hiện: ………………………………………………………………

Điện thoại: …………………….. Fax: ……………………. E-mail: …………

Đề nghị …………..…(2) xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Sau khi được xác nhận, doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số ..... /…./TT-BCT ngày ….. tháng .... năm ….. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xin gửi kèm theo đơn:

- Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất: (số lượng bản)

- Các tài liệu kèm theo (nếu có)./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:


(1) Địa danh.

(2) Tên Cơ quan xác nhận Biện pháp.

 

PHỤ LỤC 9

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

UBND………
SỞ CÔNG THƯƠNG
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số:       /………..

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Thời gian: ………………………………………………………...………………

Địa điểm: …………………………………………………………………………

Thành phần tham dự: ……………………………………………………………

Chủ trì: ……………………………………………………………………………

Thư ký: …………………………………………………………………………

Nội dung kiểm tra: ………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Buổi kiểm tra kết thúc vào ………. ngày ……… tháng ……… năm ………../.

 


THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên

TRƯỞNG ĐOÀN
(Chữ ký)
Họ và tên

 

PHỤ LỤC 10

MẪU XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP


(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

UBND ….
SỞ CÔNG THƯƠNG
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số: ……./XN-SCT

(1)………., ngày    tháng   năm …..

 

XÁC NHẬN

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của …… (2)

Sở Công Thương (3) xác nhận:

Dự án hoặc cơ sở hóa chất ……. (2),

Địa chỉ trụ sở chính …………., điện thoại ………………….., fax ……………

Đã xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ừng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số …../ ……../TT-BCT ngày …. tháng .... năm .... của Bộ Công Thương quy định Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận./.

 

 

Nơi nhận:
- Tên doanh nghiệp;
- Lưu: VT, …

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:


(1) Địa danh.

(2) Tên cụ thể của dự án hoặc cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm.

(3) Tên cụ thể của Sở Công Thương.
4. Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đại diện tổ chức đến nộp hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương Bắc Giang:

- Địa chỉ: Số 45B, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang;

- Số điện thoại: 0240. 3854.466; FAX: 0240. 3829.290;

- Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần ( trừ ngày lễ, tết).

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, viết giấy biên nhận trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Bước 2: - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm cho cơ sở. Sở Công Thương quy định cụ thể thời gian huấn luyện, kiểm tra nhưng không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra. Sở Công Thương thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm, đại diện tổ chức đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương Bắc Giang xuất trình giấy hẹn nhận kết quả. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Công Thương sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện:

- Qua bưu điện;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận:

- Đơn đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (theo quy định tại phụ lục 6 của Thông tư số 44/2012/TT-BCT);

- Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

- Danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (theo mẫu tại phụ lục III đính kèm);

- Hai (02) ảnh (cỡ 3x4cm) của người có trong danh sách đề nghị huấn luyện;

- Danh sách các loại hóa chất liên quan đến hoạt động của cơ sở.



* Hồ đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận:

- Đơn đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Phụ lục 6;

- Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;

- 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.



b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời hạn của giấy chứng nhận: 02 năm.



4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương Bắc Giang.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.

4.7. Kết quả thưc hiện TTHC: Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

4.8. Phí, lệ phí: không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; danh sách các đối tượng tham gia huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

(Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm ;



4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.


PHỤ LỤC III

MẪU DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN (NẾU CÓ), KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM



DANH SÁCH………….(1)………………..

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số CMND / Số Hộ chiếu

Chức vụ

Đơn vị công tác

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

………, ngày…… tháng…… năm……
…… (2) ……
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Danh sách tham gia huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận hoặc Danh sách kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận;

(2) Lãnh đạo của cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Giám đốc Công ty).


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 4.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương