Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bà RỊa vũng tàU Độc lập Tự do Hạnh phúc


Điều 31: Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn



tải về 324.79 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích324.79 Kb.
#25330
1   2   3   4

Điều 31: Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:

Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ bằng mức bồi thường đất theo hiện trạng đang sử dụng; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.



Điều 32: Hỗ trợ khác:

1. Hỗ trợ tiền thuê nhà:

a) Người bị thu hồi đất, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở là: 1.000.000 đồng /hộ /tháng; với thời gian hỗ trợ tính từ ngày bàn giao mặt bằng cho đến ngày nhận nhà hoặc đất tái định cư và còn được tính thêm:

- Các hộ nhận nhà hoàn thiện: Được cộng thêm 01 (một) tháng.

- Các hộ nhận nhà xây thô: Được cộng thêm 03 (ba) tháng.

- Các hộ nhận đất để tự xây dựng nhà: Được cộng thêm 06 (sáu) tháng.

b) Người bị giải tỏa hết nhà phải xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại sau khi thu hồi cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 1.000.000 đồng/tháng/hộ trong thời gian 06 (sáu) tháng.

c) Người bị thu hồi đất thuộc đối tượng tự lo nơi ở mới thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 1.000.000 đồng/tháng/hộ trong thời gian 06 (sáu) tháng.

2. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 và khoản 1 điều này mà các hộ gia đình, cá nhân còn khó khăn, để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất, sẽ được hỗ trợ thêm. Tiền hỗ trợ thêm do người được Nhà nước giao đất, thuê đất chi trả; đối với đất thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa có dự án sử dụng đất, thì tổ chức sử dụng quỹ đất phải đứng ra chi trả.

Mức cụ thể tùy theo từng dự án do UBND Huyện, thị xã,Thành Phố xem xét đề xuất UBND Tỉnh quyết định (nếu là tổ chức phát triển quỹ đất chi trả) hoặc thống nhất với chủ dự án (nếu chủ dự án chi trả).



CHƯƠNG V

TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 33: Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Hộ gia đình, cá nhân có đất bị Nhà nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này mà phải di chuyển chỗ ở và hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn của công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn mà không thể sử dụng để ở được và có nhu cầu di chuyển chỗ ở thì được xét bố trí tái định cư hoặc giao đất ở mới theo Quy định này.



Điều 34: Các nguyên tắc về chính sách tái định cư đối với người bị thu hồi đất:

1. Việc bố trí tái định cư là Nhà nước sắp xếp, tạo điều kiện để các hộ bị thu hồi đất có chỗ ở ổn định, không phải là hình thức hoán đổi đất ở.

2. Tổng diện tích đất được bố trí tái định cư không lớn hơn diện tích đất đã bị thu hồi, trừ trường hợp diện tích đất thu hồi nhỏ hơn 1 căn nhà hoặc 1 lô đất tại khu tái định cư theo quy hoạch.

3. Việc xem xét và bố trí tái định cư phải tuân thủ nguyên tắc công khai, bình đẳng và đúng chính sách đã quy định.

4. Người được bố trí tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất và chi phí xây dựng nhà (nếu có). Giá để tính tiền sử dụng đất được áp dụng cùng một bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khi tính bồi thường về đất.

5. Đối với các dự án đầu tư có quy hoạch đất ở trong dự án thì phải ưu tiên bố trí tái định cư vào nơi phù hợp quy hoạch của dự án cho các hộ sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi để thực hiện dự án.

6. Việc bố trí tái định cư cho từng hộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, thứ tự ưu tiên của những hộ bị thu hồi đất ở các vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, các hộ tự giác chấp hành tốt việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng, hộ gia đình chính sách.

Điều 35: Quyền lợi và nghĩa vụ của người được bố trí tái định cư:

1. Quyền lợi:

a) Được bố trí nhà ở, đất ở tại các khu tái định cư nếu có nhu cầu và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định;

b) Được giải quyết chế độ tạm cư, tiền thuê nhà theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy định này;

c) Được miễn nộp các khoản lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở đối với nhà, đất được bố trí tái định cư;

d) Được thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà sau khi đã hoàn thành nộp đủ tiền sử dụng đất, tiền mua nhà theo quy định;

đ) Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học;

e) Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai;

f) Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.

2. Nghĩa vụ:

a) Thực hiện việc bàn giao mặt bằng cho chủ dự án đúng thời hạn quy định.

b) Đăng ký nhu cầu tái định cư và nộp tiền mua nhà ở, tiền sử dụng đất theo quy định.

c) Ký hợp đồng giao nhận, nhà đất với cơ quan quản lý khu tái định cư và thực hiện đúng những điều đã ký kết trong Hợp đồng.

d) Xây dựng nhà, công trình theo đúng phương án kiến trúc và quy hoạch đã được duyệt, đúng thiết kế đối với các vị trí có yêu cầu bắt buộc về thiết kế để đảm bảo mỹ quan đô thị.

đ) Giao lại nhà ở tạm cư (nếu có) cho đơn vị quản lý đúng thời hạn đã cam kết.

e) Nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà theo đúng hạn định đã ghi trong Hợp đồng.



Điều 36: Điều kiện để được bố trí tái định cư:

1. Người đang thực tế sử dụng nhà, đất để ở, khi phải giải tỏa toàn bộ, có nhà ở và có đất được bồi thường theo Quy định này thì được bố trí nhà hoặc đất tại các khu vực quy hoạch dân cư khi có 1 trong 2 điều kiện sau:

+ Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.

+ Có đăng ký tạm trú theo diện KT3 và thực tế đã ở tại nơi bị giải tỏa được UBND xã (phường, thị trấn) nơi tạm trú xác nhận.

Người đứng tên trong hợp đồng thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, chưa được Nhà nước giao đất hoặc bán nhà ở nào khác, đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính đối với căn nhà đang thuê, được Hội đồng bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước của tỉnh xác nhận và đề nghị bố trí tái định cư.

Người được bố trí nhà ở, đất ở theo quy định tại Điều này phải nộp tiền sử dụng đất theo giá quy định tại khoản 4 Điều 34 Quy định này.



Điều 37: Phương thức bố trí tái định cư:

1. Căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu tái định cư và khả năng giải quyết của quỹ nhà đất tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện lập phương án tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

2. Việc xác định vị trí nhà ở, đất ở tái định cư cho các hộ được thực hiện theo hình thức bốc thăm và tuân thủ nguyên tắc sau:

a) Vị trí đất ở, nhà ở mới tương ứng với vị trí nhà ở, đất ở bị giải tỏa toàn bộ.

b) Trường hợp số lượng nhà ở, đất ở tại vị trí mới không đủ đáp ứng cho số hộ có cùng vị trí nhà ở, đất ở nơi bị giải tỏa toàn bộ thì:

- Ưu tiên được bốc thăm chọn vị trí tương ứng cho các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 34, những người đứng tên chủ nhà, đất bị giải tỏa. Trường hợp các đối tượng này nhiều hơn số nhà đất tái định cư có vị trí tương ứng thì những người bốc thăm không trúng sẽ được bố trí vào các vị trí thấp hơn liền kề và được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền bằng mức chênh lệch về giá đất giữa 2 vị trí theo diện tích đất thuộc tiêu chuẩn được bố trí.

- Các trường hợp bàn giao mặt bằng không đúng thời hạn quy định sẽ không được tham gia bốc thăm và cũng bố trí theo nguyên tắc trên, nhưng không được hưởng khoản tiền hỗ trợ nêu trên.

Điều 38: Số lượng nhà ở, đất ở để bố trí tái định cư:

1. Đối tượng quy định tại Điều 36 Quy định này được bố trí một căn nhà ở hoặc một lô đất ở tại khu tái định cư.

2. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 36 nhưng thực tế không ở, mà để cho con ruột hoặc cha mẹ ruột ở tai nơi bị giải tỏa và có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc có đăng ký tạm trú có thời hạn theo diện KT3 thì cũng được bố trí một căn nhà hoặc mot lô đất ở tại khu tái định cư.

3. Đối tượng quy định tại Điều 36 mà có con thực tế đang ở tại nơi bị giải tỏa và có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc có đăng ký tạm trú có thời hạn theo diện KT3 thì được bố trí thêm mỗi người con 01 căn nhà hoặc 01 lô đất ở, nhưng tổng diện tích được bố trí tái định cư không lớn hơn diện tích đất được bồi thường.

5. Đối với hộ gia đình cá nhân bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp (không có nhà ở, không có đất ở bị thu hồi) mà có nhu cầu về đất ở thì tuỳ vào diện tích đất thu hồi, điều kiện cụ thể của từng hộ và tình hình quỹ nhà ở, đất ở của địa phương, UBND cấp huyện xem xét giải quyết giao đất cho phù hợp.

Các trường hợp được giao đất ở thuộc khoản 4, khoản 5 Điều này phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do UBND tỉnh quy định tại khoản 4 điều 34 quy định này.



Điều 39: Cơ quan quản lý khu tái định cư:

Cơ quan quản lý khu tái định cư là một tổ chức sự nghiệp của Nhà nước hoặc Doanh nghiệp Nhà nước công ích được Chủ đầu tư các khu tái định cư bàn giao công trình theo hình thức chìa khóa trao tay, có trách nhiệm:

- Cùng với cơ quan Thuế các cấp tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện thu tiền sử dụng đất; tổ chức việc thu nộp tiền bán nhà, bán và cho thuê căn hộ chung cư vào ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện các thủ tục hành chính về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tái định cư.

- Tham gia cùng với các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề vướng mắc, khiếu nại của công dân liên quan đến việc thực hiện chính sách tái định cư.

- Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện chính sách tái định cư trên địa bàn; nghiên cứu và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ngành chức năng sửa đổi, bổ sung chính sách tái định cư cho phù hợp với tình hình thực tế, nguyện vọng của nhân dân và tuân thủ pháp luật.



Điều 40: Trình tự thực hiện chính sách tái định cư:

Việc xem xét, giải quyết tái định cư được thực hiện theo trình tự sau:

1. Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện, tổ chức phân loại, xét duyệt và niêm yết công khai danh sách các hộ đủ điều kiện, không đủ điều kiện tái định cư theo quy định của chính sách trong thời gian 15 ngày. Sau thời gian niêm yết công khai, Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng lập phương án bố trí tái định cư, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Phương án bố trí tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được gửi đến cơ quan quản lý khu tái định cư để tổ chức thực hiện.

2. Hội đồng định giá nhà, đất của tỉnh căn cứ hồ sơ xin định giá do chủ đầu tư khu tái định cư báo cáo để tiến hành thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá tính thu tiền sử dụng đất, giá nhà ở xây thô hoặc hoàn thiện mặt tiền, giá căn hộ chung cư.

3. Trên cơ sở thông báo của cơ quan quản lý khu tái định cư về quỹ nhà đất dành cho tái định cư của dự án, Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện xây dựng phương án bố trí tái định cư, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư tối thiểu là 15 ngày để nhân dân tham gia ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho từng hộ biết để thực hiện.

+ Nội dung của phương án bố trí tái định cư bao gồm: Xác định số lượng hộ tái định cư phân theo từng loại hộ, khả năng bố trí phân theo từng hình thức tái định cư phù hợp với từng loại hộ, địa điểm tái định cư, quy mô nhà ở, căn hộ, diện tích đất ở, thiết kế kiến trúc theo quy hoạch, giá đất, giá nhà, giá căn hộ, nhu cầu về kinh phí để hỗ trợ tự lo chỗ ở mới, hỗ trợ tạm cư, thời gian bố trí tái định cư phân theo từng hình thức tái định cư...

+ Trường hợp nơi tái định cư là chung cư thì đơn vị quản lý chung cư hoặc cơ quan quản lý khu tái định cư có trách nhiệm:

- Thông báo cho hộ gia đình, cá nhân được bố trí vào chung cư các nội dung sau: địa điểm xây dựng, số tầng, tổng số căn hộ, diện tích sử dụng, đơn giá của từng căn hộ, dự kiến bố trí vào từng căn hộ hoặc tổ chức bốc thăm.

- Đảm bảo cho các hộ xem xét cụ thể căn hộ dự kiến bố trí cho mình và các căn hộ khác.

4. Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện tổ chức cho các hộ bốc thăm công khai theo phương án bố trí tái định cư đã duyệt và gửi kết quả bốc thăm cho cơ quan quản lý khu tái định cư.

5. Cơ quan quản lý khu tái định cư ký hợp đồng giao nhà, hợp đồng bán hoặc cho thuê căn hộ chung cư, biên bản bàn giao đất với các hộ theo kết quả bốc thăm; thực hiện thủ tục giao đất ở (quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền, giấy báo cho cơ quan thuế thu tiền sử dụng đất), thủ tục giao nhà ở, giao căn hộ chung cư cho người sử dụng.

Điều 41: Chủ đầu tư các dự án tái định cư:

Ban Quản lý Dự án cấp huyện là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư trên địa bàn cấp huyện theo kế hoạch đầu tư hàng năm được giao.



Điều 42: Xác định nhu cầu tái định cư:

1. Sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi, giao đất hoặc cho thuê đất (gọi chung là giao đất) để thực hiện dự án, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức được giao đất (chủ đầu tư) phải gửi đến Ban bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng cấp huyện văn bản đăng ký kế hoạch sử dụng mặt bằng của dự án. Kế hoạch sử dụng mặt bằng của dự án phải phù hợp với thời gian triển khai thực hiện dự án.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh khi không thực hiện việc đăng ký kế hoạch sử dụng mặt bằng của dự án hoặc đăng ký chậm quá thời hạn quy định.

2. Căn cứ kế hoạch sử dụng mặt bằng do chủ đầu tư đăng ký, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện tiến hành công tác kiểm kê, xác định số lượng hộ thuộc đối tượng cần bố trí chỗ ở mới và lập văn bản về nhu cầu tái định cư báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu tái định cư hàng năm và xây dựng kế hoạch bố trí tái định cư cụ thể cho từng dự án, công trình trên địa bàn huyện đồng thời báo cáo về sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi và phối hợp giải quyết các vấn đề vướng mắc.

Điều 43: Nguồn vốn đầu tư xây dựng khu tái định cư:

Nguồn vốn để thực hiện các dự án tái định cư được huy động từ các nguồn sau:

1. Nguồn vốn ngân sách tỉnh.

2. Nguồn thu từ việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc bán công trình thuộc sở hữu nhà nước cùng với giao quyền sử dụng đất theo phương thức đấu giá đất.

3. Nguồn thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và các nguồn khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Các nguồn vốn huy động quy định từ khoản 2 đến khoản 3 tại điều này được nộp vào ngân sách tỉnh và sử dụng để bố trí vốn đầu tư cho các dự án tái định cư theo kế hoạch đầu tư hàng năm.



Điều 44: Quản lý khai thác khu tái định cư:

1. Dự án xây dựng khu tái định cư, tạm cư sau khi hoàn thành, Ban Quản lý Dự án thực hiện bàn giao theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giao cho cơ quan quản lý khu tái định cư của cấp huyện để quản lý, khai thác. Cơ quan quản lý khu tái định cư là Công ty Quản lý công trình công cộng, Công ty Quản lý công trình đô thị, hoặc tổ chức phù hợp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

2. Cơ quan quản lý khu tái định cư cấp huyện căn cứ phương án bố trí tái định cư của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền giao đất tái định cư, ký hợp đồng bán nhà, bán hoặc cho thuê, căn hộ chung cư; tiền thu được từ các hoạt động này phải được nộp vào ngân sách tỉnh.

3. Kinh phí hoạt động thường xuyên liên quan đến công tác quản lý, khai thác khu tái định cư của Cơ quan quản lý khu tái định cư cấp huyện sẽ do ngân sách tỉnh cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.


CHƯƠNG VI



TỔ CHỨC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ




Điều 45: Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

1. UBND Tỉnh giao trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho:

- Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện đối với các dự án đã có chủ đầu tư và được phân cấp theo quy định này.

- Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện đối với các dự án chưa có chủ đầu tư.

2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch, các thành viên gồm:

- Trưởng Ban bồi thường cấp huyện là phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;

- Đại diện cơ quan Tài chính - Phó Chủ tịch Hội đồng;

- Chủ đầu tư - Ủy viên thường trực;

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường - Ủy viên;

- Đại diện phòng Xây dựng và quản lý đô thị cấp huyện - Ủy viên;

- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi - Ủy viên;

- Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất (từ một đến hai người);

- Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

- Trong trường hợp Tổ chức phát triển quỹ đất tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì Thủ trưởng Tổ chức phát triển quỹ đất làm phó chủ tịch thường trực Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trường hợp này Tổ chức phát triển quỹ đất chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ thay cho Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện được quy định tại Điều 47 Quy định này.

3. Giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện là Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Điều 46: Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư do Ban bồi thường cấp huyện xây dựng; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

2. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng và Ban bồi thường lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chịu trách nhiệm cùng với tổ kiêm kê về số lượng, diện tích đất đai và tài sản phải thu hồi giải tỏa.

c) Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

d) Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.



Điều 47: Trách nhiệm của Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện:

a) Chức năng: Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có chức năng giúp UBND huyện trong việc xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư của các công trình (dự án) trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở Tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo quy định.

b) Nhiệm vụ:

+ Phổ biến hướng dẫn, giải thích các quy định của nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

+ Tổ chức phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai. Tổ chức kiểm tra, kiểm kê thực tế bị thiệt hại so sánh với tờ khai.

+ Tiến hành đo đạc, kiểm kê để xác định quy mô, diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường, hoặc hỗ trợ và tái định cư cho từng đối tượng; xác định quy mô diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi. Trên cơ sở đó tính toán việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư cho từng đối tượng.

+ Xác định tổng mức phải bồi thường thiệt hại cho toàn bộ diện tích đất thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có trên đất và các khoản bồi thường thiệt hại khác; xác định khả năng quỹ đất để bồi thường thiệt hại bằng quỹ đất, quỹ nhà, đất để bố trí tái định cư cho dự án. Tổng hợp lập phương án bồi thường và phương án tái định cư để báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện xem xét trình UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Phối hợp với chủ dự án, UBND xã phường, thị trấn tổ chức chi trả tiền bồi thường hoặc hỗ trợ cho các đối tượng sau khi phương án bồi thường thiệt hại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác giải tỏa và tái định cư.

+ Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền quy định.

+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành.



Điều 48: Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

1. Khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền thì Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất phải triển khai công bố quyết định thu hồi đất, giới thiệu dự án đầu tư và phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thời gian thu tờ khai và các tài liệu liên quan đến tài sản bị giải tỏa. Thông báo thời gian kiểm kê thực địa và giải thích các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến dự án.

a) Người bị thu hồi đất kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí của đất, số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi, số nhân khẩu, số lao động..., đề đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có) gửi tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra tờ khai và tổ chức thực hiện kiểm kê, đo đạc, xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại có sự tham gia của đại diện chính quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã) sở tại, xác nhận của người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản. Sau khi tiến hành kiểm kê, đo đạc, xác định các căn cứ lập để dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án dự kiến), niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến; Thời gian niêm yết công khai là 7 ngày làm việc và nội dung niêm yết công khai gồm:

- Họ tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

- Diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ (%) chất lượng còn lại... của tài sản bị thiệt hại;

- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội của hộ gia đình, nơi đăng ký di chuyển đến v.v...

- Các đối tượng được hỗ trợ và bố trí tái định cư cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân.

c) Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc, hoàn thiện phương án báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện họp xét phương án để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc gửi Sở Tài chính (Hội đồng thẩm định tỉnh) thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt (đối với các dự án phải thực hiện thẩm định quy định tại khoản 1, Điều 50 Quy định này).

d) Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng.

2. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập chia làm 2 phần:

Phần I: Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng người có đất bị thu hồi.

Phần II: Phương án bố trí tái định cư, giá đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà, giá cho thuê nhà tại khu tái định cư; số tiền người bị thu hồi đất phải nộp cho ngân sách nhà nước do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; số tiền sử dụng đất, tiền mua nhà tái định cư v.v…

3. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được nhận bồi thường ủy quyền cho người khác nhận tiền bồi thường, thì người được bồi thường phải làm giấy Uy quyền có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.

b) Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lưu giữ và quản lý theo quy định hiện hành.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 324.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương