Xây dựng website tin tức với ngôn ngữ lập trình php và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql mục lụC



tải về 1.73 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.73 Mb.
#33498
1   2   3

 

3.2- Các biểu thức cơ bản trong PHP:

3.2.1- Biểu thức điều kiện:

Là biểu thức dùng kiểm tra 1 sự kiện. Nếu chúng thỏa điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác.



Cú pháp:

If(Điều kiện)



{

hành động



}

Ví dụ:

3.2.2- Vòng lặp trong PHP:



 

a- While()....

Phép lặp này yêu cầu phải thỏa mãn điều kiện thì mới thực thi được vòng lặp



Cú pháp:

While(điều kiện)



{

Hành động – thực thi



}

Ví dụ:



b-Do....while():

 

Phép lặp này sẽ thực thi hành động ít nhất là một lần. Sau đó mới tiến hành kiểm tra điều kiện.



Cú pháp:

Do

{



Hành động thực thi

}while(điều kiện)



Ví dụ:



c- For():

Phép lặp này là phép toán gộp các tham số. Giúp người lập trình giảm thiểu thời gian phải khai báo biến và các tham số khi thực thi việc lặp dữ liệu.



Cú pháp:

For( giá trị ; điều kiện ; biến tăng hoặc giảm)



{ Hành động }

Ví dụ:

3.2.3- Biểu thức switch case:

Là biểu thức sử dụng để giảm thiểu quá trình xử lý dữ liệu nếu có quá nhiều phép toán if else.

Cú pháp:

Switch(biến)

{

Case giá trị 1: Hành động; Break;



…………

Case giá trị N: Hành động; Break;

Default: Hành động; Break;

}

Ví dụ:





 

Tổng kết:

 

Kết thúc bài học này, các bạn ít nhiều đã nắm được những thuộc tính cơ bản của các phép toán học trong PHP, ngoài ra chúng ta cũng từng bước hiểu được cú pháp của từng biểu thức.



Đối với các vòng lặp, chúng ta cần hiểu và vận chúng một cách linh hoạt và mềm dẻo, phân biệt được while và do…while. Sử dụng hàm switch trong trường hợp có quá nhiều giá trị if…else trả về.

4- XỬ LÝ GIÁ TRỊ FORM TRONG PHP



Một trong những ứng dụng quan trọng của PHP đó là giúp tương tác xử lý dữ liệu trên form của người sử dụng. Nhằm mục đích giúp cập nhật thông tin một cách linh động và dễ dàng quản lý chung hơn bởi sự kết hợp tuyệt vời của cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên để làm được điều ấy PHP yêu cầu form phải đáp ứng 1 số quy định chung đặt ra.

Chúng ta cùng phân tích thẻ form trong HTML sau:

 

 

Chúng ta thấy rằng 1 form phải bao gồm:



 

Tên form để dễ dàng tách biệt với giá trị của chúng.

 

Action: hành động chuyển tiếp đến link xử lý.

 

Method: Là phương thức truyền bao gồm POST và GET.



 

Ví dụ:

 

 

Như vậy ta thấy rằng. Đoạn code trên làm những việc sau.



 

Đầu tiên khi khách nhập liệu username vào thì chúng sẽ chuyển tới trang check.php để tiến hành xử lý thông tin. Trên phương thức POST, với tên form là reg. Giá trị mà chúng ta gởi là username vừa nhập liệu.

 

Vậy làm cách nào để chúng ta lấy được giá trị vừa nhập liệu nào ?.



 

PHP cho phép ta lấy giá trị dựa vào 2 phương thức POST và GET.

 

Đới với POST ta có : $_POST[‘Giá trị’]



 

Đối với GET ta có : $_GET[‘Giá trị’]



 

Vậy với đoạn code trên có thể lấy được biến xử lý là : $_POST[‘username’];

 

Username là tên của field mà người sử dụng nhập liệu vào.



 

4.1 Phương thức GET:

 

Phương thức này cũng được dùng để lấy dữ liệu từ form nhập liệu. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của nó vẫn là lấy nội dung trang dữ liệu từ web server.

 

Ví dụ:

 

Với url sau: shownews.php?id=50

Vậy với trang shownews ta dùng hàm $_GET[‘id’] sẽ được giá trị là 50.

 

4.2- Phương thức POST:



 

Phương thức này được sử dụng để lấy dữ liệu từ form nhập liệu. Và chuyển chúng lên trình chủ webserver.

 

Ví dụ:

 

Xây dựng 1 trang HTML với nội dung gồm form nhập liệu họ và tên. Sau đó dùng 1 file php để xuất ra thông tin họ và tên mà người sử dụng vừa nhập liệu.

 

Đáp Án:

 

Tạo file userform.htm với nội dung sau:



 

 

Tạo file processform.php để xuất ra dữ liệu



 

 

5 Tìm hiểu quy trình làm việc trên file trong PHP



Một trong những tác vụ đặc biệt của PHP đó là cho phép xử lý dữ liệu trực tiếp thông qua quá trình nhận và đọc nội dung trên 1 file dữ liệu. Điều này giúp cho PHP trở nên tinh tế và dễ tùy biến hơn khi xử lý 1 lượng dữ liệu có quy mô lớn. Việc thao tác mở, đọc, ghi, đóng file này cũng có ý nghĩa tuần tự như bạn đang làm việc trực tiếp trên 1 file dữ liệu thực thụ.

5.1- Đóng, mở 1 file trong PHP:



 

Để mở 1 file ta sử dụng cú pháp sau: fopen("Đường dẫn", thuộc tính).

Trong đó Đường dẫn chính là đường dẫn tới file cần mở.

Thuộc tính bao gồm các quyền hạn cho phép thao tác trên file đó như thế nào.



Các thuộc tính cơ bản :

 



 

Ví dụ:

 

$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");

?>

Tương tự như thế, để đóng 1 file ta có cú pháp như sau: fclose(file vừa mở)



 

Ví dụ:

 

$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");

fclose($fp);

?>

 



 

Việc mở và đóng này không có ý nghĩa là chúng đã được đọc. Muốn đọc được nội dung của file chúng ta lại tiếp tục với thao tác lấy dữ liệu từ file nữa.

 

5.2- Đọc và ghi file trong PHP.



 

a) Đọc 1 file trong PHP

 

PHP cho ta nhiều sự lựa chọn trong việc đọc 1 file. Có nhiều hình thức hỗ trợ nhưng hiện nay 2 hình thức phổ biến nhất vẫn là đọc file theo từng dòng và đọc file theo từng ký tự.



 

- Đọc file theo từng dòng:

 

Cú pháp : fgets(file vừa mở).

 

Ví dụ:

 

$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");

echo fgets($fp);

fclose($fp);

?>

 

 



- Đọc file theo từng ký tự:

 

Cú pháp : fgetc(file vừa mở).



 

Ví dụ:

 

$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");

echo fgetc($fp);

fclose($fp);

?>

 

 



Quy trình đọc sẽ diễn ra theo từng yêu cầu của cú pháp sử dụng. Nhưng sẽ có sự ràng buộc bởi việc kiểm tra đã đến cuối file chưa ?.

 

Ở đây chúng ta dùng cú pháp sau: feof(file vừa mở)



Ví dụ:

 

$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");

while(!feof($fp))

{

echo fgets($fp);



}

fclose($fp);

?>

 

b) Ghi 1 file trong PHP



PHP cung cấp cho ta 1 cú pháp nhỏ để ghi dữ liệu vào 1file

Cú pháp cơ bản : fwrite("file vừa mở", "Nội dung cần ghi vào file")

 

Ví dụ:


 

 


$fp=fopen("test.txt",a)or exit("khong tim thay file can mo");

$news="Trung Tam Tin hoc Viet Chuyenn";

fwrite($fp,$news);

fclose($fp);

?>
Tổng kết:
Việc sử dụng file một cách thành thạo sẽ giúp bạn dễ dàng vận hành các ứng dụng mang quy mô vừa và nhỏ như: website nhiều ngôn ngữ, bộ đếm,…và cả những công nghệ web mới như XML một cách dễ dàng. Qua bài học này chúng ta cũng hiểu được nguyên lý hoạt động, trình tự xử lý 1 file dữ liệu khi chúng được triệu gọi trong tài liệu PHP.

 

6 - TỔNG QUAN VỀ MẢNG VÀ CÁC HÀM HỖ TRỢ TRONG PHP



Cũng như bao ngôn ngữ lập trình khác. PHP cũng tồn tại một loại dữ liệu được gọi là mảng. Cụ thể hơn Mảng là 1 biến danh sách. Nghĩa là, một biến vốn chứa nhiều phần tử được tạo bởi các số hoặc chuỗi. Nó cho phép chúng ta lưu trữ, sắp xếp thứ tự và truy cập nhiều giá trị với một tên. Và cần lưu ý rằng một phần tử mảng luôn bắt đầu với giá trị là 0.


6.1- Định nghĩa mảng trong PHP:


Với cú pháp giống với java ta có cách gọi 1 mảng như sau:

$tên_biến= array("Kenny","Maria","Julia","Kenvin")

Như vậy khi gọi giá trị trong mảng ta có:

Echo $tên_biến[2]; // Giá trị sẽ cho là Julia.

Ngoài cách khai báo ở trên chúng ta cũng có thể khai báo bằng cách khác như sau:

$tên_biến[] = "Kenny";

$tên_biến[] = "Gillian";

$tên_biến[] = "Charlene";

$tên_biến[] = "Calvin"

Chúng ta không cần thêm ký tự vào. Vì PHP đã tự xử lý cho chúng ta phần đó.

Để thêm 1 phần tử vào mảng chúng ta cũng có thể sử dụng như sau:

$tên_biến[] = "Jiro";

Như vậy nếu chúng ta gọi giá trị: echo $tên_biến[4] thì giá trị sẽ là jiro. Vì nó được PHP thêm vào sau cùng và ngầm hiểu là giá trị tiếp theo.

Ví dụ:

$a=array("Kenny","Maria","Julia","Kenvin");

echo $a[2]; //Xuất ra giá trị Julia

?>

6.2- Khái niệm mảng kết hợp trong PHP



Là các mảng được tạo index bằng các chuỗi , chúng được gợi là các mảng kết hợp.

Ví dụ:

$a= array (name => "Kenny", job => "Teacher", age=>"45", email => "webmaster@vietchuyen.com.vn")

?>

Như vậy để truy cập giá trị của mảng trên chúng ta không thể sử dụng cách cũ được.



Ví dụ: Để lấy giá trị của tuổi tôi không thể sử dụng cách trên : echo $a[2].

Vì chúng ta đã gán giá trị của index cho 1 tên gọi khác. Do vậy để lấy giá trị của tuổi ta sử dụng như sau: echo $a[age] // Kết quả sẽ cho ra 45.


$tên_biến= array (name => "Kenny", job => "Teacher", age=>"45", email => "webmaster@vietchuyen.com.vn")

echo $a[age];

?>
6.3- Phép lặp trong mảng:



Cú pháp:

foreach($array as $temp)

{ Hành Động }

Trong đó $array là mảng mà ta muốn thực thi việc lặp dữ liệu, và $temp là một biến trong đó ta sẽ tạm thời lưu trữ mỗi phần tử.



Ví dụ:
$name= array("Kenny", "Jiro", "Calvin", "Gillian");

foreach ($name as $test)

{ echo "$test


"; }

?>
b) Lặp lại qua một mảng kết hợp:


Cú pháp:

Foreach($array as $key=>$value)

{ Hành Động }

Trong đó $array là mảng mà ta muốn thực thi việc lặp dữ liệu, $key là một biến vốn tạm thời chứa mỗi khóa, và $value là một biến vốn tạm thời chữa mỗi giá trị.



Ví dụ:
$person= array(name=>"Kenny", job=>"Teacher", email=>"whiletionvn@gmail.com", age=>"38");

foreach($person as $key=>$test)

{

echo "Key: $key. Gia Tri: $test


";

}

?>



6.4- Các hàm hỗ trợ trong PHP:

+ Hàm gộp mảng:

Cú pháp: array_merge($mang1, $mang2);

+ Hàm tách mảng:

Cú pháp: array_slice($mang, vị trí tách, số lượng tách);

+ Hàm sắp xếp mảng:

Cú pháp: sort($mảng);

+ Hàm sắp xếp mảng theo chỉ mục:

Cú pháp: ksort($mảng);
+ Hàm tìm phần tử có tồn tại trong mảng hay không ?.

Cú pháp: in_array(giá trị tìm, $mảng);


Tổng kết:

Qua bài học này, chúng ta tìm hiểu kỹ về các thành phần của mảng một chiều, nhiều chiều và các hàm cơ bản vể xử lý dữ liệu. Hiểu rõ cấu trúc mảng, sự sắp xếp đồng bộ sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong những ứng dụng lớn.


7 - KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ COOKIE VÀ SESSION TRONG PHP

Cookie và session là hai phương pháp sử dụng để quản lý các phiên làm việc giữa người sử dụng và hệ thống. Việc quản lý phiên làm việc này sẽ giúp bạn tạo ra sự chứng thực hiệu quả bởi việc xác nhận thông tin trước khi truy cập vào một phân vùng cố định. Ngoài ra, việc quản lý tốt phiên làm việc cũng giúp người truy cập cảm thấy dễ dàng sử dụng dịch vụ của trang web cho những lần truy cập sau. Bởi cớ chế quản lý phiên làm việc ghi nhận lại quá trình truy cập của người sử dụng khi họ thăm viếc trang web của bạn lần đầu.

7.1- Tổng quan về cookie:

Cookie là 1 đoạn dữ liệu được ghi vào đĩa cứng hoặc bộ nhớ của máy người sử dụng. Nó được trình duyệt gởi ngược lên lại server mỗi khi browser tải 1 trang web từ server.


Những thông tin được lưu trữ trong cookie hoàn toàn phụ thuộc vào website trên server. Mỗi website có thể lưu trữ những thông tin khác nhau trong cookie, ví dụ thời điểm lần cuối ta ghé thăm website, đánh dấu ta đã login hay chưa, v.v...
Cookie được tạo ra bởi website và gởi tới browser, do vậy 2 website khác nhau (cho dù cùng host trên 1 server) sẽ có 2 cookie khác nhau gởi tới browser. Ngoài ra, mỗi browser quản lý và lưu trữ cookie theo cách riêng của mình, cho nên 2 browser cùng truy cập vào 1 website sẽ nhận được 2 cookie khác nhau.
a -Thiết lập cookie:
Để thiết lập cookie ta sử dụng cú pháp:

Setcookie("tên cookie","giá trị", thời gian sống)

Tên cookie là tên mà chúng ta đặt cho phiên làm việc.

Giá trị là thông số của tên cookie.



Ví dụ:
Setcookie("username","admin", time() +3600)

Như ví dụ trên ta thấy với tên là username và giá trị là admin, có thời gian sống là 1 giờ tính từ thời điểm thiết lập.



Chú ý: Kịch bản cookie phải đặt trên mọi giá trị trả về bao gồm thẻ HTML và lệnh echo.

Kịch bản cookie phải đặt trên mọi giá trị trả về bao gồm thẻ HTML và lệnh echo.



b - Sử dụng cookie:

Để sử dụng lại cookie vừa thiết lập, chúng ta sử dụng cú pháp:

Cú pháp: $_COOKIE["tên cookies"]

Tên cookie là tên mà chúng ta thiết lập phía trên.



Ví dụ:
Tạo trang cookie.php với nội dung sau:
setcookie("name","Kenny Huy",time() + 3600);



?>





Test page 1



Click here
Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương