Xây dựng đẢng thời kỳ BẢo vệ chính quyền cách mạNG, ĐẤu tranh giải phóng dân tộC, thống nhấT ĐẤt nưỚC (1945 1975)


Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch



tải về 424.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2024
Kích424.91 Kb.
#56297
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
LS XD ĐCSVN

2.2. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. 
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không 
ngừng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhằm bảo vệ nền tảng tư 
tưởng, tổ chức của Đảng. Để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trong 


công tác xây dựng về tổ chức của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện đồng 
bộ các giải pháp sau: 
Thứ nhất là tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, 
đảng viên và nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhiều văn bản chỉ đạo về công 
tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về 
vai trò lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy đảng đã tổ chức nhiều hội nghị, lớp tập huấn, 
bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương 
của Đảng. Trong tình hình mới, lãnh đạo đấu tranh phải quán triệt phương châm kết 
hợp hoạt động bí mật với hoạt động công khai và nửa công khai; củng cố và phát triển 
cơ sở ở nông thôn, mở rộng và đẩy mạnh công tác ở đô thị, phối hợp chặt chẽ công tác 
ở đô thị với công tác ở nông thôn. Kẻ thù có âm mưu đánh phá phong trào cách mạng. 
Vì vậy, tổ chức Đảng và các tổ chức cách mạng phải rút vào bí mật, chống lại hành 
động đánh phá của kẻ thù. 
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chính sách ngoại giao 
mềm dẻo với nước Pháp, mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, tôn 
trọng lẫn nhau. Để duy trì nền hòa bình mong manh, Đảng và Chính phủ ta đã hết sức 
nhân nhượng thực dân Pháp thông qua việc ký bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản 
Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) song quân Pháp vẫn tiếp tục lấn tới vì chúng quyết 
tâm cướp nước ta một lần nữa. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chúng ta đã hết 
sức nhân nhượng đối với thực dân Pháp. “Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân 
Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”, nếu tiếp tục nhân nhượng 
“là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc!”. Chủ tịch 
Hồ Chí Minh buộc phải ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).Cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ thể hiện rõ tinh thần “thà hy sinh tất cả, 
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. 
Trong kháng chiến chống Mỹ, tình hình tư tưởng lúc này có những diễn biến 
phức tạp, vừa có tâm lý chủ quan, không thấy hết âm mưu phá hoại của Mỹ và tay sai, 
vừa có tâm lý bi quan, lo lắng. Vì thế, công tác tư tưởng cần được tiến hành đến từng 
chi bộ Đảng và trong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí với 
nhận định và chủ trương của Trung ương Đảng. Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân 
miền Nam trong giai đoạn mới là phải hết sức tin tưởng ở sức mình và sẵn sàng chiến 
đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề phòng và khắc 
phục các tư tưởng cầu an, dao động, thủ tiêu đấu tranh hoặc mất cảnh giác với âm 
mưu của địch. 
Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, một công tác quan trọng và thường xuyên do Xứ 
uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam tiến hành là giáo dục, rèn luyện cán bộ, 
đảng viên về đạo đức, phẩm chất cách mạng và nhận thức về đường lối, chủ trương, 
phương pháp cách mạng của Đảng. Căn cứ vào đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách 
mạng của mỗi giai đoạn đấu tranh giải phóng miền Nam, mà Xứ uỷ Nam Bộ và Trung 
ương Cục miền Nam đề ra và thực hiện những nội dung và phương pháp công tác tư 


tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Trong bước mở đầu của cuộc 
đấu tranh giải phóng miền Nam, đế quốc Mỹ thiết lập chế độ thực dân mới, sử dụng 
tay sai chống phá quyết liệt hệ thống tổ chức của Đảng ta và khủng bố, sát hại đảng 
viên cộng sản, Xứ uỷ Nam Bộ tổ chức học tập những quan điểm của Đảng về cách 
mạng miền Nam và giáo dục cán bộ, đảng viên giữ vững ý chí chiến đấu và khí tiết 
cách mạng, chịu đựng gian khổ, hy sinh, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh 
chống các hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ và thủ đoạn “chống cộng, diệt 
cộng” của chúng. 
Bộ máy chỉ đạo của Đảng từ xứ ủy, liên khu ủy đến các tỉnh, thành ủy, huyện, thị 
ủy và Ban Tuyên huấn các cấp được sắp xếp lại. Phòng Việt Nam thông tấn xã chi 
nhánh Nam Bộ được bố trí gọn nhẹ, làm nhiệm vụ thu tin của tổng xã, của các địa 
phương và tin thế giới cung cấp cho lãnh đạo và làm bản tin miền Nam cung cấp cho 
công tác tuyên truyền trong nước và đối ngoại. Tổ chức đảng và các tổ chức cách 
mạng đều rút vào bí mật. Cán bộ, đảng viên được bồi dưỡng về kinh nghiệm hoạt 
động bí mật và "năm bước công tác" để vận dụng trong hoàn cảnh mới. Các tổ chức 
quần chúng hoạt động công khai được hình thành và phát triển. Một số cán bộ, đảng 
viên, với danh nghĩa ký giả, văn nghệ sĩ .v.v được bố trí ở lại các thành phố lớn để 
hoạt động công khai, hợp pháp. 
Thứ hai là mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đảng Cộng 
sản Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm mở rộng dân chủ, phát huy quyền 
làm chủ của nhân dân, như: thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của 
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường đối thoại giữa Đảng và 
nhân dân. 
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ củng cố miền Bắc, công tác tư tưởng đã động 
viên phong trào quần chúng ủng hộ, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, 
thể hiện liên tục và mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình phản đối Mỹ - Diệm vi 
phạm Hiệp định Giơnevơ đàn áp khủng bố đồng bào ta ở miền Nam, phá hoại hiệp 
thương tổng tuyển cử, chống việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - 
Bắc. Vào ngày 20/7 hàng năm và khi có những sự kiện lớn, như các vụ Mỹ - Diệm tàn 
sát đẫm máu đồng bào ta ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Dược (Quảng Nam) 
tháng 9- 1954, phong trào đấu tranh lại diễn ra sôi nổi khắp miền Bắc với hàng triệu 
lượt người tham gia. Một hình thức hoạt động mới: phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh 
ở miền Bắc với các tỉnh ở miền Nam gắn với các hành động cụ thể đẩy mạnh sản xuất 
và xây dựng miền Bắc, chi viện miền Nam diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao. 
Công tác thông tin, tuyên truyền về phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm của 
đồng bào miền Nam, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm trên các phương tiện thông tin đại 
chúng như Trang miền Nam của báo Nhân dân, tiết mục Nối liền Nam Bắc của Đài 
Tiếng nói Việt Nam; qua hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, . .. 
và bằng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tăng cường, nhiều tác phẩm gây ấn 


tượng sâu sắc. Vụ Tuyên truyền đấu tranh thống nhất Tổ quốc của Ban Tuyên huấn 
Trung ương được thành lập để giúp Ban theo dõi tình hình miền Nam, chỉ đạo công 
tác tuyên truyền. Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TƯ ngày 1-4- 1957 của Ban Bí thư, 
báo Thống nhất ra đời với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu 
nước, nâng cao chí khí phấn đấu cho thống nhất nước nhà, tăng cường tình đoàn kết 
Bắc - Nam, động viên phong trào quần chúng ra sức củng cố miền Bắc, góp phần đẩy 
mạnh đấu tranh ở miền Nam; vạch trần âm mưu và tội ác của Mỹ - Diệm trước dư 
luận trong nước và trên thế giới, góp phần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận 
quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. 
Năm 1958 - 1960 công tác tuyên truyền về Việt Nam ra nước ngoài bước đầu 
được mở rộng đã góp phần làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu rõ hơn cuộc 
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Công tác giáo dục tinh thần quốc tế xã hội chủ 
nghĩa được táng cường đã góp phần củng cố đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân 
Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; đoàn kết và ủng hộ 
phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã 
hội. 
Thứ ba là tăng cường tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 
Tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những biện pháp 
quan trọng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Để tăng cường 
tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Đảng ta chú trọng đổi mới nội 
dung, phương thức tuyên truyền, phản bác. 
Đảng ta đã chú trọng tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên 
cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh 
đó, Đảng ta cũng chú trọng tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch 
bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. 
Song song với đó là hoạt động đổi mới phương thức tuyên truyền, phản bác theo 
hướng chủ động, sáng tạo, hiệu quả. Các cấp ủy đảng đã chú trọng xây dựng kế hoạch, 
chương trình tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đồng thời tăng 
cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chương trình này. 
Như trong giai đoạn 1954 - 1975, Đế quốc Mỹ không để cho nhân dân ta được 
yên ổn xây dựng miền Bắc. Chúng tuyên truyền xuyên tạc các chính sách của Đảng và 
Chính phủ ta, tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta 
ở vùng sắp giải phóng và một số tỉnh vùng tự do di cư vào Nam. Chúng tung tin bịa 
đặt "Chính phủ Việt Minh cấm đạo", "Chúa đã vào Nam", đe dọa giáo dân ở lại miền 
Bắc sẽ bị "rút phép thông công", ở lại với cộng sản sẽ bị "mất linh hồn", một số nơi 
chúng còn đốt nhà, phá hoại sản xuất để buộc đồng bào ta phải bỏ ruộng vườn, tài sản 
ra đi. 
Trước tình hình đó, ổn định tư tưởng là biện pháp hàng đầu.Ở các đô thị sắp 
được giải phóng, trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, khu mỏ Hòn Gai, Ban Tuyên huấn 
đã giúp cấp ủy tổ chức lực lượng cán bộ các ngành, các đoàn thể, các đội tuyên truyền 


xung phong tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thắng lợi của ta, giải thích nội dung 
Hiệp định đình chiến, phổ biến 8 chính sách của Chính phủ đối với các vùng mới giải 
phóng; vạch trần các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của địch, vận động đồng bào tham 
gia đấu tranh thực hiện tốt công tác tiếp quản. Công tác tuyên truyền, phát động trong 
công nhân được đặc biệt chú trọng.
Ở Hà Nội, công nhân một số nhà in bí mật giúp cán bộ in tài liệu tuyên truyền để 
tán phát kịp thời. Cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Hà Nội bảo vệ vật tư, 
máy móc, công sở... đã ngăn chặn được hành động cướp phá của địch. Nhà máy điện 
nhà máy nước và nhiều công trình công cộng được bảo vệ và tiếp tục hoạt động bình 
thường sau ngày tiếp quản. Tinh thần đấu tranh của công nhân đã tác động mạnh đến 
phong trào chính trị của nhân dân toàn thành phố. Địch ra sức vận động và thúc ép, 
song các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước kiên quyết ở lại làm việc dưới chế độ 
mới. Một số chủ nhà in báo liên lạc với chính quyền cách mạng để được tiếp tục hoạt 
động sau ngày Hà Nội được giải phóng. 
Ban Tuyên huấn Trung ương và các tỉnh, thành phố tập trung lực lượng giúp cấp 
ủy mở các lớp bồi dưỡng cho trên 1.000 cán bộ làm công tác tiếp quản, giúp anh chị 
em nắm vững chính sách đối với vùng mới giải phóng, nâng cao ý thức trách nhiệm và 
giữ vững kỷ luật. Cơ quan chính trị trong quân đội tiến hành công tác giáo dục cán bộ, 
chiến sĩ tham gia công tác tiếp quản. Ngày 14-10-1954 Đài Truyền thanh Hà Nội được 
thành lập và bắt đầu hoạt động. Ngày 8-10-1954 đoàn cán bộ Việt Nam Thông tấn xã 
đi cùng đơn vị bộ đội tiền trạm vào sớm để đưa tin kịp thời, ghi lại các hình ảnh lịch 
sử và thiết lập trụ sở làm việc ngay sau ngày giải phóng Thủ đô. Tiếp theo Việt Nam 
Thông tấn xã và Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân và các báo khác của Trung 
ương lần lượt thiết lập trụ sở, in và phát hành tại
Thủ đô Tháng 11-1954, Ban Tuyên huấn Trung ương cùng với các Ban khác của 
Đảng lần lượt về Hà nội. Ngày 1-1-1955, trong không khí náo nức của một ngày hội 
lớn, 25 vạn đồng bào và chiến sĩ Hà Nội tham dự mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình 
chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô sau 
9 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng. Sự kiện lịch sử quan trọng này gây ấn tượng 
sâu sắc về tư tưởng và có ý nghĩa chính trị lớn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước. 
Cuối cùng là xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai 
trái, thù địch. Để tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả, cần 
có đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phản bác có trình độ, năng lực, uy tín. Để xây dựng 
đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Đảng ta đã chú 
trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền, phản bác. 
Các cấp ủy đảng đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền, phản bác 
cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, lối sống. Đồng thời tạo 
điều kiện cho cán bộ tuyên truyền, phản bác được tham gia các lớp đào tạo, bồi 
dưỡng, tập huấn về tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 


Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện công tác kỷ luật 
đảng:
- Năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế kỷ luật 
đảng, trong đó quy định rõ các hình thức kỷ luật đảng. 
- Năm 1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 14-
NQ/TW về công tác đảng viên, trong đó yêu cầu các cấp ủy đảng phải kiên 
quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật đảng. 
Cuối năm 1959 Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy V họp hội nghị quán triệt và thực 
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng. Trước khi có Nghị quyết 
của Xứ ủy và Liên khu ủy, tinh thần nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã toả về các 
địa phương bằng nhiều con đường. Nghị quyết về tới cơ sở, đi vào quần chúng đúng 
lúc quần chúng đang ở vào tình thế muốn sống phải vùng dậy và đang khát khao mong 
đợi đường lối của Đảng. Cán bộ và quần chúng ở cơ sở hiểu nghị quyết với tinh thần 
"Đảng cho đánh rồi" và họ đã sáng tạo ra nhiều cách đánh bằng những phương tiện có 
trong tay. Nghị quyết của Đảng phù hợp với ý chí quật cường và lòng mong đợi của 
nhân dân đã thổi bùng lên ngọn lửa “Đồng khởi” “nổi dậy và tiến công địch khắp 
miền Nam trong những tháng cuối năm 1959 và cả năm 1960. 
Công tác tuyên truyền, kết hợp với lực lượng chính trị, các lực lượng vũ trang 
tiến hành công tác tuyên truyền rất có hiệu quả, đưa khí thế của phong trào quần 
chúng lên cao, hạ thấp uy thế của địch. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đảng 
bộ đã tiến hành một đợt tuyên truyền về Đảng với quy mô chưa từng thấy trong 6 năm 
( kể từ năm 1954), đề cao khí thế của phong trào quần chúng và phổ biến đường lối, 
chính sách của Đảng được rộng rãi hơn. Các cấp ủy đảng đã động viên đông đảo quần 
chúng tham gia công tác tuyên truyền. Cả ở nông thôn và thành thị quần chúng báo 
cho nhau biết thắng lợi của phong trào, gây không khí bàn bạc rộng rãi, sôi nổi, mạnh 
mẽ chưa từng thấy trong mấy năm nay.
Bấy lâu nay quần chúng như bị bịt miệng, bịt tai, nay công khai tố cáo tội ác Mỹ 
- Diệm, tạo thành một không khí chính trị mới. Phương tiện tuyên truyền được tăng 
cường. Các cấp ủy đảng đã áp dụng một cách sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền 
thích hợp với tình hình mới. Báo chí, bản tin của các tỉnh ra đều đặn, nội dung tốt, 
hình thức đẹp, có nhiều sáng tác văn nghệ thành công. Mặt yếu là so với sự phát triển 
mau lẹ của tình hình, công tác tuyên truyền chưa theo kịp. 
Sau khi nhấn mạnh công tác tư tưởng, trước hết phải góp phần làm quán triệt 
hơn nữa phương hướng và phương châm đấu tranh mà Nghị quyết 15 của Trung ương 
và Nghị quyết tháng 11- l959 của Xứ ủy đã đề ra, bản Chỉ thị nêu một số biện pháp cụ 
thể: đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, đây là hình thức chủ yếu; tăng cường báo 
chí, tập san, bản tin; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các đội văn công nhỏ 
đi lưu động; tận dụng các khả năng tuyên truyền công khai; cổ động đông đảo quần 
chúng nghe đài của ta. Thành lập ban tuyên truyền cổ động ở các cấp xứ, thành, khu, 
tỉnh. Ban tuyên truyền cổ động là ban chuyên môn của cấp ủy, nằm trong Ban Tuyên 


huấn. Tùy theo điều kiện có thể thành lập ban tuyên truyền cổ động ở thị xã. Ban 
tuyên truyền cổ động chuyên phụ trách công tác tuyên truyền trong quần chúng, công 
tác tuyên truyền của các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang. 

tải về 424.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương