Xây dựng đẢng thời kỳ BẢo vệ chính quyền cách mạNG, ĐẤu tranh giải phóng dân tộC, thống nhấT ĐẤt nưỚC (1945 1975)



tải về 424.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu12.01.2024
Kích424.91 Kb.
#56297
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
LS XD ĐCSVN

 
II. Công tác xây dựng Đảng 
1. 
Xây dựng Đảng về mặt chính trị 


Công tác xây dựng Đảng về chính trị giai đoạn 1945 - 1975 đã đạt được những 
kết quả quan trọng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 
năm 1945, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống 
nhất đất nước. Những kết quả đạt được của công tác xây dựng Đảng về chính trị giai 
đoạn 1945 - 1975 là nền tảng quan trọng để Đảng tiếp tục phát triển và lãnh đạo cách 
mạng Việt Nam. 
1.1. Kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đường lối cách mạng. 
Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, bất cứ một đảng chính trị nào cũng phải có hệ 
tư tưởng dẫn dắt, nếu không đảng đó chỉ là tổ chức ô hợp. Điều này đã được Chủ tịch 
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai 
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng 
như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” 
Ngay sau khi Việt Nam vừa giành được độc lập năm 1945, thực dân Pháp quay 
lại xâm lược nước ta, Đảng xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là 
bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vừa kháng 
chiến, vừa kiến quốc. Đối với nhiệm vụ giải phóng giai cấp, Đảng chủ trương tiếp tục 
tiến hành từng bước, sát với tiến trình thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và phục vụ 
nhiệm vụ chống đế quốc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và củng cố chính 
quyền cách mạng, chống “giặc đói”, “giặc dốt”, không ngừng nâng cao nội lực cách 
mạng, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ nền 
độc lập non trẻ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng chủ trương thực 
hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa chống ngoại xâm vừa xây dựng chế độ 
dân chủ mới. Năm 1951, Đảng đã ban hành Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ II, trong đó khẳng định: "Mục tiêu cách mạng của nhân dân Việt Nam là độc lập 
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội". Chế độ mới không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh 
thần mà còn tạo ra lực lượng vật chất to lớn, bảo đảm kháng chiến lâu dài, càng đánh 
càng thắng, càng đánh càng mạnh, tiến tới đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của 
thực dân Pháp. Chế độ dân chủ mới đã khơi dậy ý chí, khát vọng, tạo động lực cho 
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đưa cuộc kháng chiến đến thành công, đồng thời 
là tiền đề trực tiếp cho xây dựng CNXH ở thời kỳ tiếp theo. 
Trong giai đoạn 1954-1975, độc lập dân tộc gắn với CNXH thể hiện ở đường lối 
tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách 
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Năm 1960, Đảng đã ban hành Nghị 
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, trong đó xác định: "Chủ nghĩa xã hội là 
mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam". Sức mạnh của cuộc kháng chiến chống 
Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của sự kết hợp độc lập dân tộc và 
CNXH, sức mạnh của chế độ mới được khơi dậy trên nền tảng của tinh thần dân tộc 
và chủ nghĩa yêu nước. Trong Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước, ngày 17-7-1966, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do. Nhân 


dân hai miền Nam - Bắc cùng chung sức, phối hợp đánh thắng đế quốc Mỹ trên cả hai 
miền đất nước. Miền Nam đã thể hiện xuất sắc vai trò quyết định trực tiếp đánh đuổi 
đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ tay sai, đồng thời góp phần bảo vệ miền Bắc XHCN. 
Tinh thần và bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên đặc biệt là người đứng đầu 
trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tiếp tục được phát 
huy và được thể hiện đậm nét xuyên suốt trong quá trình kháng chiến chống thực dân 
Pháp và đế quốc Mỹ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy bản lĩnh chính trị vững 
vàng, tinh thần độc lập sáng tạo, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện lập trường 
“tả khuynh”, “hữu khuynh”, những biểu hiện dao động về lập trường, quan điểm tư 
tưởng, thỏa hiệp vô nguyên tắc; tạo được sự thống nhất về quan điểm giai cấp, lập 
trường tư tưởng chính trị, về đường lối cách mạng, sự đoàn kết, thống nhất về nhận 
thức, ý chí và hành động trong Đảng. Một trong những nhà lý luận chiến lược của 
Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết nhiều tác phẩm lý luận có giá trị: “Kháng 
chiến nhất định thắng lợi” (1947); “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” 
(1948); “Bàn về cách mạng Việt Nam” (1951)... Những tác phẩm của Tổng Bí thư 
Trường Chinh đã làm rõ những vấn đề lý luận căn bản nhất của cách mạng, đó là lý 
luận về việc vận dụng, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào 
hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với 
cách mạng Việt Nam; và làm rõ lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến 
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần làm phong phú hơn kho tàng lý luận cách 
mạng Việt Nam. 
Giai đoạn 1954 - 1975, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã bám sát 
thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, góp phần giữ vững sự lãnh đạo, nâng cao năng lực và 
sức chiến đấu của Đảng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, 
thống nhất đất nước.
Ở miền Bắc, thông qua các cuộc vận động phát triển đảng viên như “Lớp đảng 
viên 6-1” (năm 1960), “cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng 
viên lớp Hồ Chí Minh” (năm 1970 - 1972), các cuộc chỉnh huấn lớn về tư tưởng như 
cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1961... cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần 
vun đắp lý tưởng, động lực về tinh thần làm chủ Nhà nước, tinh thần tập thể xã hội 
chủ nghĩa, hăng hái phục vụ sản xuất, cần kiệm xây dựng Tổ quốc; kiên quyết phòng 
chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô lãng phí, tác phong quan liêu mệnh lệnh, thái độ bảo 
thủ, rụt rè, cầu an hưởng lạc, ngại khó, ngại khổ, so bì đãi ngộ. 
Ở miền Nam, công tác chỉnh huấn tại Khu ủy miền Đông Nam Bộ tập trung vào 
việc “Không ngừng bồi dưỡng lập trường giai cấp, tinh thần cách mạng tiến công, 
kiên trì cách mạng, tự lực, tự cường, quan điểm bạo lực, quan điểm quần chúng, quan 
điểm thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng quyết tâm cao, tác phong làm 
việc khẩn trương, chống mọi khuynh hướng hữu khuynh, nghỉ ngơi, xả hơi, tư tưởng 
chủ quan, cục bộ, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, gia trưởng, thiếu dân chủ, tự do, 
vô kỷ luật, công thần, địa vị và những biểu hiện tư lợi, tham ô, hủ hóa... Kết quả chỉnh 


huấn đã củng cố hơn nữa lập trường chiến đấu, quan điểm quần chúng, thấy rõ chỗ 
yếu và mâu thuẫn của địch; nắm vững đường lối chính sách, vận dụng phương thức 
phương châm thích hợp hơn; uốn nắn được một số khuyết điểm trước, qua đó vượt 
qua được mâu thuẫn khó khăn để bám vững địa bàn, bám trong quần chúng ở cả 3 
vùng.
Các cuộc vận động, chỉnh huấn có ý nghĩa rất lớn trong việc nêu cao tinh thần, 
trách nhiệm của đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần làm 
chuyển biến về mặt tư tưởng của nhân dân, củng cố niềm tin, tạo sự hứng khởi và 
quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, đất nước được 
thống nhất, non sông thu về một mối. 

tải về 424.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương