Xăng Tổng quan về xăng


Tiêu chuẩn đánh gia chất lượng mỡ nhờn theo TCVN



tải về 1.33 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu28.02.2022
Kích1.33 Mb.
#51113
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
BAO CAO CUOI KY HOA DAU

Tiêu chuẩn đánh gia chất lượng mỡ nhờn theo TCVN



STT

Chỉ tiêu

Phương pháp thử

1

Độ nhớt động học, cSt

TCVN 3171:2011

ASTM D445-11



2

Chỉ số độ nhớt

TCVN 6019:2010

(ASTM D2270-04)



3

Trị số kiềm tổng, mg KOH/g

TCVN 3167:2008

(ASTM D2896-07a)



4

Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, ℃

TCVN 2699:1995 hoặc TCVN 7498:2005

5

Xác định điểm nhỏ giọt của mỡ nhờn

ASTM D2265

6

Xác định độ xuyên kim của mỡ

ASTM D217

7

Xác định đặc tính chống gỉ của mỡ bôi trơn

ISO 11007:1997

  1. Các chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng mỡ nhờn theo điều kiện phòng thí nghiệm

1.5.3.1. Độ nhớt động học theo TCVN 3171:2011 (ASTM D 445)

a. Phạm vi áp dụng

Xác định độ nhớt động học cho các sản phẩm dạng lỏng như D.O, F.O, dầu gốc, phụ gia dầu và dầu bôi trơn.

b. Mục đích và ý nghĩa

Độ nhớt là khả năng chuyển động nội tại của chất lỏng. Nó được đo bằng cách ghi lại thời gian cần thiết để một lượng chất lỏng nhất định chảy qua mao quản có kích thước nhất định ở một nhiệt độ nhất định. Độ nhớt động học được xác định ở 40℃ theo phương pháp thử ASTM D445.

Độ nhớt của nhiên liệu diesel rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng bơm và phun nhiên liệu vào buồng đốt. Độ nhớt của nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước và hình dạng của kim phun. Nhiên liệu có độ nhớt quá cao rất khó nguyên tử hoá, các tia nhiên liệu không mịn và khó phân tán đều trong buồng đốt. Kết quả là giảm hiệu suất và công suất động cơ. Đối với các động cơ nhỏ, các tia nhiên liệu có thể chạm vào thành xylanh, cuốn đi lớp dầu bôi trơn và làm tăng độ lẫn nhiên liệu trong dầu nhờn. Hiện tượng các chi tiết bị ăn mòn nhanh chính là do nguyên nhân này.

Nhiên liệu có độ nhớt quá thấp khi được phun vào xylanh sẽ tạo thành các hạt quá mịn, không thể tới được các vùng xa kim phun và do đó hỗn hợp (NL + KK) tạo thành trong xylanh không đồng nhất, nhiên liệu cháy không đều, công suất giảm. Nhiên liệu có độ nhớt quá thấp có thể gây ra hiện tượng rò rỉ tại bơm, làm sai lệch kết quả đong đếm dẫn đến thay đổi tỷ lệ pha trộn không khí/nhiên liệu. Mức độ mài mòn của các chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu tăng khi độ nhớt của nhiên liệu giảm.

Độ nhớt của diesel dùng cho các động cơ cao tốc nằm trong khoảng 1,8-5,0 cSt ở 37,8℃. Thường thì người ta hay hạn chế cặn dưới của độ nhớt để tránh hiện tượng như đã nêu trên. Các loại diesel có độ nhớt cao hơn 5,8 cSt thường sử dụng cho các động cơ tốc độ thấp hơn. Diesel có độ nhớt đặc biệt cao được sử dụng cho máy tàu thuỷ và thường phải có thêm hệ thống gia nhiệt. Đối với một số động cơ, độ nhớt quy định giá trị min sẽ có một lợi thế vì hiện tượng mất công suất do bị rò nhiên liệu của bơm và vòi phun. Mặt khác, độ nhớt cũng được giới hạn bởi giá trị max nhằm phù hợp với giới hạn của các thông số đã được xem xét trong thiết kế, kích thước của động cơ và các đặc điểm của hệ thống bơm phun.

c. Tóm tắt phương pháp

Đo thời gian (tính bằng giây) một thể tích xác định của chất lỏng chảy qua mao quản của nhớt kế chuẩn, dưới tác dụng của trọng lực ở một nhiệt độ được kiểm tra chặt chẽ. Độ nhớt động học là tích của thời gian chảy đo được và hằng số hiệu chuẩn của nhớt kế.

d. Quy trình thử nghiệm

Chuẩn bị điều kiện thử nghiệm:

Điều chỉnh nhiệt độ của bể ổn nhiệt đến nhiệt độ cần thử nghiệm là 40℃. Theo dõi nhiệt độ của bể ổn nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân (cắm sẵn trong bể) để đảm bảo nhiệt độ bể dao động trong khoảng ± 0,02℃. Chọn nhớt kế có kích thước mao quản phù hợp với độ nhớt của mẫu trong bảng dưới đây:

Nhớt kế số

HSNK gần đúng (cSt/s)

Phạm vi đo (cSt)

Nhớt kế số

HSNK gần đúng (cSt/s)

Phạm vi đo (cSt)

25

0,002

0,5 ÷ 2

300

0,25

50 ÷ 250

50

0,004

0,8 ÷ 4

350

0,5

100 ÷ 500

75

0,008

1,6 ÷ 8

400

1,2

240 ÷ 1200

100

0,015

3 ÷ 15

450

2,5

500 ÷ 2500

150

0,035

7 ÷ 35

500

8

1600 ÷8000

Chuẩn bị mẫu:

Mẫu được lắc đều trước khi thí nghiệm. Nếu trong mẫu có hạt lơ lửng phải lọc qua rây 75m.

Xử lý nhiệt với mẫu sẫm màu, đặc: sấy mẫu ở 60℃ trong 1 giờ, lắc đều rót vào chai thủy tinh khoảng 40mL đậy nắp ngâm vào nước sôi 30 phút, lắc và lọc qua rây 75m, lấy mẫu lọc qua rây để đo.

Tiến hành thử nghiệm:

Lật ngược nhớt kế, nhúng nhánh nhỏ (N) vào cốc chứa mẫu, nối đầu nhánh lớn (L) với bơm chân không (hoặc bóp cao su), hút mẫu đến vạch F (nhớt kế chảy xuôi) và vạch G (nhớt kế chảy ngược). Quay nhớt kế lại và lau sạch các vết mẫu dính trên nhớt kế, đặt nhớt kế vào bể ổn nhiệt ở vị trí thẳng đứng (sử dụng giá kẹp) và ngâm khoảng 15 – 30 phút.

Khi nhiệt độ đã ổ định, dùng bóp cao su hút mẫu sao cho mặt thoáng mẫu vượt qua vạch E.

Để mẫu chảy tự do và dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian khi mặt thoáng của mẫu chảy từ vạch E đến vạch F.

Lập lại thao tác này một lần nữa, nếu sai lệch kết quả nằm trong giới hạn cho phép, lấy giá trị trung bình làm kết quả. Nếu không phải rửa, thổi khô nhớt kế và tiến hành lại từ đầu.

Chú ý: nếu thời gian chảy nhỏ hơn 200 giây phải thay thế nhớt kế khác có kích thước nhỏ hơn.

Lặp lại các bước thử nghiệm tương tự như trên nhưng ở nhiệt độ bể ổn nhiệt là 100℃.

1.5.3.2. Nhiệt độ chớp cháy theo TCVN 7498:2005 (ASTM D92)

a. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm bắt cháy cốc hở của tất cả các sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy cao hơn 79℃ và thấp hơn 400 ℃ (trừ FO), bằng thiết bị manual hoặc thiết bị tự động.

b. Mục đích và ý nghĩa

Điểm chóp cháy (flash point) của sản phẩm dầu mỏ là nhiệt độ thấp nhất được hiệu chỉnh ở áp suất 101,3 KPa (760mmHg) tại đó hơi của mẫu thử chớp cháy khi có mồi lửa dưới điều kiện thử nghiệm. Điểm bắt cháy (fire point) của sản phẩm dầu mỏ là nhiệt độ thấp nhất được hiệu chỉnh ở áp suất 101,3 kPa tại đó hơi của mẫu thử bắt lửa khi có mồi lửa dưới điều kiện thử nghiệm.

c. Tóm tắt phương pháp

Rót khoảng 70ml mẫu vào cốc thử nghiệm đến vạch mức, gia nhiệt với tốc độ nhanh ban đầu và chậm hơn khi sắp tới điểm chớp cháy. Cứ mỗi khoảng nhiệt độ nhất định, đưa ngọn lửa qua bề mặt của mẫu. Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất tại đó hơi của mẫu trên bề mặt cốc thử bắt cháy.

d. Quy trình thử nghiệm

1- Công tắc chính

2- Công tắc cò khóa

3- Núm điều chỉnh tốc độ gia nhiệt

4- Bề mặt gia nhiệt

5- Giá đỡ nhiệt kế

6- Nhiệt kế

7- Cốc chứa mẫu

8- Cần đánh lửa

9- Đèn báo gia nhiệt



Chuẩn bị mẫu:

Bảo quản mẫu trong chai kín, làm bằng vật liệu không thẩm thấu khí (không đựng trong chai nhựa), để ở nhiệt độ thấp tránh làm bay hơi các phần nhẹ, tiến hành rót mẫu ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bắt cháy 56 ℃. không mở nắp khi không cần thiết để tránh mất phần nhẹ 83 và đưa hơi nước vào. Khi có thể phải xác định điểm chớp cháy trước tiên và bảo quản mẫu ở nhiệt độ thấp.

Mẫu rắn hoặc có độ nhớt cao thì hâm nóng mẫu đến nhiệt độ đủ để chảy lỏng, nhưng không bao giờ gia nhiệt đến trên nhiệt độ mà nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ bắt cháy dự đoán là 56 ℃ trước khi cho vào cốc.

Nếu mẫu được gia nhiệt trên nhiệt độ này, cần làm nguội đến 56 ℃ dưới điểm chớp cháy dự đoán trước khi thử nghiệm. Nếu mẫu chứa nhiều nước có thể làm khô bằng canxiclorua hoặc lọc qua giấy lọc định tính, nếu mẫu quá đặc, có thể đun nóng mẫu (thấp hơn nhiệt độ bắt cháy dự đoán 56 ℃).

Chú ý: Nếu mẫu chứa nhiều phần nhẹ không đun cũng không lọc.

Chuẩn bị thiết bị:

Thử nghiệm được tiến hành ở nơi kín gió . Không tiến hành thử nghiệm trong tủ hút đang làm việc.

Cẩn thận làm sạch cốc loại bỏ hết các vết dầu bẩn của lần thử trước, nếu có cặn cacbon loại bỏ bằng bùi nhùi thép loại mảnh. Sấy khô cốc, để nguội cốc đến ít nhất dưới nhiệt độ chớp cháy dự kiến là 56 ℃.

Tiến hành thử nghiệm:

− Rót khoảng 70 ml mẫu cần thử đến lúc mặt khum của mẫu trùng với vạch mức, không để mẫu có bọt khí trong suốt quá trình thử nghiệm.

− Lắp nhiệt kế vào giá và giữ ở vị trí thẳng đứng sao cho đáy của bầu thuỷ ngân cách đáy cốc 6,4  0,1ml.

− Mồi ngọn lửa và điều chỉnh để nó có đường kính từ 4,2 - 4,8 mm.

Chú ý: Cẩn thận khi sử dụng bình gas, không nên mở van quá lớn (chỉ 3 vòng là đủ), khi kiểm tra các mẫu có điểm bắt cháy thấp thì có thể bùng cháy mạnh, hoặc có những mẫu có điểm chớp cháy đến 400 ℃

− Cấp nhiệt với tốc độ tăng nhiệt độ của mẫu khoảng 14 – 17 ℃ /phút.

− Khi nhiệt độ của mẫu thử thấp hơn điểm chớp cháy dự đoán 50℃ thì giảm tốc độ tăng nhiệt độ xuống còn 5 – 6 ℃ /phút.

− Khi nhiệt độ đạt đến 28 ℃ dưới điểm chớp cháy dự kiến, cho mồi lửa chạy ngang qua bề mặt cốc thử, cứ tăng 2 ℃ thử 1 lần, tiếp tục thử đến khi xuất hiện chớp cháy.

Chú ý: Phải đọc nhiệt độ trước khi đưa ngọn lửa mồi qua bề mặt mẫu thử.

− Khi xuất hiện ngọn lửa màu xanh đầu tiên trên một phần hay toàn bộ bề mặt mẫu, ghi nhận lại nhiệt độ quan sát được. Đó chính là nhiệt độ chớp cháy.

Khi mẫu thử có nhiệt độ chớp cháy không biết trước thì mẫu thử được rót vào cốc thử ở nhiệt độ nhỏ hơn 50 ℃, cung cấp mồi lửa thử bắt đầu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ rót mẫu là 5 ℃, tiếp tục đun nóng mẫu thử 5-6 ℃ /phút và cứ tăng 2 ℃ thử 1 lần cho đến khi thu được điểm chớp lửa.

Chú ý: Kích cỡ mồi lửa, tốc độ gia nhiệt đều ảnh hưởng đến kết quả. Mồi lửa có thể gây ra quần xanh và ngọn lửa rộng trước điểm chớp cháy thực, cần bỏ qua.

Khi thu được điểm chớp cháy ở lần thử nghiệm đầu tiên, ngừng thử nghiệm và lặp lại với mẫu mới. Ở các mẫu sau ta chỉ bắt đầu thử ở nhiệt độ dưới nhiệt độ chớp cháy lần trước 28 ℃.

Khi thiết bị nguội dưới 60 ℃, lấy nhiệt kế và cốc chứa mẫu ra khỏi bếp, làm sạch cốc mẫu.

1.5.3.3. Hàm lượng tạp chất cơ học theo TCVN 9790:2013 (ASTM D473)

a. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này dựa theo tiêu chuẩn ASTM D473, nhằm xác định hàm lượng tạp chất cơ học (sediment) có trong các mẫu dầu thô, dầu FO và các sản phẩm nặng khác bằng phương pháp trích ly.

b. Mục đích và ý nghĩa

Hàm lượng tạp chất cơ học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tồn trữ, bơm chuyển và sử dụng. Sự có mặt của các tạp chất cơ học rây nên nguy cơ hỏng hóc thiết bị trong quá trình bơm chuyển, nó cũng là nguyên nhân tạo muội cặn và mài mòn bét phun nhiên liệu.

Cặn thường bao gồm cặn carbon, kim loại và các tạp chất vô cơ khác. Cặn được tạo thành do một số nguyên nhân sau:



  • Chất bẩn cso trong bể và đường ống

  • Các chất bẩn lẫn trong nhiên liệu do sơ suất trong quá trình bảo quản, tồn chứa và bơm chuyển.

  • Bụi bẩn trong không khí.

c. Tóm tắt phương pháp

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là cho các mẫu vào trong ống lót bằng sứ xốp (extraction thimble), mẫu được trích ly bằng toluen nóng cho đến khi phần cặn đạt đến khối lượng không đổi, phần cặn này gọi là tạp chất cơ học (sediment by extraction)

d. Quy trình thử nghiệm

− Cân ống lót sứ sau khi được làm sạch và khô với độ chính xác 0,1mg.

− Trộn thật đều mẫu, nhanh chóng lấy khoảng 5g mẫu cho vào ống lót sứ rồi cân với độ chính xác 0,01mg.

− Lắp ống lót sứ có chứa mẫu vào bộ trích ly có chứa 200ml toluen. Mở nước sinh hàn cho chảy qua ống ngưng tụ, bật bếp gia nhiệt. Đối với mẫu chứa nhiều nước thì phải lắp cốc chứa nước (water cup). Nước bị lôi cuốn bởi toluen sẽ ngưng tụ và tập trung ở phía dưới đáy cốc.

− Tiến hành trích ly cho đến khi thấy dung môi nhỏ xuống từ ống sứ không còn màu thì tiếp tục trích ly thêm 30 phút. Trong quá trình trích ly cần giữ tốc độ trích ly sao cho bề mặt chất lỏng của hỗn hợp dầu và toluen trong ống lót sứ không dân lên cao hơn khoảng 20mm tính từ miệng ống.

− Sau khi trích ly xong, đem sấy khô ống lót ở 115 – 120 ℃ 100 trong 1 giờ, sau đó làm nguội trong bình hút ẩm (không có chất hút ẩm), rồi đem cân với độ chính xác 0,2mg.

Làm sạch ống lót sứ: Đổ phần tạp chất cơ học trong ống lót, sau đó sấy khô, làm nguội. Như vậy ống lót sứ đã được chuẩn bị cho lần đo tiếp theo.

1.5.3.4. Điểm nhỏ giọt của mỡ nhờn ASTM D2265

a. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này dùng để xác định điểm nhỏ giọt của mỡ nhờn. Phương pháp này không dùng cho các mẫu có nhiệt độ nhỏ giọt >288 ℃. Với các mẫu nhiệt độ nhỏ giọt cao hơn thì sử dụng phương pháp D2265.

b. Mục đích và ý nghĩa

Thông thường, nhiệt độ nhỏ giọt là nhiệt độ mà tại đó mỡ chuyển từ trạng thái bán rắn sang lỏng dưới điều kiện thử. Sự thay đổi trạng thái này là điển hình cho mỡ có chứa xà phòng làm đặc loại thường. Mỡ chứa các chất làm đặc khác xà phòng thông thường sẽ tách dầu mà không làm thay đổi trạng thái. Phương pháp này có ích cho việc định danh mỡ về chủng loại. Kết quả chỉ được coi như có ý nghĩa giới hạn về khía cạnh tính năng vì đây là thử nghiệm tĩnh.

c. Tóm tắt phương pháp

Mẫu mỡ chứa trong cốc nhỏ treo trong ống thử được gia nhiệt trong bể dầu với tốc độ định trước. Nhiệt độ mà tại đó mà mẫu rơi từ lỗ ở đáy cốc được lấy trung bình với nhiệt độ của buồng gia nhiệt và được ghi nhận là điểm nhỏ giọt của mỡ.

d. Quy trình thử nghiệm

(1) - Công tắc bật máy.

(2) - Công tắc mở đèn.

(3) - Thiết bị điều khiển điện tử.

(4) - Vỏ bọc thiết bị điều khiển.

(5) - Hệ thống đèn và đèn đỏ nằm ngang.

(6) - Lò gia nhiệt với vỏ bọc bằng kim loại.

(7) - Ống đặt mẫu.

(8) - Phích cắm điện



Chuẩn bị thiết bị:

Làm sạch cốc và ống thử bằng dung môi (xăng) và chỉ sử dụng cốc sạch.

Kiểm tra độ sạch của ống thử, bầu nhiệt kế.

Dung sai tổng giữa dẫn hướng vòng lie và thành trong của ống thử là 1,5mm.



Cài đặt nhiệt độ cho máy:

− Nhấn nút “P” trên bảng điện tử xuất hiện xuất hiện chữ “SP”.

− Nhấn nút ,  để tăng hoặc giảm nhiệt độ cài đặt. Nhiệt độ cài đặt của lò được xác định dựa vào điểm nhỏ giọt dự kiến

− Sau khi cài đặt nhiệt độ xong thì để yên 30 giây để cho máy tự động cài đặt và chạy chương trình.



Tiến hành thử nghiệm:

− Nhồi đầy mỡ vào cốc bằng cách ấn miệng rộng vào mỡ. Bỏ mỡ dư bằng que gạt.

− Giữ thẳng đứng với miệng nhỏ hướng xuống dưới. Xuyên que kim loại từ dưới lên trên đến khi nó nhô lên 25mm (hình a). Ấn que vào cốc sao cho que kim loại tiếp xúc với đường chu vi thấp và cao của cốc. Giữ tiếp xúc này, xoay cốc trên que theo ngón trỏ để tạo chuyển động xoắn xuống phía dưới que để loại phần mỡ hình chớp dính dọc theo que (hình b).

− Khi cốc đạt đến điểm cuối que, rút cẩn thận que ra khỏi cốc theo chiều từ dười lên sao cho que không chạm vào bề mặt của mẫu (c).

− Sử dụng cốc định cỡ để xác định vị trí các nút lie trên nhiệt kế theo hình A.

− Lấy nhiệt kế đã lắp nút lie và cốc định cỡ ra khởi ống thử.

− Cho cốc chứa mẫu đã chuẩn bị ở trên vào ống thử là lắp nhiệt kế vào như hình B.

Lưu ý: Không là xê dịch vị trí các nút lie tránh bầu nhiệt kế không chạm vào bề mặt của mẫu mỡ.

− Treo ống thử vào thiết bị như chỉ dẫn và tiến hành gia nhiệt.

− Nhiệt độ cài đặt cho lò gia nhiệt phải cao hơn nhiệt độ nhỏ giọt dự kiến từ 10 – 15oC.

Lưu ý: Nếu không biết trước điểm nhỏ giọt dự kiến thì cài đặt nhiệt độ lò khoảng 120oC (dùng cho mỡ nhờn) và tiến hành thử nghiệm để xác định điểm nhỏ giọt dự kiến. Sau đó tiến hành xác định điểm nhỏ giọt tương tự như trên.



− Khi nhiệt độ tăng, mỡ sẽ đều đặn nhô ra khỏi lỗ ở đáy cốc. Khi giọt mỡ rớt xuống, ghi nhiệt độ của nhiệt kế và buồng gia nhiệt.

− Nếu mỡ chảy thành dạng sợi thì chỉ ghi nhận nhiệt độ khi giọt mỡ chạm đáy ống nghiệm.

Chỉ có thể thực hiện đồng thời nhiều mẫu cùng một lúc khi các 72 mẫu này có xấp xỉ cùng nhiệt độ nhỏ giọt.

1.5.3.5. Độ xuyên kim của mỡ nhờn TCVN 5853:1995 (ASTM D 217)

a. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này dùng để đo độ đặc của mỡ nhờn bằng cách đo độ xuyên qua của một kim đo dạng chóp nón có kích thước và khối lượng tiêu chuẩn trong khoảng thời gian xác định. Đơn vị đo là milimet.

b. Mục đích và ý nghĩa

Độ xuyên của các sản phẩm dầu mỏ là thông số phản ánh mức độ cứng (độ nhớt) của các sản phẩm dạng bán rắn. Qua đó giúp ta chọn lựa sản phẩm bôi trơn thích hợp cho các thiết bị hoạt động ở các tốc độ và tải trọng khác nhau.

c. Tóm tắt phương pháp

Sự xuyên qua được xác định ở 25 ℃ bằng cách thả kim hình nón rơi tự do qua mẫu mỡ trong 5 giây.

d. Quy trình thử nghiệm

(1) - Màn hình hiển thị

(2) - Các phím số

(3) - Phím cài đặt giới hạn dưới

(4) - Phím cài đặt giới hạn trên

(5) - Phím cài đặt thời gian đo

(6) - Phím cài đặt thời gian dừng

(7) - Phím bắt đầu đo

(8) - Phím “RESET”

(9) - Ren

(10) - Kính lúp

(11) - Đèn chiếu sáng

(12) - Núm chỉnh thô

(13) - Hệ thống đo tự động

(14) - Núm khóa

(15) - Núm tinh chỉnh

(16) - Trục máy xuyên kim



Chuẩn bị mẫu:

Kích thước mẫu: Yêu cầu một lượng mẫu đủ để làm đầy cốc của dụng cụ nhào mỡ chuẩn (ít nhất là 0.4kg).




tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương