Xin kính chuyển tiếP. Xin quí VỊ ĐỘc giả GÓP Ý. Xin click vàO ĐƯỜng dẫn màu xanh dưỚI ĐÂY


NÚI TỘI ÁC THỨ NHẤT CỦA CÔNG GIÁO: NGĂN CHẬN SỰ TIẾN BỘ TRÍ THỨC CỦA NHÂN LOẠI



tải về 0.96 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.96 Mb.
#6037
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. NÚI TỘI ÁC THỨ NHẤT CỦA CÔNG GIÁO:
NGĂN CHẬN SỰ TIẾN BỘ TRÍ THỨC CỦA NHÂN LOẠI.

 “Giáo hội Ca Tô đã có những tác động tàn phá trên xã hội. Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ. Âu Châu đi vào những Thời Đại Hắc Ám. Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.” 6

(Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, p. 50)

Nhận định của Helen Ellerbe không sai nếu chúng ta biết đến chủ trương của Ca-tô Rô-MaGiáo qua những hành động ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại như:

- Giữ độc quyền giáo dục với chính sách làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.

- Đốt sách vở ghi chép những kiến thức cổ xưa của nhân loại.

- Ngụy tạo và viết lại lịch sử với mục đích chứng thực đức tin của Công Giáo.

- Hủy diệt các nền văn hóa phi Ki-Tô.

Trước khi đi vào chi tiết những điểm trên, tưởng chúng ta cũng nên biết chút ít về xuất xứ của Ca-tô Rô-maGiáo. Khởi đầu, Ca-tô Rô-maGiáo chỉ là một hệ phái trong nhiều hệ phái theo nhân vật Do Thái mà họ gọi là Giê-su Ki Tô. Trong mấy thế kỷ đầu, Ca-tô Rô-maGiáo càng ngày càng có nhiều tín đồ, không phải vì những giáo lý dạy về luân lý đạo đức, mà vì sự khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một đời sau của tuyệt đại đa số người dân cơ cực thời bấy giờ.

Vào thời điểm hạ bán thế kỷ I, hầu hết dân chúng sống trong vùng thống trị của đế quốc La Mã là những người nghèo khổ, nô lệ, ít học hay vô học. Họ sống trong tuyệt vọng, không còn có thể trông ngóng được gì trong cuộc sống trên cõi đời của họ. Có nhiều tôn giáo phát triển trong quần chúng nhưng họ chỉ muốn một tôn giáo mang đến cho họ sự an ủi và hi vọng. Ca-tô Rô-maGiáo khai thác sự khao khát này và hứa hẹn cùng họ một cuộc sống tốt đẹp hơn trên Thiên Đường sau khi chết, nếu họ tin vào Chúa Giê su, theo giáo thuyết của Thánh Phao Lồ. Đây là một niềm hi vọng và an ủi lớn đối với họ cũng như của đa số tín đồ Ca-tô Rô-MaGiáo ngày nay đang sống ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân và một vài vùng ở Việt Nam v...v..., nhất là trong những ốc đảo nghèo khổ.

Các hệ phái khác cùng theo Chúa Giê su , nhưng thường không có đồng quan điểm với những tín điều, những sự kiện lịch sử, vai trò và khả năng của Chúa Giê su, thần quyền của Giáo Hoàng và hàng Giáo phẩm Ca-tô Rô-maGiáo đưa ra. Điển hình là phái Tự Ngộ Ki Tô (Gnostic Christianity) theo chủ thuyết tự chứng, đạt giải thoát qua kiến thức và sự hiểu biết sâu xa về thực tại, cùng kinh nghiệm tu chứng bản thân. Tên phái này lấy từ gốc Hi Lạp, Gnosis, có nghĩa là kiến thức (knowledge) thâu thập được do nội quán. Từ thập niên 1980 tới nay đã có nhiều công cuộc khảo cứu về hệ phái Tự Ngộ Ki Tô.

Hệ phái Tự Ngộ đã chê trách "những người (trong Ca-Tô Rô- MaGiáo) tự xưng là Giám Mục và Trợ Tế, làm như họ đã được Thượng đế ban quyền cho..." và gọi những người tự xưng một cách trơ tráo này là "những con kênh không có nước." 7

Nhưng hiển nhiên là chủ thuyết Tự Ngộ theo con đường vận dụng sự hiểu biết không thích ứng đối với lớp dân chúng thấp kém, ít học, hay vô học, cho nên hệ phái này không phát triển được sâu rộng trong quần chúng. Hệ phái Tự Ngộ này bị giáo hội tự phong là chính thống Ki Tô (nghĩa là Ca-tô Rô-MaGiáo cho tới thế kỷ 16), kết án là lạc đạo hay dị giáo (heretic), vì không chịu tin như những người Công Giáo. Và khi giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo liên kết với, hoặc nắm được, quyền lực thế gian, thì tìm cách tiêu diệt hệ phái này và tất cả những tín ngưỡng không phục tùng giáo hoàng, hay nói khác đi, không chịu nằm trong sách lược “ngu dân dễ trị” của Ca-tô Rô-maGiáo.

Chủ thuyết của hệ phái Tự Ngộ Ki Tô đối nghịch với những giáo lý ngụy tạo của Ca-Tô Rô-maGiáo và phủ nhận quyền lực của giới giáo sĩ cho nên thật là dễ hiểu khi ta thấy Ca-Tô Rô-maGiáo đã phải tìm đủ mọi cách để tiêu diệt hệ phái Ki Tô này. Có 3 lý do chính để Giáo hội Ca-Tô Rô-maGiáo thù ghét hệ phái Tự Ngộ.

Thứ nhất, hệ phái Tự Ngộ chủ trương sự tự chứng là cứu cánh chung cùng của con người. Biết rõ bản thân có nghĩa là biết rõ Thượng đế vì "cái ngã và Thượng đế là một" . Vì con đường đi tới tự chứng căn bản là qua phương pháp nội quán cho nên hệ phái Tự Ngộ không chấp nhận một niềm tin mù quáng, điều kiện cần để được giải thoát, theo thuyết rao giảng bởi Thánh Phao Lồ. Hệ phái Tự Ngộ cho rằng "tin vào các bí tích là lối suy nghĩ ngây thơ và ma thuật" (Faith in the sacraments shows naive and magical thinking) và cũng cho rằng "ý tưởng về Chúa trở lại cõi trần là vô nghĩa" (They thought the idea of the Second Coming of Christ was nonsense..). Và ngày nay họ đã chứng thực được điều này, vì đã 2000 năm nay mà Giê-su chưa hề trở lại như ông ta đã hứa hẹn trong Tân Ước là sẽ trở lại ngay trong thời đó.

Những niềm tin này của phái Tự Ngộ là một sự đe dọa đối với hàng Giáo phẩm Ca-tô Rô-maGiáo vì chúng trái ngược với những giáo lý mà hàng Giáo Phẩm Ca-tô Rô-MaGiáo đưa ra, và hoàn toàn phủ bác vai trò độc nhất nắm trong tay chân lý, và giữ độc quyền ban phát ân sủng cho tín đồ, của hàng Giáo phẩm Ca-tô Rô-maGiáo.

Thứ nhì, theo Phúc Âm của Philip (The Gospel of Philip) thì Chúa Giê-su chỉ là một người như mọi người thường. Trong Phúc Âm này có đoạn mô tả tính người của Chúa như sau:

"Người luôn luôn đi bên Chúa là Mary Magdalene. Chúa yêu thương nàng hơn tất cả các đệ tử khác và thường hôn môi nàng. Các đệ tử khác lấy làm phật ý về việc này..." 8

Một khi đã phủ nhận tư cách thần thánh của Giê-su, hệ phái Tự Ngộ phủ nhận luôn cả chuyện Đức Mẹ Đồng Trinh và chuyện Chúa sống lại và bay lên trời, nghĩa là những tín lý căn bản của Ca-tô Rô-maGiáo.

Thứ ba, hệ phái Tự Ngộ chủ trương con người thì bình đẳng và thường mời giới phụ nữ giảng đạo với tư cách của một linh mục. Trái lại, trong Ca-tô Rô-maGiáo, theo những bức thư tông đồ của Thánh Phao Lồ thì phụ nữ bị liệt xuống hạng thấp kém so với nam giới, và Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo vẫn duy trì sự kỳ thị này cho tới ngày nay.

Giáo Hoàng John Paul II ra sắc lệnh khẳng định việc cấm tấn phong phụ nữ làm linh mục, và Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, vẫn duy trì sắc lệnh này. Trong kinh Trí Tuệ của Đức Tin (Faith Wisdom) của phái Tự Ngộ có ghi Mary Magdalene, người yêu của Chúa Giê-su, phàn nàn như sau: "Phê-rô làm tôi ngần ngại, tôi sợ hắn, vì hắn ghét phái nữ" (The author of the Gnostic text Faith Wisdom has Mary Magdalene complain, "Peter makes me hesitate, I am afraid of him, because he hates the female race.")

Nói tóm lại, vì phủ nhận những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh như Đức Mẹ Đồng Trinh, vai trò thần thánh của Giê-su, vai trò cứu rỗi của Giê-su, chuyện Giê-su sống lại và bay lên trời, và nhất là phủ nhận quyền lực thần thánh tự phong của hàng Giáo phẩm Ca-tô Rô-maGiáo, bác bỏ một đức tin mù quáng, và chủ trương con người bình đẳng, mà hệ phái Tự Ngộ bị Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo tiêu diệt.

Đúng như Helen Ellerbe đã nhận định ở trên, khi đại đế Constantine ở Rô-ma trong thế kỷ 4 theo Ki Tô Giáo và lập Ki Tô Giáo làm quốc giáo thì tôn giáo này trở thành Ca-tô Rô-maGiáo, nắm được địa vị và quyền hành tuyệt đối trên thế gian. Và từ đó Ca-Tô Rô-maGiáo đã phát triển, và với một định chế độc tài về tư tưởng và tín ngưỡng, giáo hội Ca-Tô Rô-maGiáo đã đưa Âu Châu vào trong những thời đại “hắc ám” (The Dark Ages), kéo dài suốt 1000 năm, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15. Thời gian mười thế kỷ này đã được các học giả, kể cả một số học giả Công Giáo, công nhận là "thời đại Hắc Ám" (Dark Ages), đó chính là "thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức" (The ages of barbarism and intellectual darkness; (Grolier Electronic Publishing 1997)). Sở dĩ thời đại này có tên như vậy vì dựa vào quyền lực thế gian, giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã giữ độc quyền giáo dục quần chúng, phần lớn là ít học hay vô học, cho nên đã áp đặt sự ngu xuẩn, đen tối trí thức và bạo hành của giáo hội trên quần chúng ở Âu Châu, như chúng ta sẽ thấy trong phần sau đây.



I. Về Văn Hóa:

Chủ trương tiêu diệt tất cả những tín ngưỡng khác của Ca-tô Rô-maGiáo bắt đầu bằng một chính sách man rợ và phản tiến hóa nhất của nhân loại: cấm mọi thảo luận triết lý trong dân gian; đốt tất cả mọi sách vở, sử liệu, chứng tích lịch sử liên hệ đến các tín ngưỡng khác và liên hệ đến những sự thật về KiTô giáo và nhân vật Giê-Su; và thay thế vào đó cái ý hệ độc tôn "man rợ và đen tối trí thức" của Ca-tô Rô-MaGiáo bằng những tư liệu ngụy tạo, những giáo điều dựa trên quyền lực v...v...



Về sự kiện này, trong cuốn "Những dối trá và huyền thoại của Thánh Kinh"("Deceptions and Myths of the Bible", trg. 444) LLoyd M. Graham đã viết như sau:

"Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Tự Ngộ và những nguồn tài liệu về đa thần là "việc làm đầu tiên" của Ca-tô Rô-MaGiáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự, ở Antioch, như được nói đến trong sách "Công Vụ các Sứ đồ" (Acts).. Do lệnh của giáo hội Ca-tô Rô-MaGiáo, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phái Tự Ngộ đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) chủ trương triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con người; TCN). Giáo hoàng Gregory VII đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng đế Theodosius đốt sạch 270000 tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của ngũ Kinh.

Sự hủy diệt văn hóa này vẫn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời; những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: đoàn Thập Ác quân đốt tất cả sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuộn nguyên bản Thánh thư Do Thái. Năm 1233 những tác phẩm của Maimonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt đi cùng với 12000 cuốn của Kinh Talmud (Thánh kinh của Do Thái Giáo. TCN). Năm 1244, 18000 cuốn sách đủ mọi loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80000 bản văn của Ả Rập ở công trường Granada. Ở Tân Thế Giới, toàn bộ kiến thức cổ xưa bị những người Ca-tô Rô-MaGiáo Tây Ba Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng những kiến thức này.

Sau khi đã phá hủy mọi chứng tích, những nhà lập giáo Ca-tô Rô-MaGiáo đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản... Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau: "Trong bốn thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liệu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong Ca-tô Rô-MaGiáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối"...

Theo giáo lý của họ thì "máu của Chúa KiTô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới," nhưng tội lỗi vẫn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch chính là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây phương mê mẩn đến nỗi Agibard ở Lyons phải viết như sau: "Cái thế giới bất hạnh này nằm dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người Ca-tô Rô-MaGiáo tin, thực ra là những điều vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được". Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong Ca-tô Rô-MaGiáo về Thánh John trong phúc âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho hoàng đế Domitian giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang đường trong đó. Và nay, nếu những tín đồ Ca-tô Rô-MaGiáo xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả Thánh Kinh." 9

Trong cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” (The Dark Side of Christian History), Helen Ellerbe cũng viết, trang 46, 48:



Khi Giáo hội [Ca-tô Rô-maGiáo] nắm thêm quyền lực, người Ki-Tô [Ca-tô Rô-maGiáo] đã đóng cửa các trung tâm giáo dục và đốt sách vở cũng như toàn thể các thư viện. Giáo hội đốt một số rất lớn những tài liệu văn học. Năm 391, người Ca-tô Rô-MaGiáo thiêu rụi một trong những thư viện lớn nhất hoàn cầu ở Alexandria. được biết là chứa 700000 tác phẩm. Tất cả những sách của hệ phái Tự Ngộ, 36 cuốn của Porphyry, những tác phẩm của 27 học phái huyền bí, và 270000 tài liệu cổ xưa thu thập bởi Ptolemy Philadelphus đều bị đốt sạch. Giáo dục cho người ở ngoài Giáo hội bị cấm. Những trung tâm giáo dục cổ xưa đều bị đóng cửa.

Giáo hội chống học văn phạm và tiếng La-Tinh. Giáo hoàng Gregory I chống học văn phạm, ông ta còn lên án giáo dục nào không phải là giáo dục cho giới giáo sĩ là điên rồ và xấu xa. Ông ta cấm tín đồ không được đọc Kinh Thánh, ra lệnh đốt thư viện Palatine Apollo để những văn học thế tục không làm lãng trí tín đồ trong việc chiêm ngưỡng thiên đường.

Sau nhiều năm các tín đồ Ca-tô Rô-maGiáo đi phá hủy sách vở và thư viện, Thánh John Chrysostom, Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo hội, hãnh diện tuyên bố, “Mọi dấu vết về văn học và triết lý cổ của thời trước đã biến mất khỏi mặt trái đất.” 10

Sau đây là một tài liệu khác về một số những hành động của giáo hội Ca-tô Rô-MaGiáo khi giáo hội nắm được quyền lực thế gian (Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 60):



"Không có một trích dẫn thống kê đơn thuần nào có thể nói lên vô lượng những sự ác ôn mà giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã làm nhân danh Thượng đế. Từ khi mà các triều đại giáo hoàng cấu kết quyền lực với chính quyền trong thế kỷ 5 cho tới công cuộc Phục Hưng, cái áo vô minh và mê tín đã phủ lên Âu Châu. Ánh sáng tự do đã tắt ngấm, Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở Âu Châu dưới quyền lực KiTô không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.

Thật là mỉa mai, chính những cuộc Thánh chiến chống dân Hồi giáo đã rọi một tia sáng trí thức qua cái mờ tối của vô minh và mê tín. Không như những dân KiTô tìm cách tiêu diệt mọi kiến thức không hợp với thần thuyết của họ, những người theo Hồi giáo đã gìn giữ trí tuệ của dân Hi Lạp cổ xưa. Hơn nữa, họ đã có nhiều tiến bộ đáng kể về toán học, triết học, và khoa học. Khi những thập ác quân của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo trở về từ miền Đông họ đã mang về cùng với những chiến lợi phẩm những hạt giống kiến thức mà sau này đưa đến công cuộc Phục Hưng. Song song với hàng đống những đồ cướp đoạt được và những thánh tích giả mạo, những thập ác quân cũng mang về theo nghệ thuật và văn học của cổ Hi Lạp. Những tác phẩm của các triết gia Hi Lạp mà giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã dẹp đi từ nhiều thế kỷ trước, nay lại xuất hiện. Một vài triết gia như Plato và Aristotle được đưa vào trong giáo thuyết của giáo hội. Thật vậy, những tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là những chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế, căn bản là của Aristotle được sửa lại thành mới. Nhưng quan trọng hơn là, về sau này, triết lý nhân bản của Hi Lạp đã nảy nở trong đầu óc của những người đau lòng mà nhận ra sự vô ích của những suy đoán thần học cùng sự xấu ác của những tín điều mà giáo hoàng đưa ra. Kết quả là, chính cái nền tảng trí thức và độc tài về đạo đức của Giáo hội bắt đầu lung lay." 11

Và Robert G. Ingersoll đã nhận định như sau (Ingersoll: The Magnificent, Lewis, trg. 125):



"Khi Ca-tô Rô-maGiáo có được quyền lực thì tôn giáo này phá hủy mọi tượng thần mà nó có thể đặt những bàn tay vô minh của nó lên trên. Nó hủy hoại và xóa bỏ mọi họa phẩm, phá hủy mọi công sự đẹp đẽ, đốt sạch những tác phẩm Hi Lạp và La Tinh, triệt tiêu mọi lịch sử, thơ phú, triết lý và thiêu rụi mọi thư viện mà nó có thể đốt được. Kết quả là, màn đêm Trung Cổ đã phủ lên nhân loại. Nhưng vì tình cờ, vì may mắn, vì bỏ sót, một vài tác phẩm đã thoát được sự ác liệt của cuồng nhiệt tôn giáo, và những tác phẩm này trở thành cái nhân mà quả của nó là nền văn minh của chúng ta ngày nay." 12

Những tài liệu ở trên chứng tỏ Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo, ngay từ đầu, đã theo đuổi chính sách làm cho người dân ngu muội, tối tăm, để dễ bề kiểm soát đầu óc của đám tín đồ thấp kém. Và chính sách này được kéo dài cho đến ngày nay. Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, nguyên là Hồng Y Thiết Giáp Ratzinger, đứng đầu Bộ Tín Lý và Đức Tin của Công Giáo, đã cấm đoán hoặc cất chức những nhà thần học nổi tiếng trên thế giới như Teilhart de Chardin, Edward Schillebeeckx, Hans Kung, Charles E. Curran, Raymond Hunthausen, Uta Ranke-Heinemann v..v..., và nhất là những nhà thần học trong phong trào Thần Học Giải Phóng, chủ trương phục vụ con người thay vì phục vụ Thiên Chúa [thực ra là phục vụ Giáo hoàng], điển hình như Leonardo Boff, Gustavo Gutíerez, Juan Luis Segundo v..v.. , cấm họ không được viết sách hay dạy học trong những trường học Công Giáo, vì những người trên đã có những ý kiến không phù hợp với những điều ngu dốt “giáo hội dạy rằng…”, và riêng trong cộng động giáo dân Việt Nam thì các bề trên đều cấm đoán tín đồ đọc những sách vở viết lên những sự thật lịch sử về giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo, đặc biệt là những sách do Giao Điểm xuất bản, bằng những lời đe dọa thuộc thời bán khai đã mất thời gian tính như dọa Chúa sẽ đọa đầy xuống hỏa ngục hay bị Giáo hội tuyệt thông, không cho hiệp thông với Chúa để hưởng một cái bánh vẽ trên trời sau khi chết. Ratzinger cấm thì cứ cấm, những nhà thần học nổi danh như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, Leonardo Boff v..v.. thản nhiên không coi sự cấm đoán của Ratzinger vào đâu, vẫn tiếp tục dạy học và viết sách, vì trong thời đại này, giáo hội không còn khả năng để đưa họ lên dàn hỏa nữa.

Đó là những gì Ca-tô Rô-maGiáo đã làm với mục đích tiêu diệt văn hóa của các tôn giáo, tín ngưỡng nào không phù hợp với những giáo điều và niềm tin của Ca-tô Rô-maGiáo. Nhưng, cũng như Tần Thủy Hoàng ở bên Trung Quốc, không thể nào đốt hết được sách vở của thiên hạ, Giáo hội Ca-tô Rô-MaGiáo, dù đã dùng mọi nỗ lực để hủy diệt những chứng tích lịch sử của các hệ phái Kitô khác cũng không có cách nào thành công hoàn toàn. Do đó, vẫn có những tài liệu còn sót lại, và ngày nay người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu cổ xưa về sự thực của KiTô giáo và con người thực của Giê-Su. Những tài liệu mới tìm thấy của phái Tự Ngộ về Giê-su cho ta một cái nhìn khác hẳn về con người của Giê-su, một người thường như mọi người khác, không có những đức tính thần thánh hay khả năng làm phép lạ như những nhà lập giáo Công Giáo đã quảng bá.

Năm 1945, một người dân thường ở Ai Cập đã tình cờ đào thấy ở Nag Hammadi, miền thượng Ai Cập, một cái chĩnh trong có chứa 52 bản kinh văn của hệ phái Tự Ngộ. Nội dung các bản kinh văn này làm các nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo nói chung hoảng hốt và tìm cách ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu này. Cho tới hơn 30 năm sau các học giả mới có cơ hội tìm hiểu các bản kinh văn này. Sở dĩ như vậy là vì, theo Elaine Pagels, giáo sư sử tại đại học Columbia, Hoa Kỳ, tác giả tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng Phúc Âm của phái Tự Ngộ (The Gnostic Gospels,) những bản kinh văn này chứa nhiều thông tin về Ki Tô Giáo và con người của Giê su đối ngược với những thuyết lý thần học của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-maGiáo nói riêng:



Những bản kinh văn này của hệ phái Tự Ngộ mô tả nhiều nhân vật và biến cố trong Tân Ước, nhưng trên một quan điểm khác hẳn. Chúng chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, giáo hội Ki Tô, ngay từ đầu đã bị phân hóa sâu rộng chứ không thống nhất như chúng ta thường tin; rằng nhiều tín đồ của Chúa Ki Tô không đồng thuận về những sự kiện trong đời sống của Giê su, về ý nghĩa những lời giảng dạy của Giê su, hoặc về hình thức của giáo hội. Trong những bản kinh văn như Phúc Âm của Philip và Phúc Âm của Thomas, Thomas được mô tả là em song sinh của Giê su, chúng ta biết rằng một số tín đồ của hệ phái Tự Ngộ phủ nhận chuyện Giê su sống lại và bổ nhiệm Phê-rô làm người kế vị; và nhiều tín đồ chất vấn về quyền hành của các linh mục, tin rằng tư cách thần thánh là ở trong con người, con đường giải thoát là con đường Tự Ngộ, và rằng, những bản kinh văn trên bắt buộc chúng ta phải xét lại tận gốc quan điểm truyền thống về nguồn gốc và ý nghĩa của Ki Tô Giáo 13

Sau đây chúng ta sẽ đi vào thêm một số chi tiết về sự ngu si của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã tác hại trên nhân loại như thế nào.



II. Về Y Học:

Năm 540, bệnh dịch phát khởi ở Âu Châu làm chết khoảng 10000 người mỗi ngày. Dân chúng hoảng sợ, kéo vào nhà thờ, tin tưởng sẽ được Chúa cứu cho khỏi chết. Giáo hội giảng cho con chiên rằng: “Bệnh dịch là một thiên tai do Thiên Chúa [của Ca-tô Rô-maGiáo]gây ra (an act of God) và là sự trừng phạt của Thiên Chúa về tội quần chúng không theo luật của Thiên Chúa” [thật ra chỉ là luật của những bộ óc giáo sĩ thuộc thời bán khai đặt ra]. Trước sự bất lực của nền y học phôi thai thời bấy giờ để đối phó với bệnh dịch, Giáo hội tuyên bố là y học của Hi Lạp và La Mã là của bọn dị giáo (heretics) và quyết định Giáo hội phải nắm giữ và áp dụng nền y học của Giáo hội trên quần chúng. Phương pháp chữa mọi bệnh của Giáo hội vào những thế kỷ 5 và 6 là “lể máu” (bleeding) trên một số điểm trong số 22 điểm trên cơ thể con người. Giáo hội dạy rằng lể để làm cho chảy máu có thể ngăn chận sự làm độc mất quân bình (toxic imbalance) trong cơ thể, ngăn chận sự ham muốn tình dục, và hồi phục lòng yêu đời. Cho đến thế kỷ 16, phương pháp chữa bệnh này của Giáo hội đã làm chết nhiều chục ngàn người mỗi năm. Khi bệnh nhân chết vì chảy máu, Giáo hội giải thích là vì không chịu lể máu sớm hơn hoặc làm máu chảy chưa đủ. Giáo hội còn dạy tín đồ phải coi rẻ mọi khía cạnh về thể xác con người, do đó không khuyến khích tín đồ về vấn đề giữ vệ sinh cá nhân hay tắm rửa. Kết quả là bệnh tật lan tràn khắp nơi. Trong nhiều trăm năm, thành thị và làng mạc đều bị tàn phá bởi các bệnh truyền nhiễm, kết quả sự ngu dốt của Giáo hội về y học, và áp đặt sự ngu dốt đó trên quần chúng.



III. Về Khoa Học:

Chính sách đốt sách vở, văn học cổ, và đàn áp sự theo đuổi trí thức của nhân loại, đúng như Joseph D. Daleiden đã nhận định ở trên là “Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.”

Thật vậy, ngay từ thế kỷ 6 Trước Tây Lịch (TTL) hay trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E. =Before Common Era), Pythagore đã có ý tưởng là Trái đất quay xung quanh mặt trời. Đến thế kỷ 3 Trước Tây Lịch, Aristarchus đã đưa ra thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ (heliocentric theory) và Eratosthene đã đo được chu vi của trái đất. Đến thế kỷ 2 Trước Tây Lịch, Hipparchus đã biết đến Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến của Trái Đất và tính được độ xiên của quỷ đạo hình ellip của Trái đất. Nhưng khi Giáo hội Công Giáo nắm được quyền thế trên thế gian, và như chúng ta đã biết, đưa Âu Châu vào Thời Đại Đen Tối hay Hắc Ám 1000 năm, thì nhân loại phải chờ đến thế kỷ 16 mới có được Copernicus lập lại thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời. Khi Galileo, trong thế kỷ 17, chứng thực thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời thì ông ta bị Tòa Án Đạo xử dị giáo bắt ông ta phải rút lại lập luận và giam ông ta tại nhà cho đến khi chết. 359 năm sau, Tòa Thánh dưới triều John Paul II mới công khai thú nhận là Giáo hội đã sai lầm trong vụ xử Galileo. Trí tuệ các bậc Thánh trong giáo hội có thể biểu hiện điển hình trong lời phán của Thánh Augustine, tác giả nền thần học căn bản của Công Giáo:

Không thể có người ở phía bên kia của trái đất, vì trong những hậu duệ của Adam, không có sắc dân nào được ghi trong Thánh Kinh (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam.)

Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam là một sắc dân ở phía bên kia của trái đất, không liên hệ gì tới Adam cho nên không thấy ghi trong Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, cho nên dù Adam có sa ngã theo thuyết hoang đường của Ki Tô Giáo, thì người Việt Nam cũng chẳng liên quan gì đến cái tội tổ tông của người Do Thái, và do đó chẳng cần gì đến sự cứu rỗi của một người Do Thái có tên là Giê-su. Những tín đồ Ca-tô Rô-maGiáo Việt Nam đã bị kéo vào một niềm tin lừa bịp của nền thần học Ca-tô Rô-maGiáo. Họ cũng nên biết rằng Giê-su đã coi nhưng người không phải là Do Thái là đồ chó, chỉ xứng đáng ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi trên mặt đất. Tôi khuyên họ hãy đọc kỹ đoạn Matthew 15: 21-28 trong Tân ước.

Trên đây là tóm tắt núi tội ác thứ nhất của Ca-tô Rô-maGiáo đối với nhân loại. Sách lược tiêu diệt nền văn hóa của các tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác đã được các Giáo hội Ki Tô, đặc biệt là Ca-tô Rô-maGiáo, tiếp tục thi hành một cách tàn bạo khi Ki Tô Giáo nói chung liên kết với những lực lượng thực dân đi xâm chiếm các nước ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Á Đông và ngay cả ở Mỹ châu. Ca-tô Rô-maGiáo đã thành công trong sách lược này ở khắp nơi nhưng hoàn toàn thất bại ở Á Đông, trừ nước Phi Luật Tân. Tại sao, vì khi văn hóa Ca-tô Rô-maGiáo đụng phải những nền văn hóa cao hơn ở Á Đông như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo thì Ca-tô Rô-maGiáo không thể thành công, dù có liên kết với chế độ thực dân như ở Việt Nam.

 


Каталог: groups -> 73907505
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
73907505 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
73907505 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương