Xin kính chuyển tiếP. Xin quí VỊ ĐỘc giả GÓP Ý. Xin click vàO ĐƯỜng dẫn màu xanh dưỚI ĐÂY



tải về 0.96 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.96 Mb.
#6037
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Milton Meltzer, Witches and Witch-Hunts: A History of Persecution, The Blue Sky Press, New York, 1999:

Một cuộc săn lùng phù thủy điên cuồng , kéo dài hơn 400 năm – từ thế kỷ 14 qua thế kỷ 17 – đã giết hại nhiều triệu người ở Âu Châu, tuyệt đại đa số là phụ nữ. Sự điên cuồng này khởi sự trong thời trung Cổ và kéo dài cho tới Thời Đại Lý Trí. Lâu sau đó, trong thế kỷ 20, nhà độc tài Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, đã chỉ đạo một chiến dịch bạo hành có tổ chức – thường gọi là săn lùng phù thủy – những người Do Thái ở Đức và Âu Châu đưa đến cái chết của 6 triệu người đàn ông, đàn bà và con trẻ.

Cuốn Thánh Kinh chỉ đạo cuộc săn lùng phù thủy xuất hiện năm 1486.. Đó là một cuốn sách dày gọi là Búa Phù Thủy (Malleus Maleficarum). Đây là cuốn sách đầu tiên về ảo thuật và phù thủy, viết bởi hai linh mục dòng Đa Minh ở Đức: Heinrich Kramer và Jacob Sprenger.

Hai năm trước, Giáo Hoàng Innocent VIII đã cho phép hai ông linh mục này quét sạch phù thủy ờ Đức. Cuốn sách chỉ nam về bạo hành này đã là một dụng cụ ở trong tay mọi ông tòa xét xử phù thủy và mọi kẻ săn lùng phù thủy trong 3 thế kỷ. Cuốn Búa Phù Thủy đã được tái bản 14 lần. Nó trở thành một cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong những cuốn sách đã được in ra trước đó. Cuốn sách mở đầu bằng sự phản bác quan niệm về sự không hiện hữu của phù thủy. Cuốn sách viết, đức tin chân thật dạy rằng có một số thiên thần sa ngã từ thiên đường xuống và nay trở thành quỷ và do bản chất quỷ của chúng, chúng có thể làm những việc phi thường mà chúng ta không làm được. Các tác giả trên viết rằng Satan và các quỷ có thể tự chúng làm những điều tác hại, hoặc cùng với, hoặc qua các phù thủy để tác hại. Cuốn sách mô tả những chuyện phù thủy có thể làm và những phương thức chống phù thủy.

Hai linh mục trên viết ra từ những kinh nghiệm của mình, vì chính họ đã đích thân xử 50 phù thủy trong đó 48 là phụ nữ. Cuốn Búa Phù Thủy trở thành quyền hành chỉ đạo cho những cuộc săn lùng phù thủy có tổ chức. Những cuộc săn lùng phù thủy được phát động và thi hành bởi giáo hội và chính quyền [trong thời mà thần quyền đứng trên chính quyền]. Cuốn Búa Phù Thủy dạy phải tra tấn nạn nhân như thế nào để cưỡng bách họ phải thú tội rồi kết án họ ra sao. Cách tra tấn thông thường là lột trần truồng người phụ nữ bị cho là phù thủy, cạo hết lông trên người, rồi dùng cái kẹp ngón tay, giá căng người, những hình cụ có đinh dài nhọn hoặc dùng để nghiền gẫy xương, và đánh đập hoặc bỏ đói.

Khi cơn lốc bạo hành đi vào thế kỷ 15, số nạn nhân thật nhiều vô kể. Nicholas Remy, một quan án đạo ở Lorraine, Pháp, chủ tọa các cuộc xử án phù thủy, viết rằng sau một thời gian tra tấn phù thủy, ông ta biết rằng “chúng xứng đáng chịu mọi sự tra tấn và rồi thiêu sống… và những cảnh khủng khiếp này có thể dùng làm gương và cảnh báo cho những người khác.”

Remy đã thiêu sống từ 2000 đến 3000 nạn nhân trong khoảng 21 năm, từ 1595 đến 1616.

Torquemada (1420-1498), Đại Phán Quan (Grand Inquisitor) Tây Ban Nha được biết là đích thân đã thiêu sống hơn mười ngàn (10000) người và kết án 97 ngàn người khác trong vòng chưa đầy 20 năm. [Theo Bernard Fall trong The Two Viet-Nams" , Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967, trang 236, thì Ngô Đình Diệm cũng là một loại Phán Quan Tây Ban Nha (Spanish Inquisitor) : Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada) (Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor)]

Trong 12 năm, từ 1581 đến 1593, những sự bạo hành phù thủy hoành hành khắp thị trấn Trier đầy nhà thờ ở Đức. Giám mục thị trấn Trier, Peter Binsfield, tuyên án tử hình khoảng 6000 người.

Năm 1620 ở vùng Wurzburg, Đức, chúng ta có thể thấy những thí dụ ngoạn mục về một sự tận diệt toàn diện các phù thủy. Giám Mục Wurzburg thiêu sống 900 người vì tội làm phù thủy..

Tổng giám mục Trier thiêu sống 268 phù thủy trong 22 làng mạc trong khoảng từ 1587 đến 1593. Trong 2 làng trong số này, tới năm 1595 chỉ có một phụ nữ được sống sót.

Người Do Thái là một nhóm người khác bị bạo hành, nhất là khi những cuộc săn lùng phù thủy ở cao điểm. Trong Tân ước, John 8:44 gọi quỷ là cha đẻ của dân Do Thái. Trong Khải Huyền 2:9 và 3:9 có nói đến “giáo đường [nơi người Do Thái tụ họp cầu nguyện] của Satan”. Những vị lãnh đạo trong giáo hội Ki Tô Giáo lên án người Do Thái thờ phụng Satan và trao con cái cho các quỷ.

Ở Anh quốc, dưới triều đại Tin Lành của Henry VIII và Elizabeth 1, sự bạo hành thật nghiêm trọng. Và đó không phải là những nhà cầm quyền Tin Lành duy nhất đã kẹp gẫy xương phù thủy trên giá căng hay áp sắt nung đỏ vào người nạn nhân. Ở Netherland cũng vậy, tra tấn bằng roi, kẹp sắt, và thiêu sống cũng là điều hiển nhiên.

Martin Luther, 1483-1546, người sáng lập ra giáo phái Chống Đối [Tin Lành], đã tăng gia sự mê tín trong thời của ông ta. Những tác phẩm ông viết ra làm chứng cho những sự tấn công của quỷ đối với ông ta, và ông ta thường cho những hành động ác ôn là của phù thủy – trong số này ông ta gồm những người đối nghịch với ông. Ông ta nghĩ rằng quyền năng của phù thủy thật đáng kinh ngạc; đã có lần ông viết: “ Tôi không có sự thương hại nào đối với các phù thủy, tôi có thể thiêu sống tất cả chúng.”

Thôi thúc bởi cuốn Búa Phù Thủy, nước Đức [nước của Hitler và của giáo hoàng đương nhiệm: Benedict XVI] có một lịch sử đen tối nhất về sự bạo hành phù thủy, nhưng các nước khác – Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tô Cách Lan – tất cả đều nâng cao tổng số sát nhân. Khi cuộc khủng bố đạt tới đỉnh cao [trí tuệ của Ki Tô Giáo] , những người nghi ngờ bắt buộc phải tỏ sự đồng tình tin là có phù thủy. Tỏ ý không tin là có phù thủy đặt con người vào nguy cơ là chính họ sẽ bị tố cáo là phù thủy. 44

2. James A. Haught, Holy Horrors: An Illustrated History of religious Murder and Madness, Prometheus Books, New York, 1990, p.73-76:

Trong thế kỷ 15, Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo Thánh Thiện [The Holy Inquisition] chuyển mục tiêu sang các phù thủy, và ba thế kỷ tiếp theo đã chứng kiến sự cuồng loạn kỳ quái của ảo tưởng tôn giáo. Nhân viên của Giáo Hội đã tra tấn vô số ngàn người phụ nữ, và một số đàn ông, để bắt họ phải thú nhận là họ đã bay trên không để thi hành những nhiệm vụ của quỷ, làm tình với Satan, tự biến thành súc vật, tự làm cho mình trở nên vô hình, và làm những việc ác siêu nhiên. Hầu như mọi người bị kết án là phù thủy đều bị xử chết.

Mới đầu Giáo Hoàng Gregory IX cho phép giết các phù thủy trong thế kỷ 13, và những tòa xử phù thủy không nhiều, nhưng sự điên cuồng không bắt lửa cho đến thế kỷ 15. Năm 1484 Giáo hoàng Innocent VIII ban một sắc lệnh tuyên bố về sự hiện hữu tuyệt đối có thật của phù thủy – do đó nghi ngờ sự hiện hữu của phù thủy là lạc đạo [nghĩa là có thể bị các Tòa Hình Án xử dị giáo xử]. Truy tố phù thủy tăng lên vùn vụt. Quan án đạo Cumanus thiêu sống 41 phụ nữ trong năm tới và một đồng nghiệp ở Piedmont nước Ý hành quyết 100 người.

Sau đó không lâu, hai quan án đạo dòng Đa Minh, Jakob Sprenger và Heinrich Kramer, xuất bản cuốn sách ô nhục Malleus Maleficarum (Búa Phù Thủy) nêu ra một bản kinh cầu khủng khiếp về những hành động quỷ thuật của các phù thủy và những tiểu yêu , những thân nhân, ma quái, quỷ, quỷ đực, quỷ cái của chúng. Cuốn sách mô tả những phù thủy đã làm hại mùa màng, ăn thịt trẻ con, làm ra bệnh tật, và làm phù chú như thế nào. Cuốn sách chứa đầy những chuyện tình dục của phù thủy và coi phụ nữ như là xảo quyệt và đáng khinh. Jakob Sprenger và Heinrich Kramer viết: “Mọi phù thủy đều xuất thân từ sự khao khát xác thịt, điều mà phụ nữ không bao giờ thỏa mãn.” Khoa tâm lý học hiện đại nhận ra dễ dàng chứng bấn loạn thần kinh của các linh mục này về tình dục – nhưng trong nhiều thế kỷ cuốn sách của họ đã là cuốn chỉ nam chính thức cho các quan án đạo để đưa các phụ nữ đến những cái chết khủng khiếp.

Những cuộc săn lùng phù thủy nở rộ ở Pháp, Đức, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển và hầu như trên khắp mọi nơi ở Âu Châu – sau cùng lan tới Anh, Tô Cách Lan, và vùng thuộc địa Vịnh Massachusetts (Đông Bắc Mỹ). Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ đã già mà những hành động khác thường đã gây nên sự nghi ngờ trong láng giềng. Một số khác còn trẻ, đẹp. Vài người là đàn ông. Nhiều người trong lục địa Âu Châu chỉ là những công dân bình thường nhưng tên của họ là do những nạn nhân bị tra tấn khai ra [vì không chịu nổi sự tra tấn] khi được lệnh phải khai ra đồng bọn.

Phương thức xử dị giáo tiêu chuẩn là cô lập và tra hỏi những người bị nghi ngờ là phù thủy – thêm vào một bước: những nạn nhân bị lột trần truồng, cạo hết lông trên người, và dùng mũi nhọn đâm dò trên người. Cuốn Malleus Maleficarum chỉ rõ rằng mọi phù thủy đều mang trên người một “dấu của quỷ” không có cảm giác, mà người ta có thể dò ra được bằng cách đâm để dò bằng một vật nhọn. Những quan án đạo cũng nhìn vào các đầu núm vú của “phù thủy”, những vết chàm có thể là những đầu vú bí mật để cho các quỷ bú.

Nếu tìm dò trên người không thấy thì sự tra tấn bắt đầu. Móng tay bị rút ra. Những miếng sắt nóng đỏ được áp vào ngực. Nhà nghiên cứu Nancy Van Vuuren viết: “Bộ phận sinh dục của phụ nữ đặc biệt hấp dẫn những người tra tấn phái nam”. Thân thể bị căng trên giá hay trên bánh xe. Erica Jong viết “Tay bị trật khớp xương và nạn nhân thường thú nhận có những thỏa thuận hoặc hội họp với quỷ.” Hầu như mọi nạn nhân bị tra tấn như vậy đều thú tội – và bị hành quyết dựa trên sự thú tội này.

Ở vùng Basque, Tây Ban Nha, hồ sơ ghi chép của giáo hội Công giáo ghi rõ là trong cuộc tra tấn, Maria ở Ituren đã thú nhận chính mình và các chị em phù thủy đã tự biến thành những con ngựa phi trên trời. Ở một quận trong nước Pháp, 600 phụ nữ thú nhận là đã làm tình với quỷ.

Tổng số phù thủy bị chết không thể biết được. Một vài hồ sơ lịch sử còn hiện hữu; một số đã mất mát. Các ghi chép viết 5000 phù thủy bị giết ờ tỉnh Alsace, 900 ở thị trấn Bamberg, 2000 ở Bavaria, 311 ở Vaud, 167 ở Grenoble, 157 ở Wurzburg, 133 trong một ngày ở Saxony. Trong vài làng mạc, phụ nữ bị tận diệt.

Sự điên cuồng tiếp tục cho đến thế kỷ 18. Ở Scotland, một bà già bị thiêu sống năm 1722 sau khi bị kết tội là đã biến đứa con gái mình thành con ngựa con rồi cưỡi nó đến dự cuộc họp của các phù thủy. Ở Đức, một nữ tu bị thiêu giữa chợ ở Wurzburg năm 1749 sau khi các nữ tu khác chứng nhận là nữ tu này trèo qua tường của tu viện dưới dạng một con heo. Cuộc hành quyết phù thủy cuối cùng là ở Thụy Sĩ, vào năm 1782. Tới thời kỳ này, nhiều khoa học gia và học giả đã nêu lên những nghi vấn về sự thực hữu của các phù thủy do đó chấm dứt sự điên cuồng [tiêu diệt phù thủy của giáo hội].

Một sự khôi hài sâu đậm về những cuộc săn lùng phù thủy là chúng được chỉ đạo, không phải bởi những người man rợ mê tín, nhưng bởi những giám mục có học thức, những ông Tòa, giáo sư, và các cấp lãnh dạo khác trong xã hội. Những thế kỷ ám ảnh bởi phù thủy cho thấy quyền năng khủng khiếp của những niềm tin vào siêu nhiên. 45

3. Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History, Chapter 8, The Witch Hunts, pp. 114-138:

Giáo hội Công giáo đã tạo ra một quan niệm tinh vi về sự thờ phụng quỷ và rồi dùng sự bạo hành của giáo hội để đối phó và quét sạch những người bất đồng ý kiến, đưa con người vào vòng kiểm soát độc đoán của giáo hội và công khai hạ thấp phụ nữ.

Phải mất một thời gian lâu giáo hội mới làm cho xã hội tin rằng phụ nữ thường có khuynh hướng thờ phụng quỷ và làm những việc ác của phù thủy…Trong thế kỷ 13, giáo hội bắt đầu miêu tả phù thủy là nô lệ của quỷ..

Giáo hoàng John XXII chính thức hóa sự bạo hành phù thủy năm 1320 khi ông ta cho phép tòa án xử dị giáo truy tố phù thủy. Sau đó những sắc lệnh và tuyên ngôn của giáo hoàng càng ngày càng lên án mãnh liệt phù thủy. Năm 1484 giáo hoàng Innocent VIII ban sắc lệnh Summis Desiderates cho phép hai quan án đạo Kramer và Spencer hệ thống hóa sự bạo hành phù thủy. Hai năm sau, cuốn Búa Phù Thủy của họ được xuất bản, sau đó với 14 ấn bản trong khoảng 1487-1520 và ít nhất là 16 ấn bản trong khoảng 1574-1669. Một sắc lệnh của giáo hoàng năm 1488 kêu họ mọi quốc gia ở Âu Châu hãy cứu giáo hội bị “nguy hại bởi những nghệ thuật của Satan”. Giáo hoàng triều và cơ quan xử dị giáo đã thành công biến đổi phù thủy từ một hiện tượng mà trước đó giáo hội cực lực phủ nhận thành một hiện tượng có thực, rất đáng sợ, đối nghịch với Ki Tô Giáo, và tuyệt đối đáng bị bạo hành.

Vì những tác giả cuốn Malleus Maleficarum ghi rằng: “Niềm tin vào sự hiện hữu của các phù thủy là phần cần thiết của đức tin Công Giáo nên bướng bỉnh không chịu tin như vậy là lạc đạo”. Đoạn trong Thánh Kinh như “Ngươi không được để cho một phù thủy nào được sống sót” được viện dẫn để biện minh cho sự bạo hành phù thủy. Cả Calvin và Knox [hai nhà lãnh đạo Tin Lành] đều tin rằng phủ nhận sự hiện hữu của phù thủy nghĩa là là phủ nhận quyền năng của Thánh Kinh. Nhà sáng lập hệ phái Tin Lành Giám Lý trong thế kỷ 18, John Wesley, tuyên bố về những người nghi ngờ sự hiện hữu của phù thủy là: “loại bỏ sự hiện hữu của phù thủy là loại bỏ Thánh Kinh.” Và một luật sư người Anh nổi tiếng viết: “Phủ nhận sự khả hữu, không, sự hiện hữu thực sự của phù thủy, là lập tức dứt khoát tỏ sự mâu thuẫn với những lời mạc khải của thiên chúa trong nhiều đoạn trong Cựu Ước và Tân ước.”

Sự bạo hành phù thủy đã giúp kéo dài thời gian thu thập những lợi nhuận của những tòa án xử dị giáo của giáo hội. Những tòa án xử dị giáo đã khiến cho nhiều vùng suy sụp về kinh tế đến độ quan án đạo Eymeric phải than phiền: “Trong thời này, không còn những kẻ lạc đạo giầu có nữa.. thật là đáng tiếc là một định chế có ích lợi như của chúng ta lại không chắc về tương lai của nó.” Thêm những tội ác của những phù thủy vào những người mà giáo hội bạo hành ngoài những kẻ dị giáo, những tòa án xử dị giáo có cả một nhóm người mới để có thể thu vét tiền bạc từ nhóm này và giáo hội lợi dụng tối đa cơ hội này. Tác giả Barbara Walker ghi nhận:

Những nạn nhân phải trả tiền cho ngay cả sợi giây thừng trói họ và mớ củi thiêu sống họ. Mỗi một phương cách tra tấn đều có một giá (mà nạn nhân phải trả). Sau khi hành quyết một nạn nhân giầu có, các viên chức của giáo hội thường mở tiệc ăn mừng dùng tiền từ tài sản của nạn nhân.”



Năm 1592, linh mục Cornelius Loos viết: “Những nạn nhân khốn khổ vì bị tra tấn tàn bạo bắt buộc phải thú nhận những điều họ chẳng bao giờ làm, và do đó những con người vô tội bị chết bởi cái lò sát sinh độc ác; và bằng thuật luyện kim mới, vàng bạc được lấy ra từ máu người.” 46

4. Malise Ruthven, Torture: The Grand Conspiracy, Weidenfeld and Nicolson, London, p. 119:

Cuốn Thánh Kinh chỉ đạo cho những kẻ sát nhân khủng khiếp này là cuốn “Búa Phù Thủy” ô nhục, một cuốn sách viết bởi hai linh mục cuồng tín dòng Đa Minh và xuất bản năm 1486. Đối với các tác giả của cuốn sách, không có mánh khóe gian dối nào là thủ đoạn, không có sự tra tấn nào là quá mức khi dùng để lấy lời thú tội. Cũng không có lý do nào được phép nghi ngờ hay nhân nhượng. Phương châm của cuốn sách là: “Không tin có phù thủy là là lạc đạo nghiêm trọng nhất.”

Một trong những “Búa” nổi tiếng nhất là triết gia – luật sư Pháp Jean Bodin (1529-96). Có lẽ ông ta là người đầu tiên thảo ra định nghĩa “hợp pháp” về một phù thủy ~ “người đã biết luật của thiên chúa nhưng lại có những hành động với sự đồng thuận của Quỷ”

Bodin hữu hiệu ghê gớm trong việc truy tố những người bị nghi ngờ là phù thủy. Đích thân hắn ta tra tấn những em nhỏ và những người tàn tật để moi ra những lời thú tội, và tuyên bố rằng, thiêu sống những người bị kết án là phù thủy thì làm cho chúng chết quá mau đi ~ không lâu hơn nửa tiếng đồng hồ. Năm 1580, vào cuối cuộc đời, Bodin viết cuốn Demonomanie [Hành Động Ác Ôn Của Quỷ]. Gay gắt và xảo quyệt hơn ngay cả đối với cuốn “Búa Phù Thủy” , cuốn đó được nhiều người đón nhận và được nhiều người đọc.

Quan án đạo ở Lorraine, Nicholas Remy, cùng thời với Bodin và, nếu không ngang hàng trí tuệ với Bodin, thì chắc chắn là ngang hàng với hắn về bạo hành. Trong 15 năm xử án phù thủy hắn đã chịu trách nhiệm về sự hành quyết khoảng 900 người.

Khi đứa con cả của hắn chết vào năm 1582, Remy nghi ngờ là do phù thủy làm, sau đó lên án và kết án một người hành khất mà hắn đã đuổi đi trước khi con hắn chết ít lâu. Remy giải thích: “Những phù thủy có cách xảo trá nhất để đánh thuốc độc, vì tay của chúng đã thoa đầy thuốc độc, chúng nắm lấy quần áo của một người và do đó gài vào để hại người đó.” Giống như Bodin, Remin về hưu với tư cách một người danh giá và viết một cuốn sách kể lại kinh nghiệm của mình. Hắn ta thú nhận, điều đáng tiếc nhất trong đời của hắn là hắn không giết được nhiều hơn những con cái của phù thủy.

Trong số những người đi săn phù thủy, người giết nhiều nhất là Giám mục dòng Tên Peter Binsfeld ở Suffragan, Trier, nước Đức, vào cuối thế kỷ 16. Hắn là người năng nổ truy tố phù thủy và nhấn mạnh là tra tấn nhẹ là chẳng phải là tra tấn. Người ta cho rằng Binsfeld chịu trách nhiệm về cái chết của 6500 đàn ông, đàn bà và trẻ con. Bản Luận Về Những Lời Thú Tội Của Những Ác Nhân và Phù Thủy được nhiều người cùng thời coi như là một tài liệu hợp pháp. Ít người dám cất lên tiếng nói để chống đối nghiệp vụ đẫm máu về săn lùng phù thủy. Khi học giả Hà Lan Cornelius Loos, khủng khiếp trước sự quá độ của Binsfeld trong việc cho phép giết người theo phán quyết của hắn, toan tính phản đối nhân danh nhân loại, thì ông ta bị lên án và phải công khai sửa sai trước quần chúng.

Sự kiện là hầu hết những người săn lùng phù thủy thành thực tin vào sự chính đáng của những công cuộc đeo đuổi giết người đó cũng không làm cho cái lôgíc tai ác của họ, thiên kiến cực đoan và phương pháp bất nhân của họ kém kinh khủng đối với chúng ta ngày nay.

Henri Boguet (1550-1619), một luật sư người Pháp được biết là đã tiêu diệt khoảng 600 “phù thủy”, đã giúp kết án một người sùng tín căn cứ trên cây thánh giá bà ta đeo trên chuỗi tràng hạt có một vết nhỏ trên đó ~ một dấu chỉ rõ ràng mà Boguet nói rằng cái đó chứng tỏ là bà ta là đồng bọn với quỷ.

Pierre de Lancre, viên chức săn lùng phù thủy trong vùng Basque của Vua Pháp Henry IV, cũng giỏi trong việc dò ra được sự hiện diện của phe phái Satan. Vì những lý do mù mờ có vẻ như liên hệ đến vấn đề tình dục, de Lancre tin rằng tất cả 30000 người dân (gồm cả các linh mục) trong địa phận Labourd đều là phù thủy.

Khi người dân nghe được tin này, hàng ngàn người đã bỏ nhà chạy khỏi, một số di dân xa đến tận Newfoudland để thoát khỏi cuộc truy tố không thể tránh được. Trong vòng 4 tháng, de Lancre thiêu sống khoảng 600 người còn lại trong địa phận, rồi hắn ta vinh quang trở lại Paris và được Vua Henry tạ ơn phong cho chức cố vấn quốc gia.

Người Anh săn lùng phù thủy nổi tiếng nhất là một luật sư thất bại, theo hệ phái Thanh Giáo Tin Lành, tên là Matthew Hopkins. Không như các đồng nghiệp săn lùng phù thủy, trong một thời gian ngắn vào thập niên 1640 hắn chỉ có thể giết vào khoảng 600 người. Ngoài ra, vì một sắc lệnh của Quốc hội, hắn ta bắt buộc phải bỏ phương pháp đầu tiên của hắn dùng để tìm ra phù thủy: ném những người bị nghi ngờ là phù thủy đã bó chặt lại xuống sông xem có nổi hay không, nếu chúng nổi thì đúng là phù thủy, vì quỷ đã đỡ chúng. [Lẽ dĩ nhiên không có ai nổi và sẽ bị chết chìm]… Một trong những phương pháp hắn dùng thành công nhất là tra tấn tâm lý: các nạn nhân bị bắt buộc phải đi không ngừng, không được ăn, ngủ cho đến khi kiệt sức hay trở thành mê sảng, và thú nhận là phù thủy. 47

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu về vài chi tiết của những cuộc săn lùng phù thủy của Ki Tô Giáo. Hiển nhiên là tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo, Ca-tô Rô-maGiáo cũng như Tin Lành, không hề biết đến những trang sử đen tối của Ki Tô Giáo nói chung. Vì vậy, họ vẫn hãnh diện tự cho là mình được ở trong những “Hội Thánh Ki Tô”. Hi vọng ánh sáng của những sự thật lịch sử trong Ki Tô Giáo sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về chính tôn giáo của họ, và từ đó sẽ có một thái độ khác hơn, khiêm nhường hơn đối với những người phi Ki-Tô và các tôn giáo khác, những tôn giáo mà lịch sử truyền đạo chưa từng bị vấy một giọt máu.

Để kết luận, tôi xin trích dẫn nhận định của Aldous Huxley trong cuốn The Devis of Loudun, xuất bản năm 1952, một cuốn sử viết về quỷ ám, mê tín và cuồng tín tôn giáo trong thế kỷ 17 ở Pháp, dựa trên những biến cố trong tỉnh nhỏ Loudun. [It is a historical account of demonic possession, superstition and religious fanaticism in seventeenth-century France, based on events which took place in the small town of Loudun]:

Điều đáng sợ nhất, và lố bịch nhất, là đầu óc của những kẻ bảo thủ Ki Tô Giáo có thể viện vấn đề “tâm linh” ra để biện minh cho những sự độc ác như vậy, cho bất cứ nguyên nhân nào.

Sự ngu xuẩn và mê tín của những kẻ bảo thủ Ki Tô Giáo lên cao đến cực điểm vào thế kỷ 17, được khuyến khích, xúi giục bởi giáo hội, vì giáo hội dạy rằng có quỷ ở khắp nơi, và bất cứ hiện tượng nào khác lạ đều có thể là kết quả hành động của quỷ. Mưa đá, gió lớn, rận chấy, sữa trở thành chua, hay một con lừa khó bảo đều có thể quy trách cho người phụ nữ láng giềng. Tỏ ý nghi ngờ về sự hiện hữu của các phù thủy thì có giá trị như chính mình là quỷ, và bất cứ người nào tỏ ý chống đối đều bị nghi ngờ, canh chừng, và coi là phù thủy.

Sự ám ảnh của Ki Tô Giáo về Quỷ và phù thủy thực sự đã cổ vũ và tăng gia sự đàn áp của Ki Tô Giáo; và như là trước đây, ngày nay cũng vậy.

Để biện minh cho những hành động của họ, họ đã biến những lý thuyết của họ thành những tín điều, những quy chế của họ thành những nguyên lý căn bản, những lãnh đạo chính trị của họ thành những Thiên chúa, và tất cả những người không đồng ý với họ đều là hiện thân của quỷ. Sự biến đổi để mà sùng bái cái tương đối thành cái tuyệt đối, nhân bản thành thần bản, đã làm cho họ có thể say đắm trong những tình cảm đam mê xấu xa đáng sợ nhất với một lương tâm yên ổn và trong niềm tin chắc là đang phục vụ cho Thượng đế. Và khi những niềm tin đó tự chúng trở thành ngu mê, thì một tập hợp những niềm tin mới sẽ được phát minh ra để cho những sự điên rồ khi xưa có thể tiếp tục mang những bộ mặt quen thuộc của tính hợp pháp, của lý tưởng, và của tôn giáo chân thật. 48

Độc giả có phương tiện vào Internet có thể xem vài hình ảnh giáo hội Ca-tô Rô-ma thiêu sống các phù thủy trong đoạn phim này: http://www.dailymotion.com/video/x3p... deotcg2_people

 

5. NÚI TỘI ÁC THỨ MĂM CỦA CÔNG GIÁO:


GÂY HẬN THÙ VÀ BÁCH HẠI NGƯỜI DO THÁI

Khi nói đến vấn đề bách hại người Do Thái, thường chúng ta nghĩ ngay đến lò “thiêu người tập thể” (Holocaust) của Đức Quốc Xã (Nazis). Tuy nhiên, những lò “thiêu người tập thể” này chỉ là sự tiếp nối và là giai đoạn cuối của chính sách kỳ thị và bách hại người Do Thái của Ki Tô Giáo, mới đầu là Ca-Tô Rô-maGiáo trong mấy thế kỷ đầu, rồi sau đó, từ thế kỷ 16, song hành với Tin Lành. Chính sách kỳ thị và bách hại người Do Thái được thi hành qua ba chủ trương: cưỡng bức cải đạo; cưỡng bức cải đạo không được thì trục xuất; trục xuất không được thì giết. Vậy 6 triệu sinh mạng Do Thái bị hủy diệt bởi Đức Quốc Xã ở Âu Châu trong Thế Chiến thứ hai, xảy ra trong các nước Ki Tô Giáo ở Âu Châu như Đức, Pháp, Ý, Ba Lan, Tiệp Khắc v..v.., và vô số sinh mạng Do Thái bị hủy diệt bởi Ki Tô Giáo trong các cuộc Thập Ác Chinh, trong các Tòa Án Xử Dị Giáo v..v.., tất cả đều nằm trong giai đoạn cuối của chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo.

Thật vậy, học giả nổi tiếng Raul Hillberg, chuyên gia nghiên cứu về Holocaust, đã viết trong cuốn “Sự Tiêu Diệt Những Người Do Thái Âu Châu” (The Destruction of the European Jews, Holmes & Meier, New York, 1985), pp 7f, như sau:

Từ thế kỷ thứ 4 đã có ba chính sách chống Do Thái: cưỡng bức cải đạo, trục xuất khỏi xứ, và hủy diệt. Chính sách thứ hai là chính sách thay thế cho chính sách thứ nhất khi chính sách này không thành công, và chính sách thứ ba cũng là để thay thế cho chính sách thứ hai… Những nhà truyền giáo Ki Tô Giáo đã chẳng từng nói: Các ngươi không có quyền sống giữa chúng tôi như là người Do Thái [nghĩa là phải cải đạo thành tín đồ Ki Tô và mất đi căn cước Do Thái]. Các nhà cai trị thế tục [thường là ở dưới thần quyền hay cai trị song song với thần quyền] tuyên bố: Các người không có quyền sống cùng với chúng tôi [nghĩa là phải bị trục xuất ra khỏi xứ, thí dụ, theo đề nghị của Marin Luther v..v..]. Sau cùng, Đức Quốc Xã ra nghị định: Các người không được quyền sống[do đó thực hiện “Giải pháp cuối cùng” (Final solution), nghĩa là tận diệt người Do Thái]

Quá trình này bắt đầu bằng toan tính lùa người Do Thái vào Ki Tô Giáo. Một sự phát triển chính sách được tiếp nối để cưỡng bách trục xuất những nạn nhân. Và cuối cùng là lùa người Do Thái vào chỗ chết. Như vậy, Đức quốc xã (Nazis) không dẹp bỏ quá khứ [chống Do Thái của Ki Tô Giáo] mà được xây dựng trên đó, không bắt đầu sự phát triển chính sách chống Do Thái mà là hoàn tất chính sách đã có. 49

John Cornwell, một học giả Ca-Tô, viết trong cuốn “Giáo Hoàng Của Hitler” (Hitler’s Pope):

Vào khoảng giữa năm 1997, tôi ở trong tình trạng bị một cú “sốc” về đạo lý. Những tài liệu tôi thu thập được không thể dùng được để miễn trách nhiệm [cho Giáo hoàng Pius XII] mà là một bản cáo trạng còn gây tai tiếng hơn là bản cáo trạng của Hoshhuth [Rolf Hoshhuth là người đã chỉ trích Pius XII. Bằng chứng thật là mạnh mẽ. Lần đầu tiên nó chứng tỏ Pacelli [tên tục của Pius XII]], qua chính những lời của ông ấy, là một người chống Do Thái có môn bài. Nó chứng tỏ rằng ông ta đã giúp cho Hitler lên cầm quyền và cùng lúc phá ngầm khả năng kháng chiến của Ca Tô Giáo ở Đức. Nó chứng tỏ rằng ông ta ngụ ý phủ nhận và tầm thường hóa những lò sát sinh của Đức Quốc Xã dù rằng ông ta đã biết rõ nội vụ. Và tệ hơn cả, ông ta là một người đạo đức giả, vì sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt ông ta lại mang danh không xứng đáng là người đã công khai chống sự bạo hành của Nazi.” 50

Và Sam Harris, trong cuốn sách mới xuất bản, Thư Cho Một Quốc Gia Ki Tô (Letter To A Christian Nation, Alfred A. Knopf, New York, 2006), đã viết, trang 41-42:



Hãy xét đến những lò thiêu sống tập thể của Đức Quốc Xã: chủ nghĩa chống Do Thái dựng lên những trại tử thần của Nazi là thừa hưởng trực tiếp chính sách của Ki Tô Giáo thời Trung Cổ. Trong nhiều thế kỷ, những người Âu Châu Ki Tô đã coi những người Do Thái như là những giống người lạc đạo tệ mạt nhất và gán cho sự hiện diện của người Do Thái trong đám tín đồ Ki Tô là nguyên nhân của mọi điều xấu xa trong xã hội… Chính Vatican đã thường xuyên quy tội cho người Do Thái giết Chúa trong báo chí của Vatican cho tới năm 1914. Và cả hai giáo hội, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đều có một thành tích ô nhục đồng lõa trong chính sách diệt chủng dân Do Thái. 51

Từ vài tài liệu trên trong vô số tài liệu về sự liên hệ giữa chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo và lò sát sinh của Đức Quốc Xã, ngày nay không ai còn có thể phủ nhận sự liên hệ ô nhục giữa một tôn giáo, Ki Tô Giáo, và một chính quyền thế tục, Đức Quốc Xã, đưa đến kết quả là 6 triệu người Do Thái đủ mọi lứa tuổi bị giết không thương tiếc. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu thêm vào Núi Tội Ác Thứ Năm của Ca-Tô Rô-maGiáo: Bách hại người Do Thái.

Nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng, những chính sách chống Do Thái là những sản phẩm đặc thù của Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, được chế tạo ra từ những đầu óc thuộc loại cuồng tín cùng cực hẹp hòi thuộc thời bán khai của một số Giáo hoàng như Innocent III; của một số “Thánh” Ca Tô như Paul (Phao Lồ), John (Giăng) trong Tân ước; của một số “Thánh thượng phụ” Công Giáo như Chrysostom, Bernard, Augustine; và của những nhà lập giáo Tin Lành như Martin Luther, John Calvin v..v.. Cuồng tín hẹp hòi vì chỉ dựa vào một vài câu viết bậy trong Tân ước mà vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa”, nếu Chúa toàn năng, toàn trí của họ có thể bị giết bởi người thường.

Trước khi trích dẫn những “lời nói kỳ thị, nguyền rủa” của các vị trên về người Do Thái, chúng ta hãy điểm qua một số ý kiến của các học giả về sự liên hệ giữa chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo và những lò “thiêu người tập thể” của Đức Quốc Xã.

Trước hết chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn “Một Mặt Đen Tối Của Lịch Sử: Chính Sách Chống Do Thái Qua Các Thời Đại” (A Dark Side of History: Antisemitism Through The Ages, Anti-Defamation League, 2000) của Jerome A. Chanes, đã viết như sau, trang 11:

Tác giả Ca Tô Rô-maGiáo (Roman Catholicism) có tên tuổi, Malcolm Hay, đã viết cho Jules Isaac cách đây 40 năm như sau: “Auschwitz (Nơi thiêu người tập thể kinh khủng nhất của Đức Quốc Xã) không thể nào thực hiện được nếu không có những lời nói láo độc địa mà các Giáo hội Ki Tô đã làm nhiễm độc các dân tộc Ki Tô trong ít nhất là 1600 năm” [Trg. 11]

Không quá 40 năm trước đây, nghiên cứu những chủ đề và những tài liệu về chống Do Thái của Ki Tô Giáo thường bị coi là điều cấm kỵ. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về Holocaust, do tinh thần thảo luận cởi mở trong các giáo hội Ki Tô, đã phanh phui ra vai trò cốt yếu của Giáo hội trong chính sách bạo hành những người Do Thái sống trong những xứ Ki Tô. [Trg. 29] 52

Thái độ của Luther chẳng bao lâu trở thành chống Do Thái một cách hiển nhiên. Năm 1542, Luther phát tán một tờ truyền đơn, “Về người Do Thái và nhưng lời nói láo của họ”, tiếp theo là một tiểu luận khác trong đó ông ta chỉ trích gắt gao bằng loại ngôn từ không kém độc địa như những lời đã đã từng đưa ra đối với người Do Thái từ trước hoặc sau đó. Luther, với lời lẽ vừa châm biếm vừa tục tĩu, nhắc lại mọi luận điệu lên án Do Thái từ trước, với những điều chúng ta đã quen thuộc: Người Do Thái là những kẻ bỏ thuốc độc [vào giếng nước]; nhũng kẻ cho vay nặng lãi; những ký sinh trùng trong xã hội Ki-Tô; song hành với Satan; những kẻ bị đầy đọa xuống hỏa ngục. Trong những bản văn của Luther, một hình ảnh cũ được đưa ra: Do Thái là những kẻ ”chống-Chúa.” Luther không để cho những độc giả của ông ta tự tưởng tượng ra những điều ông ta quan niệm về một chương trình đối xử với người Do Thái. Ông ta vạch rõ: cần phải đốt sập những giáo đường Do Thái, tịch thu sách vở Do Thái, cưỡng bách người Do Thái phải lao động chân tay cực nhọc, tốt hơn nữa, cần phải trục xuất người Do Thái ra khỏi những đất đai của họ53

Theo sử gia Lucy Dawidowics, “Người ta có thể dễ dàng kéo một đường chống Do Thái thẳng từ Martin Luther tới Adolf Hitler”. Cả Luther và Hitler đều bị ám ảnh bởi một vũ trụ quỷ sứ mà người Do Thái sống trong đó. Khi chúng ta duyệt lịch sử chống Do Thái trong thế kỷ 20 ở Tây Âu, chúng ta nhận ra rằng có một chuỗi xích quan niệm và triết lý nối sự Cải Cách của Ki Tô Giáo và sự nổi giậy của chủ nghĩa Hitler. 54

Tiến sĩ Michael L. Brown, Khoa Trưởng Trường Cao Cấp về Thần học tại Gaithersburg, Maryland, USA, trong cuốn "Bàn tay của chúng ta dính nhơ đầy máu" (Our Hands are Stained With Blood, Messiah Biblical Institute, MD, 1992, p. 7) viết với nhiều chi tiết về chương trình đối xử với người Do Thái của Martin Luther như sau:



"Thứ nhất, phải đốt sạch những giáo đường Do Thái... Thứ nhì, nhà cửa của họ cũng phải thiêu hủy...Thứ ba, họ không được giữ những cuốn kinh cầu nguyện và Thánh kinh Do Thái. Thứ tư, phải cấm những giáo sĩ của họ giảng đạo nếu không sẽ bị xử tội chết... Thứ năm, những quyền lợi về giấy thông hành và du hành của những người Do Thái phải tuyệt đối cấm. Thứ sáu, họ phải ngưng lấy lãi khi cho vay tiền...Thứ bảy, hãy cấp cho thanh thiếu niên nam nữ Do Thái những cái đập lúa, búa dìu, cuốc, thuổng để chúng kiếm ăn bằng mồ hôi trên mũi chúng.. Chúng ta phải trục xuất bọn nhãi ranh lười biếng trên ra khỏi hệ thống của chúng ta. Như vậy là đuổi chúng cút đi chỗ khác.

Nói tóm lại, các ông hoàng và nhà quý phái thân yêu mà có người Do Thái trong các xứ của mình, nếu lời khuyên này của tôi không hợp với các người, thì các người hãy tìm một cách tốt hơn để quý vị và tôi không còn phải mang cái gánh nặng không thể chịu đựng được nữa của những kẻ gian ác,người Do Thái 55

Trong một đoạn khác, tiến sĩ Brown viết, trang 7:



"Ki Tô Giáo không tạo ra sự hủy diệt tập thể dân Do Thái [của Đức Quốc Xã], nhưng Ki Tô Giáo đã làm cho sự hủy diệt trên thành hình. Không có sự chống Do Thái của Ki Tô giáo, người ta không thể quan niệm nổi một chính sách hủy diệt như vậy. Hitler và những đảng viên quốc xã đã tìm thấy trong pháp chế chống Do Thái của Công giáo trong thời Trung Cổ một mẫu mực hành dộng cho chính họ, và họ in lại những văn kiện chống Do Thái độc địa của Martin Luther. Chúng ta nên biết chính sách hủy diệt tập thể này chỉ được gây ra bởi một nước lớn ở Âu châu trong đó số tín đồ Công giáo và Tin Lành xấp xỉ bằng nhau. Cả hai tôn giáo trên đều chứa đầy sự thù hận người Do Thái.

Trong gần 2000 năm, thế giới Ki Tô đã tàn nhẫn làm mất nhân tính của người Do Thái khiến cho chính sách hủy diệt tập thể, kết quả chung cùng của sự làm mất nhân tính này, có thể thành tựu.

Trong những năm dài, đen tối của thời Trung Cổ, người Do Thái thường được phép chọn: rửa tội hoặc bị trục xuất, rửa tội hoặc bị tra tấn, rửa tội hoặc là chết" 56

Một tài liệu khác trên Internet cho chúng ta biết thêm chi tiết về con người của Martin Luther đối với người Do Thái:

Đây là một phần những gì Luther viết vào năm 1543. Nên để ý là có vẻ như Adolf Hitler đã dùng chúng như là sự chỉ đạo tổng quát để áp dụng giai đoạn đầu tiên trong “giải pháp cuối cùng” đối với người Do Thái:

Hãy để tôi cho các người những lời khuyên chân thật của tôi;



Thứ nhất, hãy đốt sạch mọi giáo đường hay trường học của chúng và chôn vùi chúng dưới lòng đất những gì không thể đốt được, để cho không ai có thể thấy được một viên đá hay một mảnh than cháy dở. Phải thực hành điều này để vinh danh Chúa của chúng ta và cho tập thể người Ki Tô.

Thứ nhì, hãy phá hủy triệt hạ nhà của chúng.

Thứ ba, phải cướp đi mọi kinh cầu nguyện, và kinh Talmud mà những điều viết trong đó có những lời nói láo, nguyền rủa, phỉ báng và thờ thần tượng.

Thứ tư, phải cấm không cho những thầy tu Do Thái giảng đạo nếu không sẽ bị hành quyết và chặt chân tay.

Thứ năm, phải cấm tuyệt không cho chúng du hành tự do trên các trục giao thông. Vì chúng không có nhiệm vụ gì ở các vùng quê, vì chúng không phải là những lãnh chúa, viên chức chính quyền, thương gia v..v.. Hãy bắt chúng ở yên trong nhà[Nhà nào ?? Sau khi đã phá hủy và triệt hạ nhà của người Do Thái trong “lời khuyên” thứ hai]

Thứ sáu, phải cấm chúng hành nghề cho vay lãi, và phải tịch thu mọi tiền bạc, vàng bạc quý giá của chúng, giữ riêng nơi an toàn [ai giữ riêng??]

Thứ bảy, hãy cấp cho thanh thiếu niên nam nữ Do Thái những cái đập lúa, búa dìu, cuốc, thuổng để chúng kiếm sống bằng mồ hôi trên lông mày chúng.” 57

Linh mục David R. Mason, Giáo sư về tôn giáo, đại học John Carroll ở Cleveland, Ohio, viết , trang 27: (Anti-Semitism, Mark McKain, Editor, Green Haven Press, MI 2005)



Không còn nghi ngờ gì là lò thiêu sống tập thể người Do Thái trong những thập niên 1930 vá 1940 ít nhất cũng là một phần kết quả trực tiếp của 2000 năm người Ki-Tô chống Do Thái. Hơn nữa, sự lương thiện trí thức đòi hỏi rằng căn nguyên của những lời phỉ báng chống Do Thái của Ki Tô Giáo thì nằm trong chính cuốn Tân Ước, đặc biệt là những Phúc Âm.. 58

Và học giả Eliezer Berkovits, viết trong cuốn “Đạo Do Thái Trong Thời Kỳ Hậu Ki Tô”(Judaism in the Post-Christian Era), về “sự phá sản đạo đức của nền văn minh Ki Tô Giáo và sự phá sản Tâm Linh của Ki Tô Giáo” (The moral bankrupcy of Christian civilization and the spiritual bankrupcy of Christian religion) như sau, trang 287:

Sau 19 thế kỷ của Ki Tô Giáo, sự hủy diệt 6 triệu người Do Thái, trong đó có một triệu rưỡi là trẻ con, được thi hành với máu lạnh ngay trong lòng của Ki Tô giáo ở Âu Châu , được khuyến khích bởi sự im lặng tội lỗi của hầu như toàn thể thế giới Ki Tô Giáo, gồm cả một “Đức Thánh Cha” không thể sai lầm ở La Mã, đó chính là kết quả tất nhiên của sự phá sản. Có một đường thẳng kéo dài từ hành động áp bức đầu tiên đối với người Do Thái và đạo Do Thái vào thế kỷ 4 cho đến các lò “giết người tập thể” trong thế kỷ 20.” 59

Chính sách diệt chủng Do Thái của Ki Tô Giáo là một sự kiện bất khả phủ bác. Chính Giáo Hoàng John Paul II cũng đã thú nhận núi tội ác này của Ca Tô giáo. Đúng vậy, năm 2000, Giáo Hoàng John Paul II đến thăm viếng Do Thái, bày tỏ lòng tôn kính đối với những nạn nhân Holocaust của Đức quốc Xã, và để lại giữa những tảng đá cổ của bức tường phía Tây Jerusalem lời cầu nguyện sau đây:

Thiên Chúa của cha chúng tôi, Ngài đã chọn Abraham và những hậu duệ của ông ta để mang tên Ngài tới những quốc gia: chúng con vô cùng sầu thảm về những hành động của những người trong dòng lịch sử đã làm cho con cái của Ngài đau đớn, và xin Ngài tha thứ , chúng con ước mong sẽ dấn thân trong cuộc tạo tình anh em chân thật với dân tộc mà Ngài đã giao ước.” 60

Những người trong dòng lịch sử mà giáo hoàng nói đến là những người nào? Giáo hoàng không nói rõ nhưng ai cũng biết đó chính là những người Ki Tô Giáo, Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành. Chúng ta hẳn còn nhớ, ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo Hoàng John Paul II cùng một số Hồng Y và Tổng Giám Mục đã xưng thú 7 núi tội ác của Ca-Tô Rô-maGiáo đối với nhân loại tại Vatican, và một trong 7 núi tội ác này là vu khống cho người Do Thái cái tội giết Chúa và bách hại người Do Thái trong nhiều thế kỷ.

Lời cầu nguyện trên chứng tỏ là Ca-Tô Rô-maGiáo thờ cùng một Thiên Chúa với người Do Thái. Suốt 2 ngàn năm lịch sử, Ca-Tô Rô-maGiáo đã gây ra hết tội ác này đến tội ác khác đối với nhân loại. Bất cứ khi nào cần, hoặc khi không còn có thể che dấu tội ác của Giáo hội trước những tác phẩm nghiên cứu của các học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, thì Giáo hội lại diễn xuất màn kịch ăn năn hối cải, và xin được Thiên Chúa tha thứ chứ không phải là xin được các nạn nhân của Giáo hội tha thứ, và lương tâm giáo hội lại yên ổn để tiếp tục làm tội ác, bất kể là thực ra có Thiên Chúa hay không và nếu có thì Thiên chúa có chịu tha tội cho giáo hội hay không. Nhưng ngày nay, đối với giới trí thức và hiểu biết, thì vấn đề xin Thiên Chúa tha thứ cho Giáo hội đã trở thành vô nghĩa mà thực chất chỉ là hành động che dấu tội ác (cover-ups). Bởi vậy, Lloyd Graham đã viết trong cuốn “Những Dối Trá Và Huyền Thoại Của Thánh Kinh” (Deceptions and Myths of the Bible), trang 425, như sau: “Con người! Hãy tha thứ cho Thiên chúa, vì hắn ta không biết là mình đã làm gì [dựa theo một câu của Giê-su trước khi chết trên cây thập giá]. Tất cả sự sống đã chứng tỏ sự kiện thê thảm này, do đó, vấn đề không phải là Thiên Chúa có tha thứ tội lỗi của con người không? mà là con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thiên chúa không? (Man! forgive God, for he knows not what he does. All life attests this tragic fact, and so the question is not, will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty?) Và ngày nay, vấn đề đặt ra không phải là Thiên chúa có tha thứ cho Giáo hội hay không, mà là những nạn nhân của Giáo hội trong suốt 2000 năm nay có chịu tha thứ cho Thiên Chúa của Giáo hội hay không, vì tất cả những gì Giáo hội làm đều nhân danh Thiên Chúa và áp dụng những điều Thiên Chúa đã dạy trong Thánh Kinh, đặc biệt là coi người Do Thái như là tập đoàn kẻ thù đã “giết Chúa”.

Phân tích vấn đề, chúng ta thấy, Giê-su, cùng với bà mẹ Mary, 12 tông đồ, và 3 trong 4 tác giả của 4 phúc âm, đều là người Do Thái. Vậy tại sao Ki Tô Giáo lại reo rắc hận thù và bách hại người Do Thái trong gần 2000 năm nay. Vấn đề chính là dân Do Thái không tin Giê-su là Chúa Cứu Thế, chỉ coi Giê-su như là một nhà tiên tri Do Thái như mọi nhà tiên tri khác. Điều này trái với tín ngưỡng của Ca-Tô Rô-maGiáo, chủ trương đưa con người vào trong vòng mê tín, thờ phụng thần linh mà họ gọi là Chúa. Chúng ta đã biết, Ca-Tô Rô-maGiáo tự nhận là “Tông truyền” cho nên bất cứ niềm tin nào khác với Ca-Tô Rô-maGiáo đều phải diệt bỏ. Trong thời Trung Cổ, Giáo hội Công Giáo đã phát động những cuộc Thập Ác Chinh, không những để diệt những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo, mà con tiêu diệt cả những tín đồ Ki Tô Giáo nào không phải là Ca-Tô Rô-maGiáo chính thống, thí dụ như dân Cathars ở Languedoc, Pháp, chẳng hạn..

Để khuyến khích và nuôi dưỡng sự thù hận của tín đồ Ki Tô đối với dân Do Thái, Giáo hội Ca Tô, bắt đầu từ Thánh Phaolồ (Paul), vu khống cho dân Do Thái cái tội “giết Chúa”. Nhưng Giáo hội cố tình quên rằng, Giê su là người Do Thái, bố mẹ Giê su là người Do Thái, tổ tiên Giê su là người Do Thái, 12 tông đồ đầu tiên của Giê su cũng là người Do Thái, và Giê su chịu ảnh hưởng rất nhiều của Do Thái Giáo, qua cuốn Cựu Ước. Tuy có thể người đóng đinh Giê-su lên thập giá là người Do Thái, nhưng người kết tội tử hình Giê su là Pilate, toàn quyền La Mã, vậy những người đóng đinh Chúa trên thập giá chỉ là những người thi hành một bản án, cũng như các đao phủ khi xưa chém đầu tội nhân bị kết án tử hình.

Ngoài ra, Giáo hội luôn luôn dạy rằng: "Chúa là con một của Thượng đế, giáng trần để làm nhiệm vụ chuộc tội cho nhân loại trước sự đầy ải thù hằn của Thượng đế, tình nguyện chết trên thập giá, dùng máu mình để "rửa sạch tội lỗi của con người"”, vậy những người đóng đinh Giê-su trên thập giá, dù họ thực sự là người Do Thái, thì đó chẳng qua họ chỉ làm theo sở nguyện của chính Chúa Giê su, đáng lẽ phải được tuyên dương công trạng vì đã giúp Chúa hoàn thành nhiệm vụ chuộc tội, chứ sao lại bị kết tội là giết Chúa.

Kết tội người Do Thái giết Chúa là thừa nhận Giê su không phải là Chúa con, quyền phép vô biên, và phủ nhận luôn việc ý nghĩa của việc Chúa giáng trần, ý nghĩa của việc tình nguyện chịu đóng đinh trên thập giá v...v... Nhưng theo những chuyện không thể tin được trong Tân ước thì Giê-su đâu có chết, vì chưa đầy 3 ngày sau ông ta đã sống giậy và 40 ngày sau đó bay lên trời. Vậy thì thực ra Giê-su chết hay không chết? Nếu không chết thì ai là người “giết Chúa”? Và cái màn bị đóng đinh trên cây thập giá chỉ là một màn bịp bợm về cái gọi là “chịu khổ nạn để chuộc tội cho thế gian”.

Những sự mâu thuẫn cùng cực trong sách lược chống Do Thái của Giáo hội Ca Tô như trên không hề làm bận tâm các tìn đồ, và họ thản nhiên hành hạ, tàn sát người Do Thái theo sách lược của Giáo hội, và tiếp tục thù ghét người Do Thái cho tới ngày nay, khi họ không còn quyền lực để cưỡng bức người Do Thái phải cải đạo, trục xuất lưu đầy, hoặc thiêu sống người Do Thái như họ đã làm trong quá khứ.

Đọc về những cung cách đối xử với dân Do Thái của Giáo hội Ca Tô Rô-ma nói riêng, của Ki Tô Giáo nói chung, tôi thấy thật là tội nghiệp cho dân Do Thái và tội nghiệp luôn cho đám tín đồ Ki Tô, đầu óc mù mịt, nhắm mắt theo sách lược chống Do Thái của Ki Tô Giáo, để cho những bàn tay của mình dính đầy máu của những người Do Thái vô tội mà không hề biết đến những mâu thuẫn cùng cực trong sách lược này.

Sau đây tôi sẽ đi vào một số chi tiết của những biện pháp mà một số Giáo hoàng, những vị đại diện của Chúa trên trần, và một số chức sắc cao cấp trong hàng Giáo phẩm Ca Tô và Tin Lành đã dùng để đối phó với dân Do Thái.

Chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-Tô Rô-maGiáo, suốt 2000 năm nay được Mục Sư Bringas (Ibid., trg. 27-35) tóm tắt trong 7 trang sách, sau đây là vài đoạn trích dẫn:



"Điều rõ ràng là nhiều sự bạo tàn đối với người Do Thái trong 2000 năm qua có thể tìm thấy trong những hạt giống nghi ngờ và bất tín gieo trong Tân Ước. Ngay từ thời đầu của Ki Tô Giáo, các tín đồ đã coi người Do Thái như là những đứa con ương ngạnh của Thượng đế và là kẻ thù của Giê-su. Những cảm nghĩ chống Do Thái này ta có thể thấy rõ ràng trong quyển "Công Vụ các Sứ Đồ" trong đó người Do Thái bị gọi bằng những danh từ "cứng cổ," "phản bội," và "dân giết người". Cái luận điệu này đã được nhấn mạnh trong bức thư tông đồ đầu tiên của Phao-lồ gửi cho dân Thessalonians trong đó ông đổ cho người Do Thái cái tội giết Chúa.

Phúc âm Matthew mô tả người Do Thái đã thốt ra một lời nguyền rủa trên chính dân tộc của họ: "Hãy đòi máu Chúa trên chúng tôi và con cái chúng tôi". Tuy rằng ngày nay hầu hết các học giả đều cho câu trên là do sự ngụy tạo của tác giả phúc âm Matthew, qua nhiều thế kỷ, câu trên đã được dùng làm cái cớ và biện minh cho sự giết chóc người Do Thái.

Có lẽ luận điệu chống Do Thái mạnh nhất là ở trong phúc âm của John. Thật khôi hài là trong phúc âm này, mà nhiều tín đồ Ki Tô gọi là "phúc âm của tình thương yêu", lại có những câu phỉ báng và nguyền rủa người Do Thái... Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi những lời trên và những lời khác làm giảm giá trị của Thánh kinh được làm nhiên liệu cho những ngọn lửa của đức tin mù quáng. Người Do Thái đã trở thành mục tiêu của nền thần học méo mó dựa trên sự ngu tối, thiên kiến, và uy quyền tràn ngập kết hợp với những điều viết trong Thánh kinh.

...Ngay từ buổi sơ khai, các tín đồ Ki Tô coi người Do Thái như là "những kẻ giết Chúa" và là kẻ thù của Ki Tô Giáo. Những thái độ độc địa này lan nhanh từ cộng đồng Ki Tô sang mọi khu vực của xã hội, và đưa đến sự bách hại người Do Thái, đặc biệt là sau khi Ki Tô Giáo trở thành tôn giáo của Rô-ma [Công giáo Rô-ma] dưới thời Constantine ở thế kỷ thứ tư.

Hàng giáo phẩm Ca Tô giáo khuyến khích các hoàng đế La Mã đối đãi khắc nghiệt với người Do Thái. Dân thường không được theo đạo Do Thái và đời sống của người Do Thái bị nhiều hạn chế. Những người Do Thái và Ca Tô giáo lấy nhau bị xử tội chết. Hoàng đế La Mã Theodosius II cấm người Do Thái không được giữ những chức vụ trong chính quyền hoặc xây những giáo đường. Hoàng đế Justinian còn đi xa hơn: kết án người Do Thái là dị giáo và ra lệnh tịch thu các giáo đường Do Thái để làm nhà thờ Ca Tô. Justinian cũng còn hợp pháp hóa những hành động của những giám mục và linh mục Ca-Tô cướp phá và thiêu hủy các giáo đường Do Thái.

Những đạo luật chống Do Thái ở Tây Ba Nha còn khắc nghiệt hơn. Năm 694, công đồng thứ bảy ở Toledo tuyên cáo mọi người Do Thái là nô lệ, và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Công đồng cũng ra sắc lệnh là khi các em nhỏ Do Thái lên bảy tuổi thì phải tách chúng ra khỏi gia đình để cho hàng giáo phẩm Ca Tô giáo dạy dỗ chúng và khi lớn lên chúng phải kết hôn với người Ca Tô.

Sử gia nổi tiếng Solomon Grayzel ước tính có 10000 Do Thái bị giết ở Trung Âu trong cuộc đệ nhất thánh chiến. Sự tàn sát tập thể kéo dài và ghê rợn, những nạn nhân người Hồi giáo và Do Thái giáo - nam, nữ và trẻ con - đã gia tăng khi Jerusalem thất thủ. Nhiều người Do Thái bị thiêu sống ngay trong giáo đường của họ.

Năm 1215, dưới triều đại của Giáo hoàng Innocent III, sắc lệnh được ban bố quy định mọi người Do Thái, nam trên 13 tuổi, nữ trên 11 tuổi, đều phải mang một mảnh băng màu vàng ở đằng trước và đàng sau áo của họ. Cái "huy hiệu" này được coi như một dấu hiệu của sự ô nhục, tượng trưng cho sự chia rẽ thù nghịch giữa người Ca Tô giáo và những kẻ được gọi là giết Chúa.

... Sự bách hại dân Do Thái này đã được tiếp tục suốt trong thời Trung Cổ. Ngày 4 tháng 6, 1391, phó chủ giáo ở Ecija xúi giục một cuộc nổi giậy ở Seville, Tây Ba Nha, với kết quả là có 4000 người Do Thái bị giết. Cùng mùa hè năm đó, từ thị trấn này qua thị trấn khác ở khắp châu Âu, người Do Thái bị thiêu sống trong nhà hoặc giáo đường của họ. Số người chết lên tới 50000.

Ngay từ lúc đầu, đạo Tin Lành cũng chống Do Thái như là đạo Ca Tô. Martin Luther, sáng lập viên và lãnh tụ của cuộc cải cách Tin Lành (1517) cũng mãnh liệt bách hại người Do Thái. Điều này đã đưa chúng ta tới một kỷ nguyên chống Do Thái kinh khủng nhất mà thế giới đã thấy. Sự tàn sát tập thể nhiều triệu người Do Thái bởi những lực lượng Đức quốc xã trong kỳ đệ nhị Thế Chiến là kết quả của nhiều yếu tố xã hội, chính trị, văn hóa, tâm lý, và tôn giáo. Tuy nhiên, Ki Tô giáo phải gánh một phần trách nhiệm.

Adolf Hitler là một tín đồ Ca Tô. Hắn chưa bao giờ bỏ Giáo hội, và cũng chưa bao giờ bị tuyệt thông. Trong cuộc thảo luận với Giám mục Berning ở Osnabruk vào tháng 4 , 1933, Hitler ghi nhận: "Đối với dân Do Thái, tôi chỉ thi hành cùng một chính sách mà Giáo hội Ca Tô đã theo trong 1500 năm." Hitler cho rằng mình đã theo sự chỉ đạo của Giáo hội, đặt kế hoạch thực hiện những gì mà những tín đồ Ca Tô đã làm trong suốt dòng lịch sử, giết người Do Thái.

Không còn nghi ngờ gì nữa là sự chống Do Thái của Đức quốc xã là dẫn xuất từ, ít ra là một phần, chính sách chống Do Thái của Ki Tô giáo, nền tảng của chính sách này do Giáo hội Ca Tô đặt ra và những điều mà Luther chủ trương sau này. Cùng nhau, lòng tin mù quáng của Ki Tô Giáo và ý niệm quốc gia của Đức đã gây nên sự điên rồ giết hại 6 triệu người Do Thái." 61

Ki Tô Giáo đã làm mất nhân tính của người Do Thái như thế nào? Chúng ta hãy đọc lời mô tả giáo đường Do Thái sau đây của chính "Thánh" John Chrysostom trong thế kỷ 4, người được coi là một trong những “Thượng phụ” lập giáo vĩ đại nhất của Ca Tô Giáo (Saint John Chrysostom, 4th century, one of the greatest of the "Church Fathers", Brown, Ibid., p. 10):



" Giáo đường Do Thái còn tệ hơn là một ổ điếm...là sào huyệt của những tên vô lại và là nơi vãng lai của loài dã thú...là đền đài của quỷ dữ hiến thân cho sự sùng bái hình tượng...là nơi trú ẩn của quân cướp và kẻ trụy lạc. Đó là nơi hội họp của những kẻ phạm tội...nơi hội họp của những kẻ giết Chúa... một nơi tệ hơn là một tiệm rượu, là sào huyệt của những tên trộm cắp, là một nhà chứa, nơi trú ngụ của những kẻ phạm tội, nơi trú ẩn của quỷ." 62

Đó là ngôn từ của một vị “thánh” Ca Tô, một nhà lập giáo vĩ đại của Ca Tô giáo. Không biết có phải do truyền thống Ca Tô giáo hay không mà trước đây Giáo hoàng John Paul II đã dùng những ngôn từ thiếu văn hóa để phê bình những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ, và Hồng Y Ratzinger, nay là giáo hoàng Benedict XVI, cũng dùng những ngôn từ khá hạ cấp và thiếu giáo dục để phê bình Phật Giáo như chúng ta đã biết.

Nhưng không phải chỉ có “thánh” John Chrysostom là có loại ngôn từ đặc biệt như trên. Chúng ta hãy đọc vài lời “thánh phán” khác của Ca-Tô Rô-maGiáo.

Thánh” Bernard coi toàn thể dân tộc Do Thái là “súc vật ngu đần và còn tệ hơn cả súc vật nữa”, “một loại thông minh thô thiển, ngu đần” vì chúng không chịu theo Chúa. [Với kiến thức của nhân loại ngày nay về vũ trụ học, sinh học, xã hội học, tôn giáo học v..v.. thì lời mô tả này để dành cho những người theo Chúa thì có lẽ đúng hơn] 63

“Thánh” Augustine, nhà thần học vĩ đại nhất của Ca Tô Giáo, nói trong một bài giảng đạo:

Người Do Thái bắt giữ ông ta (Giê-su), nhục mạ ông ta, trói ông ta, đội mũ gai cho ông ta, phỉ nhổ làm nhục ông ta, quất roi lên người ông ta, treo ông ta trên cây, đâm ông ta bằng một cây giáo… Người Do Thái đã giết ông ta.”

Trong một bài giảng khác, Augustine gán cho người Do Thái tội “cố ý mù quáng không biết đến Thánh Kinh”, “thiếu hiểu biết” và “những kẻ ghét chân lý” 64

Những lời “thánh phán” như trên chứng tỏ những “thánh Ca-Tô” đó bản chất chỉ là những kẻ cuồng tín ngu đần của thời bán khai. Đó là những người mà Ca Tô Giáo ca tụng là “Thượng phụ lập giáo” của Ca Tô Giáo (Church fathers). Ngày nay chúng ta biết rằng, “vô thần”, “không tin vào Thiên Chúa”, “không tin vào Thánh Kinh”, “không chịu theo Chúa” chính là một biểu hiện của danh dự, của sự thông minh (a badge of honor, of intelligence). Sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, song song với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, hơn gì hết đã chứng tỏ điều này.

Về những lời “thánh phán” như trên và về vấn đề Ca Tô giáo bách hại dân Do Thái, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một người theo Ca Tô giáo khoảng 30 năm lúc thiếu thời, trong một bài viết vô cùng giá trị đối với các tín đồ Ca Tô giáo để họ hiểu rõ đạo của mình với nhan đề "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo" đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập I, trg. 41-42, đã viết một cách châm biếm như sau:

"Cái thắc mắc khác của tôi, là một giáo hội đầy ơn Chúa, đầy chân lý và tình thương như vậy, khi thực sự đã cai trị Âu châu, lại làm cho Âu châu run sợ vì tàn ác.

Linh mục Edward A. Synam, tác giả quyển The Popes and The Jews in the Middle Ages cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng: khi Âu châu được đặt dưới quyền thống trị của các giáo hoàng thời Trung Cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng, luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt, và đã chĩa mũi dùi vào dân chúng Do Thái tội nghiệp.

Tôi lại càng thêm phục Giáo hoàng Innocent III vì đã coi dân tộc Do Thái ngang hàng với "BÒ", với "SÚC VẬT", và ngài còn cho thế là lịch sự tử tế, vì theo Ngài, tiên tri Isaiah đã coi dân Do Thái thua bò, thua giống vật nữa.

Nếu Nostradamus, Marx, Einstein (các vị này đều là gốc Do Thái) mà đọc được những lời của Giáo hoàng Innocent III, chắc phải khiếp vía, vì không biết Ngài thông minh đến mức nào, mà dám coi người Do Thái như bò, như súc vật.

Khi đã coi rẻ Do Thái đến như vậy, đã coi đạo Do Thái tầm thường đến như vậy, thì tịch thu các sách Talmud - thánh thư của Do Thái giáo - chất lên nhiều xe, đem ra đốt giữa thành phố Paris năm 1242, theo lệnh của vua thánh Louis và được sự chúc phúc tán đồng của Giáo hoàng Gregory IX là một chuyện rất tầm thường đối với Công Giáo, vì những "thánh thư Do Thái" đồi bại như vậy, giữ nó làm cái gì.

Có một điều khó hiểu là những thế kỷ từ 11 đến 15 huy hoàng như vậy, đối với người Do Thái lại là 4 thế kỷ kinh hoàng. Chẳng những thế ngay người Âu châu cũng đã vô ơn, đã đầy thiên kiến khi đánh giá những thế kỷ Trung Cổ (476-1453) đầy ánh sáng Thiên Chúa và Phúc Âm ấy là "Thời đại Hắc Ám" (The Dark Ages). Nhưng khi phong trào khảo cứu lại nền văn minh Hi Lạp nảy sinh ra, họ đã dám gọi đó là "Thời kỳ Phục Sinh" (Renaissance, thế kỷ 14-16); và khi phong trào đề cao lý trí con người được khởi xướng, họ lại dám gọi đó là "thời Kỳ Phát Quang" (Enlightenment, thế kỷ 18). Thực là ngạo mạn, nhảm nhí vô cùng."

Các Giáo hoàng, Thánh Ca Tô coi người Do Thái tệ mạt như vậy, nhưng sự thực thì sao? Ai cũng biết Do Thái là một dân tộc thông minh, có nhiều cá nhân xuất sắc trong mọi lãnh vực, và nhất là có tài làm ra tiền. Nền tư bản của Mỹ ít ra là một phần nằm trong tay người Do Thái. Vì là một dân tộc thông minh nên người Do Thái không thể chấp nhận Giê-su, con của một anh thợ mộc, đầu óc và kiến thức không có gì đặc biệt, tư cách kém cỏi, theo như nhận định của triết gia Bertrand Russell, làm Chúa cứu thế của dân tộc họ. Đây là lý do chính làm Ca Tô thù ghét người Do Thái, vu cho người Do Thái cái tội giết Chúa để có cớ kích động sự thù hận trong đám giáo dân ngu tối, cuồng tín, hồ hởi bách hại người Do Thái để "vinh danh Thiên Chúa trên Trời".

Sau đệ nhị thế chiến với chính sách diệt chủng Do Thái của Đức Quốc Xã với sự im lặng đồng lõa của Ki Tô Giáo, chính Giáo Hoàng John XXIII đã đưa ra lời cầu nguyện sau đây cho giáo hội công giáo hoàn vũ:

Dấu ấn của Cain đã đóng lên trán của chúng ta. Qua nhiều thế kỷ, người anh em Abel của chúng ta đã nằm trên vũng máu mà chúng ta rút ra, và tràn nước mắt mà chúng ta đã gây ra vì đã quên đi tình yêu thương của Người. Xin Chúa hãy tha thứ cho chúng tôi về lời nguyền rủa mà chúng tôi đã gán cho những người Do Thái. Hãy tha thứ cho chúng tôi vì đã đóng đinh Ngài trên thập giá lần thứ hai trong thân thịt của họ. Vì chúng tôi không biết là chúng tôi đã làm gì.” (Thánh Kinh viết, vì sự bất công của Thượng đế nên Cain ghen tị và giết em ruột của mình là Abel. TCN) 65

Nhiều người Ca Tô cho rằng “Đức Thánh Cha” của họ rất chân thành thú nhận tội ác của Ca Tô giáo trong vấn đề bách hại người Do Thái. Nhưng thực ra thì không phải là “Vì chúng tôi không biết là chúng tôi đã làm gì.” mà là “chúng tôi” đã biết rất rõ là “chúng tôi” đã làm gì. “Chúng tôi” đã theo sát lời dạy của Chúa Jésus Christ trong Tân Ước, Luke 19:27: “Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên chúng(nghĩa là những người không muốn trở thành tôi tớ hèn hạ của Chúa), và giết chúng ngay trước mặt ta.” Mặt khác, gây tội ác với người Do Thái thì phải thành tâm xưng tội và tạ tội với người Do Thái, chứ không thể xin Chúa tha tội. Chúa ở đâu mà tha tội. Mang một cái hình bóng tưởng tượng ra để chạy tội thế gian là một điều không ai có thể chấp nhận ngày nay. Mấy ông mục sư, linh mục đi hiếp dâm con nít vẫn phải vào tù ngồi để đền tội, bất kể là Chúa có tha tội cho họ hay không.

Sau đệ nhị Thế Chiến, cả hai giáo hội Ca Tô và Tin Lành, với mặc cảm tội lỗi, đã tỏ ra hòa hoãn hơn đối với dân Do Thái. Hai tôn giáo này cũng tỏ ra, ít nhất là ở ngoài mặt, bớt kỳ thị hơn đối với những tôn giáo phi Ki Tô. Chính sách bách hại người Do Thái của Ca Tô và Tin Lành, đưa đến sự tàn sát có tính cách diệt chủng 6 triệu người Do Thái trong những trại tập trung của Đức quốc xã, đã làm cho cả thế giới bất bình lên án. Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Ca Tô không còn chọn lựa nào khác, vì quyền lực thế tục đã mất không còn khả năng bách hại những người ngoại đạo bằng những hành động bất nhân tàn ác, là phải đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo trên đầu môi chót lưỡi qua Công Đồng Vatican II. Nhưng trên thực tế, Ca-Tô Rô-maGiáo vẫn cho rằng chỉ có một con đường duy nhất đưa đến sự “cứu rỗi” của Giê-su là đi qua ngả trung gian Vatican. Và cũng vì vậy, trong hơn 40 năm nay, chiêu bài hòa hợp tôn giáo của Vatican vẫn chỉ có trên mặt văn tự, vì không có hệ phái Ki Tô nào khác chịu hòa hợp với một định chế tôn giáo gian dối, chuyên nói ngược nói suôi. Những tôn giáo phi Ki Tô còn dè dặt hơn nữa, vì những kinh nghiệm lịch sử cho thấy rõ rằng, hòa hợp tôn giáo với Ca Tô Rô-maGiáo là đánh đu với tinh.

Sau đây tôi sẽ đưa ra vài điều để các tín đồ Ki Tô Giáo, Ca-tô Rô-maGiáo cũng như Tin Lành, suy nghĩ và thấy rằng không phải tôi viết bừa mà không có căn cứ.

Các bạn tin vào một Thiên Chúa toàn năng [nghĩa là làm gì cũng được], sáng tạo ra cả vũ trụ và muôn loài trong đó. Nhưng các bạn lại tin rằng Thiên Chúa phải cần đến những con người thế tục, đầy tội lỗi như các bạn để đi kiếm thêm linh hồn cho Thiên Chúa của các bạn. Chẳng vậy mà các bạn rình mò xem có người quen nào sắp chết, nhân lúc gia đình vắng mặt, đến ban tên thánh cho người sắp chết, hoặc dùng mọi thủ đoạn để kéo người ngọai đạo vào trong niềm tin của các bạn. Vậy thực ra các bạn đang vinh danh Thiên Chúa hay đang mạ lỵ Thiên Chúa của các bạn? Các bạn đã không tin ở thuộc tính toàn năng của Thiên Chúa, không tin ở khả năng sáng tạo của Thiên Chúa, không tin ở khả năng thực hiện tất cả những gì mà Thiên Chúa muốn. Các bạn tin rằng Thiên Chúa có nhiều nhu cầu, thí dụ như nhu cầu độc tài, không ai được thờ Thần khác, hoặc nhu cầu về sự yêu thương hết lòng hết sức của những con người do chính Thiên Chúa tạo ra, hoặc nhu cầu cần được người trần vinh danh v..v.. và Thiên Chúa lại phải nhờ đến các bạn để cung cấp những nhu cầu ấy cho Thiên Chúa? Vậy thực chất Thiên Chúa của các bạn là cái gì, có khác gì người thường không? Các bạn đã mang những tính xấu trần tục của con người để áp đặt lên Thượng đế của các bạn.

Các bạn tin lời giải thích của giáo hội hay của chính giáo hoàng John Paul II gần đây ở Lourdes, là mọi bất hạnh, tật nguyền xảy tới với các bạn là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa (God’s wondrous plan). Các bạn không hiểu tại sao những bất hạnh đó lại đến với các bạn, và để tự an ủi các bạn đã tin vào lời giải thích như trên. Cũng như khi xưa, người dân Do Thái được các thầy tu hay tiên tri Do Thái giải thích là những đau khổ triền miên xảy ra cho dân Do Thái là do sự trừng phạt của Thiên Chúa vì dân Do Thái đầy tội lỗi, không theo đúng luật của Thiên Chúa. Một ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ hồi tâm, mang nước thiên đường, nghĩa là một Jerusalem mới tràn đầy sữa và mật cho người Do Thái. Vậy thật ra các bạn đã tin vào một Thiên Chúa chuyên làm ác, gây ra bao đau khổ và bất hạnh cho nhân loại chỉ vì Thiên Chúa không vừa ý [ai biết ý Chúa ra sao?]. Điều này đối ngược hẳn với niềm tin của các bạn về một Thiên Chúa “quá thương yêu thế gian”. Có niềm tin nào có thể hạ thấp Thiên Chúa của các bạn xuống hàng ác ôn hơn không?

Trong nhiều thế kỷ, các giáo hội Ki-tô đã gây ra bao thảm họa cho nhân loại qua những cuộc Thánh chiến, những cuộc săn lùng phù thủy, thiêu sống con người, những tòa án xử dị giáo với những cuộc tra tấn khủng khiếp con người, những cuộc cưỡng ép cải đạo khắp năm châu v..v.. mà tất cả đều được biện minh là làm theo ý Chúa (God’s will it = Motto trong cuộc thánh chiến đầu tiên). Như vậy là các bạn đã tin và chấp nhận một Thiên Chúa toàn năng chủ trương giết chóc, tra tấn, thiêu sống và cưỡng bách cải đạo v..v... Một Thiên Chúa như vậy thì có giá trị gì cho nhân loại, hay thực chất chỉ là một tên ác ôn khát máu?

Đã một thời, và ngày nay vẫn còn nhiều người tin, là những thiên tai như động đất, bão lụt, bệnh dịch truyền nhiễm v..v.. đều là những biện pháp của Thiên Chúa để trừng phạt những người không tin theo Ngài. Và tất cả cũng đều là do ý Chúa. Nhưng thiên tai, bệnh tật có chừa ai đâu, đâu chỉ chọn người ngoại đạo để mà trừng phạt. Các bạn đã tin vào một Thiên Chúa, tác giả của những tai họa của nhân loại. Một Thiên Chúa như vậy có đáng để con người kính trọng không, khoan nói đến thờ phụng?

Các bạn tin vào một ông Thiên Chúa đòi hỏi các bạn phải yêu ông ta hết sức hết lòng nếu không thì..., phải tin ông ta và tuân theo những luật lệ của ông ta dù những luật lệ đó đã trở thành lỗi thời, phản ánh một trình độ man rợ của thời chưa khai hóa, nếu không thì...., phải nhân ơn tha thứ của ông ta nếu không thì..., phải tin rằng ông ta có khả năng “cứu rỗi” nếu không thì.... Chỉ có một Thiên Chúa dùng sự đe dọa và sợ hãi để bắt con người phải tin vào mình mới có những đòi hỏi như vậy. Một Thiên Chúa nhân từ, đầy lòng thương yêu không bao giờ có thể đòi hỏi như vậy. Thật ra các bạn không hiểu các bạn là ai, không hiểu Thiên Chúa là cái gì, không hiểu sự vận hành của thiên nhiên, của vũ trụ, của thế giới mà chúng ta đang sống trên đó. Do đó các bạn không hiểu tình yêu là căn bản của mọi sự sống, cũng như không hiểu tình yêu của một Thiên Chúa, theo đúng nghĩa của nó, phải là một tình yêu không có điều kiện, không có sự phân biệt.

Vấn nạn lớn thứ hai của các tín đồ Ki-tô, nhất là Tin Lành, là tin vào cuốn Kinh Thánh, hay nói đúng hơn, tin vào vài điều vụn vặt trong Kinh Thánh, hoàn toàn không biết đến toàn bộ Kinh Thánh viết những gì.. Lẽ dĩ nhiên, họ chưa bao biết ai là những người viết Kinh Thánh, chưa bao giờ đọc những tác phẩm nghiên cứu về Kinh Thánh, phân tích Kinh Thánh từng câu từng chữ, và tuyệt đối không bao giờ để ý đến tính cách nhất quán, một tính cách không thể không có trong một cuốn sách có thể gọi là có phần nào giá trị. Tính cách nhất quán này không hề có trong Kinh Thánh. Do đó, bất kể là họ tin như thế nào, cuốn Kinh Thánh cũng chỉ là một sản phẩm hạ đẳng của thời bán khai vì chứa rất nhiều điều độc ác, vô đạo đức, phi luân lý, phản khoa học, phi lôgic, hoang đường v..v..

Các bạn luôn luôn mang Kinh Thánh ra để làm hậu thuẫn cho những ý kiến hay niềm tin của các bạn, thí dụ như: “Kinh Thánh viết rằng..” hay “Đọc Kinh Thánh tôi thấy...”. Nhưng nếu chúng tôi cũng mang Kinh Thánh ra để chứng minh ngược lại thì các bạn nghĩ sao, các bạn có chịu chấp nhận những điều đó hay không? Thí dụ, các bạn viện một câu nào đó trong Kinh Thánh và khẳng định về Tình Yêu của Chúa Giê-su đối với nhân loại. Nhưng nếu chúng tôi cũng viện ra nhiều câu nói, nhiều hành động của Giê-su như được viết trong Kinh Thánh để chứng tỏ ngược lại là không làm gì có chuyện “Tình Yêu của Chúa Giê-su” thì các bạn có chịu chấp nhận những điều này hay không? Các bạn có thể viện ra vài đoạn trong Kinh Thánh để khẳng định là Thiên Chúa rất nhân từ theo luận điệu thần học của Ki Tô Giáo. Nhưng nếu chúng tôi cũng viện dẫn nhưng câu, những hành động của Thiên Chúa chứng tỏ Ngài là một Thiên Chúa thiển cận, đầy lòng ghen tuông, độc ác, ưa trả thù v..v.. thì các bạn nghĩ sao? Các bạn có chịu chấp nhận những điều này trong Kinh Thánh không? Nếu vì lương thiện trí thức mà chấp nhận thì thực ra niềm tin về Thiên Chúa của các bạn là niềm tin về một Thiên Chúa như thế nào. Còn không thì tại sao không? Tại sao các bạn chỉ tin một vài điều trong Kinh Thánh mà không tin nhiều điều khác cũng ở trong Kinh Thánh? Đó là vấn nạn mà các bạn không sao giải quyết nổi mà không vấp phải những mâu thuẫn tự tại trong niềm tin của các bạn.

Nhưng không phải là những vấn nạn trên không thể giải quyết nổi, nếu các bạn có đủ lý trí, lòng tự tin, và sự lương thiện trí thức tối thiểu. Tất cả tùy thuộc các bạn. Các bạn chỉ có hai chọn lựa. Một là tiêp tục sống trong bóng tối của ngu si, an phận làm con chiên, con cừu, và không cần biết đến những sự tiến bộ tri thức của nhân loại. Hai là muốn thoát ra khỏi cảnh tối tăm trí thức? Thoát ra như thế nào. Mục sư Harry Wilson đề nghị: “Cất bỏ gánh nặng Thiên Chúa và Kinh Thánh trên vai.” Riêng tôi, tôi có một đề nghị thiết thực hơn: Muốn gia nhập hàng ngũ của giới trí thức hiểu biết thì lẽ tất nhiên các bạn phải thay đổi những niềm tin về Thiên Chúa và Kinh Thánh. Tôi không có ý nói là phải bỏ những niềm tin này mà là phải thay đổi những niềm tin này như thế nào để những hành động, lời ăn tiếng nói của các bạn không hạ thấp Thiên Chúa của mình xuống như các bạn thường làm trước đây, và cũng phải chấp nhận sự thực là Kinh Thánh không phải là do sự mạc khải của Thiên Chúa viết ra, mà chỉ là sản phẩm của một số người mà kiến thức của họ vào thời đó còn rất nhiều thiếu sót. Các bạn có thể tiếp tục tin vào vài điều đạo đức lạc lõng trong Kinh Thánh, nhưng những chuyện trẻ con như “sáng thế”, “tội tổ tông”, “Giê-su sinh ra từ một nữ trinh”, “chuộc tội”, “cứu rỗi”, “xác chết sống lại” v..v.. thì đừng có bao giờ mang ra mà quảng cáo trên các diễn đàn công cộng. [Xin đọc cuốn Putting Away Childish Things của Nữ Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann]

Nếu các bạn cứ tiếp tục tin vào một ông Thượng đế của người Do Thái, về sau được biến thành Thượng đế của Ki Tô Giáo, tiếp tục tin vào sự không thể sai lầm của Kinh Thánh, và không hề có một thắc mắc, nghi vấn nào, như các bạn đã tin, tôi e rằng các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thắc mắc của thiên hạ về Thượng đế của Ki Tô Giáo hay về mức độ khả tín, chính xác, không thể sai lầm của cuốn Kinh Thánh.

Đây chỉ là vài ý kiến chân thành của tôi, hi vọng có thể giúp các bạn trở về thân phận con người mà cái quý báu nhất là đi bằng hai chân, có một đầu óc lành mạnh, có khả năng suy tư, phân biệt chân giả, và không cần đến sự chăn dắt của những kẻ nhiều khi về khả năng cũng như đạo đức còn kém xa các bạn.

 

 





Chú Thích:

Каталог: groups -> 73907505
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
73907505 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
73907505 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương