XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG



tải về 419.24 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích419.24 Kb.
#6466
1   2   3   4

* Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai.

2.1/- Vụ hè thu :

Vụ hè thu được thực nghiệm tại 3 địa điểm đại diện đặc trưng cho 3 vùng có địa hình khác nhau: Vùng cao, trung bình, vùng thấp. Mỗi vùng bố trí 1 thực nghiệm với quy mô : 1.000m2. Thời vụ dự kiến gieo trồng từ 20/3 đến 10/4 ( theo thời vụ gieo trồng tại địa phương). Tuy nhiên do kinh phí cấp trễ nên đề tài đã triển khai tại các điểm chậm hơn từ 20/3 đến 10/4 ( theo thời vụ gieo trồng tại địa phương). Tuy nhiên do kinh phí cấp trễ nên đề tài đã triển khai tại các điểm chậm hơn từ 20 25 ngày.

Điểm 1: ( Vùng cao):

- Đặc điểm ruộng thực nghiệm có độ sâu ngập lũ hàng năm < 0,5m, thời gian ngập 0  15 ngày, bắt đầu từ 25/7 ến 10/8 ( theo ký hiệu số 21 ở bản đồ đơn vị đất đai huyện Cát Tiên ).

- Giống tham gia thực nghiệm :

+ Giống lúa : IR59606, OMCS96, VNĐ5-19

+ Giống bắp : DK888, P.3011.

+ Giống đậu xanh : HL 89-E3.

- Bố trí không lặp lại ; Diện tích ô thực nghiệm là 150m2. Thời vụ gieo trồng 4/5/1999; Trễ hơn so với dự kiến 25 ngày.

- Mục đích gieo trồng hai giống bắp lai DK888 và Pioneer 3011 để xác định khả năng thích nghi trên chân đất lúa vùng cao, có thể bổ sung cơ cấu cây trồng trên chân đất lúa. áp dụng biện pháp luân canh cây trồng còn tác dụng giảm sâu, bệnh gây hại, tăng hiệu quả kinh tế.

- Gieo trồng giống đậu xanh trễ vụ trên chân đất lúa vùng cao để xác định thời vụ gieo trồng đậu xanh phù hợp và cho năng suất, hiệu quả cao.

* Điểm 2 : ( vùng trung bình).

- Đặc điểm ruộng thực nghiệm có độ sâu ngập lũ hàng năm 0,5 - 1m, thời gian ngập lũ từ 15 - 30 ngày bắt đầu tư đầu tháng 7 đến trung tuần tháng 7 ( theo ký hiệu số 24 trên bản đồ đơn vị đất đai huyện Cát Tiên).

- Các giống lúa tham gia thực nghiệm : OMCS96, IR59606, VNĐ5-19.

- Thời vụ gieo sạ : 27/4/1999. Trễ hơn so với dự kiến 25 ngày.

* Điểm 3 : ( vùng trũng).

- Đặc điểm ruộng thực nghiệm có độ sâu ngập lũ hàng năm 2-3m, thời gian ngập lũ từ 60- 90 ngày và thường ngập sớm từ giữa tháng 6, đầu tháng 7 ( theo ký hiệu số 28 trên bản đồ đơn vị đất đai huyện Cát Tiên).

- Các giống lúa tham gia thực nghiệm :OMCS96, IR59606, VNĐ5-19.

- Thời vụ gieo sạ : 12/4/1999. Trễ hơn so với dự kiến 20 ngày.

2.2/- Vụ mùa :

Trong vụ mùa năm 1999. Đề tài bố trí 3 thực nghiệm về giống lúa đại diện cho 2 vùng có địa hình khác nhau với 2 thời vụ; Vùng cao bố trí 2 thực nghiệm với thời vụ sớm, vùng trung bình bố trí 1 thực nghiệm thời vụ trễ hơn. Diện tích mỗi thực nghiệm 1.000m2, diện tích gieo sạ mỗi giống 150m2. Do đặc điểm về thời tiết năm nay có khác biệt so với các năm trước; Lũ lụt gây hại nghiêm trọng và kéo dài. Vì vậy thời vụ gieo trồng tại các thực nghiệm trễ hơn so với thời vụ hàng năm từ 10  15 ngày.

* Điểm 1 ( vùng cao) : tại thị trấn Đồng Nai ( điểm đã bố trí thực nghiệm vụ hè thu). Các giống lúa tham gia thực nghiệm : OMCS96, OMCS97, OMCS98, OMCS99, với 2 giống đối chứng gieo trồng phổ biến tại địa phương là IR59606, VNĐ5-19. Thời vụ gieo trồng: 5/9/1999, trễ hơn so với dự kiến 10  12 ngày.

* Điểm 2 ( vùng cao): Tại xã Phù Mỹ với các giống tương tự như điểm 1. Thời vụ gieo trồng : 5/9/1999, trễ hơn so với dự kiến 10  12 ngày.

* Điểm 3 ( vùng trung bình): Tại xã Phù Mỹ ( điểm đã bố trí thực nghiệm vụ hè thu). các giống lúa tham gia thực nghiệm : OMCS96, OMCS97, OMCS98, OMCS99, OM1490, IR59606 (đ/c). Thời vụ gieo trồng : 2/9/1999, trễ hơn so với dự kiến 15 ngày. Do gieo trồng trễ nên chỉ sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90 ngày hoặc ngắn hơn.

3-/ Quy trình kỹ thuật : ( áp dụng cho các thực nghiệm).

3.1/- Lượng giống gieo sạ:

- Lúa : 200kg/ha.

- Bắp : 15kg/ha

- Đậu : 40 kg/ha.

3.2/- Chế độ đầu tư phân bón cho các cây trồng:

- Mức đầu tư phân bón cho lúa : 140N + 130 P2O5 + 90 K2O/ha

- Mức đầu tư phân bón cho cấy bắp : 160N + 120 P2O5 + 90 K2O/ha

- Mức đầu tư phân bón cho cây đậu : 50 N + 60 P2O5 + 60 K2O/ha

- Bón vôi 400kg/ha

Tương ứng với lượng phân bón cho các thực nghiệm ( diện tích 1.000m2).

* Đối với lúa:

- Vôi : 40kg KCl : 10kg

- Lân super : 40kg NPK 20-20-15 : 10kg

- Urê : 10kg DAP : 6 kg.

* Đối với bắp :

- Vôi : 40kg KCl : 12kg

- Lân super : 40kg NPK 20-20-15 : 12,5kg

- Urê : 27kg DAP : 6,5 kg.

* Đối với đậu xanh :

- Vôi : 40kh KCl : 8kg

- Lân super : 26kg NPK 20-20-15 : 9kg

- Urê : 7kg

3.3/- Cách bón :

* Đối với lúa : Bón vôi trước khi làm đất 400kg/ha.

+ Bón lót toàn bộ phân lân khi làm đất lần cuối : 400kg/ha

+ Bón thúc lần 1 : sau sạ lúa 10 ngày.

Lượng phân bón/ha : NPK 20-20-15 : 100kg.

+ Bón thúc lần 2 : sau sạ lúa 18 - 20 ngày

Lượng phân bón/ha : NPK 20-20-15 : 100kg.

DAP : 60 kg.

+ Bón thúc lần 3 : tùy theo giống ngắn ngày và dài ngày bón đón đòng, đối với giống cực ngắn bón 35-40 ngày, giống ngắn ngày bón 45-47 ngày sau sạ.

Lượng phân bón/ha : Urê : 200kg.

KCl : 100 kg.

* Đối với bắp :

+ Bón vôi và lân toàn bộ khi làm đất:

Lượng bón : 400kg vôi + 400kg lân super/ha

+ Thúc lần 1 cho bắp : sau khi gieo hạt 15 ngày.

Lượng bón/ha : 65kg DAP

120kg Urê

60kg KCl

+ Thúc lần 2 : sau gieo hạt 30 ngày kết hợp vun gốc.

Lượng bón/ha : 150kg Urê

120kg NPK 20-20-15

65kg KCl

* Đối với đậu xanh :

+ Bón lót : 400kg vối + 260 kg lân super/ha

+ Bón lần 1 : sau khi gieo đậu 15 ngày.

Lượng bón/ha : 70kg Urê

40kg NPK 20-20-15

80kg KCl

+ Bón lần 2 : sau khi gieo 25-28 ngày kết hợp vun gốc.

Lượng bón /ha : 50kg NPK 20-20-15.

3.4/- Phòng trừ sâu bệnh: Thực nghiệm được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật : Tilt super 300ND phun phòng bệnh vàng lá ở lúa và Selecron trị rầy xanh đuôi đen.

3.5/- Chăm sóc và điều tiết nước:

- Điều tiết nước: Nước hoàn toàn phụ thuộc vào nước tưới.

- Chăm sóc : Phun thuốc trừ cỏ diệt mầm sau sạ lúa 3 ngày ( dùng thuốc Sofit 30 ND).

( ở ruộng cạn dùng thuốc Ronstan 25EC).

Làm cỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh 18-25 ngày sau sạ.

Đối với bắp và đậu xanh : Mỗi đợt bón phân kết hợp vun xới và làm cỏ.

3.6/- Thu hoạch : Khi lúa chín 90% bắt đầu thu hoạch.

4/- Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi cố định 10 cây/mỗi giống về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng:

- Ngày gieo

- Ngày mọc

- Ngày trổ bông ( 50%)

- Ngày thu hoạch

- Chiều cao cây (cm)

- Mức độ nhiễm sâu, bệnh chính ( cấp 0-5)

- Các yếu tố cấu thành năng suất

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

+ Năng suất thực thu (tạ/ha).

PHẦN THỨ III:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

I- Kết quả điều tra:

1/- Kết quả điều tra về tình hình sản xuất:

Với đối tượng cây trồng đề tài tập trung vào là cây lúa trong vụ hè thu và vụ mùa. Do vậy, qua điều tra về tình hình sản xuất đối với cây lúa tại các xã Phù Mỹ, Mỹ Lâm. Nam Ninh, Gia Viễn, Tư Nghĩa, Đức Phổ và thị trấn Đồng Nai - huyện Cát Tiến, một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu đang được nông dân áp dụng như sau:

1.1/- Thời vụ :

- Đối với vụ hè thu sớm: Khi có những cơn mưa dầu mùa liên tiếp, đất đủ ẩm, nông dân tiến hành chuẩn bị đất để gieo sạ.

Thời vụ từ 15/3 đến 20/4 - thu hoạch từ 25/6 đến 5/8.

Các vùng trũng thường gieo sớm; Vùng cao, vùng trung bình có thể gieo trễ hơn do chuẩn bị đất không kịp hoặc đất chưa đủ ẩm để gieo, sạ.

- Đối với vụ mùa: Tại những vùng cao và vùng thường xuyên bị ngập lũ hàng năm, sau khi nước rút, nông dân tranh thủ làm đất để gieo trồng nhằm tránh được hạn cuối vụ.

Thời vụ gieo trồng 20/8 - 15/9 - Thu hoạch 30/11 đến 25/12.

Do sản xuất lúa hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, vì vậy thời vụ gieo trồng như trên phải thực hiện khẩn trương để kịp vụ và đảm bảo thu hoạch ( phụ lục 1).

1.2/- Cơ cấu giống lúa :

Các giống lúa đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong 3 vụ : đông xuân, hè thu sớm và vụ mùa trên địa bàn huyện Cát Tiên bao gồm: IR59606, IR 50404, VNĐ5-19, OM997-6, OMCS96... Nhìn chung công tác khuyến nông trên địa bàn huyện triển khai tốt và đạt được nhiều kết quả đáng kể về giống cây trồng, điều này dẫn đến việc tiếp thu và ứng dụng các giống lúa mới của huyện có nhiều tiến bộ; Các giống lúa cũ H61, lúa địa phương, Ba Bi, IR 13240-10-8 đã được thay thể phần lớn bởi các giống lúa mới, năng suất cao. Tuy nhiên các giống lúa mới này đều thuộc nhóm trung ngày, thời gian sinh trưởng từ 90  105 ngày. Riêng các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 75  85 ngày mới được quan tâm thực hiện trong thời gian gần đây nhằm phục vụ cho các vùng thường xuyên bị thiệt hại do ngập lũ. Qua khảo nghiệm 2 năm 1998, 1999 trạm Khuyến nông huyện đã xác định giống lúa OMCS96 là giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 80 ngày, năng suất 30  45 tạ/ha. Do thời gian sinh trưởng ngắn nên năng suất của giống này thường thấp hơn giống trung ngày và mới được đưa vào sản xuất tại các vùng thường bị ngập sớm, quy mô diện tích đối với giống này chưa được áp dụng rộng rãi.

1.3/- Đầu tư phân bón:

Nhìn chung việc đầu tư phân bón của hầu hết nông dân trong huyện chưa đáp ứng được nhu cầu sinh lý của cây lúa và không cân đối ngay cả giữa các nguyên tố đa lượng ( N, P, K).

- Mức đầu tư phân đạm/ha: 60  80 kg N so với yếu cầu 100  140 kg N/ha.

- Đối với phân lân và phân Kali nông dân đầu tư thấp và chỉ bằng 30  50% so với yêu cầu. Một số nông dân chưa có tập quán sử dụng phân lân và Kali.

- Hầu hết nông dân chưa có tập quán sử dụng vôi; Việc sử dụng phân hữu cơ đầu tư cho cây lúa còn hạn chế.

Theo kết quả điều tra và đánh giá đất đai của Trung tâm Nghiên cứu Đất - phân thành phố Hồ Chí Minh cho biết : Đất sản xuất của huyện hầu hết là chua và rất chua pH ( KCl) < 4. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số tương đối khá, nhưng lân dễ tiêu, kali dễ tiêu nghèo đến rất nghèo; nghèo Cation kiềm trao đổi, hàm lượng sắt, nhôm di động cao... Thể hiện trên đồng ruộng hiện tượng lúa bị nhiễm phèn cây sinh trưởng kém do không sử dụng được phân bón, dẫn đến năng suất rất thấp hoặc thất thu hoàn toàn đối với những chân rộng nhiễm phèn nặng. Nông dân chưa biết áp dụng những biện pháp kỹ thuật để rửa phèn nhằm giảm thiệt hại do phèn.

1.4/- Năng suất thu hoạch:

Với diện tích gieo trồng lúa hàng năm đạt 6.500  6.700 ha năng suất bình quân 32  33 tạ/ha; Riêng đối với vụ hè thu và vụ mùa năng suất đạt 30 tạ/ha. Đây là năng suất còn thấp so với khả năng đạt được của các giống lúa mới. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến năng suất lúa thấp là do lẫn giống, biểu hiện trên đồng ruộng lúa 2,3 tầng. Nông dân chưa thực hiện tốt công tác khử lẫn trước khi thu hoạch trên ruộng lúa được sử dụng làm giống của vụ trước. Nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ thì khả năng về năng suất lúa của địa phương sẽ tăng đáng kể. Mặt khác công tác khảo nghiệm giống cây trồng sẽ được thường xuyên thực hiện nhằm đáp ứng cho sản xuất, đem lại hiệu quả cao.

2/- Kết quả điều tra về tình hình ngập lũ:

Bảng 4: kết quả điều tra về tình hình ngập lũ tại 6 xã và thị trấn Đồng Nai - huyện Cát Tiên ( số liệu trung bình 1994 - 1998).

Chỉ tiêu

Xã Phù Mỹ

Thị trấn Đồng Nai

Xã Mỹ Lâm

Xã Nam Ninh

Xã Gia Viễn

Xã Đức Phổ

Xã Tư Nghĩa

1/- Thời gian ngập lũ






















- Ngày cánh đồng bị ngập đầu tiên trong năm

15/6-

20/8


25/5-

20/6


30/5-

15/7


15/4-

5/7


5/6-

10/7


1/4

15/5


15/5-

15/6


- Ngày cánh đồng bị thiệt hại do ngập lũ

5/7-

10/8


20/6-

15/8


5/7-

10/8


10/7-

20/8


2/6-

10/8


5/7-

20/8


10/7

10/8


- Số lần bị ngập/năm (lần)

1

2

1-2

1

1-3

2

2

- Thời gian ngập dài nhất (ngày)

30-70

15-80

60-100

30-60

25-60

40-60

30-60

2/- Nguyên nhân ngập:






















- Do nước sông Đồng Nai dâng cao tràn vào

x

x

x

x

x

x

x

- Xả đập Đa Nhim

x

x

x

x

x

x

x

3/- Ngày nước rút khỏi ruộng

15/9-

20/10


25/8-

15/10


10/9

20/11


10/8-

15/10


5/9-

15/10


5/9-

20/10


1/9-

5/10


4/- Độ sâu ngập lũ (mét)






















- Độ sâu đầu tiên

0,5 1,6

0,4-1

0,5-1

0,5-1

0,7-1

0,5-0,8

1-2

- Độ sâu cao nhất

2,5 - 4

1,2-3

3-5

1-4

1,5-6

0,8-2,0

3-6

5/- Thiệt hại do lũ : %

10-

70%


10-

100%


10-50

20-100

20-100

30-100

40-100

6/- Ước diện tích bị thiệt hại do lũ, lụt (ha)

40-90

60-100

20-30

20-30

60-100

40-80

30-60

* Nhận xét :

- Kết quả điều tra về tình hình ngập lũ cho thấy thời gian bắt đầu ngập lũ, độ sâu ngập lũ, thời gian bị ngập, thời gian nước rút, mức độ thiệt hại rất khác nhau giữa các cánh đồng sản xuất lúa trong cùng một xã, thị trấn.

- Nguyên nhân gây ngập các cánh đồng sản xuất lúa trong huyện là do lượng mưa nhiều gây ứ đọng trên đồng ruộng, xả đập Đa Nhim hoặc nước sông Đồng Nai dâng cao tràn vào.

- Thời gian bị thiệt hại do lũ thường bắt đầu từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Độ sâu ngập lũ biến thiên từ 1m đến 4m gây thất thu toàn bộ lúa chưa thu hoạch. Diện tích bị ngập lụt hàng năm tại 7 xã, thị trấn trong vụ hè thu sớm từ 270 ha  500 ha. Tương ứng với giá trị bị mất từ 1,5  3 tỷ đồng.

- Do sản xuất lúa hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, vì vậy trên những diện tích rút nước ra khỏi ruộng từ 10/8 đến 15/9 có thể gieo sạ lúa vụ mùa, khả năng tránh được hạn cuối vụ. Sau 15/9 gieo sạ lúa sẽ bấp bênh về năng suất.

- Đối với diện tích bị ngập kéo dài đến tháng 10 thì không có khả năng đưa vào sản suất vụ mùa.

Theo báo cáo của phòng Kinh tế huyện trong năm 1999; Tính đến ngày 5/6/1999 lũ lụt đã gây thiệt hại và ảnh hưởng đến năng suất diện tích 663 ha lúa hè thu sớm của huyện.

II.- Kết quả thực nghiệm:

1/- Kết quả vụ hè thu:

1.1/- Kết quả thực nghiệm 1:

Bảng 5 : Kết quả thực nghiệm giống cây trồng trong vụ hè thu sớm năm 1999 tại thị trấn Đồng Nai - huyện Cát Tiên:

Giống cây trồng

Chỉ tiêu theo đõi



Đậu xanh HL89-E3

Lúa VNĐ5-19

Lúa IR59606

Lúa 0MCS96

Bắp DK888

Bắp P.3011

- Ngày gieo

4/5

4/5

4/5

4/5

4/5

4/5

- Ngày mọc

7/5

6/5

6/5

6/5

8/5

8/5

- Ngày trổ bông




19/7

10/7

30/6







- Ngày thu hoạch










24/7







- Thời gian sinh trưởng (ngày)










81







- Chiều cao cây (cm)




79,4

79,8

61,6







- Tổng số hạt/bông (hạt)










76







- Số hạt chắc/bông (hạt)










52







- Số bông/m2 (bông)










436







- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)










52,1







- Năng suất thực tế (tạ/ha)










43,2







Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 419.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương