Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế đã đưa nhu cầu của con người từ mong muốn "ăn no, mặc đủ" lên "ăn ngon, mặc đẹp"


Hình 2.1 - Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Model AA 6800



tải về 0.62 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.62 Mb.
#17095
1   2   3   4   5   6   7

Hình 2.1 - Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Model AA 6800

Hình 2.2 - Bộ phận nguyên tử hoá chứa cuvet graphit

Hình 2.3 - Bộ phận lấy mẫu tự động ASC - 6100

2.4.2. Hoá chất và dụng cụ

2.4.2.1. Hoá chất

- Axit đặc HNO3 65%, HCl 37%, H2SO4 98%, CH3COOH 100% tinh khiết phân tích (pA), Meck.

- Dung dịch H2O2 pA 30%

- Các dung dịch : (NH4)H2PO4 pA 0,1%;

Mg(NO3)2 pA 0,1%;

Pd(NO3)2 pA 0,1%;

Ni(NO3)2 pA 0,1%.

- Dung dịch chuẩn Cr(VI) cho AAS, Meck 1000mg/l.

- Dung dịch gốc các cation kim loại để nghiên cứu ảnh hưởng.

2.4.2.2. Dụng cụ

- Bình định mức : 10, 25, 50, 100 (ml).

- Pipet : 1, 2, 5, 10 (ml); pipet tự động : 100- 5000μL.

- Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 100(ml), ống đong.

- Lọ đựng mẫu : 15, 50, 100 (ml).

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.Tối ưu hóa các điều kiện xác định Crom bằng phương pháp GF-AAS

Đối với một quá trình phân tích muốn đạt kết quả tốt thì việc nghiên cứu tối ưu hóa các thông số đo phù hợp với phép phân tích định lượng một nguyên tố hóa học là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng trong kỹ thuật AAS.

Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi chọn những điều kiện sau để tiến hành tối ưu hóa các thông số máy và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng:

Dung dịch Cr: 5,0 ppb trong HNO3 2%, chất cải biến hóa học (NH4)H2PO4 0,01% .

Thể tích mẫu hút mỗi lần: 20μl

Chế độ đo: đo độ hấp thụ quang tính theo chiều cao pic



3.1.1. Khảo sát chọn vạch đo

Mỗi nguyên tử của một nguyên tố hóa học chỉ có thể hấp thụ được bức xạ có bước sóng đúng bằng bước sóng nó phát ra trong quá trình phát xạ. Phổ hấp thụ của nguyên tố là phổ vạch. Với một nguyên tố, những vạch phổ khác nhau thì độ hấp thụ khác nhau. Việc chọn vạch đo không chỉ có ý nghĩa để tìm được vạch phổ có độ hấp thụ cao nhất mà còn phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và tránh được vạch phổ của các nguyên tố khác gây ảnh hưởng.

Crom có các vạch phổ dặc trưng là : 357,9nm và 359,3nm; 360,5nm.

Kết quả khảo sát các vạch phổ đặc trưng của crom đối với dung dịch crom có nồng độ 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% được trình bày trong bảng 3.1:



Bảng 3.1 - Khảo sát chọn vạch đo phổ của crom

Vạch phổ

(nm)


Abs- lần 1

Abs - lần 2

Abs-lần 3

Abs- TB

RSD(%)

357,9

0,2530

0,2784

0,2705

0,2673

2,70

359,3

0,2069

0,2102

0,2030

0,2076

4,87

360,5

0,1194

0,1169

0,1006

0,1123

5,04

Kết quả khảo sát cho thấy tại vạch phổ Cr 357,9nm có độ chính xác và độ lặp lại cao nhất. Do đó, chúng tôi chọn vạch đo phổ của Cr là 357,9nm làm vạch phân tích.

3.1.2. Khảo sát chọn cường độ dòng đèn catot rỗng (HCL)

Độ hấp thụ của vạch phổ nguyên tố phân tích phụ thuộc nhiều vào cường độ chùm tia do đèn HCL phát ra. Ta có thể thay đổi cường độ chùm tia phát xạ thông qua việc thay đổi cường độ dòng điện làm việc của đèn. Khi cường độ của dòng đèn HCL thấp, phép phân tích sẽ có độ nhạy cao nhưng độ ổn định kém. Ngược lại, khi cường độ dòng đèn cao thì độ nhạy giảm, độ ổn định cao. Mỗi đèn HCL đều có dòng điện giới hạn cực đại (Imax) riêng được ghi trên vỏ đèn. Lý thuyết và thực nghiệm cho thấy, sử dụng đèn với cường độ từ 40%- 90% cường độ cực đại là tốt nhất.

Do đó, phải chọn một giá trị cường độ dòng đèn tối ưu và duy trì trong suốt quá trình thực nghiệm .

Với đèn HCL của Cr có Imax = 20mA, chúng tôi khảo sát cường độ dòng điện qua đèn có giá trị từ 40% đến 90% giá trị của Imax với dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01%. Kết quả khảo sát cường độ dòng đèn catốt rỗng được đưa ra ở trong bảng 3.2.



Bảng 3.2 - Khảo sát chọn cường độ dòng đèn HCL

Cường độ dòng đèn I(mA)

Abs-lần 1

Abs- lần 2

Abs- lần 3

Abs- TB

RSD(%)

40%Imax

0,2853

0,2517

0,2528

0,2627

6,78

50%Imax

0,2676

0,2634

0,2638

0,2616

2,68

60%Imax

0,2550

0,2532

0,2310

0,2464

5,42

70%Imax

0,2612

0,2753

0,2557

0,2674

3,69

80%Imax

0,2353

0,2630

0,2466

0,2483

5,61

90%Imax

0,2499

0,2345

0,2494

0,2446

3,57

Từ kết quả thực nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy cường độ dòng đèn HCL bằng 10 mA (50% Imax) cho kết quả độ nhạy và độ ổn định cao. Do đó, chúng tôi chọn cường độ dòng đèn HCL là 10mA.

3.1.3. Khảo sát chọn độ rộng khe đo (slit width)

Chùm tia phát xạ cộng hưởng của nguyên tố phân tích phát ra từ đèn catốt rỗng, sau khi đi qua môi trường hấp thụ sẽ được hướng vào khe đo của hệ thống đơn sắc. Trong hệ thống này, chùm tia sáng được chuẩn trực và phân ly, sau đó chỉ một vạch phổ cần đo hướng vào khe đo của bộ đơn sắc. Vạch phổ này tác dụng lên nhân quang điện sinh ra tín hiệu của cường độ vạch phổ hấp thụ. Do đó, khe đo phải được chọn phù hợp cho từng vạch phổ sao cho tín hiệu đủ nhạy, đạt độ ổn định cao và lấy được toàn bộ pic phổ, loại bỏ được sự chen lấn vạch phổ của các nguyên tố khác ở hai bên vạch phổ nghiến cứu.

Đối với máy phổ hấp thụ nguyên tử Model AA 6800, chúng tôi khảo sát các khe đo là: 0,2; 0,5; và 1,0; 2,0 (nm)

Kết quả khảo sát độ rộng khe đo với dung dịch Cr 5,0 ppb trong HNO3 2% (NH4)H2PO4 0,01%, được đưa ra trong bảng 3.3:



Bảng 3.3 - Khảo sát độ rộng khe đo

Khe đo (nm)

Abs-lần 1

Abs- lần 2

Abs- lần 3

Abs- TB

RSD(%)

0,2

0,2483

0,2536

0,2413

0,2477

9,06

0,5

0,2612

0,2656

0,2753

0,2674

2,71

1,0

0,2279

0,2244

0,2106

0,2210

4,14

2,0

0,1969

0,1991

0,1858

0,1939

3,67

Qua kết quả khảo sát trong bảng 3.3 cho thấy, với độ rộng khe đo là 0,5 nm thì độ hấp thụ quang của Cr là lớn và ổn định. Khi đó, 100% diện tích pic của Cr nằm trong khoảng xác định của khe đo. Do đó, chúng tôi chọn độ rộng khe đo là 0,5nm cho phép xác định Cr.

3.1.4. Khảo sát các điều kiện nguyên tử hoá mẫu

Nguyên tử hoá mẫu là quá trình quan trọng nhất trong phép đo AAS, thực hiện không tốt quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của phép đo.

Quá trình nguyên tử hóa của kỹ thuật nguyên tử hoá không ngọn lửa xảy ra theo các giai đoạn sau : sấy mẫu, tro hoá luyện mẫu, nguyên tử hoá để đo độ hấp thụ, ngoài ra sau các giai đoạn này là làm sạch cuvet. Hai giai đoạn đầu là chuẩn bị cho giai đoạn nguyên tử hoá đạt kết quả tốt.

3.1.4.1. Khảo sát nhiệt độ sấy

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nguyên tử hoá mẫu. Nó rất cần thiết để đảm bảo cho dung môi hoà tan mẫu bay hơi nhẹ nhàng và hoàn toàn, nhưng không làm bắn, mất mẫu. Nhiệt độ và thời gian sấy khô của mỗi loại mẫu phụ thuộc vào bản chất của các chất ở trong mẫu và dung môi hoà tan của nó. Nói chung nhiệt độ sấy khô phù hợp đối với đa số các mẫu vô cơ trong dung môi nước từ khoảng 1000C đến 1500C, trong thời gian 25 trong 40 giây, với lượng mẫu bơm vào nhỏ hơn 100μl. Việc tăng nhiệt độ sấy ở nhiệt độ phòng đến nhiệt độ sấy mong muốn cần được thực hiện từ từ, với tốc độ gia nhiệt từ 50C/ giây , đến 80C/giây là phù hợp, chúng tôi thực hiện quá trình sấy qua ba bước :

Bước 1: Nhiệt độ1500C trong 20 giây, nhiệt độ tăng tuyến tính theo thời gian;

Bước 2: Nhiệt độ 2500C trong 10 giây, nhiệt độ tăng tuyến tính theo thời gian;



3.1.4.2. Khảo sát nhiệt độ tro hoá luyện mẫu

Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình nguyên tử hoá mẫu. Mục đích của giai đoạn này là để tro hoá (đốt cháy) các hợp chất hữu cơ và mùn có trong mẫu sau khi đã sấy khô, đồng thời nung luyện mẫu ở một nhiệt độ thuận lợi cho giai đoạn nguyên tử hoá đạt hiệu suất cao và ổn định. Nếu chọn nhiệt độ tro hoá quá cao, một số hợp chất có thể bị phân huỷ mất trong giai đoạn này. Mỗi nguyên tố đều có nhiệt độ tro hoá tới hạn, nếu tro hoá mẫu ở nhiệt độ cao hơn thì có thể làm mất chất phân tích do đó độ hấp thụ quang giảm và không ổn định. Tuy nhiên, cũng không nên tro hoá ở nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ giới hạn, vì như thế sẽ không tốt cho giai đoạn nguyên tử hoá tiếp theo.

Thực nghiệm chỉ ra rằng, chỉ nên tro hoá mẫu ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn từ 30 - 500C hoặc cao nhất là đúng nhiệt độ giới hạn.

Kết quả khảo sát nhiệt độ tro hoá với mẫu Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% được đưa ra trong bảng 3.4:



Bảng 3.4 - Khảo sát nhiệt độ tro hoá mẫu

Nhiệt độ (0C)

500

600

700

800

1000

AbsCr

0,247

0,262

0,269

0,275

0,271

Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi chọn nhiệt độ tro hoá của Cr là 8000C trong thời gian 20 giây, tốc độ tăng nhiệt độ là 2000C/giây

3.1.4.3. Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên tử hoá mẫu nhưng lại là giai đoạn quyết định cường độ của vạch phổ. Giai đoạn này được thực hiện trong thời gian rất ngắn (3- 5 giây) nhưng tốc độ tăng nhiệt độ lại rất lớn (18000C - 28000C/giây) để đạt ngay tức khắc đến nhiệt độ nguyên tử hoá và thực hiện phép đo cường độ vạch phổ. Nhiệt độ nguyên tử hoá của mỗi nguyên tố là rất khác nhau, đồng thời mỗi nguyên tố cũng có nhiệt độ nguyên tử hoá tới hạn của nó. Khi nguyên tử hóa mẫu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nhiệt độ tới hạn, độ hấp thụ của vạch phổ không tăng thêm mà kết quả đo thường không ổn định và nhanh hỏng cuvet.

Kết quả khảo sát nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% được đưa ra ở bảng 3.5 và hình 3.4:

Bảng 3.5 - Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu

Nhiệt độ (0C)

1600

1800

2000

2100

2300

AbsCr

0,189

0,217

0,226

0,235

0,251

Nhiệt độ (0C)

2400

2500

2600

2700

2800

AbsCr

0,264

0,261

0,272

0,255

0,252



Hình 3.4 - Đồ thị khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa của crom

Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nhiệt độ nguyên tử hóa của Cr, chúng tôi nhận thấy tại nhiệt độ 26000C, giá trị độ hấp thụ quang là lớn nhất. Do đó, chúng tôi chọn nhiệt độ nguyên tử hóa của Cr là 26000C trong thời gian 3 giây, tốc độ tăng nhiệt 20000C/s.

Ngoài ba giai đoạn chính trên còn có giai đoạn phụ: làm sạch và làm nguội cuvet. Mặc dù là giai đoạn phụ của chu trình nguyên tử hoá nhưng giai đoạn này lại rất cần cho việc đo mẫu tiếp theo để đảm bảo kết quả phân tích tốt cho tất cả các mẫu. Mục đích của giai đoạn này là loại hết các chất còn lại trong cuvet và đưa cuvet về nhiệt độ phòng để bơm mẫu kế tiếp. Chúng tôi chọn nhiệt độ làm sạch cuvet với Cr là 27000C trong thời gian 3 giây.

3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo

3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của axit và nồng độ axit

Nói chung, trong phép đo GF-AAS, mẫu phân tích ở dạng dung dịch và trong môi trường axit để tránh hiện tượng thuỷ phân của kim loại hay tạo thành một số hợp chất khó tan khác. Nồng độ axit và các loại axit có trong mẫu cũng có thể gây ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích thông qua khả năng hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu. Ảnh hưởng này thường gắn liền với các loại anion của axit. Axit càng khó bay hơi càng làm giảm nhiều cường độ vạch phổ hấp thụ. Trong quá trình xử lý mẫu có sử dụng axit HNO3 nên chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của loại axit này.



Kết quả khảo sát độ hấp thụ quang của dung dịch Cr 5,0ppb; (NH4)H2PO4 0,01% trong các loại axit HNO3, HCl, H2SO4, CH3COOH có các nồng độ từ 0 - 3% được trình bày trong bảng 3.6 , bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.9:

Bảng 3.6 - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3

Nồng độ HNO3(%)

Abs-lần 1

Abs- lần 2

Abs- lần 3

Abs- TB

RSD(%)

0

0,225

0,268

0,255

0,249

8,97

0,5

0,259

0,247

0,256

0,254

3,19

1,0

0,265

0,257

0,254

0,256

2,89

2,0

0,272

0,263

0,269

0,268

1,73

3,0

0,258

0,259

0,233

0,250

5,92

Bảng 3.7 - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit HCl

Nồng độ HCl (%)

Abs - lần 1

Abs - lần 2

Abs - lần 3

Abs - TB

RSD(%)

0

0,225

0,268

0,255

0,249

8,97

0,5

0,224

0,216

0,213

0,2218

2,46

1,0

0,231

0,230

0,222

0,228

2,39

2,0

0,242

0,246

0,240

0,243

1,24

3,0

0,229

0,243

0,237

0,236

3,09

Bảng 3.8 - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit H2SO4

Nồng độ H2SO4 (%)

Abs - lần 1

Abs - lần 2

Abs - lần 3

Abs - TB

RSD(%)

0

0,225

0,268

0,255

0,249

8,97

0,5

0,197

0,198

0,201

0,199

1,04

1,0

0,195

0,191

0,207

0,198

4,17

2,0

0,216

0,212

0,202

0,210

3,59

3,0

0,193

0,191

0,190

0,192

0,81

Bảng 3.9 - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit CH3COOH

Nồng độ CH3COOH(%)

Abs - lần 1

Abs - lần 2

Abs - lần 3

Abs - TB

RSD(%)

0

0,255

0,268

0,255

0,249

8,97

0,5

0,286

0,217

0,214

0,265

12,2

1,0

0,232

0,195

0,246

0,224

13,4

2,0

0,273

0,224

0,255

0,251

8,40

3,0

0,235

0,251

0,299

0,243

3,32

Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy, chúng ta có thể sử dụng axit HNO3 2% hoặc HCl 2% cho phép phân tích Cr, vì trong nền của các axit này, độ hấp thụ quang của Cr cao và ổn định nhất. Tuy nhiên trong quá trình xử lý mẫu dùng axit HNO3 để phá mẫu, vì vậy chúng tôi chọn axit HNO­3 2% làm môi trường cho mẫu phân tích.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương