Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế đã đưa nhu cầu của con người từ mong muốn "ăn no, mặc đủ" lên "ăn ngon, mặc đẹp"


Khảo sát chất cải biến hoá học (chemical modifier)



tải về 0.62 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.62 Mb.
#17095
1   2   3   4   5   6   7

3.2.2. Khảo sát chất cải biến hoá học (chemical modifier)

Kỹ thuật nguyên tử hoá không ngọn lửa làm cho độ nhạy phát hiện của phương pháp hấp thụ nguyên tử tăng lên rất nhiều nhờ hiệu suất nguyên tử hoá cao nhưng ảnh hưởng của nền mẫu đến độ hấp thụ quang của nguyên tố phân tích là rất lớn, nhất là trong các nền phức tạp. Nếu trong mẫu có chứa các hợp chất bền nhiệt, khó bay hơi, khó nguyên tử hoá thì sẽ gây khó khăn, cản trở cho quá trình hoá hơi và nguyên tử hoá các nguyên tố cần phân tích, dẫn đến làm giảm độ ổn định và giảm độ nhạy. Vì vậy, muốn có được kết quả có độ chính xác cao, ta phải tìm cách giảm hoặc loại trừ sự ảnh hưởng của nền mẫu. Để làm việc đó, người ta có thể tăng nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu hoặc thêm vào mẫu phân tích các chất cải biến hoá học. Tuy nhiên, tăng nhiệt độ nguyên tử hoá cũng chỉ có một giới hạn nhất định. Do đó, thêm các chất cải biến hoá học được ứng dụng rộng rãi hơn để loại trừ ảnh hưởng của nền mẫu đối với nguyên tố cần xác định khi định lượng trực tiếp nguyên tố này. Đây chính là điểm ưu việt của kỹ thuật nguyên tử hoá không ngọn lửa trong phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. Có hai nhóm chất cải biến hoá học:

- Nhóm các chất khi thêm vào sẽ tạo với các cấu tử nền những dạng dễ bay hơi, cho phép loại những thành phần ảnh hưởng chính của nền ra khỏi mẫu trước giai đoạn nguyên tử hoá của nguyên tố phân tích. Nhóm này gồm các chất: NH4NO3, NH4CH3COO... [20]

- Nhóm các chất có khả năng kết hợp với nguyên tố cần phân tích thành các hợp chất khó bay hơi hơn, làm cho các quá trình tro hoá và nguyên tử hoá có thể tiến hành ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tro hoá hơi của nền mẫu. Các chất điển hình thuộc nhóm này là: Pd(NO3)2, Mg(NO3)2 và (NH4)H2PO4... [20].

Ngoài ra ta có thể kết hợp 2 loại trên để tăng khả năng loại nền, tăng nhiệt độ nguyên tử hoá, như vậy sẽ thu được kết quả tốt hơn. Ví dụ có thể dùng hỗn hợp Mg(NO3)2 và NH4NO3 ...

Trong phép đo phổ của Cr, để chọn được chất cải biến hóa học phù hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2% với 4 loại chất cải biến hóa học Pd(NO3)2, (NH4)H2PO4, Mg(NO3)2 , Ni(NO3)2. Kết quả khảo sát được ghi trong bảng 3.10.



Bảng 3.10 - Khảo sát ảnh hưởng của các chất cải biến hóa học

Chất cải biến hóa học

Không có chất cải biến

Pd(NO3)2

0,01%


(NH4)H2PO4

0,01%


Mg(NO3)2

0,01%


Ni(NO3)2

0,01%


Abs - lần 1

0,262

0,302

0,271

0,267

0,256

Abs - lần 2

0,251

0,301

0,275

0,268

0,257

Abs - lần 3

0,265

0,332

0,273

0,259

0,269

Abs - TB

0,259

0,312

0,273

0,264

0,260

BG

0,015

0,013

0,008

0,012

0,016

Abs/BG

17,267

24,000

34,125

22,000

16,292

RSD(%)

4,59

3,22

1,73

2,16

3,83

Từ các kết quả thực nghiệm, ta thấy :

Khi có mặt chất cải biến hóa học thì độ hấp thụ quang của Cr tăng lên so với khi không có mặt chất cải biến hóa học, tín hiệu thu được ổn định hơn, tín hiệu đường nền giảm.

Tỷ lệ tín hiệu giữa độ hấp thụ quang của Cr (AbsCr) với tín hiệu đường nền (BG) khi có mặt chất cải biến hóa học (NH4)H2PO4 là lớn nhất.

Do đó, chúng tôi chọn (NH4)H2PO4 làm chất cải biến hóa học. Để chọn được nồng độ (NH4)H2PO4 thích hợp, chúng tôi khảo sát dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2% với (NH4)H2PO4 ở các nồng độ khác nhau. Kết quả khảo sát được chỉ ra trong bảng 3.11.



Bảng 3.11 - Khảo sát nồng độ của (NH4)H2PO4

Nồng độ (NH4)H2PO4 (%)

0

0,01

0,02

0,03

0,05

0,1

Abs - lần 1

0,262

0,271

0,261

0,259

0,285

0,266

Abs - lần 2

0,251

0,275

0,262

0,256

0,281

0,269

Abs - lần 3

0,265

0,273

0,254

0,258

0,267

0,254

Abs - TB

0,259

0,273

0,259

0,258

0,277

0,263

BG

0,015

0,008

0,011

0,013

0,012

0,018

RSD(%)

4,59

1,73

2,89

3,45

7,68

4,59

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy : nồng độ (NH4)H2PO4 phù hợp đối với Cr trong mẫu phân tích là 0,01%. Vì vậy, chúng tôi chọn (NH4)H2PO4 0,01% làm chất cải biến hóa học cho phép định lượng Cr.

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của các cation và anion

Trong dung dịch phân tích, ngoài nguyên tố cần phân tích còn có nhiều nguyên tố khác tồn tại dưới dạng cation hay anion hòa tan. Các ion này có thể làm tăng, làm giảm hoặc cũng có thể không gây ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr. Vì vậy, phải khảo sát từng cation, từng nhóm cation và nhóm anion, nếu có ảnh hưởng thì phải loại trừ. Kết quả khảo sát bán định lượng thành phần các nguyên tố có mặt trong một số mẫu rau bằng phương pháp ICP-MS được chỉ ra trong bảng 3.12.



Bảng 3.12 - Khảo sát thành phần các nguyên tố có trong rau

STT

Nguyên tố

Hàm lượng

STT

Nguyên tố

Hàm lượng

1

Ca

5ppm

4

Fe

554ppb

2

Mg

2ppm

5

Cu

13ppb

3

Al

125ppb

6

Mn

61ppb

Dựa trên kết quả khảo sát bán định lượng, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các cation có bước sóng gần với bước sóng của crom xem có gây ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr hay không và các anion thuộc các nhóm sau:

- Nhóm kim loại kiềm thổ: Ca, Mg.

- Nhóm kim loại hóa trị III : Al, Fe.

- Nhóm kim loại nặng hóa trị II: Cu, Mn.

- Nhóm các anion : Cl-, SO4 2-.

3.2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của các cation

3.2.3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của các kim loại kiềm thổ

Mẫu nghiên cứu là dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% với các kim loại kiềm thổ có nồng độ khác nhau:

-Ca : 0 - 8ppm

-Mg : 0 - 4ppm

Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.13.

Bảng 3.13- Khảo sát ảnh hưởng của các kim loại kiềm thổ

Mẫu

C0

C1

C2

C3

C4

Ca (ppm)

0

2

4

6

8

AbsCr

0,267

0,269

0,275

0,278

0,283

ER

-

2,35

3,46

4,52

3,61

Mg (ppm)

0

1

2

3

4

AbsCr

0,265

0,274

0,282

0,291

0,273

ER

-

1,25

2,71

3,79

2,55

Nhận xét : Trong khoảng nồng độ từ 0ppm đến 8ppm với Ca, từ 0ppm đến 4ppm với Mg, sự có mặt của các kim loại kiềm thổ Ca, Mg đều không ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr ( sai số nhỏ hơn 10%).

3.2.3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của các cation kim loại hóa trị III

Mẫu nghiên cứu là dung dịch Cr 5,00ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% với nồng độ của các kim loại hóa trị III khác nhau:

- Al : 0 - 150ppb.

- Fe : 0 - 500ppb.

Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.14.

Bảng 3.14 - Khảo sát ảnh hưởng của các cation kim loại hóa trị III

Mẫu

C0

C1

C2

C3

C4

Al (ppb)

0

50

100

120

150

Fe(ppb)

0

200

300

400

500

AbsCr

0,275

0,261

0,254

0,286

0,299

ER

-

3,26

4,51

2,68

1,78

Nhận xét : Trong khoảng nồng độ từ 0ppb đến 150ppb với Al, từ 0ppb đến 500ppb với Fe, sự có mặt của các cation hóa trị III đều không làm ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr ( sai số nhỏ hơn 10%).

3.2.3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của các cation kim loại nặng hóa trị II

Mẫu nghiên cứu là dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% với nồng độ của các cation kim loại nặng hóa trị II khác nhau:

- Cu : 0 - 20ppb.

- Mn : 0 - 100ppb.

Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.15.

Bảng 3.15 - Khảo sát ảnh hưởng của các cation kim loại nặng hóa trị II

Mẫu

C0

C1

C2

C3

C4

Cu (ppb)

0

5

10

15

20

Mn (ppb)

0

40

60

80

100

AbsCr

0,276

0,271

0,282

0,273

0,278

ER

-

1,43

0,85

0,73

2,95

Nhận xét : Trong khoảng nồng độ từ 0ppb đến 20ppb với Cu, từ 0ppb đến 100ppb với Mn, sự có mặt của các kim loại nặng hóa trị II đều không ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr ( sai số nhỏ hơn 10%).

3.2.3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của tổng các cation

Mẫu nghiên cứu là dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01 % với nồng độ của các cation kim loại thay đổi được chỉ ra ở bảng 16.



Bảng 3.16 - Khảo sát ảnh hưởng của tổng các cation kim loại

Mẫu

C0

C1

C2

C3

C4

Ca (ppm)

0

2

4

6

8

Mg (ppm)

0

1

2

3

4

Al (ppb)

0

50

100

120

150

Fe (ppb)

0

200

300

400

500

Cu (ppb)

0

5

10

15

20

Mn (ppb)

0

40

60

80

100

AbsCr

0,277

0,273

0,276

0,283

0,275

ER

-

2,37

3,75

4,61

2,24

Nhận xét : Theo kết quả khảo sát cho thấy, trong các điều kiện đã chọn, sự có mặt của các cation đều không ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr ( sai số nhỏ hơn 10%)

3.2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của các anion

Mẫu nghiên cứu là dung dịch 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% với nồng độ của các anion khác nhau :

-Cl- : 0 - 200ppm.

-SO42- : 0 - 20ppm.

Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.17.

Bảng 3.17 - Khảo sát ảnh hưởng của các anion

Mẫu


C0

C1

C2

C3

C4

(ppm)


0

50

100

150

200

SO42-(ppm)

0

5

10

15

20

AbsCr


0,292

0,279

0,281

0,275

0,269

ER


-

1,24

5,45

2,71

3,26

Nhận xét : Trong khoảng nồng độ từ 0ppm đến 200ppm với Cl- và nồng độ từ 0pppm đến 20ppm với SO42-, sự có mặt của các anion Cl-, SO42- đều không ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của Cr (sai số nhỏ hơn 10%).

3.2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của tổng các cation và anion

Mẫu nghiên cứu là dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01% với nồng độ của các cation và anion thay đổi được chỉ ra trong bảng 3.18.



Bảng 3.18 - Khảo sát ảnh hưởng của tổng các cation và anion

Mẫu

C0

C1

C2

C3

C4

Ca (ppm)

0

2

4

6

8

Mg (ppm)

0

1

2

3

4

Al (ppb)

0

50

100

120

150

Fe (ppb)

0

200

300

400

500

Cu (ppb)

0

5

10

15

20

Mn (ppb)

0

40

60

80

100

(ppm)

0

50

100

150

200

SO42-(ppm)

0

5

10

15

20

AbsCr

0,285

0,272

0,275

0,283

0,294

ER

-

4,81

1,29

2,37

3,78

Nhận xét : Từ kết quả khảo sát trên, ta có giới hạn nồng độ không làm ảnh hưởng tới phép đo của các kim loại có trong mẫu được đưa ra trong bảng 3.19 dưới đây :

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương