VƯỜn quốc gia bidoup – NÚi bà


c. Khu hệ lưỡng cư và bò sát



tải về 314.73 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích314.73 Kb.
#31552
1   2   3   4

c. Khu hệ lưỡng cư và bò sát

Theo kết quả cập nhật được, vùng Bidoup-Núi Bà hiện có 76 loài lưỡng cư và bò sát; trong đó, lưỡng cư có 34 loài, 4 họ và 1 bộ; bò sát có 42 loài, 11họ và 2 bộ. Theo Danh lục Ếch, Nhái và Bò sát ở Việt nam, vùng Lạc dương có 6 loài lữơng cư đặc hữu ở việt nam, 01 loài bò sát là đặc hữu ở Việt nam, 02 loài lưỡng cư là các nguồn gen quí hiếm.

Các loài lưỡng cư và bò sát cần được quan tâm nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn gồm các loài đặc hữu, quí hiếm có giá trị khoa học như: Cóc mắt trung gian (Brachylarsophys intermedius), Ếch mụn nam bộ (Limnonectes dabanus), Cóc nước sọc (Occifozyga vittatus), Ếch gai sần (Paa verrucospinosa), Ếch blythii (Limnonectes blythii), Ếch cây cựa (Rhacophorus calcaneus), Nhái cây đế (Philautus gryllus), Nhái cây mí (Chirixalus palpebralis), Thằn lằn giun núi (Dibamus montanus), Cóc mày VN (Leptobrachium pullum), Cóc núi miệng nhỏ (Obhryophryne microstoma), Thằn lằn bay vạch (Draco volanus), Nhông vảy nhỏ (Calotes microleptis), Nhông đuôi dài óc lốp (Bronchocela orlovi).
d. Cá và Côn trùng Thủy sinh

Theo kết quả tổng hợp từ các đợt khảo sát của các đoàn nghiên cứu, danh lục các loài cá hiện nay của VQG Bidoup-Núi bà gồm: 06 họ và 22 loài.

Các kết quả bước đầu về nghiên cứu côn trùng thủy sinh tại Vườn Quốc gia đã ghi nhận 9 bộ, 43 họ, 71 giống côn trùng thủy sinh.

Tuy nhiên, các kết quả trên chỉ là các kết quả của các điều tra sơ bộ. Vì vậy các nghiên cứu khoa học về cá và côn trùng thủy sinh cần được sự hợp tác nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn của các chuyên gia trong nước và quốc tế, để có thể cho ra một bức tranh khá toàn diện về sự hiện diện và các đặc tính sinh thái của các loài thuộc các lớp này tại Vườn Quốc gia.


e. Bướm

Kết quả cập nhật từ các đợt khảo sát của các đoàn nghiên cứu, hiện nay VQG gồm 145 loài bướm thuộc 10 họ.


Loài Bướm phượng đuôi kiếm đốm vàng Teinopalpus aureus có trong phụ lục II của IUCN; ngoài ra, loài này và loài Bướm phượng cánh chim Troides helena có trong danh lục II của CITES (Collins & Morris, 1985). Hai loài bướm này cũng có trong sách đỏ Việt Nam 2007 phần động vật và trong danh lục nhóm II theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006) về quản lý thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đây là nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng và do vậy cần có các nghiên cứu sâu hơn để có thể đề ra các giải pháp bảo tồn hữu hiệu.

Để cập thêm đa dạng về nguồn Gen cho đủ cả 3 cấp độ(đa ddạng hệ sinh thái; Đa dạng về loài và đa dạng về nguồn Gen)


Nêu thêm việc gắn kết với các vườn quốc gia và khu rừng kế cận để hình thành một khu bảo vệ rộng lớn có giá trị cao trong bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

PHẦN III
PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI-VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ


    1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO VIỆC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

  • Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004;

  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

  • Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

  • Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

  • Quyết định 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng chính phủ “V/v: Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên BiDoup-Núi Bà thành Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà”.

  • Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 12/18/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng ”V/v: Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà Tỉnh Lâm Đồng”.

  • Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v: Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà giai đoạn 2006 – 2010”.

  • Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng;

  • Kết luận số …..của UBND tỉnh Lâm Đồng.


3.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI-VƯỜN QG BIDOUP-NÚI BÀ.

- Từ khi thành lập đến nay, Vườn Quốc gia đã có mối quan hệ với hơn 10 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; Vườn đã tiếp nhận nhiều dự án quốc tế từ vốn viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức như dự án VCF từ Quỹ Bảo tồn Việt Nam với nguồn tài trợ từ Ngân hàng thế giới (WB), từ Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp (TFF) với nguồn tài trợ từ các nước thuộc cộng đồng châu Âu, từ tổ chức Quỹ bảo tồn thiên nhiên (WWF) với nguồn tài trợ từ quỹ Darwin (Anh), từ tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) với nguồn vốn Viện trợ ODA từ chính phủ Nhật Bản. Dự án tiểu hành lang đa dang sinh học Lâm Đồng do ADB tài trợ; Dự án Winrock….Kết quả thu được từ những dự án này là rất có giá trị trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và xây dựng các mô hình phát triển bền vững đồng thời cũng là nguồn tư liệu nghiên cứu cho các nhà khoa học quan tâm đến các lĩnh vực này.

- Đã có nhiều Tổ chức, trường đại học trong nước và quốc tế tiến hành các hoạt động hợp tác với Vườn Quốc gia trong công tác điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học. Các tổ chức này đều đề xuất với Vườn Quốc gia về các chiến lược hợp tác nghiên cứu khoa học lâu dài và mong muốn đặt một cơ sở nghiên cứu của tổ chức đó tại Vườn Quốc gia. Các tổ chức đã có các hoạt động hợp tác với Vườn Quốc gia trong công tác điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học như sau:

Trung tâm Nhiệt Đới Việt-Nga;



    • Viện Bảo tàng thực vật Paris;

    • Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển thuộc Viện Sinh học nhiệt đới;

    • Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật;

    • Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

    • Trường Đại học Tenessee, bang Carolina, Hoa Kỳ

    • Trường Đại học Tasmania, bang Tasmania, Australia

    • Tổ chức bảo tồn quốc tế CI;

    • Tổ chức Birdlife International tại Việt Nam;

    • Quỹ bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF);

    • Vườn thực vật Krishtco thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Ucraina;

    • Đài Thiên Văn địa cầu thuộc Trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ.

Ngoài ra, hàng năm còn có rất nhiều đoàn sinh viên từ các trường đại học trong nước như Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đến Vườn Quốc gia thực tập các môn học và làm các khóa luận tốt nghiệp đại học và Cao học.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định 23/2006/NĐ-CP; Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã đảm bảo về mặt pháp lý cho việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu bảo tồn ở Việt Nam.

- Một số dự án viện trợ không hoàn lại của các tổ chức trong và ngoài nước đã và đang viện trợ cho Vườn quốc gia lập nhằm thực hiện các hoạt động điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học như dự án VCF, TFF, WWF.

- Việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Vườn Quốc gia nhằm tăng cường sự hiểu biết về các đặc tính sinh thái quần thể và các loài quí hiếm là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược bảo tồn hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà một cách bền vững.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà đã được Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh lâm Đồng quy định trong các văn bản thành lập Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho nghiên cứu khoa học tại Vườn còn thấp, năng lực của cán bộ Vườn Quốc gia trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trong khi các vấn đề cần được nghiên cứu để phục vụ cho công tác bảo tồn hiệu quả tại Vườn là rất nhiều. Do vậy, việc mở rộng sự hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia là rất cần thiết. Nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí nghiên cứu cũng như chất xám của các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Vườn khó có thể được hoàn thành.

Vì các lý do trên, việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về rừng nhiệt đới, thuộc Vườn QG Bidoup-Núi Bà là hết sức cần thiết, nhằm hình thành một tổ chức có thể khai thác và phát huy được các tiềm năng về nghiên cứu khoa học hiện có của Vườn, đưa chương trình nghiên cứu khoa học của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thành một chương trình mũi nhọn, thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác với các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học rừng nhiệt đới, từng bước tạo ra nguồn tài chính bền vững cho việc nghiên cứu khoa học, góp phần hiệu quả trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia.



3.3. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI

3.3.1. Mục tiêu lâu dài

Thúc đẩy và quản lý hiệu quả các dự án cũng như nguồn lực nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học về rừng nhiệt đới của Vườn Quốc gia, đóng góp vào sự hiểu biết của nhân loại về rừng nhiệt đới, góp phần hiệu quả trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia

Nâng tầm lên quốc gia và quốc tế vì tài nguyên hiện có mang gia trị khong chi o VN ma con tren ca the gioi neu xet ve mat khoa hoc.

3.3.2 - Mục tiêu trước mắt


  • Thúc đẩy và mở rộng quá trình hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học về các giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia;

  • Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các nhân viên Vườn Quốc gia thông qua quá trình tham gia thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học với các chuyên gia trong nước và quốc tế;

  • Xây dựng Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thành một điểm đến quan trọng về nghiên cứu rừng nhiệt đới của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

  • Từng bước tạo ra nguồn tài chính bền vững cho công tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia, góp phần vào việc bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững của Vườn.

  • Tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao các nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia.

  • Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia, sự hiểu biết các giá trị đa dạng sinh học quí giá của Vườn sẽ được tăng cường qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương, nhân dân và cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của Vườn trong công tác bảo vệ và lưu giữ các giá trị đa dạng sinh học.

3.4. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP

3.4.1 Tên đơn vị:

- Tiếng Việt:

+ Tên đầy đủ: Trung Tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới.

+ Tên viết tắt: TT. NC RNĐ

- Tiếng Anh:

+ Tên đầy đủ: International Center for Tropical Forest Research.

+ Tên viết tắt: BIDOUP-NUIBA CETFOR

Trụ sở: Trung Tâm quốc tế nghiên cứu rừng nhiệt đới có trụ sở đặt tại Văn Phòng của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà thuộc phân khu hành chính dịch vụ của Vườn.

3.4.2. Chức năng - nhiệm vụ

+ Chức năng:

Sử dụng hợp lý các nguồn lực của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hành thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phục vụ cho công tác quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

+ Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Giám đốc Vườn Quốc gia trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;?

- Tìm kiếm, thúc đẩy quá trình hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà;

- Tiếp nhận và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học;

- Tham gia thực hiện và đấu thầu thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp và các lĩnh vực có liên quan;

- Tham mưu cho Giám đốc Vườn Quốc gia trong việc quản lý các dự án, đế tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;?

- Thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công c;hỉ định

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế trong quá trình tham gia nghiên cứu tại Vườn Quốc gia theo đúng các qui định hiện hành. của pháp luật Việt Nam

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp các phòng, ban đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Vườn giao.



3.4.3. Tổ chức, biên chế và hoạt động của TT Quốc tế NC rừng Nhiệt đới

1) Tổ chức, biên chế và hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2011-2015

a) Tổ chức

Trong 5 năm đầu kể từ khi thành lập (2011 đến 2015), mô hình hoạt động của Trung tâm được thực hiện theo hình thức chuyên viên, trong đó Ban giám đốc Trung tâm sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan thông qua các các chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực, không hoạt động theo mô hình các bộ phận trực thuộc. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Quốc tế NC rừng Nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà trong 5 năm đầu như sau:





Ban lãnh đạo Trung tâm: Gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc.

- Giám đốc phụ trách chung tất cả hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ trách công tác Kế toán + Hành chính, Tổng hợp.

- Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ do giám đốc phân công.

Chuyên viên phụ trách Kế toán + Hành chính, tổng hợp

- Có trách nhiệm quản lý tài chính theo qui định của pháp lệnh tài chính và quản lý tài sản công, tổ chức nhân sự và thực hiện các hoạt động mang tính hành chính, tổng hợp của Trung tâm;

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Trung tâm trong việc từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của một Bộ phận Kế toán và hành chính tổng hợp có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kế toán, hành chính và cung cấp các dịch vụ cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến hợp tác nghiên cứu theo các dự án, đề tài tại Vườn Quốc gia sau khi giai đoạn đầu (2011-2015) kết thúc.

Chuyên viên phụ trách công tác phát triển dự án

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc tìm kiếm, thúc đẩy sự hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà;

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc quản lý các dự án, đề tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;

- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.

- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm trong việc đấu thầu và tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học;

- Thực hiện sự chỉ đạo của ban Giám đốc Trung tâm trong việc tiến hành các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Trung tâm trong việc từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của một Bộ phận Phát triển dự án có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trong Vườn Quốc gia sau khi giai đoạn đầu (2011-2015) kết thúc.

Giám đốc và phó giám đốc trung tâm do Giám đốc Vườn quốc gia bổ nhiệm sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Nội vụ Lâm Đồng.



b) Biên chế

Tổng biên chế cho hoạt động của Trung tâm trong thời kỳ đầu (2011-2015) gồm 5 biên chế, được hưởng lương và các chế độ khác tử ngân sách nhà nước ;

- Ban lãnh đạo trung tâm: 02 biên chế,

- Chuyên viên phụ trách kế toán + hành chính tổng hợp: 01 biên chế,

- Chuyên viên phụ trách công tác phát triển dự án: 02 biên chế.

Biên chế của Trung tâm nằm trong tổng biên chế của Vườn quốc gia và được UBND tỉnh Lâm Đồng giao theo kế hoạch hàng năm.

Ngoài ra Trung tâm sẽ hợp đồng lao động với các chuyên môn khác nhau tùy theo mức độ phát triển của các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ kèm theo.

c) Phương thức hoạt động

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đồng thời tuân thủ mọi quy định của chính phủ Việt Nam và của tỉnh Lâm Đồng về nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là một đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí và hạch toán độc lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là đơn vị dự toán cấp 2 của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà; có con dấu và tài khoản độc lập để giao dịch trong quá trình hoạt động.



1) Tổ chức, nhân sự và hoạt động của Trung tâm từ năm 2015 trở đi

a) Tổ chức

Sau 5 năm hoạt động với sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, các hoạt động của Trung tâm dần đi vào ổn định và phát triển. Do vậy để có thể thực hiện tốt vai trò chức năng ngày càng được nâng cao, mô hình hoạt động của Trung tâm sẽ được chuyển đổi từ hình hình thức chuyên viên sang mô hình quản lý theo hình thức phòng ban trực thuộc. Trong mô hình này, Ban giám đốc Trung tâm sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan thông qua các các Trưởng phòng ban phụ trách từng lĩnh vực và nhiệm vụ của các nhân viên trong các phòng ban sẽ do các trưởng bộ phận phân công. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi như sau:





Ban lãnh đạo Trung tâm: Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.

- Giám đốc phụ trách chung tất cả hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ trách bộ phận Hành chính dịch vụ;

- Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp phụ trách bộ phận Phát triển dự án của Trung tâm;

Bộ phận hành chính dịch vụ

Được cơ cấu tổ chức thành 02 tổ :

+ Tổ Kế toán, Hành chính: Có trách nhiệm tổ chức nhân sự, quản lý tài chính theo qui định của pháp lệnh tài chính và quản lý tài sản công và thực hiện các hoạt động mang tính hành chính, tổng hợp của Trung tâm;

+ Tổ Dịch vụ: Có nhiệm vụ đón tiếp, quản lý, hướng dẫn, đăng ký tạm trú và cung cấp các hoạt động dịch vụ khác cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến Vườn Quốc gia theo các chương trình hợp tác nghiên cứu.



Bộ phận Phát triển dự án

Được cơ cấu tổ chức thành 02 tổ :

+ Tổ Phát triển dự án: Tổ Phát triển dự án có nhiệm vụ :


  • Tìm kiếm các dự án, đề tài hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế;

  • Tham gia thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;

  • Quản lý các dự án, đề tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;

  • Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học

+ Tổ Kỹ thuật : Tổ Kỹ thuật của Trung tâm có nhiệm vụ :

  • Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;

  • Tham gia đấu thầu và tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp;

  • Thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công cho Trung tâm thực hiện;

  • Thực hiện các công tác kỹ thuật khác được Ban Giám đốc Trung tâm phân công.

Giám đốc và phó giám đốc trung tâm do Giám đốc Vườn quốc gia bổ nhiệm sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Nội vụ Lâm Đồng.

b) Nhân sự :

- Ban lãnh đạo trung tâm: 02 người

- Bộ phận hành chính dịch vụ: 4 người

- Bộ phận phát triển dự án: 6 người.

Tổng cộng nhân sự trung tâm: 12 người.

Ngoài ra Trung tâm sẽ hợp đồng lao động với các chuyên môn khác nhau tùy theo mức độ phát triển của Trung tâm.

Dự kiến quy mô của trung tâm sau 5 năm là 50 người. Trong đó

Khu vực quan lý: khoảng 10 người; Nghiên cứu viên 10 người có trình độ từ kỹ sư trở lên; còn lại là cộng tác viên 30 người. Phấn đấu tỷ lệ Tiến sỹ:thac sy:ky su là 1:3:6 hay bao nhiêu là vừa?



c) Phương thức hoạt động

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đồng thời tuân thủ mọi quy định của chính phủ Việt Nam và của tỉnh Lâm Đồng về nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là một đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải toàn bộ chi phí và hạch toán độc lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là đơn vị dự toán cấp 2 của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà; có con dấu và tài khoản độc lập để giao dịch trong quá trình hoạt động.



PHẦN IV
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

4.1- Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội:

4.1.1- Hiệu quả về kinh tế:

- Việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới sẽ là bước đi đúng đắn trong việc từng bước xã hội hóa nguồn lực tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia, thu hút mọi nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước đến các nguồn lực từ các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế nhằm tạo ra nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi.

- Việc cung cấp các dịch vụ cho các nhà khoa học, chuyên gia, lực lượng sinh viên đến làm việc tại Vườn Quốc gia thông qua các chương trình, dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.



tải về 314.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương