VƯỜn quốc gia bidoup – NÚi bà


MỤC TIÊU CỦA VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI



tải về 363.49 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích363.49 Kb.
#37432
1   2   3

3.3. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI

3.3.1. Mục tiêu lâu dài

Thúc đẩy và quản lý hiệu quả các dự án cũng như nguồn lực nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học về rừng nhiệt đới của Vườn Quốc gia, đóng góp vào sự hiểu biết của nhân loại về rừng nhiệt đới, góp phần hiệu quả trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia

Nâng tầm lên quốc gia và quốc tế vì tài nguyên hiện có mang gia trị khong chi o VN ma con tren ca the gioi neu xet ve mat khoa hoc.

3.3.2 - Mục tiêu trước mắt


  • Thúc đẩy và mở rộng quá trình hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học về các giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia;

  • Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các nhân viên Vườn Quốc gia thông qua quá trình tham gia thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học với các chuyên gia trong nước và quốc tế;

  • Xây dựng Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thành một điểm đến quan trọng về nghiên cứu rừng nhiệt đới của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

  • Từng bước tạo ra nguồn tài chính bền vững cho công tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia, góp phần vào việc bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững của Vườn.

  • Tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao các nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia.

  • Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia, sự hiểu biết các giá trị đa dạng sinh học quí giá của Vườn sẽ được tăng cường qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương, nhân dân và cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của Vườn trong công tác bảo vệ và lưu giữ các giá trị đa dạng sinh học.

3.4. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP

3.4.1 Tên đơn vị:

- Tiếng Việt:

+ Tên đầy đủ: Trung Tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới.

+ Tên viết tắt: TT. NC RNĐ

- Tiếng Anh:

+ Tên đầy đủ: International Center for Tropical Forest Research.

+ Tên viết tắt: BIDOUP-NUIBA CETFOR

Trụ sở: Trung Tâm quốc tế nghiên cứu rừng nhiệt đới có trụ sở đặt tại Văn Phòng của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà thuộc phân khu hành chính dịch vụ của Vườn.

3.4.2. Chức năng - nhiệm vụ

+ Chức năng:

Sử dụng hợp lý các nguồn lực của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hành thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phục vụ cho công tác quản lý rừng bền vững và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

+ Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Giám đốc Vườn Quốc gia trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;?

- Tìm kiếm, thúc đẩy quá trình hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học.

- Tiếp nhận và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học;

- Tham gia thực hiện và đấu thầu thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp và các lĩnh vực có liên quan;

- Tham mưu cho Giám đốc Vườn Quốc gia trong việc quản lý các dự án, đế tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;?

- Thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công chỉ định

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế trong quá trình tham gia nghiên cứu tại Vườn Quốc gia theo đúng các qui định hiện hành.

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp các phòng, ban đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Vườn giao.



3.4.3. Tổ chức, biên chế và hoạt động của TT Quốc tế NC rừng Nhiệt đới

1) Tổ chức, biên chế và hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2011-2015

a) Tổ chức

Trong 5 năm đầu kể từ khi thành lập (2011 đến 2015), mô hình hoạt động của Trung tâm được thực hiện theo hình thức chuyên viên, trong đó Ban giám đốc Trung tâm sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan thông qua các các chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực, không hoạt động theo mô hình các bộ phận trực thuộc. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Quốc tế NC rừng Nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà trong 5 năm đầu như sau:





Ban lãnh đạo Trung tâm: Gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc.

- Giám đốc phụ trách chung tất cả hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ trách công tác Kế toán + Hành chính, Tổng hợp.

- Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ do giám đốc phân công.

Chuyên viên phụ trách Kế toán + Hành chính, tổng hợp

- Có trách nhiệm quản lý tài chính theo qui định của pháp lệnh tài chính và quản lý tài sản công, tổ chức nhân sự và thực hiện các hoạt động mang tính hành chính, tổng hợp của Trung tâm;

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Trung tâm trong việc từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của một Bộ phận Kế toán và hành chính tổng hợp có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kế toán, hành chính và cung cấp các dịch vụ cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến hợp tác nghiên cứu theo các dự án, đề tài tại Vườn Quốc gia sau khi giai đoạn đầu (2011-2015) kết thúc.

Chuyên viên phụ trách công tác phát triển dự án

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc tìm kiếm, thúc đẩy sự hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà;

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc quản lý các dự án, đề tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;

- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.

- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm trong việc đấu thầu và tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp

- Tham mưu cho ban Giám đốc Trung tâm trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học;

- Thực hiện sự chỉ đạo của ban Giám đốc Trung tâm trong việc tiến hành các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Trung tâm trong việc từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của một Bộ phận Phát triển dự án có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trong Vườn Quốc gia sau khi giai đoạn đầu (2011-2015) kết thúc.

Giám đốc và phó giám đốc trung tâm do Giám đốc Vườn quốc gia bổ nhiệm sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Nội vụ Lâm Đồng.



b) Biên chế

Tổng biên chế cho hoạt động của Trung tâm trong thời kỳ đầu (2011-2015) gồm 5 biên chế, được hưởng lương và các chế độ khác tử ngân sách nhà nước ;

- Ban lãnh đạo trung tâm: 02 biên chế,

- Chuyên viên phụ trách kế toán + hành chính tổng hợp: 01 biên chế,

- Chuyên viên phụ trách công tác phát triển dự án: 02 biên chế.

Biên chế của Trung tâm nằm trong tổng biên chế của Vườn quốc gia và được UBND tỉnh Lâm Đồng giao theo kế hoạch hàng năm.

Ngoài ra Trung tâm sẽ hợp đồng lao động với các chuyên môn khác nhau tùy theo mức độ phát triển của các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ kèm theo.

c) Phương thức hoạt động

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đồng thời tuân thủ mọi quy định của chính phủ Việt Nam và của tỉnh Lâm Đồng về nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là một đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí và hạch toán độc lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là đơn vị dự toán cấp 2 của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà; có con dấu và tài khoản độc lập để giao dịch trong quá trình hoạt động.



1) Tổ chức, nhân sự và hoạt động của Trung tâm từ năm 2015 trở đi

a) Tổ chức

Sau 5 năm hoạt động với sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, các hoạt động của Trung tâm dần đi vào ổn định và phát triển. Do vậy để có thể thực hiện tốt vai trò chức năng ngày càng được nâng cao, mô hình hoạt động của Trung tâm sẽ được chuyển đổi từ hình hình thức chuyên viên sang mô hình quản lý theo hình thức phòng ban trực thuộc. Trong mô hình này, Ban giám đốc Trung tâm sẽ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan thông qua các các Trưởng phòng ban phụ trách từng lĩnh vực và nhiệm vụ của các nhân viên trong các phòng ban sẽ do các trưởng bộ phận phân công. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi như sau:





Ban lãnh đạo Trung tâm: Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.

- Giám đốc phụ trách chung tất cả hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ trách bộ phận Hành chính dịch vụ;

- Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp phụ trách bộ phận Phát triển dự án của Trung tâm;

Bộ phận hành chính dịch vụ

Được cơ cấu tổ chức thành 02 tổ :

+ Tổ Kế toán, Hành chính: Có trách nhiệm tổ chức nhân sự, quản lý tài chính theo qui định của pháp lệnh tài chính và quản lý tài sản công và thực hiện các hoạt động mang tính hành chính, tổng hợp của Trung tâm;

+ Tổ Dịch vụ: Có nhiệm vụ đón tiếp, quản lý, hướng dẫn, đăng ký tạm trú và cung cấp các hoạt động dịch vụ khác cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đến Vườn Quốc gia theo các chương trình hợp tác nghiên cứu.



Bộ phận Phát triển dự án

Được cơ cấu tổ chức thành 02 tổ :

+ Tổ Phát triển dự án: Tổ Phát triển dự án có nhiệm vụ :


  • Tìm kiếm các dự án, đề tài hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế;

  • Tham gia thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;

  • Quản lý các dự án, đề tài nghiên cứu và lực lượng chuyên gia tham gia vào hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia theo đúng pháp luật Việt Nam;

  • Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống cộng tác viên bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học

+ Tổ Kỹ thuật : Tổ Kỹ thuật của Trung tâm có nhiệm vụ :

  • Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trong VQG Bidoup – Núi Bà;

  • Tham gia đấu thầu và tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp;

  • Thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được Giám đốc Vườn Quốc gia phân công cho Trung tâm thực hiện;

  • Thực hiện các công tác kỹ thuật khác được Ban Giám đốc Trung tâm phân công.

Giám đốc và phó giám đốc trung tâm do Giám đốc Vườn quốc gia bổ nhiệm sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Nội vụ Lâm Đồng.

b) Nhân sự :

- Ban lãnh đạo trung tâm: 02 người

- Bộ phận hành chính dịch vụ: 4 người

- Bộ phận phát triển dự án: 6 người.

Tổng cộng nhân sự trung tâm: 12 người.

Ngoài ra Trung tâm sẽ hợp đồng lao động với các chuyên môn khác nhau tùy theo mức độ phát triển của Trung tâm.

Dự kiến quy mô của trung tâm sau 5 năm là 50 người. Trong đó

Khu vực quan lý: khoảng 10 người; Nghiên cứu viên 10 người có trình độ từ kỹ sư trở lên; còn lại là cộng tác viên 30 người. Phấn đấu tỷ lệ Tiến sỹ:thac sy:ky su là 1:3:6 hay bao nhiêu là vừa?



c) Phương thức hoạt động

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đồng thời tuân thủ mọi quy định của chính phủ Việt Nam về nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là một đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải toàn bộ chi phí và hạch toán độc lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới là đơn vị dự toán cấp 2 của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà; có con dấu và tài khoản độc lập để giao dịch trong quá trình hoạt động.



PHẦN IV
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

4.1- Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội:

4.1.1- Hiệu quả về kinh tế:

- Việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới sẽ là bước đi đúng đắn trong việc từng bước xã hội hóa nguồn lực tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia, thu hút mọi nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước đến các nguồn lực từ các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế nhằm tạo ra nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi.

- Việc cung cấp các dịch vụ cho các nhà khoa học, chuyên gia, lực lượng sinh viên đến làm việc tại Vườn Quốc gia thông qua các chương trình, dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

4.1.2- Hiệu quả về mặt xã hội:

- Tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp tại địa phương và các vùng kế cận kể cả trong phạm vi tòan quốc.

- Từng bước nâng cao vị thế, tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà về đa dạng sinh học và các giá trị lưu giữ về mặt khoa học trong phạm vi cả nước và quốc tế.



4.2- Hiệu quả về môi trường:

- Góp phần bảo tồn hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên và quản lý bền vững Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về sử dụng bền vững các tài nguyên đa dạng sinh học hiện có.

- Hỗ trợ cho các chương trình hoạt động khác của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên.




PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận.

Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vườn Quốc gia đã được quy định bởi các Quyết định và các văn bản pháp lý khác của Thủ Tướng Chính phủ và của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của quốc gia, nơi chứa đựng nhiều giá trị khoa học có tầm quốc tế, cần được nghiên cứu để phục vụ chung cho sự tiến bộ của nhân loại. Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Rừng Nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là hết sức cần thiết nhằm thu hút các nguồn lực và chất xám từ các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế vào công tác nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia, từng bước tạo ra nguồn tài chính bền vững và nguồn nhân lực đủ tầm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn trong tương lai.

Từ khi thành lập cho đến nay, với sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và sự quan tâm hợp tác từ các tổ chức, trường đại học và các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhiều đề tài, dự án về điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu đã được hợp tác thực hiện tại Vườn Quốc gia. Việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà là bước đi cần thiết trong việc từng bước thực hiện sự cam kết đẩy mạnh quá trình hợp tác với các tổ chức, viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học của Vườn.

Hơn nữa, việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới sẽ đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn hữu hiệu cho các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc tế, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao vị thế của Vườn Quốc gia trên bình diện quốc tế, và từng bước góp phần vào chiến lược quản lý rừng bền vững của Vườn Quốc gia.

5.2. Các kiến nghị.

- Các Sở, Ban, ngành chức năng của Tỉnh góp ý cho phương án thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng Nhiệt đới của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tạo điều kiện cho đơn vị trong quá trình hoàn thiện phương án.



- Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt phương án tạo cơ sở pháp lý cho Trung tâm sớm đi vào hoạt động trong năm 2011./.

GIÁM ĐỐC




















tải về 363.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương