VƯỜn quốc gia bidoup – NÚi bà



tải về 363.49 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích363.49 Kb.
#37432
1   2   3

2.3.1 Đa dạng hệ sinh thái:
a. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm Á nhiệt đới núi trung bình (1700m-2287m): Diện tích 21.252 ha, phân bố từ độ cao 1700m-2287m. Thành phần rừng gồm các loài cây lá rộng thuộc các họ chính sau: Fagaceae, Theaceae, Lauraceae, Ericaceae, Illiciaceae xen lẫn một số loài hạt trần.
b. Kiểu phụ rừng rêu (rừng lùn đỉnh núi): Diện tích 402 ha, nằm dọc theo các giông và đỉnh núi cao, rừng phân bố ở độ cao 2000m trở lên. Thành phần chính của kiểu rừng này là các loài cây lá rộng thuộc các họ: Fagaceae, Eriaceae, Theaceae. Các cây rừng thấp 4-8m, cong queo, mật độ dày, mọc chen chúc với nhau, tạo thành một thảm rừng kín dày.
c. Kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng-lá kim, mưa ẩm Á nhiệt đới núi thấp (1500m-2000m): Diện tích 14.308ha, phân bố từ độ cao 1700m trở lên. Thành phần loài cây tương tự như các loài lá rộng ở kiểu rừng kín thường xanh, nhưng có thêm các loài hạt trần, chiếm một tỉ lệ đáng kể, gồm một số các loài: Pinus Dalatensis, Pinus krempfii, Ketelleria evelyniana, Dacrydium pierrei, Podocarpus imbricatus, Fokenia Hodginsii tạo thành tầng vượt tán.
d. Rừng hỗn giao tre nứa: Diện tích 1.602ha, phân bố ở độ cao 800m-1000m, dọc theo các nhánh sông, suối. Lồ ô là loài cây chủ yếu của loại rừng tre, nứa.
e. Kiểu rừng thưa, cây lá kim, hơi khô Á nhiệt đới núi thấp: diện tích 20.614ha, là những cánh rừng thông (Pinus kesyia) thuần loại, phân bố từ độ cao 1000m-1800m.
2.3.2. Đa dạng loài

2.3.2.1. Hệ thực vật

a. Tính đa dạng hệ thực vật

Kết quả tập hợp được cho thấy Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có 1.561 loài thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi.


Trong đó:

+ Ngành Mộc tặc (Equysetophyta): 01 họ, 01chi, 01 loài;



+ Ngành Thông Đất (Lycopodiophyta): 02 họ, 03 chi, 10 loài;

+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 19 họ, 51 chi, 106 loài

+ Ngành Hạt trần (Pinophyta):, 07 họ,08 chi, 18 loài (bổ sung 04 loài),

+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)



- Lớp Hạt kín 1 lá mầm: 17 họ, 155 chi, 417 loài (loại bỏ 02 loài, bổ sung 20 loài)

- Lớp Hạt kín 2 lá mầm: 145 họ, 463 chi, 1009 loài (loại bỏ 11 loài, bổ sung 45 loài).

b. Các loài Lan

Gồm 258 loài, với 26 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32 và sách đỏ IUCN 2009.



c. Cây làm thuốc

Theo số liệu hiện nay, VQG Bidoup-Núi Bà có 461 loài cây làm thuốc, thuộc 82 chi, gồm:

a. Ngành mộc lan (Magnoliophyta): 449 loài

+ Lớp Mộc Lan (Magnoliopsida): 386 loài

+ Lớp Hành (Liliopsida): 63

b. Ngành Thông Đất (Lycopodiophyta): 01 loài;

c. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 07 loài;

d. Ngành Hạt trần (Pinophyta): 04 loài.



d. Các loài thực vật cần quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn:

Các loài thực vật cần được chú trọng nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia gồm các loài thuộc ngành Thông (Pinophyta), các loài Lan và một số loài khác.


Biểu 1. Các loài thực vật cần quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn

tại VQG Bidoup-Núi Bà


Loài

Sách đỏ Việt Nam 2007

Nghị định 32

Sách đỏ IUCN 2009

Tên khoa học

Tên Việt Nam

PINOPHYTA

NGÀNH THÔNG










Cephalotaxaceae

Họ Đỉnh tùng










Cephalotaxus mannii Hook. f.

Đỉnh tùng

VU A1c,d, B1+2b,c

IIA

VU A1d

Cupressaceae

Họ Hoàng đàn










Calocedrus macrolepis Kurz.

Bách xanh

EN A1a,c,d, B1 +2b,c

IIA

VU B1+2b

Fokenia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas

Pơ mu

EN A1a,c,d

IIA

NT

Pinaceae

Họ Thông










Keteleeria evelyniana Mast

Du sam núi đất

VU A1a,c,d

IIA

LC

Pinus dalatensis Ferro

Thông đà lạt




IIA




Pinus krempfii Lecomte

Thông hai lá dẹt




IIA

VU B1+2c

Podocarpaceae

Họ Kim giao










Podocarpus neriifolius D. Don

Thông tre Nam bộ







LC

Taxaceae

Họ Thông đỏ










Taxus wallichiana Zucc.

Thông đỏ nam

VU A1a,c

IA

DD

MAGNOLIOPHYTA

NGÀNH NGỌC LAN










MAGNOLIOPSIDA

LỚP NGỌC LAN










Fagaceae

Họ Dẻ










Triginobalanus verticillata Forman

Sồi ba cạnh

EN B1+2a,b,e







Orchidaceae

Họ Lan










Acampe bidoupensis (Tixier & Guillaum) Aver

A cam Bi đup

EN B1+2b,c







Paphiopedilum delenatii Guillaum

Hài đỏ

CR A1c,d+2d,B1+2b,c,e

IA




Paphiopedilum villosum (Lindl.) Stein

Kim hài

EN B1+2b,c,e

IA






2.3.2.2 Hệ động vật

a. Lớp thú

Gồm: 10 bộ, 24 họ, 75 loài. Điều nổi lên đối với khu hệ thú VQG Bidoup-Núi Bà, đó là các loài thú lớn móng guốc hiện diện tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Voi (Elephas maximus). Các loài linh trưởng cũng khá phong phú (07loài).


* Các loài thú cần được quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn

Các loài thú cần quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn tại VQG Bidoup-Núi Bà gồm các loài thuộc bộ Linh trưởng, bộ Guốc chẵn và một số loài khác.


Biểu 2: Các loài thú cần quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia


Tên Việt Nam

Tên khoa học

Sách đỏ Việt Nam 2007

Nghị định 32

Sách đỏ IUCN 2009

BỘ LINH TRƯỞNG

PRIMATES










Họ Cu li

Loricidae










Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

VU A1c,d

IB

VU A2cd

Họ khỉ

Cercopithecidae










Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

VU A1c,d B1+2b,c

IIB

VU A3cd+4cd

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

LR nt

IIB

LC

Khỉ vàng

Macaca mulatta

LR nt

IIB

LC

Khỉ đuôi lợn

Macaca nemestrina

VU A1c,d

IIB

VU A2cd

Chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

EN A1a,c,d B2b

IB

EN A2cd

Họ Vượn

Hylobatidae










Vượn má hung

Nomascus gabriellae




IB

EN A2cd

BỘ ĂN THỊT

CARNIVORA










Họ Gấu

Ursidae










Gấu chó

Ursus malayanus

EN A1c,d C1+2a

IB




Gấu ngựa

Ursus thibetanus

EN A1c,d C1+2a

IB

VU A2cd+3d+4d

Họ Mèo

Felidae










Báo lửa

Catopuma temminckii

EN A1c,d C1+2a

IB




Hổ

Panthera tigris




IB

EN A2bcd+4bcd; C1+2a

Báo hoa mai

Panthera pardus

CR A1d C1+2a

IB

NT

BỘ CÓ VÒI

PROBOSCIDE










Họ Voi

Elephantidae










Voi

Elephas maximus

CR A1cB1+2b,c,e+2a

IB

EN A2c

BỘ GUỐC CHẴN

ARTIODACTYLA










Họ Hươu nai

Cervidae










Mang lớn

Megamuntiacus vuquangensis

VU A1c,d C1

IB




Họ Trâu bò

Bovidae










Bò tót

Bos gaurus

EN A1c,dB1+2aC1+2a

IB

VU A2cd+3cd+4cd

Sơn dương

Naemorhedus sumatraensis

EN A1c,dB1+2a,b C2a

IB





b. Lớp Chim

Các loài chim của VQG; gồm: 15 bộ, 43 họ và 220 loài, trong đó 14 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007, 17 loài nằm trong Nghị định 32 của Chính phủ và 213 loài nằm trong sách đỏ IUCN 2009.


VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong Cao nguyên Đà Lạt, là một vùng có 03 vùng chim quan trọng(IBA) là: Bidoup, Langbian, và một phần của vùng chim quan trọng Cổng trời, nên có nhiều loài chim đặc hữu hẹp của Cao nguyên Đà lạt như: Khướu đầu đen (Garrlax milleti), Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầu xám (Garrulax vassali), Bồ câu nâu (Columba punicea), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Mi Langbian (Crocias langbianis).
Ngoài các loài chim đặc hữu hẹp chỉ có ở Cao nguyên Đà lạt đã nêu trên, theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Thủ tướng chính phủ v/v Quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, các loài chim cần quan tâm bảo tồn ở vùng Bidoup-Núi Bà còn có thêm: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Chích choè lửa (Copsychus malabaricus), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) và hai lòai bị đe dọa theo sách đỏ IUCN 2009 là Hồng hòang (Buceros bicornis), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules).
* Các loài chim cần được quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn

Các loài chim cần được quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn gồm các loài thuộc họ Trĩ, Họ Khướu và họ Sẻ.


Biểu 3: Các loài chim cần quan tâm nghiên cứu cho công tác bảo tồn.


Tên khoa học

Tên Việt Nam

Sách đỏ Việt Nam 2007

Nghị định 32/CP

Sách đỏ IUCN (2009)

1. Phasianidae

Họ Trĩ










Lophura diardi

Gà lôi hông tía

VU A1a,c C2a

IB

NT

Polyplectron germaini

Gà tiền mặt đỏ

VU A1a,c C2a

IB

NT

37. Timaliidae

Họ Khướu










Cutia nipalensis

Khướu hông đỏ







LC

Jabouilleia danjoui

Khướu mỏ dài

LR cd




NT

Garrulax milleti

Khướu đầu đen




IIB

LC

Garrulax chinensis

Khướu bạc má







LC

Garrulax vassali

Khướu đầu xám




IIB

LC

Garrulax yersini

Khướu đầu đen má xám

EN B1+2b,c,d,e

IIB

EN

Pomatorhinus schisticeps

Họa mi đất mày trắng







LC

Crocias langbianis

Mi núi bà

EN B1+2a,b,c,d,e




EN

39. Passeridae

Họ Sẻ










Carduelis monguilloti

Sẻ thông họng vàng

LR nt




NT


c. Khu hệ lưỡng cư và bò sát

Theo kết quả cập nhật được, vùng Bidoup-Núi Bà hiện có 76 loài lưỡng cư và bò sát; trong đó, lưỡng cư có 34 loài, 4 họ và 1 bộ; bò sát có 42 loài, 11họ và 2 bộ. Theo Danh lục Ếch, Nhái và Bò sát ở Việt nam, vùng Lạc dương có 6 loài lữơng cư đặc hữu ở việt nam, 01 loài bò sát là đặc hữu ở Việt nam, 02 loài lưỡng cư là các nguồn gen quí hiếm.

Các loài lưỡng cư và bò sát cần được quan tâm nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn gồm các loài đặc hữu, quí hiếm có giá trị khoa học như: Cóc mắt trung gian (Brachylarsophys intermedius), Ếch mụn nam bộ (Limnonectes dabanus), Cóc nước sọc (Occifozyga vittatus), Ếch gai sần (Paa verrucospinosa), Ếch blythii (Limnonectes blythii), Ếch cây cựa (Rhacophorus calcaneus), Nhái cây đế (Philautus gryllus), Nhái cây mí (Chirixalus palpebralis), Thằn lằn giun núi (Dibamus montanus), Cóc mày VN (Leptobrachium pullum), Cóc núi miệng nhỏ (Obhryophryne microstoma), Thằn lằn bay vạch (Draco volanus), Nhông vảy nhỏ (Calotes microleptis), Nhông đuôi dài óc lốp (Bronchocela orlovi).
d. Cá và Côn trùng Thủy sinh

Theo kết quả tổng hợp từ các đợt khảo sát của các đoàn nghiên cứu, danh lục các loài cá hiện nay của VQG Bidoup-Núi bà gồm: 06 họ và 22 loài.

Các kết quả bước đầu về nghiên cứu côn trùng thủy sinh tại Vườn Quốc gia đã ghi nhận 9 bộ, 43 họ, 71 giống côn trùng thủy sinh.

Tuy nhiên, các kết quả trên chỉ là các kết quả của các điều tra sơ bộ. Vì vậy các nghiên cứu khoa học về cá và côn trùng thủy sinh cần được sự hợp tác nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn của các chuyên gia trong nước và quốc tế, để có thể cho ra một bức tranh khá toàn diện về sự hiện diện và các đặc tính sinh thái của các loài thuộc các lớp này tại Vườn Quốc gia.


e. Bướm

Kết quả cập nhật từ các đợt khảo sát của các đoàn nghiên cứu, hiện nay VQG gồm 145 loài bướm thuộc 10 họ.


Loài Bướm phượng đuôi kiếm đốm vàng Teinopalpus aureus có trong phụ lục II của IUCN; ngoài ra, loài này và loài Bướm phượng cánh chim Troides helena có trong danh lục II của CITES (Collins & Morris, 1985). Hai loài bướm này cũng có trong sách đỏ Việt Nam 2007 phần động vật và trong danh lục nhóm II theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006) về quản lý thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đây là nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng và do vậy cần có các nghiên cứu sâu hơn để có thể đề ra các giải pháp bảo tồn hữu hiệu.

Để cập thêm đa dạng về nguồn Gen cho đủ cả 3 cấp độ(đa ddạng hệ sinh thái; Đa dạng về loài và đa dạng về nguồn Gen)


Nêu thêm việc gắn kết với các vườn quốc gia và khu rừng kế cận để hình thành một khu bảo vệ rộng lớn có giá trị cao trong bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

PHẦN III
PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI-VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ


    1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO VIỆC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

  • Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004;

  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

  • Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

  • Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

  • Quyết định 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng chính phủ “V/v: Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên BiDoup-Núi Bà thành Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà”.

  • Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 12/18/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng ”V/v: Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà Tỉnh Lâm Đồng”.

  • Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v: Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà giai đoạn 2006 – 2010”.

  • Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng;

  • Kết luận số …..của UBND tỉnh Lâm Đồng.


3.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU RỪNG NHIỆT ĐỚI-VƯỜN QG BIDOUP-NÚI BÀ.

- Từ khi thành lập đến nay, Vườn Quốc gia đã có mối quan hệ với hơn 10 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; Vườn đã tiếp nhận nhiều dự án quốc tế từ vốn viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức như dự án VCF từ Quỹ Bảo tồn Việt Nam với nguồn tài trợ từ Ngân hàng thế giới (WB), từ Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp (TFF) với nguồn tài trợ từ các nước thuộc cộng đồng châu Âu, từ tổ chức Quỹ bảo tồn thiên nhiên (WWF) với nguồn tài trợ từ quỹ Darwin (Anh), từ tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) với nguồn vốn Viện trợ ODA từ chính phủ Nhật Bản. Dự án tiểu hành lang đa dang sinh học Lâm Đồng do ADB tài trợ; Dự án Winrock….Kết quả thu được từ những dự án này là rất có giá trị trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và xây dựng các mô hình phát triển bền vững đồng thời cũng là nguồn tư liệu nghiên cứu cho các nhà khoa học quan tâm đến các lĩnh vực này.

- Đã có nhiều Tổ chức, trường đại học trong nước và quốc tế tiến hành các hoạt động hợp tác với Vườn Quốc gia trong công tác điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học. Các tổ chức này đều đề xuất với Vườn Quốc gia về các chiến lược hợp tác nghiên cứu khoa học lâu dài và mong muốn đặt một cơ sở nghiên cứu của tổ chức đó tại Vườn Quốc gia.

Trung tâm Nhiệt Đới Việt-Nga;



    • Viện Bảo tàng thực vật Paris;

    • Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển thuộc Viện Sinh học nhiệt đới;

    • Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật;

    • Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

    • Trường Đại học Tenessee, bang Carolina, Hoa Kỳ

    • Trường Đại học Tasmania, bang Tasmania, Australia

    • Tổ chức bảo tồn quốc tế CI;

    • Tổ chức Birdlife International tại Việt Nam;

    • Quỹ bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF);

    • Vườn thực vật Krishtco thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Ucraina;

    • Đài Thiên Văn địa cầu thuộc Trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ.

Ngoài ra, hàng năm còn có rất nhiều đoàn sinh viên từ các trường đại học trong nước như Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đến Vườn Quốc gia thực tập các môn học và làm các khóa luận tốt nghiệp đại học và Cao học.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định 23/2006/NĐ-CP; Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã đảm bảo về mặt pháp lý cho việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu bảo tồn ở Việt Nam.

- Một số dự án viện trợ không hoàn lại của các tổ chức trong và ngoài nước đã và đang viện trợ cho Vườn quốc gia lập nhằm thực hiện các hoạt động điều tra đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học như dự án VCF, TFF, WWF.

- Việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Vườn Quốc gia nhằm tăng cường sự hiểu biết về các đặc tính sinh thái quần thể và các loài quí hiếm là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược bảo tồn hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà một cách bền vững.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà đã được Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh lâm Đồng quy định trong các văn bản thành lập Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho nghiên cứu khoa học tại Vườn còn thấp, năng lực của cán bộ Vườn Quốc gia trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trong khi các vấn đề cần được nghiên cứu để phục vụ cho công tác bảo tồn hiệu quả tại Vườn là rất nhiều. Do vậy, việc mở rộng sự hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia là rất cần thiết. Nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí nghiên cứu cũng như chất xám của các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Vườn khó có thể được hoàn thành.

Vì các lý do trên, việc thành lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về rừng nhiệt đới, thuộc Vườn QG Bidoup-Núi Bà là hết sức cần thiết, nhằm hình thành một tổ chức có thể khai thác và phát huy được các tiềm năng về nghiên cứu khoa học hiện có của Vườn, đưa chương trình nghiên cứu khoa học của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thành một chương trình mũi nhọn, thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác với các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học rừng nhiệt đới, từng bước tạo ra nguồn tài chính bền vững cho việc nghiên cứu khoa học, góp phần hiệu quả trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia.




tải về 363.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương