VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Đặng Ngọc Quỳnh - Hưng Yên



tải về 259.12 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích259.12 Kb.
#20950
1   2   3   4
Đặng Ngọc Quỳnh - Hưng Yên

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin tham gia ý kiến với 4 vấn đề như sau:

Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi, việc ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, khắc phục những bất cập hiện nay đảm bảo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật chung cũng như tiệm cận với thông lệ quốc tế về bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời, việc ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi sẽ góp phần duy trì và nâng cao niềm tin của người gửi tiền. Trong tình hình hiện nay, tín dụng đen có nhiều diễn biến phức tạp, niềm tin của người gửi tiền càng phải được quan tâm. Nếu chúng ta làm tốt chỗ này thì sẽ góp phần tăng sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Luật bảo hiểm tiền gửi góp phần giám sát hoạt động hiệu quả của các tổ chức tham gia nhận gửi tiền, tạo cơ chế xử lý minh bạch và theo nguyên tắc thị trường, đồng thời tạo môi trường hoạt động bình đẳng, khách quan, lành mạnh cho hệ thống ngân hàng, bảo đảm thực hiện tốt chính sách tiền tệ góp phần ổn định phát triển kinh tế, xã hội.

Vấn đề thứ hai, đối tượng áp dụng của luật. Theo tôi, nhất trí với qui định tại dự thảo của luật về chi bảo hiểm tiền gửi chúng ta chỉ áp dụng cho bảo hiểm tiền gửi của cá nhân và không bảo hiểm tiền gửi của tổ chức. Vì mục tiêu lớn nhất của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ và không có điều kiện tham gia sản xuất kinh doanh, không có điều kiện tiếp cận với thông tin tham gia tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.

Còn đối với các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác thì có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng thì hầu hết nguồn vốn này được huy động để nhằm thực hiện mục tiêu nhất định và trong thời hạn rất ngắn.

Vấn đề thứ ba, về mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tôi đề nghị, giữ qui định hiện hành về tổ chức bảo hiểm tiền gửi và theo đó bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là do Thủ tướng Chính phủ thành lập và giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý nhằm đảm bảo vị thế độc lập tương đối của bảo hiểm tiền gửi và tăng lòng tin người gửi tiền. Thực tế bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 1999 nhưng chưa giao cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ để quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi rõ ràng. Do vậy đề nghị, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập và giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động, cũng là phù hợp với qui định về Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vấn đề thứ tư là loại tiền gửi được bảo hiểm, tôi không đồng ý với dự thảo luật và đồng ý ý kiến nên nghiên cứu áp dụng bảo hiểm tiền gửi đối với loại tiền gửi bằng ngoại tệ và các tài sản khác, phù hợp với tình hình thực tế. Vì cho đến nay hệ thống tín dụng vẫn huy động một lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ nhưng không được bảo hiểm tiền gửi. Việc áp dụng bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ không hẳn đã làm tăng tình trạng đôla hóa, theo tôi áp dụng bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ sẽ làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế và đây cũng để đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam lao động ở nước ngoài cũng như người Việt Nam có thu nhập từ thân nhân ở nước ngoài. Cũng đề nghị làm rõ mức phí bảo hiểm và mức được bảo hiểm, có thể mức được bảo hiểm cũng tùy theo tổ chức tín dụng tham gia và mức phí bảo hiểm có thể cũng tùy theo loại tiền tham gia bảo hiểm mà chúng ta có mức khác nhau. Tôi xin có một số ý kiến như vậy, xin hết. Cám ơn Quốc hội.
Nguyễn Mạnh Cường - Quảng Bình

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin phép được đi thẳng vào vấn đề, bên cạnh những ưu điểm của dự án luật như nhiều đại biểu đã phát biểu, cá nhân tôi nhận thấy dự án luật này khác với ý kiến của một số đại biểu, tôi thấy nó không có ý nghĩa nhiều đối với người gửi tiền. Có nhiều quy định của dự thảo có thể dễ gây hiểu nhầm là do tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc ngân hàng nhà nước nên một số quy định của dự thảo thiên về bảo vệ quyền lợi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tôi xin dẫn chứng những lập luận nêu trên của tôi.

Trước hết, đối với người gửi tiền vấn đề người ta quan tâm nhất ở dự án luật này đó là hạn mức trả tiền bảo hiểm. Hạn mức trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 24 của dự án luật gồm 2 khoản. Khoản đầu hoàn toàn là định nghĩa về hạn mức trả tiền bảo hiểm và khoản thứ hai quy định Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm trong từng thời kỳ theo đề nghị của Ngân hàng nhà nước. Như vậy hạn mức trả tiền bảo hiểm hoàn toàn trong luật này chúng ta không nói đến. Vậy người dân thấy rằng luật này có ra thì cũng không quan trọng đối với họ, mà quan trọng là ở quy định của Thủ tướng Chính phủ. Còn hạn mức trả tiền bảo hiểm ở đây là không rõ. Cho nên tôi cũng tán thành việc chúng ta không thể quy định cụ thể hạn mức trả tiền bảo hiểm trong luật này, nhưng trong luật cần phải có những nguyên tắc để xác định được hạn mức trả tiền bảo hiểm để cho người dân khi người ta đọc người ta cảm thấy có sự yên tâm khi người ta gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.

Vấn đề thứ hai, một số quy định của dự án luật có thể gây cho chúng ta hiểu nhầm. Ví dụ, các quy định về nộp phí bảo hiểm. Nộp phí bảo hiểm chúng ta quy định rất cụ thể, nếu nộp chậm thì phải chịu phạt như thế nào, hạn nộp như thế nào, nộp chậm phải chịu phạt như thế nào, bao nhiêu phần trăm. Còn trong khi đó các quy định về trả tiền bảo hiểm thì hoàn toàn chúng ta không có quy định chậm trả thì như thế nào. Hoàn toàn không có quy định liên quan đến vấn đề phạt khi chậm trả như thế nào. Tôi cho rằng đó là vấn đề không bình đẳng giữa việc nộp phí với việc trả tiền bảo hiểm.

Vấn đề nữa, ở đây là chúng ta quy định trong một thời hạn là 10 năm nếu như thông báo mà người được nhận tiền bảo hiểm người ta không đến nhận thì khoản tiền đó thuộc sở hữu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Quy định này chúng tôi nghĩ rằng cũng cần phải cân nhắc để làm sao bảo đảm được quyền sở hữu là một quyền bất khả xâm phạm và được Hiến pháp của chúng ta quy định. Trong Bộ Luật dân sự cũng có một quy định về xác lập quyền sở hữu. Nếu trong thời hạn 10 năm đối với động sản chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai nhưng đó là trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Còn ở đây là trong trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì thời hạn này theo tôi chúng ta cần phải xem lại để làm sao bảo đảm được quyền của chủ sở hữu. Quyền chủ sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán khi tổ chức tín dụng bị phá sản chúng ta quy định ở Khoản 3 Điều 27 là tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tham gia vào thứ tự thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng với thứ tự như người gửi tiền. Quy định này cũng không được rõ ràng. "như người gửi tiền" là như thế nào. Vì nếu tổ chức bảo hiểm tham gia vào thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng khi bị phá sản mà ông ấy đứng trước người gửi tiền thì người gửi tiền chắc chắn là không được nhận đồng nào vì tổ chức đã bị phá sản rồi. Cho nên ở chỗ này tôi thấy phải quy định rất rõ ràng trong vấn đề thứ tự thanh toán khi thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị phá sản.

Một điểm nữa, chúng tôi thấy ở Điều 31 chúng ta quy định về nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi quy định nguồn vốn hoạt động gồm có ba nguồn: nguồn thứ nhất là vốn điều lệ; nguồn thứ hai là quỹ bảo hiểm; nguồn thứ ba là vốn khác theo quy định của pháp luật. Nếu như chỉ có một quy định như thế này thì tôi thấy ý nghĩa của nó không có nhiều. Quy định một điều có ba nguồn vốn như vậy, nhưng không chỉ rõ ra rằng khi phải trả tiền bảo hiểm thì sẽ lấy từ đâu. Có phải là chỉ lấy từ quỹ bảo hiểm hay là lấy từ cả vốn điều lệ hay từ cả vốn khác thì quy định cũng không được rõ luật cũng không quy định vấn đề này. Những vấn đề này liên quan đến vấn đề tổ chức bảo hiểm có đủ khả năng trả cho tất cả những người tham gia gửi tiền hay không. Tôi cho rằng những quy định đó cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng để làm sao bảo đảm được quyền lợi cho người gửi tiền và có như thế thì giá trị của dự án luật này nó mới có giá trị trên thực tiễn. Xin cám ơn Quốc hội.



Phạm Trí Thức - Thanh Hoá

Kính thưa Đoàn Chủ tịch,

Kính thưa Quốc hội,

Để tiết kiệm thời gian, tôi xin phép được góp ý vào 3 nội dung sau đây.

Thứ nhất là về quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Điều 13.

Thứ hai là về loại tiền được bảo hiểm.

Thứ ba là về Chương VI thanh tra, kiểm tra, thanh tra khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi. Tôi xin phép được báo cáo nội dung thứ nhất là về quyền, trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì tôi đề nghị nên cân nhắc bỏ Khoản 2, Điều 13. Bởi vì tại Khoản 2, Điều 13 quy định cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi là nghiên cứu, đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Ở khoản này có 2 nội dung rất quan trọng.

Một là kiến nghị đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là kiến nghị đề xuất về việc thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Thứ nhất là về quyền đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp và Điều 23 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì quyền đề nghị, kiến nghị luật, pháp lệnh thuộc về các cơ quan có quyền trình dự án luật và đại biểu Quốc hội, cụ thể như là Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại biểu Quốc hội.

Thứ hai là về quyền kiến nghị, đề nghị, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật là luật và pháp lệnh, theo quy định tại các Điều 18, 30, 41 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội qua hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì sẽ kiến nghị việc đình chỉ, bãi bỏ và thay thế. Vì vậy tôi xin phép cân nhắc bỏ Khoản 2, Điều 13 và cũng rà soát lại Điều 13 để quy định cho thống nhất với các văn bản pháp luật khác, nó gọn hơn và đúng với nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, không chồng lấn với cơ quan quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước.

Nội dung thứ hai là về Chương VI, thanh tra, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi. Tại Khoản 3, Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định là không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới. Để tiết kiệm thời giờ và tiền bạc của Quốc hội tôi xin kiến nghị không nên quy định ở chương này bởi một lý do, xem xét 6 điều từ Điều 39 đến Điều 44, hầu hết là quy định dẫn chiếu đến Luật ngân hàng nhà nước và pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà không chứa đựng một nội dung gì mới. Mặt khác, nội dung này là một nội dung quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của ngân hàng nhà nước và đã được quy định tại Khoản 3, Điều 9 của dự thảo luật.

Thứ ba, về bảo hiểm tiền đô la và vàng, tôi thấy việc bảo vệ tiền gửi là ngoại tệ và bảo vệ việc gửi vàng của người dân với cách là một tài sản hợp pháp đã được pháp luật về ngân hàng, về dân sự và kể cả Hiến pháp đã quy định và tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của người dân. Hiện nay Ngân hàng nhà nước vẫn cho phép người dân gửi tiền, đôla và vàng. Mục đích của người dân gửi vàng, đôla cũng không phải chủ yếu nhằm hưởng lãi suất mà có lẽ quan trọng hơn là để giữ đồng tiền, giữ tài sản của mình không bị mất giá, đó có lẽ là mục đích quan trọng hơn. Theo quy định và Báo cáo giải trình của Chính phủ và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại tổ nói rằng theo thông lệ quốc tế ở hầu hết các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia cũng đều chỉ bảo hiểm cho đồng nội tệ. Đồng tiền của các nước này là những đồng tiền mạnh như đô la không ai đổi ra tiền của nước ngoài như yên Nhật, tiền bath Thái để gửi ngân hàng. Các đồng như tiền Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đều rất mạnh so với đôla, như vậy không dại gì người ta đổi ra đồng tiền ngoại tệ, tiền nước ngoài để gửi ngân hàng. Hai là họ quản lý ngoại hối rất chặt chẽ, chúng ta cần phải lộ trình. Vì vậy theo quy định tại Điều 5 của Hiến pháp là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tôi cũng đề nghị nên bảo hiểm đối với cả tiền đô la và vàng, là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của công dân để bảo đảm sự bình đẳng giữa những công dân gửi tiền đồng Việt Nam và những công dân gửi vàng và ngoại tệ vào ngân hàng. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.



Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội,

Hôm nay phát biểu ở Hội trường đã có 17 đại biểu đăng ký và tất cả 17 đại biểu đã phát biểu, cùng với việc theo dõi đại biểu phát biểu ở tổ chúng tôi thấy đa số ý kiến phát biểu bày tỏ sự tán thành với dự luật nhưng cũng không ít ý kiến còn khác nhau, chưa đồng ý, tập trung vào các vấn đề như Đoàn thư ký đã gửi tới các đại biểu, đó là đối tượng áp dụng là cá nhân hay tổ chức, giữ nguyên như đối tượng của bảo hiểm tiền gửi hiện nay, mở rộng hay thu hẹp. Các đại biểu yêu cầu cần phải có giải trình vì sao dự luật thu hẹp đối tượng áp dụng so với hiện nay.

Vấn đề thứ hai còn ý kiến khác nhau đó là quản lý nhà nước, để như hiện nay tức là do Thủ tướng quyết định thành lập, ngân hàng nhà nước quản lý hay là là một tổ chức trong ngân hàng nhà nước hay là một doanh nghiệp đặc biệt hoặc là một tổ chức đơn vị cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận và độc lập với ngân hàng nhà nước.

Vấn đề thứ ba còn khác nhau là mô hình hoạt động và chức năng giám sát nhưng có một điều rất giống nhau mà các đại biểu mong muốn đó là mô hình như thế nào đều phải hướng tới giảm thiểu rủi ro. Đề nghị cần làm rõ mô hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi, loại tiền gửi được bảo hiểm là tiền đồng Việt Nam hay ngoại tệ khác, vàng cũng còn một bộ phận thống nhất như dự luật là chỉ có tiền Việt Nam nhưng cũng không ít ý kiến đề nghị mở rộng cả ngoại tệ và vàng. Vấn đề khác nhau là phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, nói chung các đại biểu đề nghị trong dự luật phải quy định rõ về nguyên tắc với tiêu chí nguyên tắc để bảo đảm tính công bằng, minh bạch, rõ ràng.

Về phí nên quy định theo mức độ rủi ro khác nhau.

Về mức trả tiền, nên giao cho Chính phủ quy định nhưng cần nâng cao, quy định trong luật là thấp, cần nâng cao thêm.

Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị làm rõ thêm quyền, nghĩa vụ của 3 chủ thể quy định trong luật, ngoài ra một số ý kiến cũng góp ý cụ thể vào các điều khoản của Dự luật về nội dung và kỹ thuật để bảo đảm tình thống nhất, giải thích từ ngữ rõ ràng.



Kính thưa Quốc hội! Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và sẽ tiếp tục báo cáo trình ra Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp khác. Xin cảm ơn Quốc hội.

(Quốc hội nghỉ)


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 259.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương