VIỆn nghiên cứu quản lý biển và HẢI ĐẢo báo cáo tóm tắT ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 0.53 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích0.53 Mb.
#32618
1   2   3

Chỉ số ĐDSH tại KKT Dung Quất có H’ = 2,08

Chỉ số Hmax = 6,436150368

Chỉ số (đồng đều) E = 0.32

Căn cứ vào các kết quả tính toán và kết hợp với khảo sát thực địa, chúng tôi đã xây dựng được bản đồ phân bố các hệ sinh thái tại KKT Dung Quất tại hình 2.1.



2.1.1.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học KKT Dung Quất

KKT Dung Quất và vùng biển mở rộng Lý Sơn hiện nay có khu biển đảo Lý Sơn đã được dự kiến xây dựng khu bảo tồn đến năm 2020, hiện nay các công tác chuẩn bị cũng đã hoàn tất các công việc chính như các nghiên cứu cơ sở, hình thành vùng đệm, dự kiến thành lập ban quản lý KBT theo phương pháp bảo tồn tại chỗ. Tuy nhiên, do chưa có quyết định thành lập nên chưa thể tiến hành đưa vào quy hoạch quản lý, sử dụng và khai thác. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác hải sản của người dân vẫn diễn ra, hoạt động khai thác san hô, khai thác rong biển quá mức vẫn còn xảy ra trên vùng biển này. Việc bảo tồn ĐDSH ở đây chưa được thực hiện đầy đủ và quản lý đúng mức nên gây suy giảm ĐDSH đáng kể. Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại đây chưa được đánh giá đúng mức.



Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái KKT Dung Quất



2.1.2. Đặc điểm quần xã thực vật phù du

2.1.2.1. Thành phần loài và đặc trưng khu hệ của TVPD ở KKT Dung Quất

Kết quả phân tích các mẫu TVPD thu thập ở vùng biển KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) qua 2 lần khảo sát đã xác định được tổng cộng 172 loài thuộc 42 họ với 63 chi trong đó có 107 loài tảo silic (chiếm 62,2%); 58 loài tảo giáp (chiếm 33,7%) và 07 loài tảo lam (chiếm 4,1%). Nhìn chung, thành phần TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số lượng loài có sự sai khác khá lớn.

Về đặc trưng phân bố của khu hệ của TVPD ở vùng nghiên cứu: khu hệ TVPD của vùng biển này được hình thành bởi các nhóm loài: Nhóm loài ven bờ, biển ấm; Nhóm loài biển khơi tính ấm; Nhóm loài phân bố rộng toàn cầu.

2.1.2.2. Phân bố TVPD ở vùng nghiên cứu

a. Phân bố thành phần loài và tính đa dạng TVPD

Phân bố số lượng loài TVPD tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 2/2012 khá đồng đều, dao động trong khoảng từ 22 đến 30 loài; trừ mặt cắt số 1 có số loài thấp nhất (22 loài); tại vị trí của mặt cắt MC3 và MC5 có số loài cao nhất với 30 loài, các mặt cắt còn lại có số loài dao động khá đồng đều từ 24 đến 28 loài. Phân bố số loài tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 09/2012 thấp nhất tại vị trí MC3 (14 loài) và cao nhất tại vị trí MC8 (26 loài), các mặt cắt còn lại dao động đồng đều từ 16 đến 21 loài. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.2 sau.



Hình 2.2. Phân bố số loài TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất theo các mặt cắt



b. Biến động số lượng loài TVPD

Số lượng loài TVPD trong khu vực biển KKT Dung Quất có sự biến động theo thời gian nghiên cứu: đạt cao nhất vào tháng 09/2012 với 123 loài và thấp nhất là vào tháng 02/2012 với số lượng là 84 loài. Số lượng và thành phần loài thực vật phù du thay đổi theo vị trí, theo thời gian là do sự biến động của các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, dinh dưỡng, mức độ tiêu thụ của động vật phù du và hải sản nuôi.



2.1.2.3. Các loài vi tảo độc hại tiềm tàng ở KKT Dung Quất

Hầu hết các loài tảo ĐHTT có mật độ tế bào thấp nên chưa gây ảnh hưởng xấu tới sinh thái môi trường của khu vực nghiên cứu.



2.1.3. Đặc điểm quần xã ĐVPD tại KKT Dung Quất

2.1.3.1. Thành phần loài ĐVPD tại KKT Dung Quất

Kết quả khảo sát tại vùng biển Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012, chúng tôi đã phát hiện được 53 loài ĐVPD thuộc 7 ngành trong đó các ngành Giun đốt (Annelida); Thích ti (Cnidaria); Da gai (Echinodermata) có 1 loài chiếm 1,9%; các ngành Hàm tơ (Chaetognatha) và Dây sống (Chordata) có 2 loài chiếm 3,8% và ngành Thân mềm (Mollusca) có 3 loài chiếm 5,7% và ngành Chân khớp (Arthropoda) có 43 loài chiếm tỷ lệ 81,1%. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.3 sau:



Hình 2.3. Tương quan tỷ lệ các loài ĐVPD tại KKT Dung Quất

Đặc trưng khu hệ gồm các nhóm sinh thái: Nhóm loài ven bờ nhiệt đới; Nhóm loài biển khơi thích nghi rộng; Nhóm loài phân bố rộng.

2.1.3.2. Mật độ cá thể ĐVPD tại KKT Dung Quất

Mật độ cá thể ĐVPD tương ứng với số lượng loài thể hiện trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số IV có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất, tại vị trí số VI có số lượng loài thấp nhất và mật độ cá thể cũng tương đối thấp (100 cá thể/m3). Mật độ cá thể thấp nhất tại vị trí mặt cắt số II (chỉ có 90 cá thể/m3). Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.4 sau.



Hình 2.4. Tương quan giữa số lượng và mật độ cá thể ĐVPD trên từng mặt cắt



2.1.4. Đặc điểm nguồn giống tại KKT Dung Quất

2.1.4.1. Thành phần loài

Kết quả khảo sát vùng biển KKT Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 9/2012 đã phát hiện 15 loài trứng cá và cá bột. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được 17 loài giáp xác (tôm, cua).



2.3.4.2. Mật độ và phân bố

Nguồn giống cá con được thể hiện qua số lượng loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số II có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất (11 loài với mật độ 490 cá thể/m3) và thấp nhất là tại vị trí mặt cắt số VIII (01 loài với mật độ 10 cá thể/m3) Tương quan tỷ lệ giữa số lượng nguồn giống cá - cá con và mật độ trên từng mặt cắt khảo sát được thể hiện qua biểu đồ hình 2.5 sau.



Hình 2.5. Tương quan giữa số loài cá giống và mật độ cá thể

Nguồn giống giáp xác lớn (tôm, cua) được thể hiện thông qua số lượng loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt như biểu đồ hình 2.6 sau.

Hình 2.6. Tương quan giữa số lượng nguồn giống tôm cua và mật độ cá thể



2.1.5. Đặc điểm quần xã động vật đáy tại KKT Dung Quất

2.1.5.1. Đặc điểm ngành giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất

a. Thành phần và cấu trúc loài Giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất

Kết quả trong 02 đợt khảo sát về sinh vật vùng biển KKT Dung Quất đã thống kê được 7 bộ, 14 họ, 28 loài giun nhiều tơ trong đó nhiều nhất là bộ Phyllodocida có số lượng là 12 loài chiếm tỷ lệ 42,86%; tiếp đến là bộ Eunicida với 9 loài chiếm tỷ lệ 32,14%; các bộ Terebellida và bộ Scolecida đều có 02 loài chiếm tỷ lệ là 7,14%; các bộ có số loài ít nhất là 01 loài chiếm tỷ lệ 3,57% là các bộ Amphinomida; Capitellida và Sabellida. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.7 sau:

Hình 2.7. Tương quan tỷ lệ giữa các loài giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất



b. Mật độ và sinh khối giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất

Mật độ cá thể loài cao nhất là là các loài Eunice tentaculata với mật độ là 5 con/m2; loài Jasmineira caudate với mật độ là 4 con/m2; loài Polyophthalmus pictus với mật độ là 4 con/m2; các loài khác có mật độ cá thể trung bình là 2 con/m2, 3 con/m2 với tần xuất xuất hiện khá nhiều; ít nhất là loài Lysidice collaris với mật độ 01 con/m2; loài Pherusa laevis với mật độ là 01 con/m2. Về sinh khối, có sinh khối cao nhất là loài Lysidice collaris với sinh khối là 1134,5(mg); tiếp đến là loài Eunice pennata và loài Eunice tentaculata có sinh khối tương ứng là 648,7(mg) và 648,1(mg). Thấp nhất là các loài Nephtys hombergi có sinh khối là 52,1(mg); loài Tachytrypane sp có sinh khối là 34,4(mg) và loài Arabella sp có sinh khối là 31,7(mg) và chúng cũng là loài có mật độ xuất hiện với tần suất trung bình trong nhóm loài.



c. Sự phân bố

Dựa vào kết quả khảo sát thấy được sự phân bố số loài giun nhiều tơ theo từng vị trí mặt cắt: phân bố tương đối đồng đều các loài theo các mặt cắt. Trong đợt 1 (tháng 02/2012) tại khu vực mặt cắt 6 là có mật độ cao nhất và thấp nhất là tại mặt cắt 8. Trong đợt 2 (tháng 09/2012) mật độ cao nhất tại vị trí mặt cắt số 4 và thấp nhất là vị trí số 2. Về biến động số lượng lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8 trong 2 đợt có sự biến động tới 13 cá thể. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.8 sau:



Hình 2.8. Tương quan giữa mật độ và vị trí mặt cắt giun nhiều tơ



2.1.5.2. Đặc điểm ngành thân mềm tại KKT Dung Quất

a. Thành phần loài thân mềm tại KKT Dung Quất

Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành thân mềm tại KKT Dung Quất có 3 lớp, 17 bộ, 23 họ, 36 chi và 48 loài, trong đó, lớp Bivalvia (Hai mảnh vỏ) có 27 loài chiếm 56%; lớp Gastropoda (Chân bụng) có 20 loài chiếm 42%; lớp Polyplacophora (Đa vỏ) có 01 loài chiếm 2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.9 sau.



Hình 2.9. Tương quan giữa các lớp thân mềm tại KKT Dung Quất



b. Mật độ và sinh khối các loài thân mềm tại KKT Dung Quất

Mật độ của các loài Jouannetia cumingi (Sowerby); Barbatia virescens Reeve Lithiphaga malaccana (Reeve) là cao nhất với tần suất xuất hiện tương ứng là 4 con/m2 nền đáy; 3 con/m2 nền đáy và 3 con/m2 nền đáy. Các loài khác với tần xuất trung bình và khá nhiều loài chỉ xuất hiện 1 lần với mật độ 01con/m2 nền đáy. Về sinh khối thì ta thấy loài Barbatia fusca Bruguiere là cao nhất với sinh khối 10,12(g) tiếp theo là các loài Barbatia virescens Reeve; Jouannetia cumingi (Sowerby) Turbo argyrostoma Linne có sinh khối rất cao, tương ứng là 9,36(g); 7,43(g) và 8,65(g) và chúng cũng là những loài có mật độ cao nhất. Một số loài có mật độ thấp cũng như sinh khối quá nhỏ không thể định lượng được nên chúng tôi chỉ xác định được về thành phần định tính là các loài như Morula fusca (Kiister); Pteria martensi (Dunker)Tonna sp.



c. Các loài quý hiếm

Tại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được 01 loài thân mềm được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ là loài Ốc sứ mắt trĩ - Cypraea argus Linnaeus, 1758



2.1.5.3. Đặc điểm ngành Da gai

a. Thành phần loài da gai tại KKT Dung Quất

Kết quả qua 02 đợt khảo sát vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 5 lớp, 7 bộ, 21 họ, 29 chi và 37 loài trong đó lớp Asteroidea (Sao biển) có 4 loài chiếm tỷ lệ 10,8%; lớp Crinoidea(Huệ biển) và lớp Echinoidea (Cầu gai) đều có 6 loài chiếm tỷ lệ 16,2%; lớp Holothuroidea (Hải sâm) có 5 loài chiếm tỷ lệ 13,5% và cuối cùng là lớp Ophiuroidea (Đuôi rắn) có số lượng loài lớn nhất với 16 loài chiếm tỷ lệ 43,2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.10 sau.



Hình 2.10. Tỷ lệ tương quan giữa các loài da gai tại KKT Dung Quất



b. Mật độ và sinh khối các loài da gai tại KKT Dung Quất

Mật độ các loài Zygometra comata (Clark, 1911); Ophionereis variegata Duncan cao nhất với 4 con/m2; tiếp đến là các loài Placophiothrix plana (Lyman); Brandtothuria impatiens (Fors.); Comantheria briareus (Bell )… có mật độ 3 con/m2, tiếp đến là các loài có mật độ trung bình là 2 con/m2 và thấp nhất là các loài Macrophiothrix capillarus Lyman; Diadema savignyi; Basilometra boschmai Clark... với mật độ 01 con/m2. Về sinh khối, trọng lượng trung bình của nhóm sao biển và hải sâm là cao nhất, các nhóm còn lại có sinh khối trung bình và nhỏ. Các loài có sinh khối cao như là loài Holothuria scabra Jager có sinh khối là 711,6(g); loài Culcita novaeguineae Muller & Trosch có sinh khối là 310,8(g) và loài Goniodiscus pleyedella (Lam.) có sinh khối 156,1(g). Các loài có sinh khối nhỏ nhất như loài Ophiodera neglecta Kochler có sinh khối 0,04(g); loài Ophiolepis superba H.L.Clark có sinh khối là 0,16(g) và loài Ophiarachnella gorgonia (Muller et Troschel) có sinh khối 0,2(g).



c. Biến động số lượng các loài da gai

Vào tháng 2/2012 Khu vực mặt cắt khảo sát số 1,4,5 và số 6 có có số lượng con lớn nhất và mặt cắt số 8 là thấp nhất. Vào tháng 9/2012, cao nhất là tại các mặt cắt số 8 và số 5 và thấp nhất tại vị trí số 2. Biến động số lượng có dao động lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8, vào thời điểm tháng 02/2012 thì vị trí này có mật độ thấp nhất là 6 con, nhưng đến thời điểm tháng 9/2012 thì tại vị trí này có mật độ cao nhất là 19. Sự dao động đột biến này có thể nói là theo tính chất mùa vụ.



d. Các loài có giá trị kinh tế và các loài quý hiếm

Tại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được một số loài Hải sâm có ý nghĩa kinh tế và y học thuộc hai giống là giống Holothuria và giống Actinopyga.



2.1.5.4. Đặc điểm quần xã giáp xác

a. Thành phần loài giáp xác tại vùng biển Dung Quất

Kết quả qua 02 đợt khảo sát tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 18 loài giáp xác thuộc 15 họ, 02 bộ trong đó bộ Decapoda (Bộ 10 chân) có 17 loài chiếm 94,4% và bộ Stomatopoda (Bộ chân miệng) chỉ có 1 loài chiếm tỷ lệ 5,6%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.11 sau.



Hình 2.11. Tỷ lệ tương quan các loài giáp xác tại KKT Dung Quất



b. Mật độ, sinh khối ngành giáp xác tại KKT Dung Quất

Các loài có mật độ cao nhất là Alpheus sp có 8 con/m2; Lophopanopeus bellus có 7 con/m2 và tiếp đến là Ozius guttatus có 6 con/m2; các loài trung bình có mật độ từ 2 đến 3 con/m2 và thấp nhất là chỉ có 01 con/m2 như các loài Eriphia sebana; Hypothalassia armataVaruna litterata. Về sinh khối loài có sinh khối cao nhất là Zosimus aeneus với sinh khối 1415,5(mg); tiếp đến là loài Lophopanopeus bellus có sinh khối là 1287,3(mg) và thấp nhất là các loài Hypothalassia armata có sinh khối là 74,7(mg) và Menaethius monoceros có sinh khối là 37,6(mg) và chúng cũng là những loài có mật độ thấp nhất.



2.1.6. Đặc điểm quần xã rong biển KKT Dung Quất

2.1.6.1. Thành phần loài rong biển

Kết quả phân tích đã xác định được 4 ngành với 110 loài trong đó: Ngành rong Đỏ(Rhodophyta) có 54 loài (chiếm 49,09%); Ngành rong Lục(Chlorophyta) có 27 loài (chiếm 24,54%); Ngành rong Nâu(Phaeophyta) có 18 loài (chiếm 16,37%); Ngành rong Lam(Cyanophyta) có 11 loài (chiếm 10,00%). Trong số các loài rong phát hiện tại Khu kinh tế Dung Quất có 01 loài mới xuất hiện tại khu hệ rong biển Việt Nam là loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman. Kết quả thể hiện qua hình 2.12 sau.



Hình 2.12. Tỷ lệ tương quan các loài rong biển tại KKT Dung Quất



2.1.6.2. Phân bố

a. Phân bố rộng

Qua kết quả khảo sát, ta thấy rằng số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động khá lớn trong khoảng 5 loài/mặt cắt (mặt cắt I) đến 61 loài (mặt cắt VII) và trung bình là 33 loài/mặt cắt.



b. Phân bố sâu

Từ kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng có tới 103 loài phân bố ở vùng triều và 82 loài phân bố ở vùng dưới triều.



2.1.6.3. Sinh khối, các loài rong biển quý hiếm tại KKT Dung Quất

a) Về sinh khối: Kết quả nghiên cứu cho thấy loài có sinh lượng cao nhất là loài Saraassum polycystum. C.Ag có sinh lượng là 618 g/m2 và tiếp đến là loài Spathoglossum vietnamense Phamh có sinh lượng 438g/m2; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata Lamouroux chỉ có sinh lượng là 5g/m2. Còn lại một số loài do sinh lượng quá thấp nên chúng tôi chỉ xác định được thành phần định tính loài.

b) Các loài quý hiếm: Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định được 02 loài rong quý hiếm là rong đông sao (Hypnea cornuta); rong kỳ lân (Kappaphycus cottonii)

2.1.7. Đặc điểm quần xã san hô tại KKT Dung Quất

2.1.7.1. Thành phần loài san hô tại KKT Dung Quất

Qua hai đợt khảo sát vào tháng 02 năm 2012 và tháng 9 năm 2012 tại KKT Dung Quất đã xác định được có 02 bộ, 10 họ, 23 chi và 49 loài trong đó bộ Helioporacae (San hô xanh) có 01 họ là họ Heliopora có số lượng 01 loài chiếm tỷ lệ 2% và bộ Scleractinia (San hô cứng) có 9 họ chiếm tỷ lệ 98%; nhiều nhất là các Họ Acroporidae và Họ Faviidae có số lượng 17 loài chiếm tỷ lệ 34,7%; tiếp đến là họ Poritidae có số lượng 5 loài chiếm tỷ lệ 10,2%; các họ Agariciidae, Mussidae và họ Siderastreidae có số lượng là 02 loài chiếm tỷ lệ 4,1%; còn lại các họ Merulinidae, Oculinidae và họ Pocillloporidae có số lượng ít nhất là 01 loài chiếm tỷ lệ 2%. Kết quả thể hiện trong biểu đồ hình 2.13 sau:



Hình 2.13. Tương quan tỷ lệ giữa các loài san hô tại KKT Dung Quất



2.1.7.2. Độ phủ của san hô tại KKT Dung Quất

Qua kết quả khảo sát vào 2 đợt tháng 02/2012 và tháng 9/2012 cho hấy hầu hết không có san hô thuộc loại độ phủ cao tại KKT Dung Quất - Quảng Ngãi. Các loài có độ phủ tốt nhất và cấu trúc đa dạng nhất như các loài Acropora gemnifera; Montipora foliosa, Galaxea fascicularis cũng chỉ nằm trong khoảng có độ che phủ thấp là từ 25% - 50%. Tiếp theo là các loài có độ phủ thấp hơn và ít nhất là các loài Pocillopora damicornis, Goniastrea australiensis Favia veroni có độ phủ ở mức độ sống nghèo từ 0 - 25%. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát định tính có rất nhiều RSH bị khai thác nham nhở nằm bên bờ hủy diệt, hoặc các rạn bị phá hủy do các hoạt động nhân sinh.



2.1.7.3. Phân bố, đặc điểm hình thái RSH trong vùng biển KKT Dung Quất

Các RSH ở đây có diện tích phân bố rộng, đa dạng về thành phần loài, đa dạng nguồn lợi sinh vật trên rạn... vì vậy cần đề xuất những biện pháp bảo tồn nhằm giảm tối đa những tác động xấu và mức độ ảnh hưởng do việc phát triển của KKT Dung Quất. Mặc dù, một vấn đề bức xúc đang được đặt ra đó là hiện tượng suy thoái RSH đã có biểu hiện khá rõ do nhiều nguyên nhân: do hoạt động nhân sinh, tai biến thiên nhiên và do ô nhiễm môi trường.

Xét theo quan điểm hình thái, các RSH khu vực vùng biển KKT Dung Quất - Quảng Ngãi đều thuộc kiểu rạn viền bờ (island fringing reef). Với 5 đới cấu trúc: đới khe rãnh ven bờ (lagoon ven bờ), đới mặt bằng, đới mào rạn, đới sườn dốc và đới mặt bằng chân rạn. Do đặc điểm là rạn hở chịu tác động mạnh của sóng và dòng chảy để lộ ra các tảng đá gốc lớn, địa hình đáy gồ ghề nên rạn thường hẹp và không phân đới rõ ràng (khó phân biệt giữa các đới).

2.1.7.4. Đặc điểm nguồn lợi và các loài quý hiếm

Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi tìm được 4 loài san hô là loại quý hiếm cần được bảo vệ gồm: san hô lỗ đỉnh nô-bi (Acropora nobilis); san hô cành đa-mi (Pocilloporia damicornis); san hô khối đầu thùy (Porites lotaba) và san hô xanh (Helioporacea sp) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo tồn và phát triển ĐDSH.



2.1.8. Đặc điểm quần xã cá biển tại KKT Dung Quất

2.1.8.1. Thành phần loài cá biển tại KKT Dung Quất

Kết quả của 2 đợt khảo sát tháng 02/2012 và tháng 9/2012 đã phát hiện được tổng số 74 loài cá thuộc 37 họ. Các họ có số loài lớn chiếm ưu thế là họ cá Bàng chài Labridae có 9 loài chiếm 12,2% tổng số loài đã được phát hiện, họ cá Thia Pomacentridae có 7 loài (9,5%), họ cá Bướm Chaetodontidae có 6 loài (8,1%), họ cá Sơn Apogonidae, Họ Cá Mối Synodontidae, Họ cá Mó Scaridae, Họ cá Phèn Mullidae, Họ cá Mao quỷ Synanceiidae, Họ cá Lú Pinguipedidae mỗi họ có 3 loài (mỗi họ chiếm 4,1%). Phần lớn các họ còn lại có số lượng loài từ 1 -2 loài. Kết quả thể hiện trong biểu đồ hình 2.14 sau.



Hình 2.14. Các họ có số lượng loài cao trong khu hệ cá KKT Dung Quất



2.1.8.2. Biến động trong cấu trúc quần xã cá biển KKT Dung Quất

Về phân bố số lượng loài cá tại các mặt cắt khảo sát trên bảng 2.31 đã thể hiện sự phân bố đồng đều giữa các mặt cắt khảo sát. Đợt khảo sát tháng 2/2012, mặt cắt MC 6 có số loài cao nhất 9 loài; tiếp đó là các mặt cắt MC 4, MC 5, MC 7, MC 8 (8 loài). Trong đợt khảo sát tháng 09/2012, Các mặt cắt có số loài tương đương nhau (8 loài). Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.15 sau.



Hình 2.15. Tương quan giữa nhóm cá biển theo các mặt cắt khảo sát



2.1.8.3. Đặc điểm phân bố, nguồn lợi và các loài quý hiếm

a. Đặc điểm phân bố,

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về khu hệ cá biển KKT Dung Quất thấy rằng nhóm loài có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu tập trung vào các loài có kích cỡ lớn, giá trị thương phẩm cao thuộc các họ cá Mú (Serranidae), cá Kẽm (Haemulidae), cá Hồng (Lutjanidae). Các nhóm loài này cũng là đối tượng đánh bắt chủ yếu của dân địa phương sống trong vùng mang lại lợi tức đáng kể cho nghề câu, lưới bén và lặn có khí tài.

Các nhóm loài có khả năng khai thác làm cảnh hoặc phục vụ cho nhu cầu du lịch, lặn sinh thái ngầm là những loài có màu sắc sặc sỡ bơi lội uyển chuyển trong các sinh cảnh rạn, có sức lôi cuốn người xem ở điều kiện tự nhiên cũng như nuôi trong bể kính nhân tạo.

b) Đặc điểm nguồn lợi và các loài quý hiếm

Theo Viện nghiên cứu Hải sản, tổng trữ lượng nguồn lợi cá biển Việt Nam ước tính khoảng 2,77 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,2 triệu tấn, trong đó cao nhất là vùng biển Nam Trung Bộ, chiếm 44,4%; các gò nổi ngoài khơi chiếm 0,4%. Thời gian qua, do việc khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo vệ và thậm chí hủy diệt (đánh mìn) của ngư dân đã làm cho nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, một số loài có nguy cơ diệt vong.

Trong 02 đợt khảo sát này chúng tôi xác định được có 01 loài cá được xếp vào danh mục các loài quý hiếm cần bảo vệ là loài cá Bàng chài đầu đen - Thalassoma lunare.

2.2. Hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường tại KKT Dung Quất



2.2.1. Hiện trạng môi trường

Kết quả khảo sát chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung Quất qua 02 đợt khảo sát được thể hiện tại bảng 2.2 sau.



Bảng 2.2. Biểu phân tích chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung Quất

Trạm

thu mẫu

Tầng

thu mẫu

TSS

(mg/l)

N-NH4+

(µg/l)

Clorua

(g/l)

Dầu

(mg/l)

BOD5

(mg/l)

I- 1

M

29,3

17,8

9,96

0,11

1,20

Đ

31,8

13,9

10,22

0,02

0,96

I- 2

M

46,3

15,7

14,39

0,08

1,24

Đ

47,9

14,0

14,68

0,04

0,87

II

M

44,9

12,9

17,71

0,06

1,01

Đ

46,2

10,8

17,79

0,02

0,92

III

M

37,2

10,6

17,71

0,05

0,93

Đ

39,2

8,7

17,81

-

0,76

IV

M

36,1

9,2

17,79

0,02

0,89

Đ

37,5

10,8

17,90

-

0,81

V

M

28,3

15,4

18,27

0,06

0,85

Đ

29,7

9,3

18,41

0,02

0,76

VI

M

26,9

10,2

18,37

0,01

0,79

Đ

28,2

11,5

18,45

-

0,68

VII

M

27,0

9,6

18,29

0,02

0,81

Đ

28,6

10,8

18,42

-

0,65

VIII-1

M

25,9

8,6

18,27

0,03

0,78

Đ

26,1

9,8

18,51

-

0,72

VIII-2

M

25,2

8,2

18,28

0,02

0,75

Đ

25,7

9,5

18,50

-

0,63


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương