VIỆn nghiên cứu quản lý biển và HẢI ĐẢo báo cáo tóm tắT ĐỀ TÀi khoa họC



tải về 0.53 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích0.53 Mb.
#32618
1   2   3

Căn cứ vào bảng 2.2 có thể thấy các thông số của nước như là dầu, clorua, Amoni, BOD và chất rắn lơ lửng vẫn còn ở trong giới hạn chỉ tiêu cho phép. Phân tích các đơn vị coliform trong nước biển ven bờ được thể hiện qua bảng 2.3 sau.

Bảng 2.3. Biểu phân tích coliform trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất



STT

Ký hiệu mẫu

CFU/100ml

STT

Ký hiệu mẫu

CFU/100ml

1

I-1 M

60

11

V M

50

2

I-1 Đ

30

12

V Đ

10

3

I-2 M

80

13

VI M

30

4

I-2 Đ

50

14

VI Đ

10

5

II M

410

15

VII M

20

6

II Đ

300

16

VII Đ

20

7

III M

120

17

VIII-1 M

30

8

III Đ

90

18

VIII-1 Đ

20

9

IV M

20

19

VIII-2 M

20

10

IV Đ

20

20

VIII-2 Đ

10

Sự có mặt của coliform trong nước được xem là một chỉ số về sự tinh khiết của nước. Tại vị trí số II có sự dao động về số lượng khá lớn (nước mặt là 410 CFU/100ml và nước đáy là 300 CFU/100ml), tuy nhiên sự dao động này thay đổi theo mùa. Các thông số này vẫn có thể chấp nhận được và nằm trong giới hạn cho phép.

Các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước ven bờ được thể hiện trong bảng 2.4 sau.



Bảng 2.4. Kết quả phân tích KLN trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất

STT

KH mẫu

Cd (mg/l)

Pb(mg/l)

Fe(mg/l)

1

I1-M

0,45

18,21

0,051

2

I1-Đ

0,44

19,2

0,058

3

I2-M

0,44

11,26

0,038

4

I2-Đ

0,34

13,23

0,042

5

II-M

0,23

9,78

0,028

6

II-Đ

0,21

10,54

0,031

7

III-M

0,32

12,34

0,025

8

III-Đ

0,31

13

0,027

9

IV-M

0,25

21

0,031

10

IV-Đ

0,36

22,76

0,035

11

V-M

0,23

7,67

0,025

12

V-Đ

0,25

9,23

0,027

13

VI-M

0,23

12,34

0,026

14

VI-Đ

0,26

13,45

0,027

15

VII-M

0,21

15,67

0,023

16

VII-Đ

0,22

17,65

0,025

17

VIII1-M

0,24

6,67

0,019

18

VIII1-Đ

0,25

8,98

0,022

19

VIII2-M

0,17

9,45

0,015

20

VIII2-Đ

0,19

12,34

0,018

Căn cứ vào bảng 2.4 có thể thấy các thông số đo được đều còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT. Các chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật có chứa clo trong nước biển ven bờ được thể hiện trong bảng 2.5 sau.

Bảng 2.5. Kết quả phân tích HCBVTV chứa Cl trong nước ven bờ KKT Dung Quất



TT

Kí hiệu mẫu

Hàm lượng (µg/l)

Lindan

Aldrin

Endrin

4, 4’ DDE

Dieldrin

4, 4’ DDD

4, 4’ DDT

Tổng

1

I-1-M

2,58

1,18

1,8

2,87

-

-

2,04

10,47

2

I-1-Đ

2,45

1,25

-

2,68

-

-

1,98

8,36

3

I-2-M

2,88

1,22

2,07

3,12

-

2,74

1,82

13,85

4

I-2-Đ

2,65

1,2

2,65

2,89

-

1,98

-

11,37

5

II - M

2,6

1,18

2,03

2,82

-

2,73

-

11,36

6

II - Đ

2,46

1,32

3,03

1,65

-

2,68




11,14

7

III - M

2,54

1,15

1,86

2,76

-

2,48

-

10,79

8

III - Đ

2,31

1,25

1,36

2,06

-

2,65

-

9,63

9

IV - M

2,65

1,36

2,65

3,15

-

2,28

-

12,09

10

IV - Đ

2,45

1,32

2,32

2,96

-

1,98

-

11,03

11

V - M

2,76

1,23

2,01

2,91

-

2,76

2,5

14,17

12

V - Đ

2,65

1,35

1,56

3,12

-

2,65

1,8

13,13

13

VI - M

2,35

1,39

1,54

3,21

-

2,16

-

10,65

14

VI - Đ

2,23

1,15

2,35

2,65

-

2,17

-

10,55

15

VII - M

1,98

2,02

2,35

1,85

-

2,45

-

10,65

16

VII - Đ

1,68

2,12

2,35

1,65

-

2,38

-

10,18

17

VIII-1-M

2,68

1,2

1,91

3,05

-

2,94

-

11,78

18

VIII-1-Đ

2,36

1,15

1,87

2,56

-

3,02

-

10,96

19

VIII-2-M

2,45

2,09

1,83

1,98

-

2,34

-

10,69

20

VIII-2-Đ

2,9

1,57

2,34

1,52

-

2,46




10,79

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy các chỉ số của hóa chất bảo vệ thực vật có chứa clo trong nước biển ven bờ đều nằm trong giới hạn cho phép.

So sánh kết quả khảo sát môi trường và các quy chuẩn Việt Nam về nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT) có thể thấy chất lượng môi trường nước biển ven bờ KKT Dung Quất tuy có một số chỉ số tại vị trí MC 2 và MC 3 đã tiếp cận gần với giới hạn cho phép nhưng tổng thể thì các chỉ số môi trường nước biển ven bờ đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa có tác động ô nhiễm trực tiếp tới môi trường.



2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường KKT Dung Quất

2.2.2.1. Thu gom, xử lý chất thải rắn

Khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên, huyện Bình Sơn được quy hoạch và xây dựng nhằm mục đích xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn (rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế...) phát sinh tại địa bàn KKT Dung Quất và vùng phụ cận. Hiện dự án này đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động từ tháng 10/2007 với diện tích 12,57 ha, tổng số vốn là gần 30 tỷ đồng. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn KKT Dung Quất do Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cơ - Điện - Môi trường Lilama đảm nhiệm.

Ban quản lý KKT Dung Quất đã cấp phép đầu tư cho Công ty Lilama. Dự án có công suất từ 50 - 100 tấn/ngày đối với rác thải sinh hoạt, 25.000 tấn/năm đối với chất thải công nghiệp và 30.000 tấn/năm đối với chất thải nguy hại. Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt được chôn lấp thông thường; xử lý nước rỉ rác theo công nghệ sinh - hóa - lý kết hợp, công suất 24 m3/ngày. Tiêu chuẩn nước thải đầu ra đạt cột B theo tiêu chuẩn Việt Nam. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại được xử lý bằng lò đốt hai cấp, nhiệt độ 1.100 độ C.

2.2.2.2. Các hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1 có công suất 2500m3/ngày) tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất (thuộc KCN phía Tây) đã đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải cho toàn bộ các nhà máy, doanh nghiệp trong PKCN Sài Gòn - Dung Quất.

Ban Quản lý KKT Dung Quất đang tiếp tục lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải tập trung tại KCN phía Đông và phía Tây Dung Quất. Ngoài ra, tại một số Doanh nghiệp lớn đều có hệ thống xử lý nước thải riêng, đạt yêu cầu quy định trước khi xả thải như: Nhà máy CN nặng Doosan, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất,…..

2.2.2.3. Đầu tư các thiết bị quan trắc môi trường

Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường Dung Quất là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất, đã được đầu tư các thiết bị quan trắc hiện đại để thực hiện chức năng quan trắc, phân tích, giám sát môi trường tại KKT Dung Quất và vùng phụ cận; tư vấn, giám sát các công nghệ, thiết bị liên quan đến môi trường.

Ngoài ra, đã triển khai trồng rừng phòng hộ theo chương trình 5 triệu ha rừng với tổng diện tích đã trồng được là 2092 ha, kinh phí là 16,2 tỷ đồng và dự án này đã hoàn thành vào 2010 và 2221 ha rừng phòng hộ, đồng thời thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho 15 xã với 900 ha; trồng cây xanh khu tái định cư với tổng kinh phí 100 triệu đồng.

2.2.2.4. Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Hiện nay đã có Quy hoạch tổng thể môi trường KKT Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 31/12/2005 và Quyết định 897/QĐ-UBND ngày 14/6/2012). Đây là cơ sở quan trọng để kiểm tra, theo dõi, giám sát các vấn đề về môi trường tại KKT Dung Quất; đồng thời là cơ sở để xem xét, thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của từng dự án tiếp theo khi đầu tư vào KKT Dung Quất.



2.2.3. Đánh giá tác động môi trường đến các hệ sinh thái biển KKT Dung Quất

2.2.3.1. Tác động của môi trường đến hệ sinh thái RSH

Hệ sinh thái RSH là một trong những HST rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường. Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng tới HST san hô. Như vậy, có thể đánh giá tiềm năng tự phục hồi của HST RSH trước những tác động của môi trường dựa vào một số tiêu chí sau:

- Sự tồn tại của san hô khoẻ mạnh

- Chất lượng môi trường nước

- Tính ĐDSH của hệ sinh thái RSH

- Mức độ che phủ của rong, tảo lớn

- Khả năng lưu thông của nước

- Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD)



2.2.3.2. Tác động của môi trường đến hệ sinh thái vùng triều

Cũng tương tự như khả năng tự khôi phục của HST RSH, khả năng tự khôi phục của HST vùng triều trước tác động của môi trường cũng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia, tương tự như Teck và nnk (2010). Các tác động chính của môi trường đối với HST vùng triều có thể được liệt kê ra như sau (Teck và nnk, 2010; Wilson, 2005):

- Đánh bắt quá mức và bằng các hình thức huỷ diệt

- Mất nơi sinh sống do các hoạt động phát triển

- Ô nhiễm môi trường nước

- Thay đổi độ muối do mưa lớn

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

2.2.3.3. Các nguyên nhân gây suy thoái HST biển dưới tác động của môi trường

- Tai nạn biển - Sự cố môi trường

- Ảnh hưởng của thiên tai

- Ô nhiễm biển



2.2.3.4. Nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái RSH vùng biển KKT Dung Quất.

Có một số nguyên nhân gây ra sự suy thoái RSH tại KKT Dung Quất và vùng mở rộng như trình bày dưới đây:

- Khai thác hải sản quá mức

- Ô nhiễm nước biển

- Các hoạt động khai thác khoáng sản, phá rừng và lấn biển

- Thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng



2.2.3.5. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái hệ sinh thái vùng triều

Các nguyên nhân gây ra suy thoái HST RSH như trình bày ở trên cũng là những nguy cơ gây ra sự suy thoái HST vùng triều. Trong số các nguyên nhân kể trên, đánh bắt hải sản quá mức, đôi khi bằng hình thức huỷ diệt và ô nhiễm nước biển là những nguyên nhân quan trọng nhất gây suy thoái HST vùng triều.

2.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất

2.3.1. Thuận lợi

- Đa dạng các HST, đa dạng loài sinh vật biển tại KKT Dung Quất và vùng mở rộng Lý Sơn là khá lớn. Diện tích đủ lớn để bảo tồn cấp độ loài. Về địa hình, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, nắng gió khá thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật biển tại đây.

- Vùng biển Dung Quất và quần đảo Lý Sơn có cảnh quan đẹp, di tích lịch sử, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện,… là cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái. Nằm ở trung điểm miền Trung, thuận lợi giao thông cả đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt với hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay... là khu vực trọng điểm của cả nước cũng như khu vực.

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình trong công tác, đa số đã, đang và sẽ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Có sự quan tâm phối hợp của các lực lượng như: Công an, Biên phòng, kiểm ngư, chính quyền và nhân dân các xã vùng đệm ven biển...

- Cơ chế chính sách: Chính phủ đã phê duyệt thành lập khu bảo tồn biển tại Lý Sơn. Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh, các Sở ban ngành đều quan tâm, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, thành lập ban quản lý KBT… phục vụ công tác thành lập KBT, định hướng bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.

- Trình độ khoa học công nghệ: được sự thống nhất, hợp tác của các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu cũng như các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH, xây dựng phát triển khu bảo tồn…

- Trình độ dân trí: Huyện Bình Sơn là huyện đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và 100% số xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 24 trường trung học cơ sở.

2.3.2. Khó khăn

- Lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý chuyên môn của KBTB còn thiếu nhiều, trình độ còn rất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

- Điều kiện tự nhiên: Thiên tai, bão, lũ lụt ở KKT Dung Quất cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hằng năm chịu ảnh hưởng của bão. Trung bình hàng năm có 01 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi gây mưa to và gió rất mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3 - 4 cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất mạnh, có khi kèm theo hiện tượng NBD. Các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng tác động trực tiếp đến vùng biển nơi đây.

- Vị trí địa lý: Do nằm ở trung điểm của khu vực nên các hoạt động hàng hải diễn ra thường xuyên, liên tục. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tai nạn biển là không thể tránh khỏi, việc xả thải trực tiếp ra biển từ các hoạt động của khu công nghiệp, các hoạt động dân sinh vẫn còn diễn ra.

- Dân số, đói nghèo: Dân số tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo còn cao, sinh ý của người dân phụ thuộc trực tiếp vào biển đang là vấn đề ảnh hưởng tới quản lý và bảo tồn ĐDSH tại đây. Tập quán canh tác, đánh bắt lạc hậu và tính phụ thuộc vào biển của người dân còn cao.

- Hiện trạng khai thác: Hiện tượng khai thác hải sản quá mức và khai thác hủy diệt vẫn còn diễn ra tại đây, các RSH bị phá hủy nham nhở, các hoạt động khai khoáng, khai thác rong mơ diễn biến khá phức tạp.

- Cơ chế chính sách: Cơ chế xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm tuy đã được áp dụng nhưng chưa đủ mức độ răn đe. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý biển, đảo còn yếu, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý còn nhiều thiếu sót, việc phối hợp giữa nhà quản lý và cộng đồng dân cư chưa được chặt chẽ. Chính sách, pháp luật chuyển tải xuống người dân còn chậm.

- Trình độ khoa học công nghệ: Việc áp dụng, triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và môi trường còn nhiều bất cập, việc mua sắm trang thiết bị khoa học công nghệ còn nhiều thiếu thốn. Công tác nghiên cứu của các KBTB thực hiện chưa nhiều, từ đó chưa hiểu hết các giá trị của các KBTB.

- Nguồn vốn: Việc huy động kinh phí và chi phí cho hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất lớn. Việc đầu tư, xây dựng và duy trì hoạt động cho bảo tồn là khổng lồ nên phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

- Trình độ dân trí: Ý thức bảo tồn ĐDSH của người dân còn yếu, việc phân tích, đánh giá giá trị kinh tế thu lại sau khi xây dựng KBTB chưa được tuyên truyền và phổ biến cho người dân.



2.3.3. Cơ hội

- Được sự quan tâm về cơ chế, chính sách, sự đầu tư về tài chính và các nguồn lực của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

- Được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, tư vấn về chuyên môn và đầu tư tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Các chương trình hoạt động của KKT sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư quanh vùng. Đồng thời tạo thêm một số nguồn vốn hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn ĐDSH tại đây.

- Được sự liên kết, hỗ trợ của các Trung tâm nghiên cứu, các Trường đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học khác trên cả nước trong các hoạt động KHCN.

- Là một trung tâm ĐDSHB của tỉnh cũng như cả nước, do đó có cơ hội rất lớn trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu, trao đổi với các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn biển trong khu vực và Thế giới trong các hoạt động bảo tồn.

- Bước đầu đã có sự liên kết trong các hoạt động bảo tồn cấp quốc gia và liên quốc gia, đảm bảo bảo vệ, bảo tồn tốt hơn các HST và các loài. Sản lượng hải sản quanh các vùng biển KKT sẽ tăng lên nhanh chóng nếu quản lý tốt KBTB Lý Sơn.

- Cộng đồng thế giới, các Chính phủ, các tổ chức khoa học ngày càng quan tâm đặc biệt đến môi trường, do đó các KBTB sẽ có nhiều cơ hội trong các hoạt động đầu tư, nghiên cứu, bảo tồn… từ đó các KBTB sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai.



2.3.4. Thách thức

- Sự gia tăng dân số, sự đói nghèo là nguyên nhân sâu xa của các vụ vi phạm, tạo sức ép to lớn đến công tác bảo tồn ĐDSH bao gồm:

+ Nạn di dân tự do, đánh bắt hủy diệt, khai thác san hô…

+ Đời sống của cộng đồng vùng đệm chưa ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

+ Trình độ dân trí thấp, nhận thức về ĐDSH còn hạn chế.

- Chính sách bất cập trong công tác quản lý bảo vệ ĐDSH:

+ Văn bản pháp luật Nhà nước chưa được chặt chẽ, không đủ mạnh để có thể kiểm soát và đấu tranh các hành vi vi phạm.

+ Chế độ chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng đối với lực lượng Kiểm ngư trực tiếp bảo vệ ĐDSHB.

- Do sức mua các loài động, thực vật, hải sản cao từ các nhà hàng đặc sản, dẫn đến nhiều đối tượng liều lĩnh khai thác và đánh bắt trái phép.

- Công tác tuyên truyền giáo dục làm chưa sâu rộng, chưa liên tục, chưa mang tính chiến lược tầm cỡ của tỉnh và hơn nữa là tầm cỡ quốc gia.

- Mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý và bảo tồn ĐDSH chưa chặt chẽ, còn chồng chéo.

- Ô nhiễm môi trường từ những hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, hoạt động hàng hải, tràn dầu, tai nạn biển vẫn diễn ra.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT

3.1. Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tại KKT Dung Quất.



3.1.1. Các giải pháp vi mô

- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường biển theo cách tiếp cận hệ sinh thái cho vùng biển Quảng Ngãi nói chung và vùng biển KKT Dung Quất nói riêng, trong đó chú trọng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển. Tổ chức thực thi các văn bản đã được phê duyệt và ban hành;

- Khẩn trương áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ theo cách tiếp cận hệ sinh thái cho vùng biển Quảng Ngãi nói chung và vùng biển KKT Dung Quất nói riêng để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển;

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng trong KKT Dung Quất. Nghiêm cấm việc xả thải trực tiếp các chất thải chưa qua xử lý xuống biển. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng cảng biển, khai hoang lấn biển và quá trình xả thải trong KKT, quản lý việc xả thải tại các khu du lịch, cộng động dân cư một cách chặt chẽ, có hiệu quả;

- Nghiêm cấm việc neo đậu tàu thuyền trên các RSH (trừ thuyền du lịch). Nghiêm cấm việc khai thác và sử dụng san hô, cát biển bừa bãi cho các mục đích làm nguyên liệu xây dựng, làm cảnh và đồ lưu niệm;

- Nghiêm cấm việc đánh bắt hải sản bằng các phương pháp hủy diệt như hóa chất độc, chất nổ, xiếc điện, lưới mắt nhỏ…;

- Khuyến khích, khen thưởng, tài trợ ngư dân khai thác hải sản tại các vùng biển xa bờ, tiêu diệt các loài thiên địch của san hô, hạn chế đánh bắt các loài sinh vật hỗ trợ san hô phát triển;

- Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ RSH nói riêng và tài nguyên biển đảo nói chung;

- Đẩy mạnh các hoạt động tích cực của Ban quản lý KKT Dung Quất, KBTB, cộng đồng ven biển, các nhà hoạt động môi trường…

- Mở các lớp tập huấn giám sát HSTBĐ, chuyển giao công nghệ nuôi cấy, bảo tồn, phục hồi các HSTB như RSH.



3.1.2. Các giải pháp vĩ mô

- Lập kế hoạch, chiến lược khai thác hải sản và tài nguyên biển một cách hợp lý, khai thác gắn liền với bảo tồn, nuôi sống để phục vụ mục đích phát triển lâu dài và bền vững;

- Tăng cường nhân lực cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, thành lập các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các cơ sở địa phương. Tuyển mộ, huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chuyên gia về các HST biển đảo;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về các HSTB nhằm tìm ra các biện pháp ứng phó, phục hồi và phát triển các HSTB đã bị tổn hại;

- Thiết lập kế hoạch quốc gia về phòng ngừa, ứng phó tai nạn biển như tràn dầu, bão lũ, các biến động sự cố tự nhiên;

- Gia nhập các công ước, tổ chức quốc tế liên hệ tới môi sinh biển đảo;

- Ban hành và xét duyệt lại những luật lệ áp dụng cho quản lý chất thải, chống ô nhiễm trên lục địa và biển đảo;

- Phối hợp đồng bộ các chương trình môi sinh, đầu tư trang thiết bị, nhân lực phục vụ nghiên cứu các HSTB nói riêng và hải dương học nói chung;

- Kiểm soát, giám sát việc thi hành, triển khai kế hoạch các hoạt động từ cấp Trung ương đến địa phương.

3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH vùng biển KKT Dung Quất.



3.2.1. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ dưới lên

- Khẩn trương xây dựng Khu bảo tồn vùng biển Lý Sơn và thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động bảo tồn theo đúng Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Quy định rõ các hoạt động được phép và không được phép trong từng phân khu của vùng biển cũng như KBTB.

- Quy định rõ các hình thức xử phạt các vi phạm tại vùng biển cũng như Quy chế khu bảo tồn.

- Làm rõ những quy định liên quan tới quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong KBTB, đặc biệt những cơ chế khuyến khích các hoạt động khoa học và đào tạo phục vụ mục đích bảo tồn.

- Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa, kiểm soát ô nhiễm trên KKT cũng như trên biển, kế hoạch đáp ứng thiên tai, dịch bệnh, tai nạn biển.

- Tổ chức quan trắc định kỳ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng ĐDSH và chất lượng môi trường trong phạm vi nghiên cứu.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng cư dân sống trong và quanh vùng nghiên cứu.



3.2.2. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ trên xuống

Ở vùng biển KKT Dung Quất và vùng mở rộng, do săn bắt quá mức nên một số loài ăn rong, tảo biển như con nhum, hải sâm, cá dìa gần như bị tận diệt. Một số loài ốc biển cũng bị săn bắt đến cạn kiệt. Ngoài ra, các loài thiên địch của sao biển gai như ốc tù và, cá mó cũng gần như bị tận diệt. Do thiếu những loài ăn rong, tảo, rong tảo phát triển quá mạnh, lấn át và làm suy thoái san hô. Nếu để tự nhiên, cho dù có cấm đánh bắt hải sản nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian dài để HST khôi phục lại trạng thái ban đầu. Để đẩy nhanh quá trình khôi phục HST, có thể thả một số loài thiên địch có lợi cho rong tảo như: nhum và một số loại ốc biển vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan trắc được một số lượng rất hạn chế sao biển gai. Tuy vậy, trong quá trình quản lý và sinh giám sát vùng biển, cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của sao biển gai. Nếu thấy sự phát triển mạnh của sao biển gai, cần phải thực hiện việc săn bắt và tiêu diệt loài địch hại này của san hô.



3.2.3. Thứ tự ưu tiên các giải pháp và bảo tồn theo phương pháp kết hợp hai cách tiếp cận

- Hoàn chỉnh thể chế, chính sách của KBT, trong đó quan tâm trước hết đến việc vạch ranh giới các khu bảo tồn; hoàn thiện hệ thống tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý…;

- Thực hiện nghiêm cấm khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái;

- Hoàn thiện nội quy và tổ chức thực hiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản hạn chế tại phân khu phát triển;

- Từng bước xử lý nước thải, rác thải, chất thải rắn và quản lý xả thải một cách chặt chẽ, có hiệu quả;

- Xây dựng và hoàn thiện mô hình cộng đồng đồng quản lý Khu bảo tồn biển;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ địa phương và người dân hiểu biết và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn ĐDSH. Đặc biệt, hạn chế không tuyên truyền về các loại hình ẩm thực có sử dụng những sinh vật thiên địch có lợi, quan trọng trong HSTB như nhum, ốc v.v;

- Thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Từng bước nâng cao mức sống người dân;

- Thực hiện săn bắt sinh vật có hại (sao biển gai) và đưa vào thêm các sinh vật có lợi (nhum, ốc tù và…).

3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất

Hiện tại, KKT Dung Quất đang được quy hoạch tại Quyết định số 124/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025” theo các phân khu chức năng bao gồm: Không gian các khu công nghiệp; Không gian các khu đô thị; Không gian đất ở; Không gian du lịch; Các trung tâm công cộng; Đất các công trình giao thông và đầu mối hạ tầng.

Kết hợp với kết quả điều tra khảo sát về ĐDSH biển trong năm 2012. Đề tài đã thực hiện phân vùng bảo tồn ĐDSH Biển KKT Dung Quất tại hình 3.1.

Phạm vi phân khu chức năng được giới hạn tại các điểm có tọa độ như sau:

Bảng 3.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu vực bảo tồn ĐDSH KKT Dung Quất



Điểm

Kinh độ

Vĩ độ

Điểm

Kinh độ

Vĩ độ

A01

108,843

15,3558

A08

108,94

15,2991

A02

108,881

15,3784

A09

108,921

15,2874

A03

108,887

15,3792

A10

108,916

15,2872

A04

108,893

15,3831

A11

108,889

15,2701

A05

108,907

15,3446

A12

108,869

15,3015

A06

108,931

15,3178

A13

108,882

15,3279

A07

108,931

15,3099

A14

108,87

15,3515










A15

108,861

15,3473


Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất

TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Khối lượng thực hiện

Đề tài đã thực hiện hết các nội dung công việc như trong thuyết minh được phê duyệt, bao gồm:

1. Thu thập, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực của đề tài tại KKT Dung Quất.

2. Khảo sát đánh giá hiện trạng các HSTB, môi trường ven bờ KKT Dung Quất.

3. Xây dựng luận cứ khoa học đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại KKT Dung Quất và ảnh hưởng của nó tới ĐDSH.

4. Đánh giá hiên trạng môi trường tại KKT Dung Quất

5. Đánh giá mức độ ĐDSH cấp độ loài và cấp độ quần xã.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo tổng kết đề tài.

Các sản phẩm của đề tài bao gồm:

1. Báo cáo tổng kết đề tài, báo cáo tóm tắt đề tài.

2. Cơ sở dữ liệu về HST ven biển (các loài san hô, các loài cá sống ở vùng san hô, cá vùng dưới triều; rong biển; nhuyễn thể, thân mềm hai mảnh vỏ, tôm cua, giáp xác, ĐTV phù du...; hiện trạng môi trường khu vực KKT).

3. Luận cứ khoa học đề xuất giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường biển tại KKT Dung Quất.

4. Báo cáo hợp phần (báo cáo của các chuyên đề thuộc khuôn khổ đề tài).

5. Danh mục tên các loài sinh vật biển vùng ven bờ KKT Dung Quất.

6. Kết quả quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường ven bờ.

7. Bộ đĩa CD lưu giữ toàn bộ kết quả của đề tài.

Đề tài đã đăng 02 bài báo khoa học trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành Quốc gia có uy tín cao. Chi tiết các bài báo đăng như sau:

1. Vũ Thanh Ca, Mai Kiên Định, Phạm Văn Hiếu. Đa dạng sinh học biển Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi. Tạp chí Biển Việt Nam. Số 1+2 năm 2013.

2. Vũ Thanh Ca, Đàm Đức Tiến, Mai Kiên Định, Phạm Văn Hiếu. Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển vùng biển Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Đang chờ in.

2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài

Các kết quả nghiên cứu, các số liệu khảo sát của đề tài đưa ra hoàn toàn có sức thuyết phục về mặt khoa học và đảm bảo yêu cầu so với đề cương thuyết minh ban đầu. Các phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật sử dụng của đề tài là các phương pháp thường quy, được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều phòng thí nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới.

Đề tài đã có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên có khả năng chuyên môn cao ở các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong quá trình triển khai, thực hiện các chuyên đề như nghiên cứu khu hệ cá biển trên RSH, khu hệ động, thực vật phù du, khu hệ giun đốt, da gai, khu hệ nhuyễn thể, HST RSH...

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về HST KKT Dung Quất (các loài san hô, các loài cá sống ở vùng triều và cá ở rạn san hô; rong biển; thân mềm, hai mảnh vỏ, tôm cua… ; hiện trạng môi trường khu vực ven bờ), cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và định hướng phát triển KKT Dung Quất. Đưa ra các định hướng giải pháp KHCN phù hợp cho việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của KKT Dung Quất, định hướng phát triển du lịch trong khu bảo tồn biển, nhằm khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đáp ứng đầy đủ các nội dung và sản phẩm đăng ký trong thuyết minh đề ra. Kết quả nghiên cứu đã được thể hiện qua các sản phẩm của đề tài nghiên cứu, được tính toán một cách tỉ mỉ, đầy đủ, chính xác và khoa học.

Bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học (DDSH), về hệ sinh thái biển khu kinh tế Dung Quất và vùng mở rộng được thu thập và chính lý một cách đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy cao và được xem xét đến đơn vị loài.. Kết qủa quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường nước biển ven bờ, đánh giá các tác động môi trường lên các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất khá đầy đủ, chính xác. Các bộ số liệu, dữ liệu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, chuyên khảo hoặc đào tạo.

Các nhóm giải pháp giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường tới đa dạng sinh học biển tại KKT Dung Quất đưa ra phù hợp với điều kiện và tiềm lực địa phương. Các bản đồ chuyên môn phân vùng chức năng và bản đồ phân bố các hệ sinh thái với tỷ lệ 1/25.000 là chi tiết và cụ thể.

2. Kiến nghị

Dựa trên những kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất, đề nghị UBND, tỉnh ủy, HĐND và các ban ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý KKT Dung Quất khẩn trương thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát và giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường; tiến hành thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn nhằm bảo tồn ĐDSH của vùng biển Quảng Ngãi, trong đó có vùng biển KKT Dung Quất mở rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tài liệu Tiếng Việt

  1. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 315 tr. 1993.

  2. Đinh Thị Phương Anh, 2010. Khảo sát thành phần loài và phân bố của rong biển tại Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40).

  3. Birdlife International Vietnam Programme - Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. Thông tin các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

  4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KC. 09. 24 /06-10. Viện Hải dương học Nha Trang. Năm 2011.

  5. Bộ Khoa học và Công nghệ. Sách đỏ Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. năm 2007.

  6. Bộ Thủy Sản, 2007. Quyết định số 145/QĐ-BTS ngày 01/02/2007 về việc Hướng dẫn thành lập khu bảo tồn biển; Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển.

  7. Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu, Cao Văn Lương, Đàm Đức Tiến, 2011. Áp dụng thử nghiệm phương pháp đánh giá định lượng tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ở ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Tập 11, Số 4.

  8. Vũ Thanh Ca, Phạm Văn Hiếu, 2011. Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn. Báo cáo tổng kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

  9. Vũ Thanh Ca, Đàm Đức Tiến, Phạm Văn Hiếu, 2010. Xây dựng khu bảo tồn biển đảo Lý Sơn gắn với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Khoa học Công nghệ phục vụ Quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo, Hải Phòng.

  10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 về việc Quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.

  11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

  12. Phạm Hoàng Hải, 2006. Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài.

  13. Nguyễn Chu Hồi, 2000. Cơ sở khoa học qui hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam. Tài nguyên môi trường biển, tập IV. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 48-56.

  14. Đỗ Văn Khương, 2008. Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

  15. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung (1997), Danh mục cá biển Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tập IV.

  16. Trần Đức Thạnh, 2011. Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam”, Báo cáo tổng kết dự án. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng.

  17. Dương Đức Tiến, Võ Hành, Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales)”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 503 tr, 1997.

  18. Đàm Đức Tiến, Lê Văn Sơn, Vũ Thanh Ca, 2011. Thành phần loài và phân bố của rong biển đảo Lý Sơn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Tập 11, Số 3.

  19. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

  20. Uỷ ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà Nước, 1980. Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

  1. English S., Wilkinson C., Baker V., 1997. Survey manual for tropical marine resources. Aust. Inst. Mar. Sci., p. 1 - 117.

  2. English. S. C Wilkinson and V. Baker, 1997. Survey manual for tropical marine resources. Aus. Institute of Marine Science, Townsville p. 121 - 196.

  3. Gomez E. D., Alcala A.C., 1984. Survey of Philippine coral reefs using transect and quadrat techniques. UNESCO, 21. p. 57 - 69.

  4. Loya Y., 1978. Plotless and transect methods. UNESCO. Monogr. Oce. Method, 5. p. 197 - 218.

  5. Veron J.E.N. and M. Stafford-Smith, 2000. Corals of the world. Volume 1, 2, 3. Scientific editor and producer. Argus and Robertson Publ. Sydney.

Các website:

  1. http://www.chinhphu.vn/

  2. http://www.dungquat.com.vn/

  3. http://www.huyenbinhson.gov.vn/

  4. http://www.quangngai.gov.vn/


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương