VIỆn môi trưỜng nông nghiệP



tải về 247.43 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích247.43 Kb.
#34105
1   2   3   4

Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và cơ cấu cây trồng trên đất cát biển vùng Bắc trung bộ/ RESEARCH STATUS OF PRODUCTION AND CROPS SYSTEM IN A SANDY SOIL AREA OF NORTH CENTRAL COAST, VIET NAM




Bùi Thị Phương Loan; Phạm Quang Hà; Trần Minh Tiến

Trong những năm gần đây, cùng với diễn biến phức tạp về thời tiết do biến đổi khí hậu, đất vùng Bắc Trung bộ nói chung và đất cát ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nói riêng đang có xu hướng thoái hóa mạnh. Thực trạng trồng trọt vùng Bắc Trung bộ chủ yếu là canh tác theo tập quán, không có sự đầu tư nên năng suất cây trồng thấp. Do đó, việc tìm ra các cơ cấu cây trồng hợp lý kết hợp bón phân cân đối và các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu đất là yêu cầu cấp bách cho sản xuất nông nghiệp bền vững tại khu vực này. Kết quả nghiên cứu trên đất cát biển vùng Bắc Trung Bộ cho thấy, các loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất 2 vụ lúa; 2 lúa+ 1 màu; 1 lúa + 1 màu; đất lúa 1 vụ và đất chuyên màu. Đất có hàm lượng cát cao được sử dụng trong trồng màu, luân canh và xen canh rau màu. Đối với đất thịt nhẹ, thịt pha cát và đất có hàm lượng cát thấp được sử dụng cho cơ cấu cây trồng có lúa và luân canh lúa màu là chính. Điều tra về hiện trạng tái sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt cho thấy có 21,3% số số hộ đốt bỏ tàn dư cây trồng tại ruộng; 12,5% số hộ có sử dụng thân lá cây trồng để độn chuồng gia súc; 19,4% sử dụng để ủ làm phân compost; 15,0% thu gom làm vật liệu che phủ cho cây trồng và 31,8% sử dụng cho các mục đích đun nấu, cày vùi và làm vật liệu khác.


Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ISSN 1859-4581. số 296 (17)/2016, tr. 3-9


14

4.2

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý – hóa học đất cát biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung Bộ/Study on relatioship between physico-chemical properties of sandy soil and cropping patterns in Northern Central Coast region



Bùi Thị Phương Loan, Trần Minh Tiến

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất lý – hóa học đất của đất cát ven biển với một số cơ cấu cây trồng chính tại vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An và Thừa Thiên Huế) được tiến hành dựa trên cơ sở số liệu phân tích của 86 mẫu đất được lấy trên các cơ cấu cây trồng khác. Số liệu thu thập được phân tích và đánh giá bằng các phương pháp phân tích giai thừa tương ứng và phương pháp phân tích thành phần chính. Kết quả nghiên cứu cho thất đất có lượng cát mịn cao có quan hệ chặt với cơ cấu trồng 2 vụ màu. 3 vụ màu hoặc lúa – màu. Ngược lại với đất có lượng cát thô cao chỉ có quan hệ chặt với cơ cấu trồng khoai lang, sắn và chuyên màu. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC), đạm tổng số, Na+ và CEC có tương quan dương đối với cơ cấu 2 lúa – 1 màu. Các chỉ tiêu còn lại như P205 và K20 tổng số, Ca 2+, Mg2+ và K+ có quan hệ khá chặt chẽ với cơ cấu 2 lúa, 1 lúa – 1 màu và chuyên màu. Để quản lý có hiệu quả các loại hình sử dụng đất cát biển đỏi hỏi phải có các biện pháp tổng hợp làm tăng độ màu mỡ của đất, các chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hế thống canh tác trên đất cát ven biển vùng Bắc Trung Bộ

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 6 (67)/2016, tr. 96-100

15

4.3

Nghiên cứu đặc điểm hữu cơ trên các loại hình sử dụng đất cát biển vùng Bắc Trung Bộ/Organic characteristics study on the common land use types in North Central coast


Bùi Thị Phương Loan, Phạm Quang Hà



Trong nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (liner regression modeling) để đánh giá sự tích lũy và diễn biến hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC) trong đất qua các năm; sử dụng phương pháp phân tích giai thừa tương ứng (Analyse Factorielle Correspondence – AFC) để đánh giá mối quan hệ giữa hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (OC), hàm lượng hữu cơ thành phần (axit humic và axit fulvic) trong đất với các phương thức sử dụng đất khác nhau; sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (Principle Component Analysis – PCA) để đánh giá mối quan hệ giữa các tính chất vật lý đất với các chất hữu cơ trên đất cát biển vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng hữu cơ trong đất có xu hướng tăng dần qua các năm. Càng xa mốc thời gian tham chiếu thì hệ số tương quan càng cao nghĩa là hàm lượng hữu cơ trong đất được tích lũy càng rõ rệt hơn, mối quan hệ giữa hàm lượng hữu cơ tổng số trong đất với các loại hình sử dụng đất có lúa, chuyên rau màu, rừng tái sinh tự nhiên, đất bỏ hóa và đất khu vực nuôi trồng thủy sản trong các năm 2004, 2005, 2007, 2012 và 2014 có quan hệ chặt hơn và thay đổi rõ rệt hơn so với các loại hình sử dụng đất khác nhau và những năm khác. Hàm lượng hữu cơ tổng số và axit humic trong đất có quan hệ chặt đối với loại hình sử dụng đất trồng 2 vụ lúa và chuyên trồng rau màu (lạc-rau, đậu tương-rau và chuyên rau) trong khi đó axit fulvic lại có mối tương quan với các loại hình sử dụng đất trồng lúa 1 vụ, khoai lang, lúa – khoai lang và lúa –màu. Đánh giá quan hệ giữa các bon hữu cơ trong đất (OC, axit humic và axit fulvic) với tính chất vật lý cũng cho thấy có sự tương quan tốt giữa chất hữu cơ trong đất với sét và limon và không có sự tương quan giữa chất hữu cơ trong đất với cát thô.

Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ISSN 1859-4581. số 295 (16)/2016, tr. 20 – 25


16

4.4

Đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xem kẽ (AWD) trong canh tác lúa nước ở Việt Nam/ “AWD” suitability in water management of rice production in Vietnam

Nguyễn Thị Huệ, Mai Văn Trịnh, Vũ Dương Quỳnh, Phan Hữu Thành, Bjoern Ole Sander, Palao Leo, Phạm Thị Thanh Nga

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying - AWD) trong canh tác lúa ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam dựa trên tính cân bằng nước từ các thông số lượng mưa, lượng bốc hơi và thấm sâu. Kết quả tính toán cho thấy có 88,34% (2.760.001 ha) diện tích đất lúa vụ Đông Xuân/Xuân, 90,15% (3.422.281 ha) diện tích đất lúa vụ Hè Thu/Mùa và 78,32% (652.132 ha) diện tích đất lúa vụ Thu Đông phù hợp cao với kỹ thuật AWD. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra được bản đồ kỹ thuật AWD thích hợp cho cả 3 vụ lúa ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này có thể chỉ ra vị trí và diện tích trồng lúa nào ở Việt Nam có thể áp dụng kỹ thuật AWD và kết quả này cũng có thể được áp dụng để tính toán nhu cầu nước cho từng giống lúa nhằm đảm bảo năng suất lúa cao, tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí nhà kính.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp. tr.1173 – 1179



























5. Bộ môn Môi trường nông thôn










17

5.1

Nghiên cứu khả năng tích lũy chì và cadimi trong cây cà chua (Lycopresicon esculentum Mill)/Potention accumulation of lead and cadmium (Pb and Cd) in tomato (Lycopresicon esculentum Mill)

Bùi Thị Lan Hương, Đào Văn Thông, Bùi Thị Yến, Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà, Trần Thị Hương

Kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy Pb và Cd trong các bộ phận của cây Cà chua cho thấy dư lượng Pb, Cd trong các bộ phận của cây đều tăng khi hàm lượng của chúng trong đất tăng lên. Mặt khác, mức độ tích lũy cũng có sự khác nhau trong các bộ phận của cây. Mức độ tích lũy P trong lá cà chua là cao nhất, sau đó đến thân, rễ và thấp nhất trong quả. Mức độ tích lũy Cd trong rễ của cây cà chua là cao nhất, sau đó đến lá, thân và thấp nhất trong quả cà chua. Hàm lượng Pb tích lũy trong quả tăng dần từ 0,04 đến 0,35 mg/kg khi lượng Pb trong đất tăng từ 55 mg/kg lên 210 mg/kg. Trong nghiên cứu này, khi Pb trong đất ≥ 105 mg/kg, tương đương với 2 lần mức ô nhiễm trong đất hiện nay ở Hà Nội thì lượng chì hấp thụ trong quả bắt đầu vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng Cd tích lũy trong quả cà chua tăng dẫn từ 0,04 lên 0,16 mg/kg khi hàm lượng Cd trong đất tăng từ 1 mg/kg lên 6 mg/kg. Khi lượng Cd trong đất cao hơn 2 mg/kg đất, tương đương với 2 lần mức ô nhiễm trong đất tại Hà Nội hiện nay, dư lượng Cd trong quả bắt đầu vượt ngưỡng cho phép.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp, tr. 1163-1179











































6. Bộ môn Sinh học môi trường










18

6.1

Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long/Selection of microorganisms to control brown spot caused by Neoscytalidium dimidiatum on dragon fruit

Hà Thị Thúy, Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga, Hứa Thị Sơn, Tống Hải Vân


Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra có ý nghĩa quan trọng hướng tới ngành sản xuất thanh long an toàn và bền vững. Trong bài viết này nhóm nghiên cứu đã xác định được hai chúng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum cao kí hiệu A3 và B7. Kết quả phân loại xác định chủng A3 thuộc nhóm xạ khuẩn 3 tương đương 100% (1500/1500 bp) với đoạn AND 16S của Streptomyces fradiae; chủng B7 tương đồng 100% (1414/1414 bp) với đoạn 16S của vi khuẩn Bacillus polyfermenticus và đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra môi trường.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp, tr. 1167-1172


19

6.2

Study the possibility of using microorganisms as biological agents to control fungal pathogens Neoscytalidium dimidiatum causing disease of brown spots on the dragon fruit

Huu Thanh Luong, Bang Tam Nguyen Kieu, Thuy Nga Vu, Thi Thuy Ha, Hai Van Tong, Ngoc Quynh Nguyen, Thi Hang Nga Nguyen





Journal of VietNamese Environment, N0 2016, pp. 41-44


20

6.3

Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật có khả năng xử lý phốt pho trong nước thải chăn nuôi sau biogas/Isolation and selection of bacteria for treating phosphorus in livestock wastewater after biogas

Đinh Quang Hiếu, Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga

Từ các mẫu nước thải thu thập được, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được 8 chủng vi sinh vật có khả năng tích lũy phốt pho nội bào. Hai chủng N2 và N3 cho thấy hiệu quả tích lũy phốt pho cao. Kết quả giải trình tự đoạn 16S rDNA của chủng N2 và N3 cho thấy rằng N2 tương đồng 99% (1397/1401 bp) với đoạn 16S rDNA của Pseudomonas aeruginosa và chủng N3 tương đồng 100% (1310/1310) với đoạn 16S rDNA của Bacillus licheniformis. Chủng N2 thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 2 và chủng N3 thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 1 đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra ngoài môi trường.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 12 (73)/2016, tr. 77-80






























































7. Trung tâm Nghiên cứu và Quan trắc môi trường nông nghiệp Miền Trung và Tây Nguyên













7.1



























































































8. Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường










21

8.1

Nghiên cứu tuyển chọn loài thực vật có khả năng hấp thu Pb, Zn cao trong đất trên địa bàn xã Chỉ Đạo và Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên/Selection of plant species for absorbing Pb, Zn in polluted soil ò Chi Dao, Dai Dong communes, Van Lam district, Hung Yen province

Đinh Tiến Dũng, Tạ Thị Yến, Nguyễn Thị Thu Hà, Trịnh Quang Huy

Kim loại nặng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm đất xuất phát từ các nguồn nước thải và phế thải của các làng nghề tái chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số loài bản địa có khả năng tích lũy Pb, Zn tại khu vực xã Đại Đồng và xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên và kiểm chứng khả hấp thụ Pb và Zn của các loài thực vật đã được xác định bằng dung dịch dinh dưỡng bổ sung Pb2+, Zn2+ trong điều kiện nhà lưới. Phương pháp điều tra đa dạng sinh học và thống kê sinh học cho thấy tại địa bản nghiên cứu xuất hiện 50 loài trong đó 37 loài xuất hiện tại các vùng có dấu hiệu ô nhiễm Pb, Zn. Khi hàm lượng kim loại Pb và Zn trong đất tăng, mức độ đa dạng sinh học giảm, trong khi độ ưu thế loài gia tăng cho thấy khả năng xuất hiện loài chống chịu tốt với ô nhiễm Pb, Zn. Trong điều kiện tự nhiên, các loài Đơn Buốt (Bidens pilosa), cỏ Lá Tre (Acroceeras munroanum), Thài Lài (Commelia coelestis) và Ngổ dại (Enhydra fluctuans) là bốn loài có khả năng hấp thu Pb cáo nhất, riêng Thài Lài (Commelia coelestis) hấp thu tốt nhất đối với Zn. Trong điều kiện thí nghiệm bổ sung kim loại Pb và Zn trong dung dịch thủy canh, Thài Lài và Ngổ Dại là các loài siêu tích lũy đối với Pb. Thài Lài hấp thu kim loại năng (cao nhất là 1.900 mg Pb/kg sinh khối) tốt hơn Ngổ Dại (1.200 mg Pb/kg sinh khối)

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10 (71)/2016, tr. 66-72


22

8.2

Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp trên địa bàn đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp/Greenhouse gas emissions from the landfills in Red river Delta and proposed solutions

Trần Quốc Việt, Đinh Tiến Dũng, Đỗ Phương Chi, Nguyễn Thị Thu Hà

Bãi chôn lấp (BCL) chất thải rắn là một trong các nguồn phát sinh khí nhà kính (KNK) đặc biệt là khí methan (CH4). Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phát sinh khí nhà kính tại 15 bãi chôn lấp tại đồng bằng sông Hồng để đề xuất giải pháp giảm thiểu. Phương pháp đo được áp dụng là phương pháp lấy mẫu tĩnh theo thời gian (04 thời điểm, mỗi thời điểm cách nhay 20 phút) . Kết quả cho thấy tốc độ phát sinh khí trung bình đối với C02, CH4 và N20 lần lượt là: 19,1; 12,1 và 0,012 mg/m2/giờ. Tốc độ phát sinh khí nhà kính tương đương đạt 351 tấn C02 ep/ha/năm. Thời gian sử dụng ô chôn lấp, kỹ thuật che phủ tạm thời và lớp phủ vĩnh viễn ô chôn lấp, hệ thống thu hồi khí bãi rác là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát sinh KNK, theo đó thời gian phát sinh khí lớn nhất là 1-2 năm đầu tại các BCL không có lớp che phủ đạt chuẩn và không có hệ thống thu khí. Do đó, việc đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và vận hành cho những tiêu chí này là cần thiết nhằm đảm bảo cắt giảm phát thải KNK và giảm thiểu tiềm năng biến đổi khí hậu từ hoạt động chôn lấp CTR.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10 (71)/2016, tr. 77-82

23

8.3

Khảo nghiệm độc tính của hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Pyrethroid đến loài ốc vặn nước ngọt (Angulyagra polyzonata)/ Acute Toxicity Testing of Pyrethroid Pesticide to Freshwater Snail (Angulyagra polyzonata)

Nguyễn Thị Thu Hà , Hoàng Thùy Linh , Đinh Tiến Dũng , Trịnh Quang Huy

Khảo nghiệm độc tính của hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid đến loài ốc vặn nước ngọt (Angulyagra polyzonata) được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm (96 giờ/ thử nghiệm) bằng cách tiếp xúc mẫu nước lây nhiễm nhân tạo với hoạt chất Cypermethrin và Deltamethrin thuộc nhóm pyrethroid. Nghiên cứu này nhằm xác định độc tính của hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid làm cơ sở xác định giá trị an toàn của các hóa chất này đối với hệ sinh thái thủy sinh. Kết quả cho thấy, ốc vặn Angulyagra polyzonata nhạy cảm với Deltamethrin hơn Cypermethrin. Khả năng phục hồi của ốc giảm dần khi phơi nhiễm 48 giờ với pyrethroid và sau đó thả vào nước sạch 48 giờ (tại giá trị LC50, 70% ốc phục hồi khi tiếp xúc với Cypermethrin, 60% ốc phục hồi khi tiếp xúc với Deltamethrin). Hệ số tích lũy BCF của ốc với Cypermethrin lần lượt là 0,88; 26,29 tương ứng với thời gian phơi nhiễm kéo dài 1 ngày và 1 tháng.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 6; tr.891 -899

Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 6: 891-899. www.vnua.edu.vn



24

8.4

Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An/ Preliminary Environmental Risks Assessment Caused by Pesticide Residues in Nam Linh Commune, Nam Dan District, Nghe An Province

Trần Quốc Việt, Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Trường Sơn


Kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 4, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn được đưa vào sử dụng từ năm 1968 đến 1978, đến nay đã trải qua nhiều lần xáo trộn lớn do chiến tranh và hoạt động của con người. Hóa chất BVTV hiện còn tồn tại chủ yếu là DDT chôn lấp sau năm 1978. Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp đánh giá rủi ro được khuyến cáo bởi Tổng cục Môi trường đối với vùng tồn lưu hóa chất BVTV. Kết quả cho thấy đất khu vực nền kho còn tồn tại DDT tổng số với nồng độ lên đến 2.973 mg/kg (vượt hàng trăm lần so với QCVN 54: 2013/BTNMT) và cần được xử lý triệt để. DDT từ hố chôn trước đây có sự lan truyền theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng nhưng không quá 7 m, đã có sự xâm nhập vào nước mặt (28,175 mg/l trong ao lân cận), vào thực vật (0,607 mg/kg thân chuối tiêu) nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn vào nước ngầm. Các rủi ro tiếp xúc với hóa chất trong hố chôn, đất ô nhiễm nặng, nước mặt bị ô nhiễm là các rủi ro trực tiếp có ảnh hưởng nghiêm trọng cần kiểm soát. Các ảnh hưởng khác do tiếp xúc với bùn ô nhiễm, nước ngầm và thức ăn nhiễm DDT có giá trị thấp hơn cũng cần được phòng trừ..

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 12; tr. 1956-1963

Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 12: 1956-1963;

www.vnua.edu.vn


Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 247.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương