Vài Chuyện Bạn Và Tôi Học Phật tt. Thích Phổ Huân o0o Nguồn



tải về 1.71 Mb.
trang25/28
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.71 Mb.
#29618
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

Mầu nhiệm lời kinh xưa

Thưa bạn, ngẫm nghĩ rồi cũng phải thưa, chuyện thật là huyền diệu sự lưu truyền gìn giữ kinh văn cho đến ngày nay. Ngày nay chúng ta biết được Phật pháp, tu được pháp Phật có phải là do kinh văn không? Thưa tuyệt đối là vậy. Biết được điều này ta thật vô cùng kính trọng, ghi ân chư vị Thánh Tăng đã có công hoằng truyền chánh pháp từ xưa cho đến nay. Kính xin được đảnh lễ quý Ngài.


Rồi lại càng nhớ đến ân đức cao sâu của Ngài A Nan, đã truyền tụng lại bao lời chân ngôn của Phật, để chư Thánh chúng thế hệ sau Ngài tiếp tục kết tập duy trì, cho đến rõ nét cụ thể viết lên bằng văn ngôn thi kệ. Từ đó tiếp tục trãi qua bao thăng trầm thay đổi, biến cố chiến tranh, xung đột từ trong nội bộ Tăng đoàn, đến thế lực bên ngoài hủy hoại tàn phá, mà kinh văn vẫn tiếp tục lưu truyền tồn giữ vượt khỏi không gian thời gian cho đến ngày nay.
Ngày nay người học Phật chúng ta nếu để tâm suy nghĩ tư duy, hẳn phải xúc động thương kính vui mừng biết bao! Thương kính chư vị tiền nhân đã hy sinh, đã bỏ mình quên thân giữ gìn chánh pháp, và vui mừng khôn tả cho ta ngày nay thật quá đại duyên, không một khó khăn nào phải đánh đổi, khi muốn tìm đọc lời kinh xưa.
Ngày nay chúng ta có biết bao phương tiện để đọc hiểu kinh Phật. So với ngày xưa thời tượng pháp, thời mà sau Phật tịch hơn năm trăm năm, thời này dù hãy còn nhiều Thánh Tăng; nhưng đối với giáo điển của Như Lai dù đã được kết tập thành văn cũng không phải dễ dàng được đọc, vì bản viết không được nhiều nên trở thành bảo vật, duy chỉ có Tăng sĩ mới được duyên tìm đọc. Nhưng có lẽ chỉ nghe mà thôi, chứ không thể tự cầm gọn trên tay mà nghiền ngẫm.
Dù vậy kể cả nghe cũng phải chờ nhân duyên Tăng chúng tụ về đọc tụng, hay ít ra cũng trong mùa an cư. Vì những dịp đông Tăng chúng mới đủ duyên chọn người vừa có kiến thức cao, vừa có sức khỏe giọng âm tốt để đọc đúng theo văn ngữ chấm câu, và đủ lớn cho mọi người nghe hiểu. Như thế, nghe đọc cũng là một chuyện chưa phải là dễ, nói gì sở hữu để đọc. Nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ sở hữu được dù vị đó có là trưởng lão trụ trì một ngôi chùa lớn; bởi lý do bảo vật pháp ngữ Như Lai được viết lại thật công phu và ít được phổ biến thời bấy giờ, cho nên chỉ có những bậc Tăng sĩ vừa liễu đạo lại sống nơi an toàn, chịu trách nhiệm gìn giữ nguyên bản hầu không bị sửa sai lệch lạc. Và như vậy muốn xin được mượn xem không phải là điều dễ.
Trường hợp nữa như thời kỳ đất nước được cai trị do một vì vua là Phật tử cư sĩ thuần thành, thì bảo vật lại được trân quý gìn giữ dưới sự giám sát của triều đình, như vậy cơ hội muốn nghe lại càng khó hơn, nói gì là được mượn xem. Thật ra điều này không phải là điều buồn cho chúng sanh bấy giờ, mà có thể nói rằng đây là một điều mừng, vì nếu không như vậy pháp Phật đâu được gọi là Pháp Bảo!
Chúng sanh không duyên tận mặt thấy pháp bảo, hoặc ít nghe được, đó là do tự chúng sanh đó chứ không do ai, vấn đề này bạn và tôi phải hiểu. Tất cả là tự nghiệp nhân quả của mình tạo ra; như nhân duyên tạo thiện ít, quả báo cũng tương ứng không thể khác hơn được. Dù vậy cũng chưa tuyệt đối cho rằng, hoàn cảnh những người ít duyên nghe kinh đọc tụng là không được thiện duyên lắm !
Họ có thể không được duyên tới gần nhìn xem pháp bảo mà chỉ có nghe, nhưng với tâm niệm tha thiết cầu học, lại tự tủi phận sám hối, tự hiểu đời trước vụng tu; thế là lần tu học đời này quyết tâm tinh tấn. Do vậy họ chỉ cần nghe, nghe ít nhưng nhất tâm; nhờ đó đạt được định tâm dễ dàng, và không ít người trong họ đã hóa thành thanh tịnh sống như bậc Thánh.
Như vậy ta thấy đời nay việc học Phật của chúng ta đã quá thuận duyên, đầy đủ mọi phương tiện; nhưng ngược lại tất cả chỉ biến thành kiến thức học hỏi như thế gian, vì chẳng thấy người đọc kinh, nghe kinh chứng được đạo! Dù có chăng nữa cũng chẳng dễ tìm được người đó để tu học bắt chước theo. Nguyên do thế nào vậy? Có lẽ vì kinh điển quá nhiều chăng? Nhiều quá rồi xem thường! Chẳng bao giờ bạn và tôi dám móng tâm như vậy; nhưng có thể đúng hơn là do ta chưa thật sự tin được sự nhiệm mầu của kinh.
Chúng ta vừa kể, người chỉ nghe thôi đã đạt định, đó có phải là sự nhiệm mầu? Thật đúng như thế, vì Phật lực gia bị từ nơi kinh mà ra. Chẳng gì thắc mắc nghi ngờ khó hiểu, do kinh là chân ngôn Phật nói, nên từ chân ngôn Phật lưu xuất linh diệu không thể nghĩ bàn, và khi người tụng đọc, trì niệm, tất nhiên pháp ngữ chân lý của Như Lai phát khởi sống lên từ người đó.
Sự gia bị của thiên thần hộ pháp khiến kinh có một thần lực, điều này mới có thể tồn tại cả đến mấy ngàn năm sau, có phải vậy không?
Chính vì từ trong kinh là một chân lý, một linh diệu nhiệm mầu, nên người tu học căn cứ theo mới trở thành bậc Thánh được. Điều này giống như định lý công thức toán học phải logic, để đưa vào phương trình thực nghiệm, thì đồ án công trình liên quan với toán học mới được thành công. Cho nên phải tin kinh là một định lý tỏa ra một sự giải thoát, sự linh diệu không thể nghĩ bàn.
Nhưng bạn và tôi vẫn có thể thắc mắc, tại sao ngay thời Phật kinh văn không được chép ra, mãi đến Phật tịch trải mấy trăm năm sau mới kết tập viết thành văn bản; để rồi khó tránh được dư luận nghi ngờ tất cả kinh Phật có thật là đúng hoàn toàn chân ngôn của Như Lai? Thưa bạn chúng ta có quyền thắc mắc, có quyền nêu ra mọi câu hỏi; tuy nhiên trước hết tạm tìm hiểu vấn đề thật hay không thật lời Như Lai nói, thì bạn và tôi phải xác định rằng, có hay không có người đắc pháp giải thoát từ kinh văn?

Thưa, tuyệt đối hoàn toàn là có, và hình ảnh sống động đó một lần nữa xin được nhắc đến Đại sư Huệ Năng, một người bằng xương bằng thịt đã chứng đắc quả vị Bồ Tát để lại minh chứng cho đời nhục thân bất hoại trong tư thế thiền tọa từ hơn ngàn năm nay. Bồ Tát Huệ Năng đã thực sự tìm thấy chánh đạo trong kinh Kim Cang, và điều lạ lùng nhất là Ngài chỉ nghe mà thôi chứ chẳng phải là người đọc thẳng vào kinh, bởi vì sự thị hiện tuyệt vời của Ngài là không biết chữ!


Có phải Bồ Tát Huệ Năng thị hiện hình ảnh như vậy để chúng sanh thời của Ngài cách Phật hơn ngàn năm, và thời chúng ta hôm nay cách Phật hơn hai ngàn năm trăm năm, tin rằng giáo điển Như Lai là một chân lý, một sự mầu nhiệm đúng như lời Đấng Toàn Giác khai thị.
Bạn và tôi nghĩ sao, chúng ta có còn thắc mắc kinh xưa của Phật nữa không?
Như thế ta không cần phải tra xét tìm kiếm lời Phật dạy chính xác trong đoạn nào của kinh, và lời của Bồ Tát có bao nhiêu đoạn, hoặc nghi ngờ hơn là lời của Phật chỉ có vài lời, còn tất cả chỉ là thế gian. Điều quan trọng nhất là ta hãy nên tin, kinh văn xuất hiện được đến ngày nay là do sự xuất hiện siêu việt của một vị Phật; nếu không có sự xuất hiện này, ta chẳng có đến một lời pháp ngữ, để đưa ta ra khỏi đau khổ luân hồi.
Vấn đề trong kinh có nhiều hay ít lời Như Lai, cũng chỉ là giải thích rõ thêm lời Như Lai dạy, và lời Như Lai dạy có ngắn có dài, có khó hiểu hay dễ hiểu, cũng chỉ là phương tiện nói ra ý của Như Lai, và cuối cùng lời Như Lai, là nhằm khai thị chánh pháp, chứ hoàn toàn không đưa người vào mê tín.
Và tại sao Như Lai khi còn báo thân tại thế, Ngài không dạy đệ tử ghi ra kinh văn để Ngài duyệt xét? Tất nhiên điều này hỏi để mà hỏi, và việc làm của Như Lai chỉ có Như Lai mới rõ, bạn và tôi có thắc mắc, hài lòng hay không, cũng chẳng hiểu được thế nào. Chúng ta nên biết chỉ so với đại đệ tử của Như Lai thôi ta đã mờ mịt tối mù rồi, huống gì hỏi Phật tại sao!
Nhưng bạn và tôi có quyền đoán! Phật không dạy ghi lại kinh văn trong lúc Ngài còn hiện diện với đệ tử, có lẽ vì Ngài cho rằng đó chỉ là việc làm của thế gian, việc không phải sinh tử gấp rút, việc sẽ chạy theo ngôn từ văn chương, việc sẽ trở thành rắc rối hỏi đi hỏi lại, và nhất là việc sẽ dựa vào đó, bám vào đó, ỷ lại vào đó, để không còn dụng công nỗ lực uống từng lời của Như Lai, và sống với lời Như Lai, sau khi đã nghe Như Lai khai thị. Bởi vì sao? Bởi vì pháp Như Lai là thực hành, là chân lý chứ không phải có bấy nhiêu để viết, rồi chấp vào, rồi sinh ngã mạn tự cao. Quả như vậy mới đúng là Như Lai, đúng là Đấng Toàn Giác, Ngài đã từ bi phương tiện tuyệt vời thị hiện dạy cho chúng sanh như thế.
Hơn nữa Như Lai còn có A Nan một vị Bồ Tát lớn thị hiện làm thị giả rõ biết được điều này, nên Ngài hoan hỷ để các pháp tự khởi lên theo nhân duyên của nó. Như thế mà khi Thế tôn tịch A Nan đã làm nhiệm vụ nhắc lại hầu hết tất cả bài Pháp của Phật bằng trí nhớ siêu việt của Ngài; nhưng cũng phải cả mấy trăm năm sau mới được ghi lên bản lá, vì trong thời gian này chánh pháp vẫn còn hiển hiện qua sự hiện diện rất nhiều Thánh Tăng. Đến khi bản văn được ghi, đó là lúc chư Thánh Tăng đã thấy thời kỳ sắp chuyển qua tượng pháp, và sẽ dần đến mạt pháp.
Và khi kinh pháp được chính thức theo chư vị Thánh Tăng rời khỏi Thiên Trúc, ta có thể nói rằng kinh pháp bấy giờ là thần lực đưa các Ngài đi, vì chính kinh pháp là một Phật tích, một bảo vật thần kỳ diệu dụng như chính hình bóng Như Lai. Dù trên thực tế các Ngài đã liễu đạo, nhưng lời kinh vẫn là nơi các Ngài quy hướng về đấng Thế Tôn. Hình bóng Thế Tôn sẽ hiện ra trong kinh rõ hơn nơi tàng thức của chư vị, nhất là chư vị mới vào sơ quả. Chúng ta nên biết, đối với chư Thánh Tăng sống trong giai đoạn Phật vừa tịch chỉ vài trăm năm, thì hình ảnh Phật vẫn còn như sống cạnh các Ngài, rồi bên cạnh còn là những tháp thờ xá lợi Thế Tôn nữa, cho nên Kinh văn bấy giờ đối với quý Ngài chẳng khác xá lợi của Như Lai. Do đó các Ngài hẳn đã kính mộ thương tưởng không gì hơn. Tóm lại lời kinh được ghi lại hoàn toàn từ nơi chư vị Thánh Tăng, và trải thời gian lâu xa như vậy đó là một nhân duyên. Tất nhiên như đã nói, hãy nhìn lại sự việc tu chứng của người thực hành theo kinh văn mới là một điều đáng học của người học Phật.
Trước khi bạn và tôi có thể tạm dừng đề tài này nơi đây, tôi lại một lần nữa không thể không nhắc đến Ngài Huyền Trang, một hình ảnh thị hiện tuyệt vời, liên hệ đến sự nhiệm mầu lời kinh xưa.
Nhiệm mầu về kinh giải thoát của Như Lai và nhiệm mầu về Đại sư Huyền Trang có lẽ chỉ là một. Ngài không phải là một phàm nhân, Ngài không phải làm nhiệm vụ đi tìm kinh chỉ vì cho Trung Hoa nơi bản thổ của Ngài, vì ngày nay kinh Ngài mang về đã là của chung cho nhân loại. Ngài phải chính là Bồ Tát đã từng học với Phật, mới có thể thị hiện làm được việc này. Cho nên sự phi thường khiến làm nhiều người thắc mắc, làm sao Đại sư có thể vượt qua đoạn đường dài cả chục ngàn cây số, với bao nguy hiểm của rừng sâu núi thẳm, sa mạc hoang vu, sự kiện đó cho tới giờ đã hơn ngàn năm thế gian chưa hiểu được.
Và lạ kỳ hơn, chính Ngài người đi tìm Phật tích từ Trung Hoa trở lại là người có công giúp các nhà khảo cổ cận đại, làm sống dậy thêm Thánh Tích Như Lai. Sự kiện là vì trải qua các thời kỳ chiến tranh, Thánh tích Phật giáo bị hủy diệt, người ta bấy giờ đã nhờ vào ký sự chiêm bái thỉnh kinh của Ngài để tìm lại di tích. Như thế Ngài có phải là một hình ảnh mầu nhiệm phát xuất từ việc thỉnh kinh! Chỉ có chân kinh nhiệm mầu mới phát sinh một Thánh Tăng Huyền Trang vĩ đại của Trung Hoa, và là một nhà chiêm bái học Phật thế giới. Nói cho cùng kinh Phật là một thần lực tuyệt vời, một chân lý cụ thể, đã và đang sinh ra bao Thánh Tăng từ xưa đến nay.
Lại nữa một chuyện phi thường về sự huyền diệu của kinh, được kể qua cuộc đời dịch kinh của Đại sư Cưu Ma La Thập*. Khi qua Trung Hoa hoằng truyền giáo pháp Như Lai bằng việc dịch kinh hoằng đạo; trước khi thị tịch vì muốn xác nhận kinh Ngài dịch chính là chánh pháp Như Lai, Ngài nguyện rằng những kinh mà Ngài dịch xưa nay, nếu quả đúng kinh Phật, thì xin khi thiêu đốt nhục thân của Ngài lưỡi sẽ còn nguyên vẹn, nếu không phải chánh pháp lưỡi sẽ cháy rụi theo thân. Quả thật sau lễ trà tỳ lưỡi của Ngài còn sót lại, để cho hậu thế một niềm tin đúng như chánh pháp.
Đây là một sự biểu thị huyền diệu của kinh mà tất cả chư vị Thánh Tăng đã được gia bị, và đó đã trả lời tất cả những gì Phật dạy được lưu lại qua sự nhiệm mầu diễn tả trên trang kinh.
______________
* Ngài sanh trưởng tại Dao Tần (Koutcha) xứ Tân Cương, bấy giờ vào thế kỷ thứ tư Tây lịch. Ngài là bậc danh Tăng đức độ, một trong những nhà dịch kinh lớn của Trung Hoa. ( xin xem thêm Phật học Từ Điển Đoàn Trung Còn).
---o0o---


tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương