VỚi các nưỚc và khu vựC



tải về 1.8 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Dương Huân, Về quy luật và tính quy luật trong quan hệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2/2006.

[2] Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị TW 8 khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.52.

[3] Tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa CHXHCNViệt Nam và LB Nga, Báo Nhân Dân, ngày 2/3/2001.

[4] Tlđd.

[5] Báo Nhân Dân, ngày 11/6/2005.

[6] Vũ Dương Huân (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2002), Hà Nội, 2002, tr.301.

[7] Thông cáo chung Việt Nam - Liên bang Nga, Báo Nhân Dân, ngày 13/9/2007.

[8] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Liên bang Nga V. Putin… Báo Nhân Dân, ngày 12/9/2007.

[9] Tư liệu Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.


B¦íC PH¸T TRIÓN MíI
CñA MèI QUAN HÖ VIÖT NAM - ÊN §é
TRONG NH÷NG N¡M §ÇU THÕ Kû XXI

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






GS.TS Nguyễn Cảnh Huệ*


Với truyền thống hữu nghị lâu đời, bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trong bối cảnh của thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đạt tới bước phát triển mới, mà đỉnh cao có thể nói là kết quả của chuyến thăm chính thức Ấn Độ vào năm 2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với việc nâng quan hệ hai nước thành mối quan hệ chiến lược toàn diện.

Vậy, những nhân tố nào đã chi phối, đưa đến bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, những biểu hiện chủ yếu của bước phát triển mới này là gì? triển vọng của mối quan hệ này sẽ ra sao? Bài viết này sẽ cố gắng tập trung làm rõ những vấn đề trên.



1. Những nhân tố chi phối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI

1.1. Nhân tố chủ quan

Về nhân tố chủ quan đưa đến bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI, theo chúng tôi, gồm những nhân tố chính là: mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai nước; có nhiều điểm tương đồng, gần gũi; vị trí quan trọng của mỗi nước trong chính sách đối ngoại; chính sách “hướng Đông “ của Ấn Độ…

- Về mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, chúng ta biết rằng,
Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ trên dưới 2.000 năm và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đã để lại những dấu ấn đậm nét, tạo thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Bước sang thời kỳ hiện đại, với sự dày công vun đắp của các vị lãnh đạo tiền bối như Hồ Chí Minh, M. Gan di, J. Nehru…, quan hệ hai nước phát triển sang một thời kỳ mới, ngày càng tốt đẹp. Hai nước đã tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Từ năm 1975 trở đi, khi nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, đi lên xây dựng chế độ mới, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đây là cơ sở quan trọng nhất, theo chúng tôi, để hai nước tiến tới thiết lập đối tác chiến lược trong thế kỷ XXI.

- Về những điểm tương đồng gần gũi, có thể nói, Việt Nam, Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về văn hoá (hai nước cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông, văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Ấn Độ như tôn giáo, kiến trúc…), tương đồng về lịch sử (cùng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ để giành độc lập, đều đang tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới hiện nay…; có trình độ phát triển tương tự như nhau; có quan điểm chung về những vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế…

- Vị trí quan trọng của mỗi nước trong chính sách đối ngoại.

Trong chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá của mình,


Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước bạn truyền thống. Ấn Độ chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam vì Ấn Độ không chỉ là nước láng giềng mà còn là nước bạn truyền thống của Việt Nam. Với Ấn Độ, trong khi thi hành chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế cũng rất coi trong quan hệ với các nước láng giềng. Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại này. Điều này được thể hiện rất rõ trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.

- Chính sách “hướng Đông” được Ấn độ thực hiện từ năm 1991 với phạm vi không gian bao gồm một khu vực rộng lớn chạy dài từ New Zealand lên


Đông Nam Á cho đến tận vùng Đông Bắc Á. Trong chính sách “hướng Đông”, Đông Nam Á trở thành khu vực được Ấn Độ quan tâm đặc biệt, mà Việt Nam với mối quan hệ hữu nghị lâu đời với Ấn Độ được coi là tâm điểm của khu vực được quan tâm đặc biệt đó. Ấn Độ coi Việt Nam là “bàn đạp” để mở rộng quan hệ với các nước ASEAN và sau đó vươn ra khu vực. Điều này được các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhiều lần khẳng định. Năm 1994, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, khi hội đàm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng N.Rao khẳng định: “Ấn Độ ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác đặc biệt. Vì vậy, Ấn Độ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả mọi lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng”. Gần đậy, năm 2007, khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Niu Delhi trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói: “Chúng tôi coi sự hợp tác với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập với toàn khu vực. Ấn Độ và Việt Nam có chung các mục tiêu và thường có quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế. Chúng tôi hy vọng Việt Nam ủng hộ Ấn Độ tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết với khu vực ASEAN” [1].

Việc thi hành và đẩy mạnh chính sách “ hướng Đông” của Ấn Độ là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Trên đây là những nhân tố chủ quan chính đưa đến bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

1.2. Nhân tố khách quan

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự tiếp tục phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư; những biến động phức tạp của tình hình thế giới tạo nên sự thách thức to lớn đối với hoà bình, an ninh của mỗi nước, cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới; chính sách của những nước lớn trong việc phát triển quan hê với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng… đã chi phối đến sự phát triển của quan hệ


Việt Nam - Ấn Độ.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga rút khỏi cứ cứ Cam Ranh của


Việt Nam, Mỹ rút khỏi căn cứ ở Philippines đã tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á - một khu vực giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, giao thông, quân sự của thế giới. Thêm vào đó, sự phát triển với tốc độ cao và rất năng động của các nền kinh tế ở khu vực này đã có sức hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới, nhất là những cường quốc đã tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng - Đó là Trung Quốc, Nhật, Mỹ, EU, Nga, Hàn Quốc…. Nhiều nước trong số đó muốn Việt Nam là “cầu nối” để họ vươn ra phát triển quan hệ với các nước trong khu vực. Chính sách đó của các nước trên gặp thuận lợi là nhiều nước ở Đông Nam Á cũng muốn tăng cường quan hệ với những nước lớn để một mặt, tạo ra một sự “cân bằng” quyền lực giữa các nước lớn ở khu vực này với mong muốn khu vực này không biến thành “bãi chiến trường” - khu vực tranh giành quyền lực của các cường quốc như trước đây; mặt khác để tranh thủ vốn, công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, nhiều Hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa những nước trên đã được ký với các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy mối quan hệ, hợp tác. Trong số những nước tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á thời kỳ trên, có thể nói tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Nhật Bản. Vì vậy, ở đây, chúng tôi xin được điểm qua về chính sách và quan hệ của hai nước này với Việt Nam như là nhân tố khách quan quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển lên một bước mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

- Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam và quan hệ Trung Quốc - Việt Nam.

Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, chiếm một vị trí rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Chiến tranh lạnh kết thúc đã xuất hiện môi trường thuận lợi cho Trung Quốc cải thiện và đẩy mạnh quan hệ với các nước Đông Nam Á. Để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, nhiều hiệp định song phương và đa phương giữa Trung Quốc với ASEAN đã được ký kết. Một bước đột phá trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN là ngày 4/11/2001, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 8 các nước ASEAN tại Phnôm Pênh, các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN,


Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Đây là Khu vực mậu dịch tự do với số dân đông nhất từ trước đến nay (khoảng 1,8 tỷ người). Trung Quốc đã là thành viên của ARF, ASEAN+3, ASEAN+1… và trong khuôn khổ những cơ chế này, quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi bình thường hoá (1991) đến nay đã phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, nhất là về chính trị, kinh tế theo tinh thần 16 chữ, trở thành mối quan hệ chiến lược toàn diện và là một trong những mối quan hệ song phương phát triển nhanh nhất của Việt Nam hiện nay… Quan hệ kinh tế, nhất là về thương mại, phát triển rất nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,65 tỷ USD (năm 2002), 4,87 tỷ USD (năm 2003) [2] và lên tới trên dưới 20 tỷ USD/năm hiện nay, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Như vậy, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ trong việc phát triển quan hệ với khu vực này, nhất là về quan hệ kinh tế-thương mại. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - một nước lớn và luôn luôn là đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt, nhất là trong việc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á là nhân tố khách quan quan trọng thúc đẩy Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ với ASEAN.

- Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và quan hệ Nhật Bản-Việt Nam.

Đông Nam Á án ngữ con đường giao thông thương mại hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng từ Đông sang Tây, con đường có thể coi là có ý nghĩa sống còn đối với Nhật Bản. Thêm vào đó, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn… Đông Nam Á có vị trí rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo ra môi trường rất thuận lợi để Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ với khu vực này, trong đó Việt Nam được coi là một mắt xích quan trọng. Trong bài phát biểu tại Singapore ngày 14/1/1997, Thủ tướng Riutarro Hashimôtô nói: “cần mở rộng mối quan hệ bạn hàng hợp tác bình đẳng giữa Nhật Bản và ASEAN thành sự hợp tác sâu rộng hơn trong kỷ nguyên mới”.

Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước ASEAN phát triển một cách mạnh mẽ. Nhật Bản đến nay là một trong những nước dẫn đầu trong quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển của ASEAN. Nhật Bản tích cực ủng hộ các chương trình kinh tế của ASEAN như AIA, AICO và AFTA…

Trong bối cảnh Nhật Bản đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10/2006, Chính phủ hai nước quyết tâm tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương với tư cách là đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á [3]. Đến nay, Nhật Bản là một trong những nước chiếm vị trí hàng đầu trên nhiều lĩnh vực trong quan hệ kinh tế với Việt Nam như: thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA).



Về thương mại, trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Nhật Bản luôn là một trong những bạn hàng lớn hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1998 là 2,950 tỷ USD, năm 2000: 4,871 tỷ USD, năm 2003: 5,902 tỷ USD, năm 2006: 9,9 tỷ USD. Hai bên phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2010 lên 15 tỷ USD.

Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 3/2007, Nhật Bản đã có 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan).



Về viện trợ phát triển (ODA), trong nhiều năm nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Việt Nam. Từ năm 1992 – 2005, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD [4].

Nhật Bản đã cam kết giúp Việt Nam xây dựng những công trình lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam như: Khu công nghệ cao Hoà Lạc, tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc - Nam…

Như vậy, từ đầu những năm 90 trở đi nói chung và từ đầu thế kỷ XXI đến nay nói riêng, Nhật Bản rất coi trọng việc phát triển quan hệ với các nước
Đông Nam Á, nhất là đối với Việt Nam.

Tóm lại, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, do tình hình mới của thế giới cũng như của Việt Nam như sự gặp nhau về lợi ích, quan hệ giữa những nước lớn, trước hết là Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á, mà Việt Nam là một mắt xích quan trọng, được đẩy mạnh. Là một nước lớn trong khu vực, lại có quan hệ lâu đời và gắn bó với các nước Đông Nam Á, nhất là với Việt Nam, Ấn Độ không muốn là nước chậm chân trong việc giành ảnh hưởng đối với khu vực rất quan trọng này. Sự tăng cường quan hệ của các nước lớn, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản với Việt Nam là nhân tố khách quan quan trọng thúc đẩy Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam, từ đó đưa quan hệ hai nước phát triển lên một bước mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI.



2. Bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI

Trên nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp, sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hai nước đã có bước phát triển mới mà tiêu biểu là hai nước đã xác lập đối tác chiến lược, là những con số “khá ấn tượng” trong quan hệ thương mại, đầu tư …



2.1.Trên lĩnh vực chính trị: xác lập mối quan hệ chiến lược

Sau Chiến tranh lạnh, mặc dù tình hình thế giới có những biến chuyển hết sức to lớn theo chiều hướng phức tạp, bất lợi cho lực lượng cách mạng, hoà bình và tiến bộ, nhưng mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ vẫn không ngừng được củng cố và phát triển, nhất là bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI.



Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 1-2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee đã tuyên bố: “Lịch sử cũng như địa lý đã gắn chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới, phấn đấu vì hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác bền vững giữa các quốc gia châu Á”. Mối quan hệ hai nước phát triển lên một bước cao hơn thể hiện qua chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Manh. Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ nêu rõ: “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với các thách thức mới của toàn cầu hoá, mối đe doạ của khủng bố quốc tế. Hai bên phấn đấu phát triển khía cạnh chiến lược trong quan hệ đối tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới”. Đặc biệt, quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới bằng kết quả chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7-2007. Thủ tướng hai nước khẳng định quyết tâm củng cố quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thông qua việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Mới. Quan hệ đối tác này sẽ gắn kết và giúp đa dạng hoá và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong môi trường quốc tế biến đổi nhanh chóng trong những năm tới. Quan hệ Đối tác Chiến lược mới này sẽ bao gồm các quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễn đàn khu vực và đa phương.

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Để tương xứng với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, mong muốn, nỗ lực của hai bên và nhất là với mối quan hệ chiến lược mà hai nước đã thiết lập, quan hệ kinh tế, trước hết là trên lĩnh vực thương mại, đầu tư Việt Nam - Ấn Độ có bước chuyển biến mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Về thương mại, kim ngạch thương mại hai nước tăng khá nhanh trong những năm gần đây: nếu như năm 1995 mới chỉ đạt 104 triệu USD, năm 2000 là 224,3 triệu USD thì đến năm 2004 lên tới 667 triệu USD và đạt tới hơn 1 tỷ USD năm 2007. Lãnh đạo hai nước quyết tâm nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2010.

Về đầu tư, tính tới ngày 22/6/2008, Ấn Độ có 29 dự án với vốn đầu tư thực hiện ở Việt Nam là 580. Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam với các dự án lớn. Đó là, tháng 2/2007, Tập đoàn Essar đã ký thoả thuận đầu tư một dự án sản xuất thép cán nóng tại


Việt Nam trị giá 527 triệu USD; tháng 5/2007, tập đoàn Tata ký thoả thuận khai thác mỏ và đầu tư vào nhà máy thép Thạch Khê trị giá 4 tỷ USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Có nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn của Ấn Độ đang chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam [5].

Có thể nói, so với các mối quan hệ khác của Việt Nam, quan hệ kinh tế


Việt Nam - Ấn Độ còn hạn chế, nhưng những con số trên cho thấy, quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ những năm đầu của thế kỷ XXI đã có bước phát triển mới so với năm 90 trở về trước. Đạt được kết quả đó là có sự nỗ lực to lớn của Chính phủ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp… của hai nước.

Quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác như:an ninh, quốc phòng, văn hoá-khoa học kỹ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt, Thủ tướng Ấn Độ khẳng định cam kết của Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thông qua viện trợ và cung cấp tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những nhu cầu mà phía Việt Nam đưa ra ở những thời kỳ khác nhau.

Cùng với quan hệ song phương, hai bên luôn có sự hợp tác khăng khít trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN - Ấn Độ, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao Đông Á, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hợp tác sông Hằng - sông Mê Công, Phong trào Không liên kết [6].

Chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 7/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành công tốt đẹp. Dư luận đánh giá cao kết quả, ý nghĩa chuyến thăm Ấn Độ lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, coi đây là một bước “đột phá” trong quan hệ hai nước. Có thể nói, việc xác lập mối quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ một mặt, thể hiện sự phát triển logic của mối quan hê truyền thống giữa hai nước, mặt khác tạo ra những khả năng, động lực to lớn để mối quan hệ này tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn. Điều này không chỉ tạo ra những khả năng to lớn cho mỗi nước trong công cuộc xây dựng và bảo vê đất nước, mà còn là sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp hoà bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Như vậy, với truyền thống hữu nghị lâu đời và ngày càng phát triển tốt đẹp, toàn diện, sâu sắc, bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã có bước phát triển mới mà đỉnh cao là hai nước đã thiết lập mối quan hệ chiến lược toàn diện.

3. Triển vọng của quan hệ hai nước

Với bề dày của mối quan hệ, những thách thức đã vượt qua và thành tựu đã đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách và phát triển ngày càng tốt đẹp. Cơ sở của dự báo này là:



Thứ nhất, với mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, với những thành tựu to lớn mà hai nước đạt được, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, cùng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, những kinh nghiệm từ sự thành công hay chưa thành công … là hành trang quý báu để hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ, tương xứng với mối quan hệ chiến lược mà lãnh đạo hai bên đã xác định.

Thứ hai, hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá, quan điểm trong những vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như về hoà bình, an ninh, hợp tác phát triển, cùng chia sẻ về an ninh của nước mình trước những nguy cơ từ bên ngoài.

Thứ ba, có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác: hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước; Việt Nam được Ấn Độ xác định là “bàn đạp” để Ấn Độ vươn ra mở rộng với các nước trong khu vực; Việt Nam có thể hợp tác, có thể chuyển giao những công nghệ hiên đại của Ấn Độ như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp…

Thứ tư, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc tăng cường quan hệ, mà thể hiện sinh động nhất là đã thành lập mối quan hệ chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.…

Thứ năm, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức từ tình hình khu vực và thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển. Đó là: sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ, thương mại - đầu tư quốc tế… Mặt khác, việc củng cố, thắt chặt quan hệ hai nước nhằm giúp mỗi nước đối phó một cách hiệu quả hơn với những thách thức, nguy cơ từ bên ngoài như: phòng chống tội phạm, khủng bố quốc tế, buôn lậu ma tuý, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, HIV/AIDS…, góp phần gìn giữ hoà bình an ninh ở khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://vietnamnet.vn/chinhtri

[2] Nguyễn Duy Quý (Chủ biên), Tiến trình hợp tác Á-Âu và những đóng góp của Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 2006, tr.413-414.

[3] Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản, http://www.vnanet.vn

[4] Thông tin cơ bản về Nhật Bản và quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, http://www.mofa.gov.vn

[5] Thông tin cơ bản về Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, http://www.mofa.gov.vn




tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương