VỚi các nưỚc và khu vựC


[4] Victor Lieberman, Strange Parallels. Southeast Asia in Global Context, c 800-1830. Volume 1: Integration on Mainland. Cambridge: Cambridge University Press 2003, Chapter 4



tải về 1.8 Mb.
trang3/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

[4] Victor Lieberman, Strange Parallels. Southeast Asia in Global Context, c 800-1830. Volume 1: Integration on Mainland. Cambridge: Cambridge University Press 2003, Chapter 4



C¶I C¸CH GI¸O DôC §¹I HäC VIÖT NAM –
NH¢N Tè MíI TRONG QUAN HÖ §èI NGO¹I VIÖT NAM NH÷NG N¡M §ÇU THÕ Kû XXI

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






S Đào Minh Hồng*


Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc
Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

1. Đảng ta đã xác định: GD-ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp GD-ĐT đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống giáo dục Việt Nam dường như không có khả năng cung cấp những lao động có tay nghề cao cần thiết cho một nền kinh tế hiện đại. Tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới xếp giáo dục đại học của Việt Nam đứng thứ 93/131 nước, sau cả Bôlivia, Xrilanca, thua xa Thái Lan (44), Philippines (62) và Indonesia (65). Trong khi đó, Trung Quốc có một đội ngũ đông đảo những kỹ sư tài năng và các trường đại học có nhiều bài viết nghiên cứu được đăng trên các tạp chí nghiên cứu có uy tín trên thế giới1.

Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp, đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cập của nguồn nhân lực2 [2]. Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của GD-ĐT đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước.

Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hoá lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi có tính cách mạng nền GD-ĐT. Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuối thế kỷ XX là chuyển hệ thống GD-ĐT cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thống GD-ĐT mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thông tin và tri thức.

Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để, có tính cách mạng nền giáo dục đại học là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hoá3 [3].

Tháng 1/2005, Chính phủ thông qua Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2020, GDĐH Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới. Đến năm 2010, có ít nhất 40% GV đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ. Đến năm 2020, ít nhất 60% GV đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ. Các trường ĐH lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở GDĐH vào năm 2010 và 25% vào năm 2020. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 có một trường đại học lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu của thế giới. Nhưng thế giới không đứng yên một chỗ để ta phấn đấu. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định như vậy tại hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức vào ngày 7/1/2008.

Với những nhiệm vụ quan trọng như trên, GDĐH Việt Nam thật sụ đã trở thành tâm điểm trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây.



2. Vị trí của cải cách giáo dục đại học trong quan hệ “quan hệ đối tác vì sự phát triển” với các quốc gia châu Âu

Năm 2008 có lẽ được coi là năm mà quan hệ Việt – Anh đạt đến một bước phát triển mới. Đối tác vì sự phát triển “toàn diện, ổn định và lâu dài”. Năm này cũng là năm kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Anh (1973 - 2008) Đóng góp không nhỏ cho sự nâng tầm của mối quan hệ đó thì nhân tố về hợp tác giáo dục có một vai trò quan trọng. Hợp tác về GD-ĐT giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước kể từ khi Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Trong chuyến thăm Anh vào đầu năm nay (từ 3-6/3/2008) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại cuộc hội đàm đêm 5/3 tại Văn phòng Thủ tướng Anh Gordon Brown, Thủ tướng hai nước đã thống nhất nhiều biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Anh; ra Tuyên bố chung, nhất trí cùng nỗ lực đưa quan hệ hợp tác song phương lên một bước mới, sâu rộng hơn, trở thành quan hệ đối tác
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Anh trong thời gian qua. Anh hiện đứng thứ ba trong số các nước Liên minh châu Âu đầu tư vào Việt Nam, đồng thời là nước viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam lớn nhất trong Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao hoạt động hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước, nhấn mạnh đây là một trong những ưu tiên hợp tác hàng đầu trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác giáo dục, tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo, liên kết các trường đại học, đào tạo giảng viên đại học, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên tiếng Anh và tăng cường năng lực giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Thủ tướng Gordon Brown ủng hộ việc tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; cam kết tăng cường đào tạo tiếng Anh cho Việt Nam, nhất là đào tạo giáo viên tiếng Anh cho các trường trung học cơ sở; tăng cường nguồn hỗ trợ cho học sinh nghèo đi học; khẳng định Việt Nam là một trong 17 đối tác ưu tiên thương mại của Anh. Thủ tướng Gordon Brown cũng đề cập đến việc hợp tác song phương trong lĩnh vực nhập cư, chống buôn bán người trái phép và tội phạm có tổ chức; đề nghị hai nước hợp tác chặt chẽ hơn, tạo kiện thuận lợi và khuyến khích nhập cư hợp pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, giáo dục và du lịch giữa hai nước.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác về chính trị, giáo dục giữa hai nước; chứng kiến Bộ Phát triển quốc tế Anh trao Chương trình hành động của Chính phủ Anh từ nay đến năm 2010 cho Việt Nam với trên 100 triệu USD hỗ trợ không hoàn lại mỗi năm. Hiện nay có khoảng 6.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở Anh.

Việt Nam và Anh đã ký Thoả thuận cấp Chính phủ về hợp tác giáo dục đào tạo, nhất trí dự án hỗ trợ Việt Nam đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh, sẽ phát triển tiếng Anh trở thành thế mạnh trong giao tiếp của Việt Nam, dự án xây dựng trường Đại học Apollo, 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thiết lập khoảng từ 40 đến 60 liên kết trường học các cấp giữa hai nước. Hệ thống các trường đại học Anh cam kết hỗ trợ đào tạo khoảng 500 tiến sỹ cho Việt Nam4.

Trước đó, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến trường Đại học Tổng hợp (University London), một trong những trường đại học lâu đời và đa dạng nhất của Anh, gồm 19 trường đại học khác nhau, Thủ tướng mong muốn Vương quốc Anh, một nước có nền giáo dục phát triển ở trình độ cao, sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả và thiết thực trong công cuộc cải cách, chấn hưng nền giáo dục.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác đào tạo đại học, sau đại học với các nước phát triển trên thế giới và nhất là với các trường đại học danh tiếng của Vương quốc Anh.

Liên tiếp trong những tháng hè của 2008 với hàng loạt các sự kiện tiếp theo, quan hệ Việt – Anh đã khẳng định những gì chính phủ hai bên đã cam kết, thúc đẩy mối quan hệ này đến với kỷ niệm 35 thiết lập quan hệ ngoại giao bằng những thành tựu nổi bật. Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Công tước xứ York - Hoàng tử Anh En-đơ-ru (Andrew), Đại diện đặc biệt của Chính phủ Anh về Thương mại và Đầu tư quốc tế sang thăm Việt Nam từ ngày 6 đến 10 tháng 9 năm 2008. Trong buổi làm việc chung giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Hoàng tử Anh Andrew ngày 8/9 tại Hà Nội, hai bên cũng nhất trí cho rằng, trước mắt Việt Nam và Anh cần sớm triển khai cụ thể và hiệu quả Hiệp định hợp tác về giáo dục - đào tạo đã được ký giữa hai Chính phủ. Việt Nam luôn mong muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu. Vì lẽ đó mà bên cạnh hợp tác văn hoá, kinh tế, hợp tác giáo dục chính là cầu nối quan trọng trong quan hệ giữa hai nước trong những năm qua, đưa nền giáo dục danh tiếng của Anh đến với Việt Nam.

Một bước triển khai quan trọng Hiệp định đó là việc Hoàng tử Andrew cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân dự lễ trao giấy phép cho Dự án Đại học Apollo. Theo đó, sẽ có trường Đại học Anh quốc đầu tiên tại Việt Nam với trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh. Hoàng tử Andrew nhấn mạnh: “Đại học Anh quốc không chỉ mang tinh hoa giáo dục Anh quốc đến Việt Nam mà còn thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”. Anh là quốc gia thứ hai mà Việt Nam ký Dự án xây trường Đại học, sau Đức.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Mark Kent cho biết trong thời gian tới, nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu khác của Anh sẽ mở chi nhánh tại Việt Nam như Đại học London, Đại học Southampton... Cho đến nay, hợp tác GD-ĐT giữa Việt Nam và Anh đã phát triển và mở rộng ở mọi cấp, bậc và hình thức.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho đến nay, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam đến theo học tại các trường đại học của Anh vào khoảng 6.000 sinh viên. Con số này tiếp tục tăng lên và rất đáng chú ý là số lượng các sinh viên Việt Nam đến Anh để học lấy bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ cũng đang tăng lên nhanh chóng, Riêng trong tháng 7/2008, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã cấp hơn 400 visa cho sinh viên Việt Nam sang Anh.

Cả vương quốc Anh và Việt Nam cũng nhất trí đánh giá hợp tác GD-ĐT là ưu tiên hàng đầu của hai nước. Trước mắt, hai bên cần triển khai cụ thể và hiệu quả Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ về GD-ĐT. Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của Hoàng gia và Chính phủ Anh đối với việc phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này; cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại Anh sẽ là cầu nối quan trọng, góp phần củng cố tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong những năm tới. Anh hiện là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), cùng cộng đồng quốc tế góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục.

Từ ngày 11 đến 13/9, Bộ trưởng Tư pháp Anh Jack Straw kết thúc chuyến thăm Việt Nam, trước khi về nước, trả lời phỏng vấn Đài BBC (Anh) Ông khẳng định Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong chính sách của Chính phủ nước này.
Bộ trưởng Straw nêu rõ: “Thủ tướng Việt Nam đã ngỏ ý muốn Anh giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục và kinh nghiệm về môi trường”5.

Một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực liên kết giáo dục là sự kiện khai trương Trường Đại học Anh quốc ngày 8/9 tại Hà Nội nhân chuyến thăm


Việt Nam của Công tước xứ York - Hoàng tử Andrew. Tiếp Công tước xứ York, Hoàng tử Vương quốc Anh Andrew, đại chiều 9/9 tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, trong thời gian tới, hai nước tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó dành ưu tiên cho phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và giáo dục đào tạo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong chuyến thăm Anh tháng 3/2008 vừa qua, Thủ tướng và Thủ tướng Anh Gordon Brown đã ra Tuyên bố chung nhất trí phát triển quan hệ hai nước thành “Quan hệ đối tác vì sự phát triển” toàn diện, ổn định và lâu dài, trong đó thương mại-đầu tư và giáo dục-đào tạo là hai ưu tiên hàng đầu; Thủ tướng vui mừng nhận thấy chương trình chuyến thăm Việt Nam lần này của Hoàng tử Andrew tập trung chủ yếu vào hai ưu tiên nói trên. Thủ tướng cũng mong muốn Chính phủ Anh tăng chỉ tiêu học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tại Anh, đồng thời giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh6.

Cho đến nay, hợp tác về GD-ĐT giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã phát triển và mở rộng ở nhiều cấp bậc và hình thức. Hai bên đã tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo, liên kết các trường đại học, đào tạo giảng viên đại học… góp phần đưa hợp tác về GD-ĐT giữa hai nước lên một tầm cao mới7.



Trong tháng 3/2008, sau chuyến thăm chính nước châu Âu là Anh, CHLB Đức và Ireland, Thủ tướng đã tổng kết bốn vấn đề cơ bản bao gồm:

Một là, chuyến thăm đã góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với Anh, Đức và Ireland, đưa các mối quan hệ này lên một tầm cao mới vì lợi ích chung. Tại Anh, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước lên bước phát triển mới, sâu rộng hơn trong những năm tới theo hướng “Quan hệ đối tác vì sự phát triển”. Tại Đức, hai bên nhất trí xây dựng quan hệ hai nước trở thành “Đối tác vì sự phát triển bền vững”.

Hai là, chuyến thăm đã tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước Anh, Đức và Ireland, đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả và ổn định lâu dài.

Ba là, các nhà lãnh đạo Anh, Đức và Ireland đều bày tỏ sự quan tâm và mong muốn thúc đẩy hợp tác phát triển với Việt Nam, cam kết duy trì viện trợ phát triển ODA hàng trăm triệu USD cho Việt Nam trong những năm tới, và tiếp tục ủng hộ ta trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, công cuộc xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.

Bốn là, Việt Nam và các nhà lãnh đạo Anh, Đức và Ireland đã nhất trí tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tư pháp, giao thông, môi trường, năng lượng, viễn thông.... đặc biệt là việc đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường học ở Việt Nam với các trường học ở Anh, Đức và Ireland trong thời gian tới8.

Trong những ngày đầu của tháng 6/2008, (từ ngày 2 đến 10-6/ 2008), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lần lượt thăm hữu nghị chính thức ba nước châu Âu là Cộng hoà Áo, Na Uy và Cộng hoà Hy Lạp, tiếp tục phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước châu Âu trên cơ sở “phát triển”. Tại Áo, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội kiến Chủ tịch Quốc hội Barbara Prammer và Thủ tướng Alfred Gusenbauer, hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Áo Heinz Fisher. Sau cuộc hội đàm, hai bên chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Áo, gồm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản và Hiệp định công nhận văn bằng đại học. Tại Na Uy, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có các cuộc hội kiến với nhà vua Na Uy Harald V, Chủ tịch Quốc hội Thorbjorn Jagland và Thủ tướng Jens Stoltenberg. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Jens Stoltenberg đã chứng kiến các lễ ký: Thoả thuận hỗ trợ dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Hiệp định hỗ trợ dự án xây dựng hệ thống cấp nước tại thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu; Nghị định thư về hỗ trợ tài chính xây dựng toà nhà thân thiện môi trường của LHQ tại Việt Nam; Thoả thuận nâng cao năng lực giảm thiểu địa thiên tai, trợ giúp Đại học Quốc gia Hà Nội; Thoả thuận nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy trợ giúp Đại học Nha Trang9.



3. Hợp tác trong lĩnh vực cải cách giáo dục đại học - động lực mới góp phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước Việt – Mỹ trong giai đoạn mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Mỹ, ngày 25/6, tại Oasinhtơn, hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài những vấn đề lớn về kinh tế, vấn đề hợp tác khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giáo dục và thoả thuận sẽ thành lập Nhóm đặc trách giáo dục cấp cao để xác định lộ trình và các phương thức hiệu quả cho việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh Chương trình Fulbright tiếp tục thành công tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam đến học tại Mỹ ngày càng tăng10.

Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chú trọng vào mục tiêu tăng cường trao đổi về an ninh, hợp tác giáo dục và quy chế GSP cho Việt Nam trong năm 2008. Ông đã tham dự diễn đàn giáo dục do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức. Sau diễn đàn, Thủ tướng đã chứng kiến các lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam 11.

Sau chuyến viếng thăm lịch sử trên, ngày 14/9, ông Lê Quốc Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco đã gặp và làm việc với ông Mark G.Yudof, Chủ tịch Hệ thống Đại học California (UC) và Thượng nghị sỹ Leland Yee, Phó Chủ tịch Thượng viện bang và ông Steven V.W.Beckwith, Phó Chủ tịch UC phụ trách nghiên cứu và đào tạo. Tại cuộc gặp, ông Lê Quốc Hùng đánh giá cao vai trò của UC trong hệ thống giáo dục đào tạo của Mỹ và khẳng định chủ trương của


Việt Nam là muốn tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với Mỹ, đặc biệt là hợp tác xây dựng một trường đại học tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ông Yudof đánh giá cao chủ trương và nỗ lực của Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ xem xét khả năng hợp tác với Việt Nam để triển khai ý tưởng này, cam kết sẽ uỷ nhiệm cho các chuyên gia phối hợp với các cơ của hữu quan quan Việt Nam để xem xét tính khả thi của dự án. Hai bên cũng thống nhất lộ trình nhằm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hệ thống đại học UC với các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới. UC là hệ thống trường công, bao gồm 10 trường đại học, trong đó có các trường rất nổi tiếng như UC Bercly, Davis, San Francisco… và là một trong những hệ thống đại học hàng đầu của nước Mỹ với nhiều chuyên ngành được xếp hạng cao trong hệ thống dào tạo của Mỹ và thế giới (như y tế, kỹ thuật vi sinh, công nghệ cao, công nghệ nano, nông nghiệp, quản trị kinh doanh). Hiện nay, các trường của UC có khoảng 200.000 sinh viên theo học, ngân sách khoảng 3 tỷ USD/năm, hàng năm thu hút được khoảng 9.6 tỷ USD tiền đóng góp.

Ngày 22/9/2008, phiên họp đầu tiên của Nhóm Đặc trách giáo dục Việt Nam – Mỹ ngày 22/9 tại Hà Nội, là nơi các quan chức chính phủ, các nhà tư vấn giáo dục hai nước bàn các biện pháp triển khai sâu rộng hợp tác giáo dục song phương. Nhóm Đặc trách được thành lập trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Mỹ tháng 6/2008, theo thoả thuận giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam với Bộ Ngoại giao Mỹ. Bà Goli Ameri, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Văn hoá-Giáo dục đã phát biểu tại cuộc họp của Nhóm Đặc trách Giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ tại Hà Nội với những nội dung chính như sau: “Đây là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ làm việc theo khuôn khổ này với một chính phủ nước ngoài nhằm đưa ra một kế hoạch phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng phát triển giáo dục đại học có tầm quan trọng với mọi quốc gia. Chúng tôi cam kết thúc đẩy giáo dục đại học trên toàn thế giới. Chúng tôi tin rằng phương pháp tiếp cận thực tế và hữu dụng là cách thức tốt nhất để giải quyết các thách thức to lớn và thú vị về giáo dục ở bậc đại học đang xuất hiện tại Việt Nam. Chúng tôi hài lòng với cách tiếp cận của Nhóm Đặc trách (và Nhóm Tư vấn). Chúng tôi tin rằng đây là cách tiếp cận đúng nhằm thúc đẩy mục tiêu chung của hai bên.”

Qua chương trình Fulbright, hơn 700 sinh viên và học giả Việt Nam đã có cơ hội sang học tập và nghiên cứu tại Mỹ kể từ khi chương trình được bắt đầu triển khai tại Việt Nam năm 1992. Chương trình cũng đã giúp hơn 300 sinh viên, học giả và giảng viên Mỹ sang nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam.

Ngoài ra, cũng đã có 270 sinh viên được theo học các chương trình Tiến sỹ tại các trường Đại học Mỹ kể từ khi Quỹ Giáo dục Việt Nam của Hoa Kỳ (VEF) bắt đầu hoạt động năm 2003.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bành Tiến Long cho biết, trong cuộc họp lần này, hai bên bàn thảo việc phát triển quan hệ hợp tác đại học giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học và cao đẳng của Mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một trường đại học Mỹ tại Việt Nam. Hai bên cũng thảo luận cách thức tăng học bổng cho sinh viên Mỹ du học tại Mỹ, nhất là học thạc sỹ và tiến sỹ. Giáo dục là vấn đề quan trọng với tương lai của VN, là nội dung hợp tác ưu tiên trong quan hệ Việt - Mỹ, Đại sứ Mỹ Michael Michalak nói. Ông ghi nhận: “Việt Nam rất nghiêm túc trong việc cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục đại học”. Đại sứ Michalak coi việc tăng mạnh mẽ số sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ là ưu tiên của riêng ông và của phái đoàn ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ này. Thực tế, số thị thực cấp cho sinh viên Việt Nam du học Mỹ năm nay đã tăng 73% so với năm trước. Trung tâm Du học Mỹ sẽ được khai trương tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 24/9, với sự tham dự của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Goli Ameri. Trung tâm này nhận được sự hỗ trợ chặt chẽ của Cục các Vấn đề giáo dục và văn hoá thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Các sinh viên Việt Nam chưa tốt nghiệp cũng sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ tạo cơ hội giao lưu với các trường đại học Mỹ thông qua các khoá học hè, học theo kỳ hoặc theo niên khoá tại Mỹ 12.

4. Mối hợp tác trong lĩnh vực phát triển giáo dục đại học – một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh hơn, xứng với tầm cao mới “đối tác chiến lược “

Năm 2008 cũng là năm kỷ niệm 35 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Quan hệ Nhật - Việt hiện nay cho thấy bước phát triển vượt bậc tới mức khó có thể hình dung được so với thời điểm cách đây 35 năm.

Quan hệ giữa hai nước được nâng lên tầm “đối tác chiến lược’’ sau chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chuyến thăm Việt Nam của nguyên Thủ tướng Shinzou Abe tháng 11/2006 và chuyến thăm Nhật Bản tháng 11/2007 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Từ cuối thập niên 1980 đến nay, khi Việt Nam đã bước vào công cuộc đổi mới thì quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước mới thực sự được chú trọng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá và giáo dục. Mới nhất như trong năm 2008: Ngày 19/5/2008, thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ 600.000 USD cho ngành giáo dục Việt Nam nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống giáo dục trung học. Mới đây, ngày 17/9/2008, lễ bàn giao thiết bị “Dự án cung cấp thiết bị đào tạo từ xa trường Đại học luật Hà Nội” đã diễn ra tại Hà Nội giữa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình viện trợ văn hoá không hoàn lại quy mô nhỏ của Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam.


Dự án trị giá 57.375 USD, trong đó cung cấp các thiết bị để phục vụ cho công tác đào tạo từ xa, đào tạo những người có chuyên môn về luật Nhật Bản tại trường Đại học Luật Hà Nội... Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Ngay từ năm 2002, ở Hà Nội đã có 12 cơ sở đào tạo tiếng Nhật (có 6 trường đại học quốc lập và 6 cơ sở tư nhân), còn ở Tp. Hồ Chí Minh có 26 cơ sở (6 trường đại học quốc lập và 20 cơ sở tư nhân). Tổng số học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam hiện đã lên tới hơn 8.000 người. Đáng lưu ý là kể từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều giáo viên của Nhật Bản tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy tiếng Nhật, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai nước. Từ 4 năm qua, tiếng Nhật đã được đưa vào dạy ở một số trường tiểu học và trung học của Việt Nam.
Một hoạt động khác cũng thường xuyên được phía Nhật Bản quan tâm đến đó là hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước Việt - Nhật trong các lĩnh vực Khoa học tự nhiên và công nghệ, Khoa học Xã hội và nhân văn và giáo dục - đào tạo... Các quỹ tài chính của Nhật Bản như Quỹ Japan (JF), Quỹ Khuyến học Nhật Bản (JSPS), Quỹ Toyota, Quỹ Sumitomo, Quỹ Toshiba... đã hỗ trợ kinh phí cho các viện, trường đại học, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều dự án nghiên cứu, trong đó đáng lưu ý có một số cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về Đông phương học, Nhật Bản học cũng đã được nhiều quỹ của Nhật Bản hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo cán bộ khoa học. Đó là các cơ quan như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các khoa Đông phương của hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Nhiều giáo sư, học giả của Nhật Bản cũng đã sang Việt Nam tham gia công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ quan này và một số trường đại học, viện nghiên cứu khác của Việt Nam. Vừa qua, vào cuối năm 2007, Nhật Bản đã hứa sẵn sàng giúp đào tạo 500 tiến sỹ thuộc chương trình đào tạo 20.000 tiến sỹ của Chính phủ Việt Nam trong 10 năm tới.

Và mới đây, ngày 25/7/2008, tại Hà Nội, thay mặt hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Ngài Komura Masahiko, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã ký kết hai Công hàm trao đổi tiếp nhận Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực (gọi tắt là học bổng JDS), do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho năm tài khoá 2009 và ba năm tiếp theo, với trị giá 441 triệu Yên dành cho đào tạo sau đại học. Việc ký kết này là thể hiện giai đoạn tiếp theo của Dự án mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ngài Đại sứ Nhật Bản thay mặt cho Chính phủ hai nước đã ký vào ngày 27 tháng 2 năm 2000. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hai nước Việt - Nhật vốn đã có truyền thống hợp tác từ Phong trào Đông du đầu thế kỷ XX, rồi đến nửa cuối thế kỷ của thế kỷ trước, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam hàng loạt các nhà khoa học. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở Nhật Bản và số lượng sinh viên Nhật Bản học tập ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Có nhiều ý kiến đã cho rằng, hiện nay đang xuất hiện một phong trào Đông du mới của Việt Nam 13.

Ngày 25/7/2008, trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiko, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm tập trung trao đổi về các vấn đề quan hệ song phương và một số vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm, cũng như hợp tác giao lưu giữa hai Bộ Ngoại giao. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiko đã ký Công hàm trao đổi tiếp nhận Dự án Học bổng phát triển nguồn nhân lực do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Việt Nam đánh giá cao chương trình mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang thăm và học tập tại Nhật Bản. Phía Nhật Bản hoan nghênh chương trình đào tạo nhân tài cho Việt Nam và sẵn sàng hợp tác để thực hiện chương trình này.

Với việc Việt Nam xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những hoạt động đối ngoại của Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI trở nên thật sự sôi động đa dạng. Cải cách giáo dục đại học đã trở thành nhân tố chính cho các cuộc viếng thăm cấp cao giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước. Cải cách giáo dục đại học thật sự đã trở thành cầu nối cho Việt Nam hội nhập quốc tế.

Vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay và triển vọng cho các mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong lĩnh vực hợp tác cải cách giáo dục đại học là phải làm thế nào để tiếp tục nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của quan hệ hợp tác phát triển toàn diện sao cho phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển thực tiễn của tất cả các nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ, sôi động hiện nay và nhiều năm tới. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho không chỉ các nhà lãnh đạo chính phủ, các nhà quản lý các cơ quan chức năng liên quan, mà đương nhiên còn là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách giáo dục và giải pháp hợp tác phát triển giữa các nước.

Trong các lĩnh vực như văn hoá, khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo... cũng cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ hợp tác phát triển với quan điểm chọn lọc. Những kinh nghiệm hay của bạn mà phù hợp với ta; những thành tựu phát triển hiện đại của bạn mà phù hợp với ta thì ta phải tranh thủ, tích cực học tập theo như tinh thần mở cửa. Và ngược lại, những hạn chế, bất cập, kể cả những thất bại phải trả giá cho sự phát triển đã có trong lịch sử của bạn thì ta cũng nên tìm hiểu để nhận thức cho đúng, tránh sai lầm lặp phải trong sự phát triển của ta.

Hơn nữa thực tiễn cho thấy, các hoạt động hợp tác văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học - kỹ thuật tuy vẫn phát triển ngày càng khả quan hơn, nhưng nếu so với các hoạt động hợp tác kinh tế, chính trị đối ngoại thì vẫn còn thua kém xa và nhất là nếu so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của các bên thì lại càng bất cập. Vì thế, thiết nghĩ thời gian tới, cần có các giải pháp kịp thời đẩy mạnh hơn nữa để nhân tố hợp tác giáo dục đại học có một vị thế quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam.


1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương