VỚi các nưỚc và khu vựC


[6] Xem Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ, Báo Nhân dân, ngày 6/7/2007



tải về 1.8 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

[6] Xem Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ, Báo Nhân dân, ngày 6/7/2007.



VIÖT NAM Vµ TIÕN TR×NH HéI NHËP QUèC TÕ
NH×N L¹I LÞCH Sö Vµ VÊN §Ò

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






GS Nguyễn Quốc Hùng*


Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuyên ngôn khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập”. Là người đã nhiều năm bôn ba hầu khắp năm châu bốn biển, am hiểu sâu sắc nền chính trị thế giới, nền tự do và độc lập của nước ta cần phải được cộng đồng thế giới công nhận, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng, các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn (San Francisco) quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”[1]. Tất cả nhằm khẳng định sự hiện diện của một nước Việt Nam độc lập trên thế giới và quyền được tham gia vào mọi sinh hoạt của cộng đồng thế giới cũng như là thành viên của các tổ chức quốc tế - theo cách nói ngày nay là sự hội nhập quốc tế của nước ta. Đây là điều hoàn toàn mới mẻ, là lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của đất nước ta.

Cũng ngay trong những ngày của “buổi đầu Dân quốc” ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự cần thiết phải giáo dục các tầng lớp nhân dân ta theo hướng hội nhập ấy. Trong bài nói “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” ngày 3/9/1945, Người nói: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục nhân dân chúng ta, chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với một nước Việt Nam độc lập”[2]. Mấy ngày sau, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người nhắc nhở ý chí vươn lên của tuổi trẻ học đường trong cả nước, rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[3].

Nhưng thật khác với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới, con đường đi tới một nền độc lập dân tộc và sự tham gia - hội nhập thế giới của nhân dân ta đã phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ mang đậm những dấu ấn đặc điểm của thế giới và thời đại.

Một là, ngay sau khi giành được độc lập và tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam, nhân dân ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp. Kể từ tiếng súng nổ đầu tiên vang lên từ sáng ngày 23/9/1945 tại Sài Gòn, nhân dân ta đã phải tiến hành cuộc chiến đấu kéo dài tới 30 năm – 1945-1975. Là cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức, cực kỳ chênh lệch về lực lượng, nhân dân ta phải kiên trì đấu tranh, giành thắng lợi từng bước để đi tới thắng lợi hoàn toàn. Ba cái mốc sau có thể xem là tiêu biểu cho tiến trình ấy.

Đó là Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946. “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam cộng hoà là một quốc gia tự do… và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp”; nhưng trên lãnh thổ nước ta, từ phía nam vĩ tuyến 16, đội quân viễn chinh Pháp đã nổ súng đánh chiếm nhiều nơi, còn ở phía bắc, 15 nghìn quân Pháp được kéo vào trong thời hạn 5 năm. Trên đất nước vẫn hiện diện quân đội ngoại bang.

Chín năm sau, trải qua cuộc kháng chiến gian khổ với chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân ta, Hiệp định Geneve về Đông Dương đã được ký kết vào tháng 7/1954. Hiệp định thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thống nhất của Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia, nhưng nước ta bị tạm thời chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 là ranh giới quân sự. Đất nước chưa được giải phóng trọn vẹn. Mỹ đã nhanh chóng thay thế Pháp, âm mưu biến miền Nam nước ta thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng.

Cuộc chiến đấu lại tiếp tục. Phải 20 năm sau một cuộc chiến cực kỳ khốc liệt, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký kết vào cuối tháng 1/1973. Hiệp định cam kết: “Hoa Kỳ và các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam đã công nhận” (Điều 1). “Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam” (Điều 4), và “Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự…” (Điều 5).

Như thế, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta đã hoàn thành. Và lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ, trên đất nước ta không còn bất kỳ một đội quân xâm lược ngoại bang nào. Theo từng chặng đường gian khổ đó, sự hiện diện và địa vị quốc tế của nước ta đã được khẳng định và đề cao.

Hai là, cũng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới ngày càng căng thẳng và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh với sự đối đầu của hai siêu cường Xô - Mỹ và hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta ngày càng chịu tác động và gắn liền với bối cảnh quốc tế đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, trong hoàn cảnh đất nước hầu như bị bao vây, cô lập, Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng và có nhiều hoạt động đối ngoại nhằm mục đích quan trọng nhất lúc bấy giờ là các nước - trước hết các cường quốc Đồng minh thắng trận như Mỹ, Liên Xô, Anh - công nhận nền độc lập của nước ta và bày tỏ ý nguyện tha thiết của nước ta tham gia vào cộng đồng quốc tế. Chỉ từ tháng 10/1945 đến tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã bốn lần gửi điện cho tổng thống Mỹ Truman (cũng như nguyên thủ hai nước Liên Xô, Anh và cả Tổng thư ký Liên hợp quốc). Nhưng Truman đã im lặng, không trả lời dù nước Mỹ đã nhiều lần lớn tiếng là chống chủ nghĩa thực dân, ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Cũng vào lúc bấy giờ, tướng De Gaulle - người đã từng đứng đầu nước Pháp - vẫn chưa hề từ bỏ ý đồ khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương và các nhà cầm quyền Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trở lại 1945 – 1954, làm ngơ trước những cố gắng vãn hồi hoà bình to lớn và chân thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh như dư luận Pháp từng nêu rõ. Và phải tới 20 năm sau, trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (8/2/1966), tướng De Gaulle đã tỏ ra hối tiếc: “Giá có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt Nam và người Pháp ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì đã có thể tránh được những sự biến tai hại đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay” [4].

Lẽ ra vào lúc đó, tuy không còn là người đứng đầu chính phủ Pháp nhưng với uy tín lớn của mình, tướng De Gaulle vẫn có thể gặp gỡ tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng điều đó đã không diễn ra thay vì bằng “những sự biến tai hại”.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, các giới cầm quyền nước Mỹ đã không ngừng theo đuổi chính sách thù địch đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập thống nhất cũng như sự hiện diện của nước ta trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, Mỹ đã ra sức phá hoại mọi tiến triển của hội nghị. Đại biểu Mỹ là B. Smith đã từ chối không ký vào các văn kiện của hội nghị và chỉ cam kết bằng miệng, rằng hứa “không đe doạ dùng vũ lực để gây trở ngại về mọi sự vi phạm các hiệp định”. Ngay sau đó, tổng thống Mỹ Eisenhower tuyên bố với các nhà báo: “Hoa Kỳ đã không trực tiếp tham gia vào các quyết định mà Hội nghị đã thông qua và không bị các quyết định đó ràng buộc”[5]. Sự “không bị ràng buộc” ấy đã trở thành những tín hiệu cho một cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với nước ta sau này kéo dài tới 20 năm.

Chính sách thù địch của Mỹ còn là trở ngại lớn nhất, kéo dài nhất đối với việc nước ta gia nhập Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế rộng lớn nhất trên hành tinh, một kênh quan trọng trên đường hội nhập thế giới. Ngay từ khi mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã hết sức coi trọng vai trò của Liên hợp quốc và nhiều lần bày tỏ sự mong muốn được trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 22/11/1948, Chính phủ ta lần đầu tiên chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc và đó là tới bốn lần trong những năm tháng sau này. Nhưng phải tới 29 năm sau, Mỹ mới là nước cuối cùng rút lá phiếu phủ quyết, để ngày 20/7/1977 nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Ba là, lại khác với nhiều nước trên thế giới, do nhiều nguyên nhân, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta không những lâu dài về thời gian mà còn phải trải qua nhiều “tầng nấc” từ phạm vi khu vực (theo ý nghĩa không gian địa lý hoặc theo ý thức hệ) rồi mới tới quy mô toàn cầu.

Trong hoàn cảnh hầu như bị bao vây và hoàn toàn dựa vào chính mình để tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã có nhiều cố gắng to lớn nhằm mở thông con đường ngoại giao sang các nước láng giềng Đông Nam Á. Vào thời kỳ những năm 1946 – 1949, nước ta đã có đại diện thường trú ở thủ đô Bangkok, có quan hệ chính thức với các Chính phủ Thái Lan, Miến Điện (Myamar), Indonesia… và lập được 11 cơ quan thông tin ở nhiều nước trên thế giới [6]. Cũng vào đầu năm 1947, một Đoàn đại biểu nước ta gồm ba người (trong đó có Trần Văn Giàu, Mai Văn Bộ) đã tham dự Hội nghị Liên Á ở New Delhi theo sáng kiến của J. Nehru nhằm bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ của các nước châu Á đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Indonesia và Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao Hội nghị, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo: “ Kết quả rất tốt, lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, mà đại biểu các dân tộc châu Á gặp mặt nhau để gây cảm tình hiện tại và mở đường tới tương lai”[7]. Đông Nam Á là khu vực đối ngoại đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tiếp đó, năm 1949, với sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) của Liên Xô và các nước Đông Âu, cộng với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đưa tới sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chính thức hình thành. Chiến thắng Biên giới đã mở thông đường liên lạc của nước ta với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã lần lượt chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó, nhất là từ sau năm 1954 khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nước ta đã trở thành một thành viên của phe xã hội chủ nghĩa. Có thể xem đây là một sự hội nhập quốc tế của nước ta vừa có những nội dung mới và vừa có những giới hạn, mức độ nhất định. Cùng chung ý thức hệ tư tưởng, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã có những ủng hộ quan trọng về chính trị, giúp đỡ to lớn về kinh tế đối với nhân dân ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là một nhân tố không thể thiếu được làm nên những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong nửa sau thế kỷ XX.

Trong tiến trình hội nhập này, lần đầu tiên nước ta có những quan hệ đồng minh chiến lược, gắn bó chặt chẽ trong cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa và trở thành “một tiêu điểm” trong sự phản kích của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta “là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất đối lập giữa hai phe”. Bên cạnh sự liên kết về chính trị - tư tưởng, cũng lần đầu tiên nước ta gia nhập một liên minh hợp tác về kinh tế có quy mô nhiều nước. Đó là Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa mà nước ta là một thành viên từ năm 1978. Là thành viên tham gia gần như cuối cùng, lại được “hưởng” tính bao cấp mang nặng trong quan hệ ngoại thương trao đổi với những giá cả ưu đãi, nước ta hầu như được “nhận” nhiều hơn nên việc tham gia vào SEV mới chỉ như một sự làm quen, một “tập dượt” bước đầu và còn những hạn chế so với sự hợp tác – liên kết ngày nay. Vả lại, nền kinh tế nước ta lúc đó còn mang nặng những tàn phá của chiến tranh và ở trình độ hết sức thấp kém. Sự hội nhập này đã mang lại cho nhân dân ta những kết quả tích cực, nhưng không phải là không có những khía cạnh tiêu cực như tâm lý ỷ lại, trông chờ viện trợ từ các nước anh em dù nhiều nước nhỏ hơn ta cả về dân số và diện tích, những khó khăn phức tạp từ mâu thuẫn Xô – Trung ...

Bốn là, năm 1991, thế giới chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ sau Chiến tranh lạnh - với những đảo lộn to lớn: Chiến tranh lạnh chấm dứt, sự tan rã của Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa, sự sụp đổ của Trật tự hai cực. Đất nước ta một lần nữa lại đối diện với những khó khăn, những thách thức tưởng như khó vượt qua nổi. Nước ta không còn những đồng minh chiến lược, đã mất đi những thị trường truyền thống và những nguồn viện trợ to lớn gần như là duy nhất. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nền kinh tế nước ta bị khủng hoảng trầm trọng, các quan hệ chính trị - đối ngoại chưa thoát khỏi tình trạnh bị cô lập trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra những tập hợp lực lượng mới.

Với bản lĩnh kiên cường đã được thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, Đảng ta đã bình tĩnh nhận định tình hình, tỉnh táo xem xét cục diện thế giới và đề ra các quốc sách kịp thời, tiếp tục đưa đất nước tiến lên. Như một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử, Đại hội VI của Đảng (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới với những tư tưởng quan trọng là: Đổi mới là việc cấp bách, là việc thường xuyên, lâu dài; Đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước ta; và trước hết là phải Đổi mới tư duy. Đường lối đổi mới của Đảng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện trong các lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã hết sức coi trọng tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của đường lối đối ngoại trong việc giữ vững hoà bình, mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo đà phát triển của tình hình cũng như những đòi hỏi của các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, Đại hội VIII của Đảng ta (1996) đã đề ra phương châm nổi tiếng “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đồng thời đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại nhằm “thêm bạn bớt thù”. Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng ta (2001) nhấn mạnh: đường lối đối ngoại là đẩy mạnh hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực [8].

Nhờ đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở đó, công cuộc hội nhập quốc tế của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng với những nét nổi bật nhất là:

Một là từ tình trạng bị bao vây cấm vận, nước ta đã từng bước phá vỡ tình trạng đó, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Lịch sử biên niên của công cuộc hội nhập đã ghi lại những sự kiện có ý nghĩa.

Tháng 7/1995, nước ta đã bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Hoa Kỳ, trước đó tháng 2.1994 tổng thống B. Clinton tuyên bố Mỹ dỡ bỏ chính sách cấm vận với Việt Nam.

Cũng trong tháng 7, nước ta đã ký Hiệp định khung về hợp tác với Liên minh châu Âu.

(EU) và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN - tổ chức khu vực duy nhất của các nước Đông Nam Á.

Tháng 11/1998, cùng với Liên bang Nga và Pêru, nước ta gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) - tổ chức liên kết kinh tế liên khu vực.

Sau một quá trình khá dài chuẩn bị và đàm phán, tới cuối năm 2006, nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với sự kiện này, nước ta đã chính thức bước vào “sân chơi” toàn cầu.

Địa vị quốc tế của nước ta trong công cuộc hội nhập đã được đề cao với việc Việt Nam được bầu làm uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2008 – 2009, và trong tháng 7/2008, nước ta được đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an. Sau một tháng giữ chức Chủ tịch đó, dư luận thế giới đã ghi nhận: Việt Nam đã đảm trách nghiêm túc và có trách nhiệm chức vị của mình, Việt Nam là một nhân tố có trọng lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương [9].

Tính đến tháng 7/2008, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 173 nước trên thế giới.

Hai là cùng với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, ngày nay, nước ta đã có quan hệ ổn định với hầu hết các nước lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ chính thức với các cường quốc trên thế giới. Đó là một thành công có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc, củng cố hơn nữa nền độc lập, tự chủ và vị thế quốc tế của nước ta, có được những thị trường xuất khẩu rộng lớn với sức tiêu thụ cao, cùng những nguồn quan trọng về vốn đầu tư, thiết bị công nghệ và hàng hoá chất lượng cao đối với nước ta.

Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc (1991), đã diễn ra nhiều cuộc viếng thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, ký kết nhiều hiệp định hợp tác về kinh tế - kỹ thuật, về phân định lãnh thổ… Tháng 12/2000, hai nước Việt Nam – Trung Quốc ra Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI trên cơ sở phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Từ năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức bình thường hoá quan hệ. Tiếp đó, hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại, mở ra sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục – văn hoá, quốc phòng và chống khủng bố…

Nước ta còn có quan hệ ổn định và vững chắc với nhiều cường quốc khác. Với Liên minh châu Âu (EU), nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990, ký kết Hiệp định khung về hợp tác giữa EU và Việt Nam, và từ tháng 10/2007, EU đã chính thức đề nghị Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) thay thế cho Hiệp định khung 1995 nhằm hướng tới tầm cao mới theo phương châm “Quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện lâu dài và tin cậy vì hợp tác và phát triển”.

Là hai nước cùng trong khu vực Đông Á có liên hệ lịch sử lâu đời, quan hệ giữa nước ta và Nhật Bản đã có những phát triển mạnh mẽ kể từ tháng 11/1992, sau khi Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Trong hơn 15 năm qua, Nhật Bản là nước tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ nhiệt tình Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới, coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam. Tháng 11/2007, trong chuyến thăm Nhật Bản lần đầu tiên, Chủ tịch nước ta Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Y. Furkuda đã ký Tuyên bố chung và thông qua “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản”.

Cùng với truyền thống hữu nghị - đoàn kết, nước ta đã nâng quan hệ đó lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001) và với Cộng hoà Ấn Độ (2007).

Ba , là kết quả của đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta bước đầu đã có những chuyển biến quan trọng và thành tựu to lớn. Trong hơn 20 năm qua, tốc độ GDP của nước ta đã tăng lên liên tục, bình quân hằng năm trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 – 1990 là 4,4%, 5 năm tiếp theo 1991 – 1995 là 8,2%, giai đoạn 1996 – 2000 là 6,9%. Tốc độ tăng trưởng các năm 2001: 6,9%, 2002: 7%, 2003: 7,3%, 2004: 7,7%, 2005: 7,5%, 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng rất cao [10]. GDP bình quân đầu người năm 2007 là 833 USD (năm 2006: 720 USD).

Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế ngày càng mở rộng, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong 5 năm gần đây (2001-2005), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt gần 111 tỷ USD, tăng 17,5%/năm, tổng kim ngạch nhập khẩu là 130,2 tỷ USD, tăng 18,8%/năm. Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, gồm cả vốn ODA và vốn FDI. Trong 5 năm trên, vốn ODA đạt 11,2 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 7,9 tỷ USD; vốn FDI đăng ký đạt gần 20,9 tỷ USD, riêng năm 2006: 10,1 tỷ và 2007: tỷ USD (gần bằng cả 5 năm 1991 – 1995).

Cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tính đến cuối năm 2007, trong cơ cấu chung của nền kinh tế, công nghiệp – xây dựng chiếm 42%, dịch vụ: 38%, nông-lâm-ngư nghiệp: 20% (theo kế hoạch tới 2010, trình tự tương ứng là:


43 - 44%, 40 - 41%, 15 - 16%).

Nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển, và “Việt Nam đã tiến vào vũ đài quốc tế một cách ngoạn mục và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam như một lực lượng kinh tế đã được toàn thế giới công nhận”. Đó là lời phát biểu của Bộ trưởng tư pháp Vương quốc Anh Jack Straw tại Đại học Luật Hà Nội, tháng 9/2008 vừa qua [11]. Nhưng dù sao, đây mới chỉ là những thành tích của giai đoạn tăng trưởng ban đầu, giai đoạn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn nghèo khó, thoát khỏi cái bẫy nghèo [12].

*

* *


Trong một thế giới đầy biến động và thay đổi nhanh chóng, hơn lúc nào hết “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta”[13]. Bởi trong lịch sử cận đại và hiện đại của nước ta, bên cạnh những thành công do nắm bắt kịp thời thời cơ và đề ra các quyết sách đúng đắn đã đưa tới những thắng lợi vĩ đại thì cũng đã có những sự bỏ lỡ cơ hội, không nắm bắt kịp thời thời cơ và đã phải trả giá…

Gần đây, người đứng thứ hai trong Bộ Ngoại giao Mỹ John D. Negroponte có nhận xét rằng: “Việt Nam đã đi theo một con đường tăng trưởng tương tự như với các quốc gia láng giềng thành công của nước này trước đây. Đó là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, thiết lập các thể chế luật pháp, tự mở cửa ra với thương mại toàn cầu thông qua cơ chế thành viên của các tổ chức như APEC và WTO… Chúng ta chào mừng sự thịnh vượng đang gia tăng của người dân nước này”[14]. Tuy nước ta “đi theo một con đường tăng trưởng tương tự” của các quốc gia láng giềng thành công trước đây, nhưng tình hình ở khu vực Đông Á trong mấy chục năm qua cũng chứng tỏ rõ ràng rằng có những quốc gia vẫn tiếp tục tăng trưởng, tiếp tục gặt hái những thành công, thì lại có những quốc gia, nhất là ở khu vực Đông Nam Á, sự tăng trưởng như bị “chững” lại, không còn được những thành công như trước đây, chủ yếu do những căn nguyên chủ quan từ trong nước [15]. Đó là những tham khảo cực kỳ quan trọng đối với nước ta vào thời điểm đầy thách thức hiện nay. Rõ ràng, cùng với việc nắm bắt kịp thời các thời cơ, là phải tạo cho được những nhân tố của sự phát triển bền vững đối với đất nước ta, như sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, một Nhà nước pháp quyền, trong sạch và dân chủ, một hệ thống cơ chế và chính sách đúng đắn bắt kịp thực tiễn tình hình, một lộ trình hợp tác quốc tế có bài bản và nghiêm túc, nâng cao không ngừng mức sống và trình độ học vấn của nhân dân, coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái…

Những lời giải như thế sẽ có ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập quốc tế - hợp tác phát triển của đất nước ta trong thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.557.

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.8.

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.33.

[4] Theo Philippe Deviller, Paris – Saigon – Hanoi, NXB Tổng hợp, Tp HCM, 2003, tr.16.

[5] Theo Lưu Văn Lợi, Nguyễn Hồng Thao, Pháp tái chiếm Đông Dương và Chiến tranh lạnh. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr.248.

[6] Phạm Thu Nga, Quan hệ Việt - Mỹ 1939 – 1954, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.165.

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, tr.123.

[8] Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1995-2020), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.41.

[9] Báo Hà Nội mới, 1/8/2008.

[10] Tạp chí Cộng sản, số 8/2008.

[11] Theo Tư liệu tham khảo đặc biệt (TTXVN), 17/9/2008.

[12] Trần Văn Thọ, Từ cải cách tiệm tiến đến xây dựng cơ chế chất lượng cao: Điều kiện để phát triển bền vững ở Việt Nam. Tư liệu tham khảo đặc biệt (TTXVN), 22-23/9/2008.

[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.619.

[14] John D. Negroponte (Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ), Chính sách của Mỹ ở châu Á: Đáp ứng các cơ hội và thách thức. Theo Dư luận thế giới về Việt Nam (Tài liệu tham khảo – TTXVN), 12/9/2008.



tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương