VỚi các nưỚc và khu vựC


[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.510



tải về 1.8 Mb.
trang10/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.510.



HîP T¸C V¡N HO¸ VIÖT NAM - ASEAN
HUíNG TíI MéT CéNG §åNG V¡N HO¸ - X· HéI ASEAN

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






S Vũ Tuyết Loan*


Một trong những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của ASEAN chính là cội nguồn bản sắc văn hoá của khu vực. Quá trình toàn cầu hoá, một mặt là tác nhân quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ASEAN, mặt khác, cũng tác động không nhỏ đến bản sắc văn hoá của khu vực này.

Trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, toàn cầu hoá luôn là một con dao hai lưỡi. Một mặt nó tạo điều kiện cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau, qua đó tăng thêm sự hiểu biết đối với các nền văn hoá khác nhau, nhưng mặt khác nó cũng tạo nên nguy cơ về “sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại” (UNESCO). Do vậy, hợp tác vì một nền văn hoá ASEAN đầy bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả mà Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang tiến hành. Tháng 7/ 2000 tại Băng Cốc, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cùng các Ngoại trưởng ASEAN ký bản Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hoá ASEAN. Đây là một văn kiện quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc tăng cường nhận thức về ASEAN, tăng cường sự hợp tác khu vực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá các nước ASEAN.

Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết về các nền văn hoá trong ASEAN và ngoài khu vực. Ngày nay, ASEAN đang xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - Xã hội, do đó ASEAN càng cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hoá, cần huy động các nguồn lực khác nhau, bao gồm các nguồn lực của giới kinh doanh và các tổ chức quốc tế để cùng với Quỹ Văn hoá ASEAN duy trì và làm phong phú thêm hoạt động văn hoá quan trọng này.

Quan hệ văn hoá đa phương Việt Nam - ASEAN thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn.

Mục đích bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nhìn lại quan hệ văn hoá đa phương Việt Nam - ASEAN trong thời gian qua và triển vọng hướng tới Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN.

1. Hợp tác văn hoá của ASEAN

Ngay từ năm 1976, những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ ASEAN đã ký Tuyên bố ASEAN Hoà hợp nhằm xây dựng bản sắc ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu văn hoá - xã hội và tăng cường trao đổi, giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá - thông tin. Đây được coi là bản Tuyên bố ASEAN Hoà hợp I.

Năm 2003, nguyên thủ các nước ASEAN đã ký Tuyên bố ASEAN Hoà hợp II nhằm thể hiện ước vọng lớn lao của ASEAN về một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về an ninh, chính trị; kinh tế và văn hoá - xã hội trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và sau đó, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng chia sẻ phồn vinh và quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, các nước ASEAN đã thành lập hai Uỷ ban Thường trực: Uỷ ban về hoạt động văn hoá - xã hội năm 1971 và Uỷ ban về thông tin đại chúng năm 1973.

Năm 1978, Uỷ ban Văn hoá - Thông tin chính thức được thành lập và bắt đầu từ đây các hoạt động của việc hợp tác Văn hoá - Thông tin giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN tiến hành thông qua Uỷ ban này gọi tắt là ASEAN- COCI (ASEAN Committee on Culture and Information).

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm họp tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 12/1995 đã thảo luận và các nước thành viên nhất trí đưa các hợp tác chuyên ngành lên một tầm cao mới, trong đó có hợp tác Văn hoá - Thông tin1.

Các lĩnh vực hợp tác văn hoá giữa các quốc gia ASEAN nằm chủ yếu ở 4 lĩnh vực: Hợp tác về phát thanh - truyền hình và phim - video; Hợp tác về in ấn và thông tin công cộng; Hợp tác về văn học và nghiên cứu ASEAN; Hợp tác về lĩnh vực nghệ thuật nghe nhìn và biểu diễn.

Hợp tác văn hoá giữa các nước ASEAN với nhau và giữa ASEAN với các nước đối thoại là một nhu cầu tất yếu và rất được coi trọng. Đây là một trong những trọng tâm của mục đích thành lập ASEAN. Việc hợp tác văn hoá làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước AEAN và các nước trong khu vực.

Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, văn hoá là chiếc cầu nối trong quan hệ quốc tế của mỗi nước. Những thành tựu mà việc hợp tác văn hoá đem lại không chỉ tăng cường sự hiểu biết giữa các nước mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các nước ASEAN, và giữa ASEAN với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các quốc gia đang nỗ lực xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về ASEAN để thế giới nhìn nhận và đánh giá.

2. Hợp tác văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm qua

Kể từ tháng 7/1995, sau 13 năm tham gia vào tổ chức này, Việt Nam đã hội nhập vào hầu hết các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, chủ yếu ở ba vấn đề: an ninh - chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội. Trong đó hợp tác văn hoá ASEAN nói chung và hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN nói riêng đạt hiệu quả và thu được nhiều thành công nhất, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp trong tương lai.

Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi để giới thiệu văn hoá Việt Nam sâu rộng tại các nước ASEAN như trong thời gian qua. Việc Việt Nam tổ chức thành công các hoạt động văn hoá lớn của ASEAN tại Việt Nam cũng như tham gia tích cực, có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức tại các nước khác đã góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước Việt Nam. Thông qua các hoạt động văn hoá, những người làm công tác văn hoá, các nghệ sỹ Việt Nam có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực.

Một trong những hoạt động hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam với ASEAN là hợp tác văn hoá thông qua Uỷ ban Hợp tác Văn hoá và Thông tin của ASEAN (ASEAN - COCI)2.

Các lĩnh vực hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN nằm chủ yếu ở
4 lĩnh vực:

* Hợp tác trong lĩnh vực văn học và nghiên cứu về ASEAN

Tại Hội nghị “Sách vì mọi người của các nước ASEAN” từ ngày13 - 15/8/1996 tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã thông qua những nghị quyết về việc xuất bản, thúc đẩy và phân phối phát hành sách và việc phát triển nguồn lực con người trong đội ngũ những người làm công tác liên quan đến sách.

Trên cơ sở nhận thức rõ việc phát hành sách là dòng chảy giao lưu tự do của thông tin, sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực và đạt được nhiều thành công như: Hội thảo các nhà văn ASEAN; Dự án Xuất bản sách (giai đoạn Ib); Dự án Xuất bản sách (giai đoạn Ic); Dự án văn hoá ASEAN; Tham dự cuộc họp về bảo tàng tại Philippines (4/1997); Hội nghị về phát triển sách của ASEAN; Cuộc họp trao đổi về lưu trữ lần thứ 6; Hội thảo về thư viện tại Singapore; Dự án “Triển lãm di sản văn hoá từ khung cửi đến máy vi tính” (12/1997); Dự án”ASEAN Children’s Camp on Song, Dance, Games and Story Telling” và dự án “Publication on ASEAN Traditional Festivals” (1999)….

* Hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trưng bày

Đây là lĩnh vực Việt Nam thu được nhiều thành công và đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi khu vực.



+ Nghệ thuật biểu diễn:

- Tại liên hoan múa các nước ASEAN lần thứ 4 tổ chức ở Singapore tháng 12/1996, đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Việt Nam đã tham gia cùng với các nước ASEAN. Chương trình biểu diễn của đoàn được coi là hấp dẫn nhất, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả.

- Tại Hội thảo về nghệ thuật múa dân gian các nước ASEAN, Việt Nam có bản tham luận chuyên đề Nông thôn Việt Nam, bảo tàng sống của múa dân gian cổ truyền. Bản tham luận được minh hoạ bằng ngôn ngữ múa qua diễn xuất của các nghệ sỹ múa Việt Nam.

Ngoài việc cử các đoàn nghệ thuật di tham dự các Festival như liên hoan quốc tế Xylophone ở Thái Lan (Việt Nam cử 10 diễn viên và nhạc công của đoàn ca múa nhạc Đắc Lắc với 8 nhạc cụ dân tộc là đàn đá, cồng, chiêng Êđê, chiêng kram...), Việt Nam cũng đã tổ chức hai cuộc liên hoan ca nhạc năm 1996 và 1997 mang tên Liên hoan giọng hát vàng Hà Nội – ASEAN’ 96 và Liên hoan giai điệu bạn bè Việt Nam - ASEAN - Hà Nội 97. Tại các cuộc liên hoan, các ca sỹ, nghệ sỹ Việt Nam gặp gỡ giao lưu cùng các đồng nghiệp qua những lời ca, tiếng hát thắm đượm tình đoàn kết, hữu nghị.



+ Nghệ thuật trưng bày:

Lĩnh vực này Việt Nam giành được rất nhiều giải thưởng:

Năm 1996, tại nhà triển lãm Băng Cốc (Thái Lan), nghệ sỹ Việt Nam Nguyễn Tấn Cương đã được nhận bằng khen danh dự cho tác phẩm Sự Sống (tranh sơn dầu) trong cuộc thi mỹ thuật ASEAN ’96.

Một loạt các dự án được triển khai tại Việt Nam như: Tuần phim ASEAN; Dự án Ramayana; Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN - Nhật Bản MCM ; Dự án Kênh truyền hình vệ tinh ASEAN;...

Năm 1997, cũng tại cuộc thi mỹ thuật ASEAN được tổ chức ở Philippine, hoạ sỹ Trần Văn Thảo của Việt Nam đạt được giải thưởng và được cấp bằng chứng nhận cấp ASEAN. ASENANPEX là cuộc triển lãm tem quốc tế định kỳ của các khối ASEAN được tổ chức 2 năm 1 lần. Tại cuộc triển lãm này, cả hai tác phẩm của Việt Nam đều đạt huy chương 01 bạc và 01 đồng. Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay cho các nhà sưu tập tem Việt Nam tham gia với quốc tế, tiêu biểu cho tinh hoa, trí tuệ và trình độ sưu tập ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng 30 năm thành lập ASEAN, Triển lãm liên hoan ảnh các nước ASEAN lần thứ nhất được tổ chức ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên có một hoạt động nhiếp ảnh quy mô của các nước ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Việt Nam đạt một huy chương vàng. Liên hoan ảnh trở thành một hoạt động truyền thống hàng năm của tổ chức nhiếp ảnh các nước ASEAN, tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, các cá nhân nghệ sỹ nhiếp ảnh, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong cộng đồng.

Trong dịp kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tuần văn hoá ASEAN đã được khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội (8/8/2004) với một chương trình nghệ thuật đặc sắc do gần 500 nghệ sỹ đến từ các nước ASEAN biểu diễn. Tuần văn hoá ASEAN ở Việt Nam là một trong các nỗ lực để duy trì và phát huy văn hoá ASEAN, khuếch trương các giá trị châu Á, tạo cơ sở cho việc phát huy các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội.

Khi tham gia giao lưu văn hoá trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trưng bày, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi bởi chúng ta có nền văn hoá nghệ thuật từ rất sớm với những nét phong phú và độc đáo. Những yếu tố thuận lợi đó cộng với tinh thần say mê học tập, sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sỹ Việt Nam đã tạo nên một văn hoá Việt Nam có bản lĩnh và đặc sắc trong con mắt các nước ASEAN.



* Hợp tác trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và phim - video

Phát thanh truyền hình và phim video là một trong những phương tiện truyền thông rất phổ biến và đạt hiệu quả cao. Các dự án quan trọng của COCI đã được thực hiện ở Việt Nam là:

- Chương trình phát thanh “Hành động ASEAN” của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Chương trình truyền hình thiếu nhi ASEAN của Đài Truyền hình Việt Nam.

- Làm băng tư liệu các điệu múa ASEAN của Hội Nghệ sỹ múa.

- Sáng tác bài ca ASEAN của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.

Để tăng cường thông tin đối ngoại, nhất là kênh thông tin với các nước trong khối, Việt Nam đã xây dựng được cấu trúc cơ bản của trang chủ về văn hoá thông tin, từng bước hoàn thiện các trang Web trong Website riêng về văn hoá thông tin và hoà nhập với các nước trong khu vực về phát triển công nghệ thông tin.

Để triển khai dự án trao đổi tin truyền hình, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị để sớm hoà nhập với hệ thống truyền hình của các nước trong khu vực. Kênh truyền hình vệ tinh ASEAN chính thức hoạt động vào ngày 8/8/1999 nhân kỷ niệm 32 năm thành lập ASEAN, là tiếng nói chính thức của tất cả các nước thành viên ASEAN, góp phần quan trọng và hiệu quả nhất trong lĩnh vực truyền thông, làm tăng sự hiểu biết trong nhân dân ASEAN và nhân dân các nước khác trên thế giới về những giá trị truyền thống của mỗi nước thành viên. Kênh truyền hình ASEAN đóng góp vai trò quan trọng giúp các thành viên ASEAN chống lại những thông tin phiến diện, mang tính xuyên tạc về ASEAN mà một số phương tiện thông tin đại chúng của phương Tây đã và đang sử dụng. Việc tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của Việt Nam đối với ASEAN. Đây là một dự án quan trọng của Ban Thư ký ASEAN và của ASEAN - COCI, được đưa ra thông qua chính thức trong Chương trình Hà Nội tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI.

Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng và triển khai dự án Sản xuất chương trình và trạm phát lên vệ tinh chương trình truyền hình ASEAN. Việc Việt Nam tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN là một cơ hội thuận lợi để tăng cường công tác thông tin đối ngoại theo chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị đồng thời góp phần nâng cao chất lượng về biên tập cũng như về kỹ thuật các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực.

Những nỗ lực của Việt Nam khi tham gia vào lĩnh vực này đã được ASEAN đánh giá cao. Năm 1997, Việt Nam đã được trao hai giải: Giải văn hoá cho Hội Nhạc sỹ Việt Nam có công vận động sáng tác ca khúc kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN và Giải về Thông tin cho chương trình ASEAN của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm 2004, Việt Nam đã được Giải thưởng Tin tức Truyền hình ASEAN hàng năm đầu tiên cho Truyền hình Việt Nam (VTV) do có những đóng góp xuất sắc cho kênh truyền hình vệ tinh Tin tức Truyền hình ASEAN (ATN) hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Đây là lần đầu tiên một nước ASEAN được tặng giải thưởng này. Giải thưởng do Liên đoàn Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) bảo trợ. VTV đã đóng góp cho ATN những tác phẩm tốt về các chủ đề hậu quả của chất độc màu da cam, múa rối nước, SEA Games 22… Những tác phẩm này đã được truyền hình phát rộng rãi qua các kênh ATN và ABU rộng khắp thế giới.

* Hợp tác trong lĩnh vực in ấn và truyền thông báo chí

Trong lĩnh vực in ấn và truyền thông báo chí, hợp tác giữa Việt Nam với ASEAN chủ yếu ở các hoạt động là Việt Nam cử người đi họp các Hội nghị, đi học các lớp đào tạo (dự Hội nghị Nhóm công tác về báo chí ở Singapore; trao đổi thông tin báo chí ở Malaysia; học lớp biên tập viên báo chí ở Philippin; tham dự hội nghị báo chí và phòng chống ma tuý ở Indonesia,…).



* Hợp tác song phương với các nước ASEAN:

Bên cạnh những kết quả đạt được qua hợp tác đa phương giữa Việt Nam với ASEAN - COCI, chúng ta còn có những hợp tác song phương với từng nước ASEAN tạo thêm tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia ASEAN như: Hợp tác với Thái Lan, Lào, Malaysia và Singapore, Mianma, Philipine.

- Hợp tác với Thái Lan: Hiệp định về ký kết hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan (8/1996); hai nước đã trao đổi các đoàn văn hoá; đã tổ chức lễ ký kết ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kế cận tại Hà Nội.

- Hợp tác với Lào: Trao đổi các đoàn nghệ thuật ở hai nước; hợp tác xuất bản Việt - Lào; thực hiện dự án giúp Lào xây Bảo tàng Cay Xỏn Phôm Vi Hản theo hiệp định giữa hai chính phủ.

- Hợp tác với Malaysia: Hiệp định về ký kết hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Malaysia (31/3/1995) tại Kuala Lumpua (Malaysia); bản Ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực Thông tin (4/7/1995) tại Hà Nội; bản Ghi nhớ Cuộc họp của Uỷ ban Hỗ hợp lần thứ nhất về hợp tác Văn hoá giữa hai nước ký ngày 19/10/2001 tại Kuala Lumpua và bản Ghi nhớ cuộc họp lần thứ ba của Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác Thông tin giữa hai nước cho 2 năm 2002 và 2003 ký ngày 16/10/2001 tại Kuala Lumpua.

- Hợp tác với Liên bang Mianma: Hiệp định Văn hoá giữa hai nước Việt Nam và Mianma ký ngày 12/5/2000 tại Yangun.

- Hợp tác với Indonesia: Hai nước đã ký Biên bản thoả thuận về hợp tác trong lĩnh vực Thông tin ký ngày 10/12/1988 tại Jakarta (Indonesia), và bản Ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực Thông tin được ký ngày 22/11/1994 tại Hà Nội.

- Hợp tác với Philipine: Hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá ngày 28/3/1994 tại Hà Nội.

- Hợp tác với Singapore: Biên bản thoả thuận về hợp tác trên các lĩnh vực Văn hoá - Thông tin được ký ngày 8/4/1998 tại Singapore; Hợp tác ở lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và trưng bày.

Trong quan hệ song phương với từng nước, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cả về lượng lẫn về chất, các nước ASEAN đã hiểu và chấp nhận Việt Nam như một thành viên có uy tín và đầy tiềm năng, không còn mặc cảm e dè như trước đây, khi ta chưa gia nhập tổ chức này. Có thể thấy rằng quan hệ song phương đã thúc đẩy cho quan hệ đa phương và ngược lại.

* Hợp tác ASEAN với các nước đối thoại trong lĩnh vực văn hoá và thông tin: các dự án với Canada; các dự án về di sản văn hoá với Australia; các dự án với Trung Quốc; chương trình trao đổi văn hoá giữa Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ; dự án với Ấn Độ về Digital Archive II; Hợp tác với Nhật Bản tổ chức Hội thảo về Kỹ thuật dệt; các dự án trao đổi đoàn văn hoá và thông tin giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Riêng năm 2003 là Năm Trao đổi ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam cùng với các nước ASEAN tham gia các dự án như: Triển lãm quốc tế về nghệ thuật đương đại ASEAN (International Exhibition on ASEAN Contemporary Art); Hành trình tàu đô đốc ASEAN: Du lịch Nhật Bản (ASEAN Flagship Voyage, Tour of Japan); Triển lãm Di sản Văn hoá ASEAN (ASEAN Cultural Heritage Exhibition); Hội trại Thanh niên ASEAN (ASEAN Youth Camp). 3; Chương trình Trao đổi Nhân lực (People-to-People Exchange Programme) 4; Dàn nhạc giao hưởng ASEAN - Nhật Bản (ASEAN - Japan Symphony Orchest) 5.

* Các lĩnh vực hợp tác khác:

Bên cạnh những lĩnh vực hợp tác như đã nói ở trên, Việt Nam còn tham gia một số lĩnh vực hợp tác khác của ASEAN- COCI có liên quan đến việc thúc đẩy phát triển hợp tác văn hoá: tham gia các cuộc thi đấu thể thao khu vực SEGAMES; tham gia Hội nghị về soạn thảo Hướng dẫn về các thủ tục và kỹ thuật thực địa khảo cổ học của các chuyên gia ASEAN được tổ chức ở Indonesia (12/1995); tham gia Hội nghị quốc tế lần thứ IV về AIDS/STD tại Manila (Philippine), với chủ đề của Hội nghị là Xây dựng sự cộng tác giữa các quốc gia trong phòng chống AIDS.



Trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác ASEAN, nếu so sánh với các lĩnh vực khác như hợp tác chuyên ngành và hợp tác kinh tế, thì hợp tác về văn hoá thông tin Việt Nam có nhiều lợi thế và thu được nhiều thành công hơn cả 6.

3. Triển vọng hợp tác văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm sắp tới

13 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam luôn luôn coi quan hệ với các nước ASEAN và củng cố sự đoàn kết hợp tác của Hiệp hội là một ưu tiên hàng đầu. Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, chủ động tham gia vào mọi hoạt động hợp tác của ASEAN cũng như các khuôn khổ hợp tác mà ASEAN là nòng cốt, xây dựng một ASEAN đoàn kết, tăng cường liên kết và mở rộng hợp tác, vững bước tiến tới một Cộng đồng ASEAN năng động, tự cường và phồn vinh nói chung và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN nói riêng. Tuy nhiên, Việt Nam và ASEAN đều nhìn thấy những thách thức không nhỏ ở phía trước, đó là:

- Quá trình di chuyển lao động sẽ tạo ra những chi phí xã hội và chi phí kinh tế cao cho các quốc gia, nhất là những nước dựa vào xuất khẩu lao động;

- Sự xuống cấp của môi trường do phát triển kinh tế quá độ;

- Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông có thể tác động đến cơ cấu phân bổ lao động, việc làm.

- Tốc độ phát triển nhanh của các tiến bộ khoa học tác động đến nội dung của giáo dục;

- Những nước nghèo trong ASEAN sẽ ít có cơ hội tham gia một cách tích cực vào dòng chảy kinh tế chính thống hơn;

- Lối sống thay đổi do sự phát triển kinh tế và sản phẩm mới;

- Sự phát sinh các loại bệnh dịch nguy hiểm mới;

- Những tác động tiêu cực từ bên ngoài do sự phát triển của các loại hình du lịch và công nghiệp giải trí;

- Tác động xã hội do thay đổi về cơ cấu dân cư, dân số trở nên già đi và số người cao tuổi tăng cao;

- Sự thay đổi trong vai trò của gia đình do các tác động khác nhau (do vai trò của phụ nữ thay đổi, quan niệm và thái độ ứng xử của xã hội đối với việc chăm sóc trẻ em và người già cũng khác, ảnh hưởng lối sống từ bên ngoài khu vực)…;

- Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nhóm nước còn quá lớn (thu nhập bình quân tính theo đầu người giữa các nước ASEAN là một thách thức lớn cho quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chẳng hạn, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Singapore hiện nay là 26.000 USD; của Việt Nam là 600 USD; Lào là 500 USD; Campuchia là 400 USD và Mianma chỉ là 100 USD) 7[7];

- Trong ASEAN vẫn tiềm ẩn các nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, lãnh hải và nạn khủng bố;

Ngoài ra, còn những khó khăn phải khắc phục như: quá trình hội nhập kinh tế mạnh làm cơ sở tốt để thúc đẩy công tác bảo tồn giá trị di sản văn hoá, bên cạnh đó, do quá trình giao lưu, văn hoá phương Tây xâm nhập làm phai mờ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc; những tác động về ngoại cảnh của thiên nhiên cũng là những khó khăn làm cản trở đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; nhưng khó khăn lớn nhất trong quá trình hợp tác, giao lưu, trao đổi văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN là vấn đề nguồn lực. Chúng ta đang thiếu những chuyên gia về văn hoá, thiếu những cán bộ am tường cả về văn hoá, kinh tế để thực hiện các dự án lớn (vì mỗi dự án là mỗi công trình văn hoá nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau).

Nhận thức rõ các thách thức và khó khăn trong việc xây dựng một Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã đưa ra các nhóm sáng kiến ưu tiên, đó là: 1) Nhóm sáng kiến liên quan trực tiếp đến mục đích vượt qua các thách thức, làm cho mỗi nước thành viên đều có thể hưởng lợi từ hội nhập kinh tế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế; 2) Nhóm sáng kiến nhằm xây dựng các cộng đồng biết quan tâm, chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau thông qua các mục tiêu như xoá đói, giảm nghèo; chăm sóc y tế, giáo dục, quan tâm chăm sóc các nhóm xã hội thiệt thòi như người già, trẻ em, những người ở vùng sâu, vùng xa và những người dễ bị tổn thương trong xã hội; 3) Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN sẽ thực hiện các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường các cơ sở của Cộng đồng ASEAN thông qua các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ASEAN, củng cố tinh thần đoàn kết và xây dựng bản sắc.



Chủ đề chính của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là chăm sóc nguồn vốn con người, nguồn vốn văn hoá và nguồn vốn tự nhiên vì sự phát triển bền vững trong một thế giới đầy cạnh tranh.

Để hướng tới Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào các chiến lược nhằm xây dựng bản sắc ASEAN, cụ thể ASEAN - COCI Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thực hiện:

– Tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm mỹ thuật, mỹ nghệ và nghệ thuật biểu diễn nhằm thúc đẩy giao lưu, hiểu biết giữa các nghệ sỹ và giữa nhân dân với nghệ thuật và nghệ sỹ.

– Xây dựng các chương trình biểu diễn, nghệ thuật chung.

– Tổ chức các Trại thanh niên ASEAN và các hoạt động lôi kéo sự tham gia của thanh thiếu niên.

– Tăng cường chia sẻ các giá trị chung.

– Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ASEAN, trong đó có việc triển khai thực hiện Tuyên bố ASEAN về di sản văn hoá.

– Khuyến khích các cuộc đối thoại giữa các nước thành viên nhằm tăng cường hiểu biết về văn hoá, văn minh và tôn giáo khu vực.

– Tiếp tục tăng cường vị thế của Việt Nam cũng như của ASEAN trong cộng đồng quốc tế thông qua sự tham gia tích cực của Việt Nam và ASEAN vào các vấn đề quốc tế và tăng cường các cơ chế thông tin và truyền thông.

Trong thời gian tới, Việt Nam đang và sẽ tham gia một số dự án hợp tác văn hoá với các nước ASEAN như: sẽ đẩy mạnh thực hiện dự án về Trao đổi công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong dự án này mỗi nước ASEAN cử 3 cán bộ sang Trung Quốc đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước, di sản gỗ, công tác chống tác động của mối mọt, thiên tai đối với các di sản văn hoá trong mỗi nước. Ngoài ra, Việt Nam đang xúc tiến thực hiện một số dự án về thông tin, truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh ASEAN trong khu vực ngày càng phát triển và giàu bản sắc dân tộc.

Từ ngày 5 - 12/1/2009 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam sẽ đứng đăng cai tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 (ATF 09) với chủ đề Du lịch ASEAN - Hướng tới tầm cao mới (ASEAN Tourism - Striving for a new height). Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện có quy mô lớn nhất trong khuôn khổ hợp tác du lịch trong khối ASEAN.

Văn hoá đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đề cao hình ảnh của ASEAN. Không thể xây dựng một Cộng đồng ASEAN trong tương lai mà không gắn với việc giữ gìn và làm phong phú hơn những đặc trưng của văn hoá các dân tộc ASEAN, của con người ASEAN. Văn hoá giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đó khiến cho nếp nghĩ và hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn. Dấu ấn quê hương của mỗi cá nhân được tạo ra trong môi trường văn hoá thấm đẫm bao bọc xung quanh từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Bằng sự trao đổi thường xuyên những nét đặc sắc của từng nền văn hoá, cụ thể là sự trao đổi hợp tác văn hoá đa phương ASEAN - Việt Nam và ASEAN với các nước đối thoại như Australia, Ấn Độ, New Zealand, thế hệ trẻ của các nước ASEAN không những có điều kiện được mở rộng hiểu biết, mà dần dần tạo dựng được ý thức là một thành viên của một Cộng đồng ASEAN trong tương lai.


1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương